Chiều nào tôi cũng thấy cặp vợ chồng còn trẻ thường hay ra ngồi với nhau dưới gốc cây đại thụ ven bờ biển này, cả hai cùng nhìn hướng ra mặt nước mênh mông, dáng vẻ đăm chiêu mà không thấy ai nói với nhau lời nào. Họ cứ ngồi thư thế hết giờ này đến giờ khác mỗi ngày.
 
Chiều nay mát trời gió nhẹ, biển ít sóng nên người tắm biển cũng vắng, đàn chim hải âu đang lác đác bay về tổ, ánh vàng đỏ của mặt trời xuống dần dưới chân trời xa xa.  Tôi mon men lại gần hai người gợi chuyện:
 
-Hello! Chào cô cậu, chiều nay biển vắng người nên ít vui phải không?  Cô vợ cười và cúi chào xã giao:
 
-Vâng, em cũng xin chào chị, chúng em thích những lúc vắng người như thế này hơn!  Tôi cảm thấy dễ thân thiện, nên nói tiếp:
 
 
Nghe cô Tấm nói, tôi trố mắt ngạc nhiên và tự hỏi phải chăng họ có tâm sự gì uẩn khúc, đau buồn cùng cực mà không giải tỏa được mới ra nông nỗi thế này! Tôi ngậm ngùi chua xót hỏi Tấm:
 
-Nghe em nói, chị chẳng hiểu mô tê gì, nhưng lòng chị cảm thấy đau nhói trong tim, đau vì cái nỗi đoạn trường nào đó nó khiến các em phải chất chứa đến nỗi không tự giải tỏa được, mà phải ra đây cùng ngồi với nhau để gậm nhấm chính khối lòng mình… Ôi! kiếp người sao phải đắng cay đến thế?  Tôi nói tới đây thì bỗng nhiên Tấm bật khóc nức nở, hình như nỗi lòng trắc ẩn của cô bị dồn nén đã từ lâu lắm rồi, nay có dịp tháo bung ra, như cái lò xo đươc tháo chốt. Nên tôi cứ để yên cho cô tự do khóc, hầu vơi bớt niềm khổ đau trong cô, tôi chỉ ngồi bên nắm tay nhau để chuyền năng lượng cảm thông và an ủi cho nhau, chứ có nói gì trong lúc này cũng bằng thừa, vì tâm trí đâu mà nghe nữa. Sau một hồi thổn thức, tôi lấy khăn thấm nước mắt cho cô và cả cho chính mình nữa, rồi nhẹ nhàng an ủi:
 
-Chị thương em lắm, nhưng chị không muốn em phải kể chuyện riêng tư của em cho chị nghe làm gì, chị chỉ nhìn em thổn thức cũng đủ cho chị nhận thấy nỗi khổ đau trong em tưởng chừng như không còn nỗi đau khổ nào lớn hơn được nữa… Tấm ngả đầu vào vai tôi, tuy không khóc thành tiếng, nhưng nước mắt vẫn giàn giụa, tôi lại ngồi im cho Tấm khóc tiếp!  Một lúc lâu, có lẽ cơn xúc động đã hạ giảm, nên cô ta khẽ nói:
 
-Chị ơi! em khổ sở đắng cay lắm, ngay từ lúc ra đời mới còn đang ẵm ngửa thì mẹ em qua đời sau nhiều ngày bệnh nặng. Cô hàng xóm xót thương tình cảnh gà trống nuôi con của cha con em, nên cô bế em về nuôi nấng giùm, rồi hàng ngày cô bồng em đi bú ké của những bà có con mọn trong làng… Khi em được vài tuổi, thì cô hàng xóm đó đã trở thành người mẹ kế của em, nhưng em nào có hiểu gì, lớn lên bà con láng giềng kể cho em biết đầu đuôi tự sự thì lúc ấy mẹ kế đã hạ sinh được một bé gái, đặt tên là Cám. Em và Cám cùng cha khác mẹ, nhưng vô cùng thương yêu nhau. Không biết có phải vì sự “khác mẹ” đã khiến chúng em gần lại với nhau hơn chăng? Cứ như anh chị em thằng Vũ, thằng Khanh, con Bi, con Gái trước của nhà em đều cùng cha cùng mẹ cả, ấy vậy mà chúng nó tranh giành đồ chơi, thức ăn, quần áo… rồi đánh lộn nhau, la ó suốt ngày chị ạ!
 
Tấm nghẹn nào trả lời tôi với cảm xúc:
 
-Mẹ không hề phân biệt đối xử giữa em và Cám, một đôi khi mẹ còn dành ưu aí cho em hơn Cám nữa, nhưng không vì thế mà Cám ganh tỵ với em.  Mãi sau này được bà Yến bên cạnh nhà em nói lại cho em biết là mẹ giải thích cho bà Yến hiểu rằng: “Cháu Tấm, mẹ ruột nó đã chết, cho dù mẹ kế có thương yêu tới mấy cũng không bằng ruột thịt của nó được. Cho nên dù  đối xử với Tấm có hơn Cám chút ít cũng không thể bằng Cám đang có mẹ ruột luôn sống bên mình… ”.  Chao ơi! Đến lượt tôi khóc, tôi khóc không phải cho Tấm mà cảm động vì tấm lòng vô lượng của bà mẹ kế đối xử với con chồng to lớn như trời biển. Tôi thầm nghĩ:
 
Ngàn xưa, cho đến ngàn sau
Con chồng dì ghẻ, thương nhau bao giờ!
Khiến tôi nhớ lại tuổi mình còn thơ, ngồi vào lòng mẹ nghe bà kể truyện cổ tích có tên là: “Tấm Cám”, nhân vật chính là bà dì ghẻ, có tính độc ác, cay nghiệt vô cùng. Cho đến nay tôi vẫn còn nhớ câu ca dao:
“Mấy đời bánh đúc có xương
“Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng?”
 
Nhưng hậu sự thì Tấm trong truyện cổ tích cũng được làm vợ một hoàng tử, cuộc đời vinh hiển sau bao nhiêu gian truân vất vả, khổ đau bị mụ dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ đắnh đập, hành hạ tơi bời.  Mà nói cho cùng, nếu Tấm không nhờ có Bụt hiện đến chỉ bảo và độ trì cho Tấm trong truyện thì cuộc đời của Tấm làm gì có cái hậu quang vinh đó.  Nghĩ vậy, tôi hỏi tiếp:
 
-Rồi sao nữa?
 
-Em và Cám khôn lớn dần theo năm tháng, chúng em chả thể xa nhau trong ngày; đi đâu cũng đi cùng, làm gì cũng làm cùng, suy nghĩ gì cũng bàn bạc cùng với nhau, nhất là chưa bao giờ chống đối nhau kể cả ý tưởng và khái niệm vê nhân sinh. Và chúng em sinh hoạt trong gia đình Phật tử thì luôn có mẹ cùng tham gia từ nhà tới chùa, từ lạy Phật, tụng kinh, đến làm công quả cũng ba mẹ con cùng làm với nhau nữa. Nhất là Cám hay nhường cho em đủ mọi thứ mà không nghĩ mình chỉ là đứa em gái nhỏ…  Nhưng chị ơi! dòng đời đâu có êm đềm như thế mãi!  Phải chăng luật vô thường đã phân ly chúng em thành hai ngả: Con đường đang một xẻ thành hai! Khi em và Cám cùng theo học lớp nhạc do nhạc sĩ dương cần pvt hướng dẫn. Rồi chẳng hiểu từ đâu mà pvt mang lòng yêu Cám. Ngày đầu pvt ngỏ lời với  Cám và đưa lén bức thư đầu tiên, khi ra khỏi lớp học nhạc, Cám liền nói với em và đưa bức thư tình của pvt vừa dúi vào tay nó, Cám bảo em mở thư ra đọc. Em liền mở thư, vì chúng em chẳng có gì riêng tư với nhau cả. Trong thư, pvt ngỏ lời tha thiết yêu Cám một cách say đắm nồng nàn… Đọc thư xong, em thầm khen: pvt có con mắt tinh đời, biết nhìn chiều sâu nhiều hơn chiều rộng.  Bởi nhan sắc của em dễ coi hơn, có duyên hơn và học thông minh hơn hẳn so với Cám, thế mà pvt đã không ngỏ lời yêu em, đi yêu Cám. Quả thật anh chàng nghệ sĩ này không có máu nghệ sĩ trong huyết quản như bao người nghệ sĩ khác chỉ ưa chuộng cái mác bề ngoài mà trường em họ hay nói đùa rằng: “con Tấm là hoa khôi của trường mình”.  Từ khi biết được pvt yêu Cám, tức biết được quan điểm của pvt là Típ người chuộng bản chất (nội tâm) hơn là hiện tượng (hình thức), làm cho em kính phục pvt nhiều hơn. Chẳng là Cám, đứa em cùng cha khác mẹ với em mà tấm lòng nó độ lượng, khoan dung, luôn hy sinh cái ta để hướng đến cái tha nhân cho dù không thân thiết.  Nếu nói đến nhân cách và đạo đức của Cám mà so với em thì Cám là vị Bồ Tát thị hiện để cứu độ chúng sinh đấy chị ạ!.
 
-Vậy thôi sao?
 
-Đâu có thế, còn nữa chứ. Khi Cám biết em có cảm tình với pvt thì Cám đưa ý kiến chuyển pvt sang cho em, tuy em cũng thích, nhưng lòng em cảm phục Cám còn hơn pvt rất nhiều lần.  Thế rồi, pvt liên tục tấn công Cám, khiến Cám xin nghỉ học để không vì thế làm cho em phải buồn.  Vậy mà pvt đâu có ngừng ở đó, anh ta vẫn không buông tha… Cho đến một sáng thức dậy em thấy Cám đã đi đầu rồi, linh tính làm em hoảng sợ chạy kiếm lung tung, bất chợt thấy bức thư Cám để trên bàn. Em vội mở ra đọc:
 
“Kính thưa cha mẹ, chị hai và anh PVT. 
“Xin cha mẹ tha tội bất hiếu cho con, xin chị hai tha tội bỏ chị ở lại, “em ra đi một mình, xin anh pvt vì em mà thành hôn với chị Tấm cho “em an vui… xin vĩnh biết tất cả./.
“Cám
 
Đọc vừa hết bức thư, thì em chỉ hét lên được một tiếng rồi bất tỉnh, cho đến khi hồi sức thì em đang nằm trong bệnh viện đã bốn ngày đêm trong mê sảng, còn xác của Cám đã vớt được từ mỏm đá dưới bờ biển trước mặt kia kìa… Có lẽ Cám quyên sinh chủ yếu cốt để nhường người yêu mình cho chị, như đã có lần Cám ngỏ ý với em, nhưng đã bị em cự tuyệt.
 
Và rồi, mọi người đã làm theo đúng như bức thư tuyệt mệnh của Cám… Khốn thay, Sau đó pvt mất trí và cấm khẩu luôn cho đến nay đang ngồi đó. Chị coi, nào có biết gì! Nhưng lại biết ngày nào không ra đây để ngồi hướng ra chỗ mà Cám đã trầm mình. Nghĩa là từ ngày chúng em thành hôn với nhau cả hai đứa vẫn con trinh nguyên trên phương diện bản thể. Có chăng, cùng ăn nằm với nhau nhưng vẫn “đồng sàng, dị mộng”./.
 
Phạm Đà Giang

Xem Tiếp: ----