Không khí tại Dinh Hoa Lan rộn rịp lên sau tuyên bố từ chức của ông Thiệu. Cựu trung tướng Trần Văn Đôn, nghị sĩ quốc hội, thất bại trong toan tính tự giới thiệu mình với Pháp như một ứng cử thay Thiệu, giờ chót quyết định ủng hộ người bạn xưa của ông là cựu trung tướng Dương Văn Minh. Tướng Đôn trước đây hầu như không thấy xuất hiện ở Dinh Hoa Lan, bây giờ vô ra thường xuyên. Tuy Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn cùng tham gia cuộc lật đổ hai anh em Diệm-Nhu và đều xuất là những sĩ quan quân đội Pháp nhưng ngoài đời hai người rất ít quan hệ với nhau vì tánh tình rất khác nhau. Ông Minh thích thể thao từ nhỏ, đã từng là thủ môn của đội bóng Thủ Dầu Một những năm 40, một đấu thủ quần vợt có hạng và mãi sau này ông vẫn cầm vợt ra sân tuần ba buổi tại câu lạc bộ CSS. Khác với phần đông các tướng lãnh Sài Gòn đều mê gái, ông Minh có một cuộc sống gia đình rất gương mẫu. Tướng Đôn ngược hẳn: ông như nhân vật Don Juan, các phụ nữ đẹp trong giới thượng lưu Sài Gòn khó thoát khỏi tay ông nếu lọt vào tầm ngắm của ông. Dù không hợp nhau nhưng Minh và Đôn vẫn tôn trọng nhau. Người ta cũng thấy xuất hiện một số tướng về hưu như trung tướng Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh... Thẳng thắn mà nói số tướng tá chung quanh ông Minh lúc này không có nhiều và cũng ít có gương mặt nổi bật. Các tướng tá đương quyền, thuộc thế hệ sau, đều phò Thiệu hoặc Kỳ. Nếu xảy ra một cuộc đối đầu quyền lực với Nguyễn Cao Kỳ, chắc chắn nhóm ông Minh sẽ gặp khó khăn. Lực lượng của ông Minh quá mỏng. Do lâu ngày tách khỏi quân đội, ông Minh không còn tay chân thân tình của mình trong hàng tướng tá. Trong các buổi họp hàng tuần của nhóm ông Minh chỉ thấy mặt hai nhân vật quân sự thuộc thế hệ đã qua: đó là cựu trung tướng Mai Hữu Xuân và cựu trung tướng Lê Văn Nghiêm, đều không còn ảnh hưởng trong quân đội. Khi nhân vật tình báo Mỹ Charles Timmes gián tiếp nói cho Kỳ biết đại sứ Mỹ Martin ủng hộ giải pháp Dương Văn Minh và không ủng hộ cá nhân ông, Kỳ không giấu giếm lập trường của ông là sẽ chống ông Minh không khác chống cộng sản. Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ vẫn nuôi tham vọng tại chính trường. Ngay sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Ban Mê Thuột, từ Khánh Dương trên Cao Nguyên - nơi ông có một nông trại - Kỳ đáp máy bay trực thăng về Sài Gòn nhờ tướng Cao Văn Viên, đang là tổng tham mưu trưởng, thuyết phục Thiệu giao quân cho Kỳ đi ngăn chặn sự tiến quân của quân giải phóng và bảo vệ Sài Gòn. Trong hồi ký của mình (Budda’s Child), Kỳ kể đã gặp Cao Văn Viên. Kỳ hỏi: “Tình hình Ban Mê Thuột thế nào rồi?”. Viên đáp: “Rất khó khăn. Chúng ta không có thừa quân vì phải bảo vệ Sài Gòn”. Kỳ: ‘‘Tôi không cần nhiều quân. Cho tôi vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến hoặc dù, và chừng 20 đến 25 chiến xạ, tôi sẽ tìm cách phá vỡ sự bao vây. Tôi sẽ trực diện với quân địch và chiến đấu”. Dừng một lúc, Kỳ hỏi Viên: “Anh có nghĩ tôi sẽ thành công” Viên trả lời: “Nếu anh chỉ huy lực lượng đó, tôi nghĩ là thành công”. Kỳ: ‘‘Vậy thì hãy để tôi hành động”. Viên: “Đáng tiếc tôi không ở vào vị trí có thể lấy một quyết định như thế. Quyết định này thuộc thẩm quyền của tổng thống Thiệu”. Kỳ: ‘‘Ô kê, hãy gọi Thiệu, báo cho ông ta tôi đang ở đây và nói với ông ta biết đề nghị của tôi…” Viên gọi điện cho Thiệu, nhưng tổng tham mưu trưởng không nói chuyện được với vị tổng chỉ huy của mình. Thông qua một tùy viên của Thiệu, Viên để lại một báo cáo. Nhưng sau đó, viên trợ lý này gọi lại tướng Viên và cho biết: “Tổng thống cảm ơn tướng Kỳ rất nhiều về đề nghị của ông nhưng tổng thống cần có thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông”. 27 năm có đủ lâu để suy nghĩ cho một quyết định như thế? Tôi vẫn chờ câu trả lời của Thiệu. Có lẽ ông ta sợ tôi sẽ làm gì đó tại Sài Gòn với đơn vị xe tăng hơn là sợ đối phương có thể làm gì với quốc gia”. Thật sự đây chỉ là canh bạc xì phé mà Kỳ tung ra với Thiệu. Cả Cao Văn Viên và Nguyễn Văn Thiệu không ai tin rằng Kỳ sẽ cầm quân ra mặt trận vào lúc đó sinh mạng sống của mình để bảo vệ cái ghế của Thiệu. Điều mà cả hai nghĩ là có quân trong tay Kỳ sẽ tính tới lật đổ Thiệu và giành lấy quyền bính mà ông ta đã để lọt ra khỏi tay hồi năm 1967. Tự cho mình quá hiểu Kỳ, Thiệu đương nhiên gạt qua một bên “đề nghị viển vông” ấy. Vào lúc CIA có ý định lật đổ Thiệu, ông Kỳ lại được nhà báo Mỹ Robert Shaplen của báo New Yorker tích cực vận động để quay trở lại chính quyền. Từ đầu Shaplen luôn ủng hộ Kỳ. Shaplen có ảnh hưởng khá lớn đối với tòa đại sứ Mỹ, nhưng cuộc vận động này nếu quân giải phóng chưa vào Sài Gòn, ngày 30-4-1975, chắc chắn Kỳ cũng sẽ tìm cách đảo chính ông Minh. Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn một cách bí mật; địa chỉ đến là Đài Loan. Trước đó quyền tổng thống Trần Văn Hương thúc hối đại sứ Martin phải áp lực ông Thiệu rời Việt Nam sớm bởi “sự hiện diện hiện diện của ông Thiệu gây khó khăn cho ông”! Từ ngày 21-4 sau khi tuyên bố từ chức, ông Thiệu và gia đình vẫn ở trong Dinh Độc Lập. Ông Thiệu rời Dinh Độc Lập vào lúc 7 giờ 30 tối. Cùng đi với ông Thiệu có tướng Trần Thiện Khiêm, cựu thủ tướng và là bạn thân của Thiệu. Bà Thiệu và bà Khiêm đã rời Sài Gòn trước đó vài ngày. Bà Khiêm mang theo cả người giúp việc. Theo sự tố giác của linh mục Đinh Bình Định, người rất gần gũi với linh mục Trần Hữu Thanh, thì trong quân đội vào đầu tháng 3 có nhen nhúm một kế hoạch kết hợp Thiệu và Khiêm thành một liên danh tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 3 vào cuối năm 1975, nếu chế độ Sài Gòn còn kéo dài. Chính Thiệu cũng từng tiết lộ kế hoạch này với đại sứ Martin và cho rằng nếu ông làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa thì ông sẽ có điều kiện để mở rộng dân chủ! Chi tiết về cuộc “trốn chạy” của ông Thiệu – vâng phải gọi đó là một cuộc trốn chạy – được các tài liệu CIA sau này tiết lộ như sau: Ngày 25-4-1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng ông đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam một cách bí mật. Martin cho tướng Mỹ Timmes tổ chức cuộc ra đi của Thiệu. Timmes điện cho Thiệu và cho biết ông ta có thể dùng một chiếc trực thăng để đưa Thiệu từ Dinh Độc Lập đến phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng ông Thiệu trả lời rằng ông ta muốn đi ô tô để ghé tổng tham mưu trước và “uống một ly rượu với 22 tướng tá” đến chào từ biệt ông ta tại đây. Hình như nơi Thiệu và Khiêm ghé lại là nhà riêng của ông Khiêm. Từ tổng tham mưu, chính nhân viên, chính nhân viên CIA Frank Snepp và tướng Timmes đưa Thiệu và Khiêm ra sân bay. Timmes giới thiệu Snepp với Thiệu: “Đây là một chuyên viên phân tích cừ khôi của tòa đại sứ, hơn nữa anh còn là một tài xế đẳng cấp”. Khi ô tô đi vào sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, Timmes khuyên ông Thiệu cúi người xuống “như thế an toàn cho tổng thống”. Timmes sợ lính gác nhận ra tổng thống của họ chạy ra nước ngoài và biết đâu sẽ manh động. Timmes hỏi thăm bà Thiệu và con gái, ông Thiệu trả lời: “Họ đang shopping ở London mua đồ cổ”. Đại sứ Martin đứng chờ sẵn ông Thiệu bên cạnh chiếc máy bay C-118. Trước khi lên máy bay ông Thiệu vỗ vai cảm ơn Frank Snepp. Trong bài viết riêng của mình liên quan đến phút giây này trong quyển The Vietnam War rememberd from all sides của Christian G. Appy, Frank Snepp có kể rằng ông Thiệu bắt tay Snepp và nói “tiếng Anh bằng giọng Pháp” với Snepp rằng: “Cảm ơn, cảm ơn tất cả mọi chuyện”. Nhưng sau đó Snepp lại tự hỏi ông Thiệu cảm ơn chuyện gì? “Tôi nghĩ chúng ta (tức người Mỹ) đã mất 58.000 thanh niên tại đây – ông Thiệu cảm ơn chuyện đó? Hay đơn giản cảm ơn vì bản thân mình chuồn đi được?”. Đại sứ Martin theo Thiệu vào tận bên trong máy bay. Ông ta nói với Thiệu “Chúc may mắn” rồi mới bước bước trở xuống lên ô tô của mình. Chuyến bay của Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20. Có tin đồn Thiệu mang theo 16 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn. Thật sự số vàng vẫn ở lại miền Nam. Nhưng theo Kỳ thì “Thiệu mang theo tấn hành lý và nhiều triệu đô la tiền mặt. Ông ta không chuồn với số vàng của ngân khố quốc gia”. Dân Sài Gòn dửng dưng (và không ngạc nhiên) khi hay sự “trốn chạy” của Thiệu ra nước ngoài. Họ không ngạc nhiên vì Nam Việt Nam đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu những cuộc đào tẩu như thế của những kẻ một thời lãnh đạo miền Nam. Trường hợp của ông Thiệu cũng thế thôi, nằm trong sự dự đoán trước của nhiều người. Trung tá phi công Minh, bạn học của Hoàng Đức Nhã ở Lycée Yersin Đà Lạt, được Nhã kéo về chỉ huy đội bay trực thăng riêng của tổng thống Thiệu trong nhiều năm, gặp tôi tại Dinh Độc Lập tối 29-4-1975 đã bày tỏ sự bất mãn của anh với cách cư xử của Thiệu với những người đã từng là thân tín của ông ta. Tại Lycée Yersin, trung tá Minh học trên tôi hai lớp và chúng tôi từng quen biết nhau. Trung tá Minh kể rằng ông Thiệu chẳng nói gì với anh trước khi ra đi mặc dù anh là người bảo đảm tính mạng, sự an toàn cho ông Thiệu trong nhiều năm. Thiệu không cần quan tâm số phận người cộng sự thân tín của mình với gia đình anh ta rồi sẽ ra sao. Không một lời an ủi hay một cử chỉ giúp đỡ trước khi ra đi, mặc dù ông Thiệu dư biết trung tá Mình không dư dả gì trong vị trí công tác của mình. Cái đáng phục ở trung tá Minh là dù sau đó anh có điều kiện ra đi an toàn với chiếc trực thăng mà anh đang lái nhưng anh vẫn quyết định ở lại. Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn đi Đài Loan, coi như cuộc chiến ở Việt Nam qua 4 thời tổng thống Mỹ kết thúc. Một sự thất trận hoàn toàn và đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Tuần lễ còn lại chỉ là thủ tục chính thức khai tử cuộc chiến đã trở thành nỗi nhục và vết thương không thể hàn gắn trong nhiều thế hệ người Mỹ. Thật ra Washington đã thấy trước sự sụp đổ của miền Nam, đặc biệt từ sau quyết định của Thiệu rứt khỏi Ban Mê Thuột. Trong hồi ký của mình, Kissinger tiết lộ vào thời điểm đó, ông không tin rằng Pháp sẽ dàn xếp được một giải pháp chính trị nào đó. Các cuộc vận động của Pháp phản ánh sự tiếc nhớ của một thời thực dân đã mất ở Đông Dương hơn là đạt tới một dàn xếp thực tiễn. Do đó, từ đầu tháng 4-1975, Mỹ đã tiến hành âm thầm những chuẩn bị cho một cuộc rút chân hoàn toàn khỏi Việt Nam, làm thế nào diễn ra an toàn nhất. Kế hoạch của Mỹ là phải đưa 6000 người Mỹ và khoảng 10.000 người Việt Nam đã từng cộng tác với Mỹ ra khỏi Việt Nam. Về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn, xem lại các tài liệu, người ta đi đến kết luận đại sự Graham Martin “lì” hơn tổng thống Thiệu. Ông ta không tìm cách bỏ chạy sớm như Thiệu. Sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Cao nguyên, lúc đầu đại sứ Martin vẫn hy vọng thực hiện một tuyến phòng thủ cho Nha Trang, Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long để giữ lại phần đất sau cùng - một đề nghị khi được thông báo về Washington đã làm điên tiết Phil Habib, trợ lý các vấn đề Đông Nam Á của tổng thống Mỹ. Và đến khi chế độ Sài Gòn sụp đổ đến nơi thì Martin vẫn hi vọng đạt tới giải pháp chính trị chính phủ liên hiệp ba thành phần (!). Washington coi các suy nghĩ của Martin là ảo tưởng. Quốc hội Mỹ mỗi ngày áp lực mạnh mẽ hơn buộc tổng thống Ford phải tiến hành khẩn cấp lệnh di tản. Ngày 14-4-l975, cả Ủy ban ngoại giao thượng viện Mỹ gọi điện trực tiếp cho tồng thống Ford tại Cabinet Room - phòng làm việc riêng của tổng thống để thúc hối tổng thống ra lệnh di tản ngay. Chuyện này chưa từng xảy ra từ thời tổng thống Woodrow Wilson. Bộ trường quốc phòng James Schlesinger và ngoại trưởng Kissinger cố gắng trình bày tình hình quân sự cho các thượng nghị sĩ nghe. Nhưng các nghị sĩ trong Ủy ban ngoại giao Mỹ phản ứng lại rằng lúc này khôngcòn là lúc bàn cãi các giải pháp mà phải nhanh chóng di ttrị của tôi trước đó. Vợ chồng tôi chưa bao giờ đem chuyện “đi hay ở” ra bàn với nhau. Quỳnh Nga, vợ tôi cũng không hề băn khoăn về chuyện này. Trước đó mấy ngày, khi một người Mỹ (dạy Anh văn cho tôi) đến nhà gặp vợ tôi, đưa ra giấy ưu tiên đi bằng máy bay của Mỹ cho cả gia đình tôi (gồm bảy người) – tôi không có ở nhà - vợ tôi đã tự quyết định từ chối. ...Sau khi mọi người có mặt đều quyết định không đi, phòng họp lại im lặng. Bỗng có người vào báo cáo có một khách người Pháp muốn gặp tổng thống Dương Văn Minh. Tôi cùng ông bước ra. Đó là cựu tướng Pháp Vanuxem đã từng thất trận ở cuộc chiến tranh Đông Dương thời thực dân Pháp. Gần đây ông trở qua Việt Nam đóng vai trò cố vấn quân sự cho chính phủ Thiệu như kiểu chuyên gia chiến tranh du kích người Anh Sir Robert Thompson mang những kinh nghiệm chống cộng ở Mã Lai sang làm cố vấn cho hai anh em Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu trong những năm đầu của chế độ đệ nhất cộng hòa! Nhưng Vanuxem không được ông Thiệu tin dùng. Ông Minh bắt tay Vanuxem và hỏi lý do ông ta muốn gặp ông. Vanuxem cho biết ông muốn hiến kế cho ông Minh để cứu vãn tình hình tuyệt vọng của chế độ Sài Gòn. Theo Vanuxem, nên lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của một cường quốc, và chỉ cần có một yêu cầu chính thức của chính quyền miền Nam là cường quốc này sẽ can thiệp ngay. Ông Minh cười chua chát: “Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai...”. Đứng xớ rớ một lúc, Vanuxem biến lúc nào tôi không nhớ. Cũng đúng lúc này có điện thoại từ chùa Ấn Quang của sinh viên đấu tranh Nguyễn Hữu Thái. Tôi không rõ Thái rời khỏi chỗ ẩn náu tại nhà tôi từ một năm qua, vào lúc nào. Lúc này Thái đang có mặt tại chùa Ấn Quang, anh cho biết thượng tọa Thích Trí Quang muốn nói chuyện trực tiếp với ông Minh. Cuộc nói chuyện kéo dài khoảng hai phút. Sau đó thượng tọa Trí Quang nói chuyện với giáo sư Vũ Văn Mẫu. Tôi được biết nội dung hai cuộc điện đàm này của thượng tọa Thích Trí Quang nhằm thuyết phục tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng. Nhưng tôi lại e ngại, nếu đầu hàng chính thức đơn phương thì sẽ ra sao? Vì nhiều đơn vị quân đội VNCH vẫn còn đó, có khả năng sẽ phản ứng điên cuồng. Khoảng 10 giờ, tổng thống Minh lên ô tô đi đến Dinh Độc Lập. Các thành viên khác của chính phủ và một số dân biểu nghị sĩ cũng lên xe mình đến Dinh Độc Lập. Tôi cùng ngồi xe của tổng thống Minh. Lúc này toàn bộ các mô tô cảnh sát danh dự, gồm tám chiếc còn đầy đủ, vẫn đi theo bảo vệ xe tổng thống. Đoàn xe tổng thống đi ngang qua tòa đại sứ Mỹ trên đại lộ Thống Nhất, ông Minh nhìn thấy trước mắt cảnh tòa đại sứ Mỹ đang bị dân chúng ùa vào “làm thịt”: từng đoàn người từ trong sứ quán hối hả đi ra, khuân vác nào là máy đánh chữ, ti vi, ghế, tủ, bàn v.v... Từ trên lầu sứ quán, những tấm thảm cắt ra từng miếng dài khoảng 5-6 mét được ném xuống sân... Thế là nơi tượng trưng cho quyền lực nước Mỹ, tưởng như bất khả xâm phạm giờ đây tan tác... như một đống rác khổng lồ! Đoàn xe của tổng thống Minh đi trên đại lộ Thống Nhất vắng tanh người - ngoại trừ đoạn đường trước sứ quán Mỹ. Phần đông dân Sài Gòn đều rút vào nhà. Số người tiếp tục nuôi ý định ra đi kéo nhau xuống bến Bạch Đằng với hy vọng gặp được chuyến tàu nào đó chưa kịp rời bến. Một số người khác dùng mọi phương tiện chạy về hướng miền Tây tìm đường ra biển. Ngồi trong xe bên cạnh ông Minh đi đến Dinh Độc Lập, chưa bao giờ tôi thấy gần gũi và gắn bó với ông như lúc này. Trong đời ông trải qua nhiều giây phút lịch sử nhưng có lẽ những giây phút này là trọng đại nhất. Nhưng tôi vẫn thấy ông điềm tĩnh một cách lạ lùng. Ông chẳng nói gì cả, nét mặt bình thản. Ông vốn không thích dùng nhiều lời lẽ rườm rà và hoa mỹ để giải thích các quyết định của mình. Tôi lên tiếng để phá vỡ sự im lặng: “Nếu cả chính phủ Sài Gòn sau này buộc phải đi “an trí”, tôi sẽ yêu cầu được quản thúc chung với đại tướng. Để chi, đại tướng biết không?”. Ông quay nhìn tôi: “Để chi?” – “Để đại tướng và tôi có thể tiếp tục nói chuyện tennis với nhau!” Ông Minh vỗ đùi tôi, cười. Tôi cùng ông Minh đi đến Dinh Độc Lập mà trong lòng chẳng có một đắn đo nào. Thật lạ lùng làm sao. Sau này khi nhớ lại thời điểm đó tôi cố gắng nhớ lại trong đầu mình lúc đó nghĩ gì. Nhưng không làm sao nhớ ra bởi thật sự lúc đó tôi như người bị cuốn hút về một hướng đã định sẵn từ một hai năm trước rồi. Dinh Độc Lập, nơi đoàn quân giải phóng sẽ đến, vào lúc này, đúng là điểm hẹn của Lịch sử. Ông Dương Văn Minh đi đến đó mà không hề bị ai bắt buộc. Trưa hôm qua, 29-4-1975, người cuối cùng từng lãnh đạo miền Nam, tướng Nguyễn Cao Kỳ, cũng đã thoát thân trên chiếc Huey, trực thăng của ông. Khi máy bay sắp rời khỏi mặt đất, tướng Ngô Quang Trưởng xuất hiện và cũng được tướng Kỳ... mời nhảy lên. Trực thăng của họ bay ra hướng biển và liên lạc được với tàu sân bay Midway. ...Chiếc xe của tổng thống Minh và đoàn mô tô bảo vệ đến Dinh Độc Lập khoảng 9 giờ 30 sáng. Ở cửa chính vẫn còn lính gác. Ông Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng của nội các Nguyễn Bá Cẩn, nội các cuối cùng của chính phủ Thiệu, có mặt ở phòng họp chính. Theo chương trình đã định trước thì phó thủ tướng Hảo sẽ đại diện cho nội các cũ thực hiện cuộc bàn giao cho nội các mới của ông Dương Văn Minh. Nhưng cuộc bàn giao giữa hai nội các cũ và mới đã không xảy ra. Các thành viên chính của chính phủ Dương Văn Minh tập hợp trong phòng làm việc trước đây của Nguyễn Văn Thiệu. Trong lúc chờ quân giải phóng đến, tôi chợt nhớ binh lính bảo vệ Dinh Độc Lập chưa nhận được lệnh không nổ súng. Tôi đề nghị ông Minh nên ra lệnh tất cả các binh lính bảo vệ dinh phải nộp vũ khí, bởi chỉ cần một người lính nào đó điên cuồng bóp cò thì hậu quả không thể nào lường được. Tổng thống Minh giao cho thiếu tá Hoa Hải Đường thực hiện lệnh của ông. Lúc này tôi không thấy đại tá Đẩu có mặt ở dinh. Đại tướng Minh có hai tuỳ viên quân sự là đại tá Đẩu và thiếu tá Đường. Đại tá Đẩu vừa được thăng cấp cách đản người Mỹ, “không được kéo dài thời gian để cứu người Việt Nam” (chi tiết này trích trong hồi ký “Ending The War” của Henry Kissinger). Trong hồi ký của mình, tổng thống Ford kể rằng ông đã gửi cho Martin một bức điện nêu ý kiến rõ ràng: ‘‘rút ra nhanh”. “Tôi sẽ cho ông một số tiền lớn để thực hiện cuộc di tản”. Nhưng Ford kể thêm rằng nghị sĩ Jacob Javits, thuộc New York, lưu ý “đừng dùng số tiền đó như một một viện trợ quân sự trá hình”. Nghị sĩ Frank Church (Idaho) thấy việc cấp tiền cho sứ quán Mỹ có thể sinh ra vấn đề nghiêm trọng, có thể dẫn tới “sự dính líu của chúng ta và một cuộc chiến mở rộng nếu chúng ta có gắng di tản tất cả những người Việt Nam đã trung thành với chúng ta”. Còn nghị sĩ Joseph Biden (Delaware) lặp lại rằng “Tôi không biểu quyết thêm một số tiền nào để đưa người Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tôi không muốn điều này dính líu với việc di tản người Việt Nam”. Vào lúc này, chuyện di tản người Việt Nam đã từng làm việc với người Mỹ, bị nhiều nghị sĩ coi như “một thứ nợ đời phiền toái”, một yếu tố có thể làm liên lụy đến sự an toàn của người Mỹ khi rút ra khỏi Việt Nam. Cuối cùng Martin phải tuân lệnh di tản từ Washington nhưng ông vẫn tìm cách thực hiện quyết định này theo ý mình: kéo dài thời gian di tản người Mỹ để hạn chế sự hoảng loạn trong số người Việt dính líu với Mỹ muốn rời khỏi miền Nam. Kế hoạch di tản của người Mỹ khởi động từ ngày 21-4-1975, liên tục cả ngày và đêm, ban ngày với máy bay C-141s, ban đêm với máy bay C130s. Những người không quan trọng được đi trước. Để thực hiện cuộc di tản an toàn, tòa đại sứ Mỹ cần duy trì sự tồn tại chế độ Sài Gòn càng lâu càng tốt. Đại sứ Martin khi chấp nhận quan điểm của đại sự Pháp Jean Marie Merillon cần ủng hộ ông Minh thay thế ông Hương cũng vì mục tiêu ấy mà thôi. Thời gian còn lại không còn nhiều nhưng ông Hương vẫn không chịu rời khỏi cái ghế quyền tổng thống của mình bất kể áp lực từ các sứ quán Pháp và Mỹ. Bám vào lập luận mình thay Thiệu đúng theo hiến pháp, ông Hương buộc những người muốn thay ông cũng phải thông qua hiến pháp và quốc hội. Là một người ngấm ngầm say mê quyền lực, ông Hương vẫn mơ làm tổng thống và tự coi minh là một Charles De Gaulle mà ông rất ngưỡng mộ. De Gaul1e là vị cứu tinh của nhân dân Pháp trong thế chiến thứ hai, còn ông Hương thì tưởng tượng rằng mình có sứ mạng cứu Sài Gòn trước “cuộc xâm lăng của cộng sản”. Do đó khi đã có quyền lực trong tay rồi ông không dễ dàng buông ra. Thế là các nỗ lực nhằm đẩy ông Hương ra khỏi chiếc ghế tổng thống phải hướng sang quốc hội. Ngày 26-4-l975, lưỡng viện quốc hội được triệu tập để nghe ảnh hình quân sự và quyết định người thay quyền tổng thống Trần Văn Hương. Chỉ có 136 dân biểu nghị sĩ hiện diện trên tổng số 219. Rất đông trong số họ đã chuồn ra nước ngoài. Phiên họp lưỡng viện có mặt cựu tướng Trần Văn Đôn với tư cách bộ trưởng quốc phòng, đại tướng Cao Văn Viên - tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH, trung tướng Nguyễn Khắc Bình - tổng giám đốc cảnh sát, trung tướng Nguyễn Văn Minh - tổng trấn Sài Gòn. Các nhân vật quân sự này lần lượt thuyết trình cho các nghị sĩ và dân biểu nghe tình hình quân sự tuyệt vọng của Sài Gòn với sự dẫn chứng cụ thể trên bản đồ. Quân VNCH chỉ có 60.000 người để bảo vệ Sài Gòn. Lúc này quân giải phóng cũng có một quân số như thế nhưng tăng lên nhanh chóng từng giờ. Phần thuyết trình quân sự nhằm thuyết phục các dân biểu nghị sĩ sớm biểu quyết sự thay thế ông Hương để tìm một giải pháp chính trị. Tiếp liền đó là cuộc thảo luận của quốc hội. Có mặt trong phiên họp này ở tầng lầu trên dành cho khách còn có đại diện các tòa đại sứ, đông đảo phóng viên nước ngoài. Các dân biểu, nghị sĩ tham dự đều biết mục đích phiên họp là đưa ông Minh lên thay ông Hương nhưng cuộc thảo luận có lúc giậm chân tại chỗ và tưởng đâu bế tắc. Những dân biểu, nghị sĩ từng bị gọi là “gia nô” vì bán mình cho tổng thống Thiệu - họ nắm đa số trong cả Thượng viện lẫn Hạ viện - do dự trong biểu quyết trao quyền ông Minh vì hai lý do: 1. Sợ phe đối lập (tức phe ông Minh) lên nắm quyền sẽ trả thù họ. 2. Sợ quân giải phóng vào Sài Gòn quá nhanh chạy không kịp sẽ nguy hại tính mạng. Nắm rõ ảnh hình này, trong giờ giải lao tôi tiếp xúc với một số dân biểu và nghị sĩ có ảnh hưởng ở phía thân chính và đưa ra thẳng đề nghị trao đồi như sau: 1. Sẽ không có ai trong phe thân chính quyền bị trả thù vì hoạt động ủng hộ Thiệu hoặc chống phe đối lập. 2. Những ai muốn rời khỏi Việt Nam thì sẽ được chính quyền mới cấp hộ chiếu ra đi chính thức. Tôi nhấn mạnh rằng tôi nói với tư cách đại diện chính thức ông Dương Văn Minh. Những lời hứa này - một thứ bảo đảm an toàn cho các dân biểu, nghị sĩ thân chính - đã thúc đẩy một số còn do dự. Cuộc biểu quyết truất quyền ông Hương và trao quyền cho ông Minh được thực hiện với số phiếu gần như tuyệt đối 147/151 vào lúc 20 giờ 54 tối. Đây là kết quả từ nhiều phía, nhất là trước viễn cảnh Sài Gòn bị tấn công quân sự. Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm đã điều khiển cuộc biểu quyết này. Bằng điện thoại tôi đã báo cáo lại cho ông Minh về “sáng kiến” riêng của tôi nhằm thúc đẩy nhanh cuộc biểu quyết và được ông tán đồng. Tôi nhớ rất rõ không khí tại trụ sở Thượng viện trước và sau cuộc biểu quyết. Kẻ thì chán nản như người sắp chết đuối là các dân biểu, nghị sĩ thuộc phe Thiệu, còn những người phe Dương Văn Minh thì hấp tấp, vội vã như sợ không còn bắt kịp cơ hội cuối cùng. Ở tầng trên của phòng họp, báo chí nước ngoài, các nhà ngoại giao nhìn xuống sự bát nháo phía dưới như những khán giả đang xem một trận cầu đầy bi kịch ở phút 90! Hai đại diện ngoại giao căng thẳng nhất vào lúc này thuộc hai tòa đại sự Mỹ và Pháp. Phiên họp lưỡng viện bắt đầu từ sáng 26-4-1975, một ngày sau khi ông Thiệu lên máy bay đi Đài Loan, kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Còn tại sao quốc hội biểu quyết ông Dương Văn Minh làm tổng thống từ ngày 26-4-1975, lễ tấn phong diễn ra ngày 28-4-1975, nhưng cuộc trình diện thành phòng của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ còn đặt chung trong Dinh Độc Lập. Cách thang máy không xa, ở phía trước sân thượng, sát bên ngoài là chỗ cắm cờ. Người bộ đội đi thẳng ra đó hạ lá cờ vàng ba sọc đỏ xuống. Tôi không bước ra theo. Tôi đứng phía trong một lúc, rồi quay trở lại thang máy đi xuống trước một mình. Trong một bài báo kỷ niệm ngày 30-4-1975 của một tác giả đã đăng vào dịp tháng 4-2003, có ghi lại lời kể của ông Thận khi gặp ông Minh: Ông yêu cầu ông Minh chỉ đường lên hạ cờ ngụy quyền thì ông Minh liền nói với người đứng kế bên thực hiện lời yêu cầu này. Người đứng kế bên ông Minh chính là tôi. Xem lại các bức ảnh ghi lại giây phút lịch sử này, tôi thấy ngoài lá cờ được đại uý Bùi Quang Thận treo cao trên nóc Dinh Độc Lập - cột cờ chính thức của Dinh – còn thấy xuất hiện hai hay ba chiến sĩ bộ đội đứng phất cờ tại bao lơn (balcon) ở tầng một. Có lẽ chính vì thế mà có sự ngộ nhận đại uý Thận không phải là người duy nhất treo cờ trên nóc Dinh Độc Lập và cũng có lý khi có người khác cũng nhận là mình đã hướng dẫn bộ đội lên treo cờ. ...Khi từ sân thượng tôi trở xuống đại sảnh thì mọi người đã vào trong phòng họp có cái bàn to hình ô van nằm bên cánh phải Dinh Độc Lập. Tôi nghe một người bộ đội cấp chỉ huy nói với ông Minh: “Anh hãy viết ngay một bản tuyên bố đầu hàng”. Ông Minh trả lời rằng sáng này ông đã có một tuyên bố trao quyền rồi. Viên chỉ huy nói: “Anh chẳng có gì để trao. Anh chỉ có thể tuyên bố đầu hàng!”. Lúc này trong những người chứng kiến cuộc đối thoại, có một người mặc thường phục đứng bên cạnh kỹ sư Tô Văn Cang - một trí thức Sài Gòn có quan hệ với Mặt Trận. Người mặc thường phục tự giới thiệu mình là người hoạt động cách mạng nội thành và nói với viên chỉ huy bộ đội: “Ông Minh là người hoạt động cho hòa giải hòa hợp dân tộc. Anh nên đối xử nhẹ nhàng với ông”. Ông Minh vẫn đứng yên lặng. Viên chỉ huy đề nghị ông Minh đi đến đài phát thanh để thảo và đọc bản tuyên bố đầu hàng. Viên chỉ huy yêu cầu những thành viên chính thức của chính phủ đang có mặt gồm tổng thống Minh, thủ tướng Mẫu và tổng trưởng thông tin là tôi cùng đến đài phát thanh. Tôi chuẩn bị bước ra khỏi phòng thì nghe tiếng anh Thạch Phen gọi tôi lại. Anh Thạch Phen trả cho tôi cái cặp da tôi đã nhờ anh cầm giùm lúc nãy. Anh Phen tưởng tôi quên. Thật sự tôi vẫn nhớ nhưng tôi thấy chẳng cần thiết phải lấy lại. Trong cặp là toàn bộ số tiền tôi đã lãnh một ngày trước đó ở Hạ nghị viện trước khi toà nhà lập pháp này đóng cửa. Trong những ngày cuối cùng, chủ tịch Hạ nghị viện đã ký rút ra gần hết số tiền thuộc ngân sách của Hạ nghị viện và ứng trước tiền phụ cấp và đủ các thứ tiền khác thành một cục phát cho tất cả các dân biểu. Tôi nhớ số tiền đó hình như tương đương cả 7-8 chục triệu tiền bây giờ. Phụ cấp hàng tháng của một dân biểu nghị sĩ lúc đó là rất cao trong xã hội. Tôi định bỏ luôn cái cặp vì nghĩ tiền của chế độ Sài Gòn sẽ không còn xài nữa. Tôi miễn cưỡng lấy lại cái cặp trên tay dân biểu Thạch Phen. Trước khi rời Dinh Độc Lập, ông Dương Văn Minh nói với vị chỉ huy bộ đội: “Vợ tôi vẫn đang ở đây. Xin các anh bảo đảm an ninh giùm”. Viên chỉ huy đáp “Anh hãy an tâm”. Ông Minh và ông Mẫu được đưa đến Đài phát thanh Sài Gòn trên chiếc xe Jeep của bộ đội. Còn tôi đi theo trên một chiếc xe Jeep khác của các nhà báo Đức. Khi tôi đến đài phát thanh thì hai ông Minh và ông Mẫu đã vào bên trong. Tôi vừa bước vào sân thì anh Nguyễn Hữu Thái và một hai thanh niên khác đứng ở cổng nói với tôi “Anh về đi, khi nào có bộ phận chính trị vào sẽ liên lạc lại”. Lúc này thật khó biết ai là ai, ai có đủ thẩm quyền quyết định chuyện này chuyện nọ. Nghe thế tôi lại đi trở ra. Sau này được biết, khi hai ông Minh và ông Mẫu vào bên trong đài phát thanh thì không còn nhân viên kỹ thuật nào ở đó để làm công việc thu băng. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái phải mất hai tiếng mới tìm ra nhân viên kỹ thuật. Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng thảo. Ông Minh đọc và đài phát vào lúc 13 giờ 30. Sau đó hai ông Minh và ông Mẫu được đưa trở lại Dinh Độc Lập. Vào lúc 17 giờ 30, luật sư Nguyễn Văn Huyền, phó tổng thống Sài Gòn trở vào Dinh Độc Lập trình diện. Ông Huyền đã rời Dinh Độc Lập nửa giờ trước khi quân đội giải phóng vào Dinh. Đài phát thanh Sài Gòn nằm ở góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu). Cổng chính lúc đó mở ra đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ra khỏi đài, tôi rẽ qua đường Phan Đình Phùng, đi bộ ngược về hướng trung tâm thành phố vì tôi không còn xe riêng, taxi cũng không có. Dáo dác tìm “Honda ôm” cũng không ra. Một tay cầm áo vét và một tay xách cái cặp da đầy “giấy lộn” (trong đầu tôi vẫn nghĩ thế) chẳng biết vứt đi đâu. Trong đầu tôi rất lộn xộn: mừng vui lẫn buồn tủi. Cái hình ảnh được anh em ôm lấy và hô lên “Mình thắng rồi” nhưng trong tư thế hai tay giơ cao đầu hàng vẫn quay tới quay lui trong đầu. Đi một lúc khá lâu tôi ngửng đầu lên. Thật bất ngờ. Ngay trước mặt tôi bên kia đường (ngã tư Công Lý – Phan Đình Phùng) là... trụ sở Bộ thông tin, nơi mới hôm qua tôi còn triệu tập họp các viên chức chỉ huy của bộ với tư cách bộ trưởng. Tôi dừng bước lại. Nhớ lại chiếc cà vạt vẫn còn thắt trên cổ, tôi liền tuột nó ra. Chân tôi tự động quay ngược lại. Đúng lúc đó may mắn có một anh chạy xe ôm hất hàm hỏi tôi có đi không, tôi gật đầu. Xe Honda đưa tôi về hướng quận 10 nhưng tới cuối đường Hiền Vương (bây giờ là Võ Thị Sáu) thì nghe những tiếng nổ dữ dội. Tôi thấy xa xa một chiếc xe tăng T54. Người chạy tán loạn. Tôi đoán phía quận 10 còn hỗn loạn. Tôi bèn quyết định tạm qua đêm nay tại nhà của trung tá Nguyễn Đức Hồng là chánh văn phòng của tôi ở khu Tân Định. Đến đây, tôi điện thoại về nhà cho vợ tôi. Lúc này tôi không còn kềm được nước mắt. Như thể bị ngăn lại từ sáng, nước mắt bây giờ tha hồ tuôn ra. Vợ tôi chia sẻ sự xúc động của chồng nhưng dĩ nhiên vợ tôi chưa hiểu hết những gì xảy ra với tôi trong ngày 30-4 này, từ sáng đến giờ. Tôi đã trải qua những giây phút kỳ diệu và kỳ lạ nhất đời mình. Vợ tôi cho hay cả nhà đều bình yên và cho biết gia đình anh Dương Văn Ba từ nơi “tị nạn chính trị” của anh ở trong Dinh Hoa Lan đã “di tản” ra nhà tôi. Đêm 30-4-1975 tôi quá mỏi mệt nằm xuống ngủ như chết. Sáng hôm sau tôi thức dậy sực nhớ biến cố lịch sử đã xảy ra, một cảm giác thật lạ lùng lan toả trong người tôi. Tôi nằm yên một lúc lâu lắng nghe cái cảm giác ấy. Không hiểu sao, nó làm tôi nhớ lại cái buổi sáng tôi mới có đứa con đầu tiên. Thức dậy và thấy mình không còn như trước. Một thay đổi lớn đã đến với đời mình. Sáng ngày 1-5-1975 tôi cũng có một cảm giác như thế! Thay đồ xong, chưa ăn sáng, tôi gọi về nhà. Tôi được biết vợ con đã sang nhà cha mẹ tôi bên đường Bà Hạt. Trung tá Hồng lấy xe Honda đưa tôi đến nhà cha mẹ. Gặp lại vợ con tôi cứ ngỡ mình trở về từ một chuyến đi thật xa. Cả đại gia đình tôi, từ cha mẹ, bảy đứa em – sáu gái và một trai – hai em rể và gia đình riêng của tôi - vợ và năm con - đều có mặt đông đủ. Gặp lại những người thân yêu không thiếu một người, đều bình yên, tôi vô cùng xúc động. Cha tôi lặng im nhìn tôi. Tôi đọc thấy trong mắt ông câu hỏi ‘‘Vậy con có bình yên hay không?’‘. Cuộc đời công chức của cha tôi sẽ hết sức bình thản nếu... không có tôi. Ông bị mất chức, về hưu sớm, vì từ chối với chính quyền Thiệu không gây áp lực với con mình ngưng các hoạt động chống chính phủ Thiệu. Giờ đây lại âu lo không biết sự thay đổi chính trị có ảnh hưởng gì đến con trai mình hay không? Buổi ăn trưa hôm đó cũng là lúc tôi kể lại cho cả nhà nghe các diễn tiến xảy ra trong buổi sáng ngày 30-4 đến khi về nhà ông Nguyễn Đức Hồng. Tôi nhìn thấy mẹ tôi khóc. Bà không hiểu nhiều về chính trị nhưng bà có trái tim yêu quê hương. Bà luôn ủng hộ các hoạt động của con trai mình dù các hoạt động đó có ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của chồng. Bằng sự nhạy cảm của người mẹ, bà hiểu được con trai mình đã trải qua sự kiện trọng đại này của đất nước như thế nào... Xong cơm trưa vào phòng nghỉ, vợ tôi âu lo nói với tôi: “Gia đình mình chẳng còn đồng nào. Còn lại chút ít, mấy ngày chót đã tiêu xài hết…” Thực tế là trong nhà tôi không có lúc nào dư dả. Làm báo thì sống bằng lương và nhuận bút. Báo bị đóng cửa thì gặp khó khăn ngay. Làm dân biểu 3 nhiệm kỳ suốt mười năm thì sống bằng phụ cấp của quốc hội, thoải mái hơn nhưng cũng không thật dư dả. Vợ tôi thường than phiền không cho bà buôn bán làm ăn, cứ sợ bị mang tiếng (mãi đến khi chúng tôi chia tay nhau bà mới bắt đầu kinh doanh). Tôi sực nhớ lại cái cặp da. Tôi hỏi vợ tôi “Em thấy ngoài chợ tiền cũ còn xài không?”. Vợ tôi cho biết vẫn xài. Tôi đi tìm cái cặp mà đã mấy lần tôi định vứt nó. Thế là “đống giấy lộn” (tôi tưởng là như thế) đã “nuôi” được gia đình tôi mấy tháng đầu sau ngày 30-4! Từ 30-4-1975 cho đến 2-5-1975, các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu và một số dân biểu, nghị sĩ vẫn còn ở trong Dinh Độc Lập. Dự kiến sau khi đại diện Ủy ban Quân quản gặp họ, tất cả sẽ được tự do ra về. Trong hai ngày ông bà Minh còn ở lại trong Dinh Độc Lập, vợ tôi đã mang các bữa ăn sáng trưa và chiều vào Dinh cho hai ông bà. Ngày 2-5-1975, chủ tịch Ủy ban Quân quản Trần Văn Trà đã nói: “Người Việt Nam chúng ta không có ai thắng hay bại, người chiến thắng là toàn thể dân tộc Việt Nam và kẻ bại là đế quốc Mỹ”. Chiều 2-5-1975, nhà báo Pháp Jean Louis Arnaud điện thoại hẹn tôi để thực hiện bài phỏng vấn đầu tiên sau ngày 30-4 cho AFP. Ông Arnaud không khỏi ngạc nhiên khi nghe những lời phát biểu đầy phấn khởi và xúc động của tôi về chiến thắng 30-4. Bởi chính ông đã chứng kiến cảnh tôi đưa hai tay lên đầu hàng. Ông không hiểu được người giơ tay đầu hàng lại chia sẻ niềm vui với người chiến thắng? Tôi nói: “Trước hết đội quân chiến thắng là người Việt Nam, đồng bào tôi. Họ đã chiến thắng thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ, mang lại độc lập và thống nhất cho xứ sở. Họ đã làm được điều mà nhiều người Việt Nam như tôi không làm được...”. Lúc này, dù tôi hoàn toàn không đoán được chuyện gì sẽ đến trong những ngày sắp tới nhưng có hai điều mà tôi biết chắc nước Việt Nam đang có được là quá lớn, vượt lên mọi tính toán cá nhân và quyền lợi riêng tư: đó là hoà bình và thống nhất.