Mặt trời bắt đầu lặn bên kia đồi, cảnh vật dần tối, màu sẫm tối của bóng đêm lan nhẹ êm đềm trên thảm cỏ xám nhạt của ngọn đồi, Phương Nghi lặng lẽ đứng dậy bước xuống dốc đồi rời bãi biển trở về trại. Xa xa những dảy Barrăc nằm liên tiếp, xám ngắt dưới chiều tối, chập choạng dưới bóng sương mù dày đặc, không khí của đảo Galăng, gợi lên một nỗi niềm khó tả, cuộc sống thật kinh hoàng, cách đây chưa đầy một năm thôi, Phương Nghi vẫn còn vui vẻ cùng các bạn đến trường, rồi tất cả đau khổ bất hạnh như cùng dồn lên mái đầu thơ ngây, Cha đi học tập, Mẹ bệnh nặng, sau khi rời bệnh viện, Mẹ vĩnh viễn không còn đứng dậy được nữa, bao nhiêu trách nhiệm và bổn phận dồn tất cả lên hai đôi vai bé nhỏ thơ ngây của Phương Nghi. Mới mười bảy tuổi đầu, Phương Nghi chỉ biết mở to đôi mắt bồ câu thơ ngây nhìn đời, Hai bàn tay chỉ biết cầm viết ghi vào sách vở, trái tim chưa bao giờ được tôi luyện thành sắt thép để chống chỏi lại đau thương, chưa bao giờ hiểu cuộc đời đầy gian trá, những người tàn ác sẽ không bao giờ buông tha trái tim trong trắng thơ ngây. Sau những lần thay Mẹ đi thăm nuôi Cha ngoài Bắc, vô tình Phương Nghi lọt vào mắt cú vọ của một tên trong Ban Quản Giáo Trại, Hắn dỗ Phương Nghi nếu ưng làm vợ hắn, không chính thức, Hắn sẽ vận động cho Cha Phương Nghi được thả ra, Phương Nghi khóc bàn với Mẹ, muốn hy sinh, Mẹ không dám quyết định, Phương Nghi cố gắng thuyết phục Cha, nhưng vô ích, Cha thà chết chứ không để cho con gái mình hy sinh, lần đó thăm Cha, Cha dịu dàng ôm con gái mình vào lòng, vuốt mái tóc mai mềm mại của Nghi, những giọt nước mắt nóng ấm của Cha làm ướt cả mái tóc Phương Nghi, Cha dịu dàng nói nhỏ, tìm cách dẫn các em đi vượt biên, đừng lo cho Cha Mẹ. Sau đó Phương Nghi đi thăm Cha, được trại cho biết Cha Nghi bệnh chết đã 4 tháng, Phương Nghi trở về bán hết cả đồ đạc trong nhà, cộng thêm tiền bạn bè giúp đở người một chút, chỉ vừa đủ 2 lượng vàng đóng cho người ta để đi vượt biên, đó là ông Chủ tàu nhân từ bớt cho Phương Nghi một lượng, chứ nếu ông đòi 3 lượng Nghi cũng không biết làm sao cho đủ. Bây giờ mỗi đêm đang ngủ, mọi người trong Barrăc vẫn giựt mình thức giấc nghe tiếng thét kinh hoàng của Nghi, và nàng vẫn lặng lẽ ngồi im lặng cho tới sáng, cứ thế càng ngày Nghi càng ốm, nàng lặng lẽ ít nói, xa lánh tất cả mọi người, ngày nào cũng ra bãi biển nhìn về hướng Bắc trông ngóng về Quê hương mến yêu, nơi có bà mẹ già tàn tật, và đàn em nhỏ lao nhao, đứa nhỏ nhất 6 tuổi và đứa lớn nhất 15 tuổi, cả 5 đứa hôm Nghi đi đều khóc và ôm chặc nàng, Bé Hiếu nhỏ nhất khóc nức nở. - Hông em không muốn chị Nghi đi, chị Nghi ẵm Hiếu đi nha, - Hiếu ơi! ngoan nha, em đừng khóc người ta biết người ta sẽ bắt chị Nghi như Cha đó nha. Quỳnh Vy vừa khóc vừa ôm chặc bé Hiếu vào lòng, vừa dỗ thằng bé cứ đòi chị Nghi của nó, lờ mờ trong bóng đêm chị Nghi của Quỳnh Vy dúi vào tay đứa em kế của mình một nhúm tiền cuối cùng, Nghi nghẹn ngào hôn lên tóc Vy, con bé gầy guộc mới 15 tuỗi đầu, từ đây sẽ thay nàng săn sóc bầy em, và bà mẹ tật nguyền, bất giác cả hai chị em nấc lên, rồi cả đàn đều khóc. -Đừng khóc các con, chị Nghi đi làm mà, chị Nghi sẽ gởi tiền về cho các con, rồi tất cả các con sẽ được đi học lại hết. Các con cứ khóc mãi làm sao Phương nghi đi được huh các con? không khéo sẽ nhỡ tàu. Phương Nghi nhìn Mẹ lờ mờ trong bóng đêm, bóng Mẹ gầy còm, Nghi hiểu lắm đó là lời trăn trối cuối cùng không biết ngày trở về còn gặp lại được Mẹ không, bất giác Nghi nức lên. - Mẹ ơi! Trong đêm tối nhiều khi Nghi thức giấc, Nghi không biết là mình đang ở đâu, mình như thế nào, gắng tập trung trí nhớ, Nghi thấy mình còn sống, Nghi không tin điều đó là sự thật, Nghi tưởng mình đang trong mơ, bâng khuâng nhìn những cái mùng giăng dài theo Barrăc, mọi người nằm ngủ yên ổn quá sức mong mỏi của Nghi, Nghi không muốn nhắm mắt nữa, chỉ muốn nhìn mãi cái hạnh phúc là mình được sống, sống như một con người thật sự, sau khi thoát chết ở biển đông dù là mỗi sáng được Ủy ban cao ủy Liên Hiệp Quốc phát cho 2 gói mì, dúm cá khô, vài đồ hộp và một ít gạo, với mỗi ngày một ít nước vừa đủ nấu ăn, dè xẻn lắm mới đủ lau mình cho đở ngứa, nếu tắm nước suối. Sau đó nhờ chị Liễu làm việc trên Cao ủy quen với một người bạn người Indonesia, Bác đó cho thêm nước và một số đồ hộp, thời gian nầy thật sung sướng, Nghi nghĩ nếu có thể gởi một ít thịt hộp cho bé Hiếu chắc bé Hiếu sung sướng lắm, Nghi lại được đi học thêm tiếng Anh, và học thêm kiến thức về đời sống bên Mỹ, để cho dễ hội nhập vào đời sống bên Châu Mỹ, mọi người háo hức chờ đi đến thế giới mà mọi người mơ ước, riêng Phương Nghi, nàng vẫn khóc mỗi đêm, và mỗi ngày nàng vẫn ra bờ biển vắng trông về cố hương. ( Viết theo lời kể của cô giáo Anh Văn của Trầm )