Ngồi trước mặt Ti là Tùng, anh chàng vẫn huyên thuyên như lúc mới vào bàn, Tùng nói nhiều hơn lời quảng cáo của Thảo Hôm qua đi làm về Thảo nói với Ti: - Anh được điện thoại của Tùng, Tùng liến ấy mà, chiều thứ sáu nó sang đây lo công việc hãng, nó dặn mình đón nó đi ăn tối với vợ chồng mình.
Tùng, người bạn thuở trung học của Thảo, cùng đi chung với nhau một đoàn hướng đạọ Khi lên đại học thì hai người xa cách nhau, Tùng về Saigon học Luật, Thảo ở lại Ðàlạt học Chính Trị Kinh Doanh. Hai người chỉ gặp lại nhau trong những dịp nghỉ hè Tùng về Ðàlạt hoặc những ngày nghỉ Tết Thảo xuống Saigon chơị
Sau bẩy lăm hai người mất hẳn liên lạc. Tình cờ Thảo gặp lại Tùng ở Arkansas, trong buổi họp trại hướng đạo Việt Nam toàn quốc. Từ đó tình bạn trở lại thân thiết như xưa.
Tùng bây giờ không còn theo ngành Luật, anh theo ngành Kinh Tế Thương Mãị Nhờ tài “quảng giao” vốn dĩ của dân trường Luật, Tùng đã chiếm được một điạ vị khá quan trọng của hãng, một nhà băng nhỏ ở gần New York. Thỉnh thoảng thì Thảo vẫn nhận được điện thoại của Tùng, gọi sang nói chuyện trời mây mưa gió. Và Ti biết được Tùng nhờ những cú điện thoại viễn liên nàỵ Ðây là lần thứ hai Tùng đến Cali, lần thứ nhất khoảng tám năm trước, khi Thảo chưa có Tị
Ti ăn chậm rãi, thỉnh thoảng nàng cũng góp chuyện vào cho có lệ - mỗi khi Tùng quay sang như muốn nói với Ti – chứ thật ra thì Tùng đã nói hết phần của Ti và Thảo, chả trách bạn bè đã đặt cho anh cái tên Tùng “liến thoắng”, rồi gọi tắt là Tùng “liến”.
Tùng hăng say kể chuyện về vùng đất anh ở, vùng đất nhỏ hiền lành có hơn chục gia đình Việt Nam, thân thiết nhau như anh em. Tùng nói về căn nhà bà cụ anh mới mua có đến gần một mẫu đất làm anh nhớ đến ngôi nhà cũ và núi rừng Ðàlạt. Tùng thỏa mãn với công việc của anh và sự phát đạt của hãng. Lần này, anh được hãng phái sang Cali để xem xét sổ sách hợp đồng trong công việc mở rộng thêm một chi nhánh mới ở Orange County. Nhưng Tùng than phiền là mỗi ngày phải lái xe hơn hai tiếng đồng hồ đi về từ Connecticut, nơi anh đang ở, sang chỗ làm việc ở New York, về những mùa tuyết tan đóng thành băng gây tai nạn làm cản trở lưu thông. Chính Tùng cũng đã một lần bị trượt băng xe quay lộn hai vòng. Tùng xít xoa với những món ăn ngon của Cali, nhất là món tiết canh vịt và chả cá. Tùng bảo:
- Bên tôi ở làm gì có những thứ này, thỉnh thoảng sang DC ăn cơm Việt Nam nhưng cũng chẳng mấy hợp khẩu vị. Ở New York thì ăn thịt quay với gà xì dầu mút mùạ Gần China Town New York có một tiệm phở mới mở, của mấy ông Tầu Chợ Lớn nấu, thế thì ông bà có tưởng tượng nổi phở ngon đến cỡ nào không?
Thảo dụ dỗ:
- Hay về quách Cali cho rồi, mày ở chi cái xứ lạnh buốt người đó!
Tùng lắc đầu:
- Business là nghề của chàng, ở bên ấy là đúng đất rồi, khó khăn lắm mới có được chỗ đứng hôm nay, về đây không dễ tìm được việc tương xứng. Mỗi tổ hợp chỉ cần một việc của tao thôi hiểu không? Với lại bà cụ có nhà cửa, họ hàng vùng bên ấy, sợ không chịu dời đổị
Tiếng tranh cãi của mấy đứa trẻ bàn bên cạnh làm Ti chú ý. Ti nhìn sang, gia đình bên cạnh cũng có hai đứa con trạc tuổi Ki, Nhím. Ti lại nhớ đến hai đứa con, lần nào đi ăn cũng vậy, hai đứa cũng kiện tụng liên miên không chịu ngồi yên. Hôm nay thảnh thơi nhưng Ti lại thèm muốn cái không khí ồn ào của gia đình bên cạnh. Thảo bắt gặp cái nhìn của vợ, anh âu yếm:
- Lại nghĩ đến Ki, Nhím rồi phải không? Con gửi cho dì chứ ai đâu mà lo, cứ nghĩ như mình đang…đi làm việc thì đỡ thấy tội lỗi thôị
Tùng cũng nhìn Ti, rồi quay sang Thảo:
- Mày có Ti chăm lo như vậy thật hạnh phúc, như tao muốn có một người lo cho cũng chẳng được.
Thảo nói:
- Tại tính mày hay lông bông thôi, ba mươi mấy tuổi đầu rồi, đâu còn bé bỏng như ngày xưa nữa mà mải lo ăn với chơi.
Tùng cãi:
- Mày cứ làm như tao hư đốn lắm chứ mày đâu biết tao đi tìm mỏi mắt không ra một người…vừa ý. Bà cụ sợ thằng con út dọn đi xa nên chăm chỉ lại thăm mấy gia đình quen từ cái thuở Connecticut có mấy gia đình tị nạn Việt Nam đầu tiên dắt díu nhau đến lập nghiệp. Bà chấm cô bé cuối phố ngày xưa anh Tùng hay dẫn đi tập trượt băng. Mà cái số của tao thì hình như phải gặp vợ phương xa mới có hạnh phúc. Với lại, phải là cái duyên, phải là rung cảm ở lần gặp gỡ đầu tiên. – Tùng bỗng nói như mơ – Hơn mười năm nay cố đi tìm một người, mà dường như càng tìm càng không gặp.
Thảo thắc mắc:
- Người mà mày đi tìm đang ở đâu? 
- Ở Mỹ.
- Tiểu bang nào? - Nếu biết được thì đâu còn là tìm nữa, tao có linh cảm là người tao đang tìm ở Mỹ, thế thôi!
Thảo phản đối:
- Mày lại nói chuyện viễn vông rồi, nội cái xứ Cali này mong tìm cũng chưa ra chứ đừng nói đến nước Mỹ năm mươi tiểu bang rộng lớn. Ðúng là mò kim đáy biển, thôi nghe lời tao về cưới vợ cho xong.
Tùng gục gật đầu:
- Có lẽ vậy, hay là về thưa mẹ con bằng lòng lấy vợ hở? - Tùng quay sang Ti – Hay là Ti giới thiệu cho tôi đị
Ti bối rối:
- Ti có biết ai đâu mà giới thiệu…
Thảo tán thành:
- Ðúng rồi, dân Văn Khoa của Ti đâu hết rồi, giới thiệu một nàng cho Tùng để tụi anh cùng làm rể Văn Khoa
Tùng nhìn Ti chăm chăm:
- Ti học ở Văn Khoa hở? Tôi nghĩ là tôi có gặp Ti ở Saigon rồi.
Thảo nói:
- Có thể lắm, nếu mày hay la cà lên trường thằng Tường thì gặp Ti thôi.
Tùng định nói gì rồi lại thôi, anh uống một ngụm bia rồi lắc đầu:
- Dạo này uống bia không được nữa, sao cứ đắng cái cổ, tối lại ngủ không thẳng giấc.
Thảo dành lấy ly bia trong tay bạn:
- Ðể tao đổi cho mày nước ngọt, lâu rồi tao cũng không uống bia, nhưng hôm nay có bạn vui, chắc vợ cũng không cấm.
Tùng nhìn Ti mỉm cười dò hỏị Ti chống chế:
- Tại Ti sợ anh lái xe thôi.
Tùng nói:
- Này bà Ti, đừng ăn hiếp thằng bạn tôi quá nhé. Nó hiền lành nhất bọn, rượu chè trai gái cũng không, chỉ có mỗi một tật nhỏ là thích lả lướt mấy đường thôi.
Thảo cười:
- Hết rồi cậu ơi, từ ngày lấy vợ, vợ cấm nhẩỵ
Tùng gật đầu nhìn sang Ti:
- Tôi cũng đồng ý, nếu cô bồ tôi không thích nhẩy là tôi cũng bỏ nhẩy ngay.
Ti chợt nghe quen thuộc trong câu nói của Tùng. Nàng cúi xuống ly nước của mình để tránh cái nhìn ấỵ Tùng có vẻ lạ, nhất là từ sau khi nghe Thảo nói Ti học ở Văn Khoa.
Ăn xong Thảo kêu là đau bụng nên đi vào phòng vệ sinh. Còn lại mình Ti ngồi đối diện với Tùng. Tùng đã ngưng nói tự bao giờ. Ti xoay quanh ly nước trong tay, tự dưng nàng cũng chẳng biết nói gì để tiếp tục câu chuyện. Bỗng dưng Tùng lên tiếng:
- Có bao giờ Ti đi ngang qua con đường Trần Quí Cáp - Tùng ngừng lạị Ti ngạc nhiên chờ đợị Tùng nhìn thẳng vào mắt Ti, chậm rãi tiếp - Có bao giờ Ti nhặt me đầu mùa?
Ti nhìn sững Tùng. Phải rồi, từ lúc đầu gặp nhau Tùng đã nhìn nàng với một vẻ sửng sốt, ngạc nhiên. Tùng lúng túng chào hỏi khác hẳn với lối bặt thiệp của dân “quảng giao trường Luật”. Anh gọi Ti bằng bà, bằng chị loạn cả lên. Nhưng sau đó thì Tùng lấy lại tự nhiên. Anh gọi Ti bằng tên như Thảo gọị Khi Tùng nói đến chuyện nhẩy nhót và cái nhìn của Tùng đã làm Ti ngờ ngợ. Bây giờ thì đến…con đường Trần Quí Cáp, nhánh me đầu mùa… Ti run giọng:
- Phải…Tùng không?
Tùng gật đầu:
- Tùng đây!
Ti có con bé em út học ở trường Lê Quí Ðôn. Hai chị lớn Ti và Tú có bổn phận phải thay phiên nhau đưa đón em đi về. Tú dành phần đón, vì con nhỏ học thêm Anh Văn ở trường sinh ngữ Luân Ðôn. Từ trường nó sang Lê Quí Ðôn chỉ cách nhau mấy đoạn đường. Hôm ấy Tú bận nên Ti phải đi đón em. Ti đến trường còn sớm, chưa đến giờ tan học, nàng đi quanh quẩn mấy góc đường chung quanh. Con đường Trần Qúi Cáp đẹp nhất là khúc đường này, nhờ mấy hang me xanh cao rợp bóng giao đầụ Ti hay thích chờ những mùa me chin để nhặt những quả me rơi trên đường. Mùa này me còn xanh nên Ti chẳng tìm được qủa me nàọ Ðang vơ vẩn đứng nhìn xe cộ qua lại bỗng dưng Ti nhìn thấy một nhánh me nhỏ nằm lạc lõng bên góc cột của một bờ tường thấp, lá còn tươi chứng tỏ là mới bị gió đánh gẫy đây thôi, nhánh lá me có được hai qủa me non. Ti thích thú đưa tay với lấỵ Bất chợt, một bàn tay to lớn chặn lên bàn tay Ti, Ti giật mình rút tay lại.
Người con trai xa lạ, có mái tóc bồng bềnh lãng tử, áo Pull và quần Jean sát ngườị Anh chàng cao hơn Ti đến cả một cái đầụ Anh chàng nhìn Ti cười giao duyên:
- Tôi cũng nhìn thấy nhánh me này cùng lượt với cô bé. Ti cụt hứng, nàng nổi quạu:
- Tôi nhặt nó trước…
Anh chàng cầm nhánh me ve vẩy trong tay:
- Nhưng bây giờ nó là của tôi, cô bé xin lại tôi cho.
Ti ngoe nguẩy bước đi không thèm trả lời, anh chàng cầm nhánh me lẽo đẽo theo sau:
- Cô Bắc Kỳ ơi, cô học ở Trưng Vương hở?
Ti tức tối, bộ Bắc Kỳ là phải học ở Trưng Vương saọ Trường mai vàng của người ta cũng nổi tiếng lắm chớ, đằng nào thì Ti cũng đã một thời làm học trò ở đấỵ Ti trả lời:
- Tôi Bắc Kỳ nhưng tôi không có học ở Trưng Vương.
Ti đứng dựa lưng vào bờ tường, mắt đăm đăm nhìn ra con đường trước mặt. Anh chàng cũng xum xoe đứng gần:
- Xin lỗi nhé, tại tôi có nhỏ em họ học Trưng Vương nên tôi tưởng là chị em cùng trường ấy mà.
Vậy thì quá quắt lắm rồi, anh chàng coi thường Ti quá, đằng nào thì Ti cũng là dân Văn Khoa năm thứ nhất, mắt mũi đâu mà bảo người ta còn ở trung học. Ti nói rõ từng tiếng:
Tôi hết làm học trò rồi.
Anh chàng nói như reo:
- Ô! Vậy thì cô bé là sinh viên hở, phân khoa nào vậy? Tôi cũng hết làm học trò rồi. Tôi tên Tùng, dân Luật, ngành Ngoại Giao, đi làm ở Nha Ðộng Viên. Tôi cũng Bắc Kỳ nhưng sinh ở Nha Trang, tại gia đình vào Nam trước năm bốn. Nhìn cô bé đoán là sinh ở Saigon thôi, ai biết tuổi trẻ tài cao vậỵ Cô bé ơi, Noel tụi này có một cái Ball, đi solo tội lắm, cô bé đi với tôi không?
Ti bực mình, rõ đúng vô duyên, có ai khảo mà khai đâụ Anh chàng này thật lỳ lợm, không biết tự dưng ở đâu chui ra, phá phách người ta, bây giờ lại còn dụ dỗ người ta đi chơi chung nữa chứ. Ti lắc đầu:
- Tôi không biết nhẩy, và tôi ghét nhất những người biết nhẩỵ
Anh chàng lắc lư cái đầu:
- Tôi thì chưa có người yêu, nên đang đi khắp nơi đô hội để tìm, nhưng nếu người yêu tôi không thích nhẩy thì tôi bỏ nhẩy ngaỵ
A, cái anh chàng này lanh miệng ghê, dân “quảng giao” có khác. Anh chàng bắt đầu làm Ti lúng túng, nhất định là từ giờ phút này Ti phải coi chừng cái anh chàng này mới được.
Im lặng một lúc anh chàng lại gạ gẫm:
- Hay là tất niên cô bé lại trường chơi, nghe…tôi hát.
Ti cũng lắc đầu:
- Trường tôi cũng có văn nghệ Tết…cùng ngàỵ
Anh chàng vẫn chưa nao núng:
- Vậy thì cô bé cho tôi biết tên với được không?
- Ðể làm gì, tôi đâu có định gặp lại anh.
Câu trả lời của Ti làm anh chàng hụt hẫng. Mắt anh chàng xịu buồn thấy rõ. Ti làm ngơ quay mặt sang hướng khác để khỏi phải…tội nghiệp anh chàng. Dưng không Ti nghe bên tai có tiếng ngâm thơ nho nhỏ:
…Tình yên lặng nên tình cao vời vợi
Hay nói ra sợ dế giun cười
Sợ phố ghen đổ “thêm” lá me rơi…
(Mường Mán)
Anh chàng này to gan thật, bây giờ lại định mượn thơ của người khác để dụ dỗ Ti, mà còn dám sửa thơ của người ta nữa chứ. Ti mà là tác giả thì Ti kiện anh chàng cho bằng thích.
Ti quay lại, anh chàng đã đứng gần sát bên Tị Ánh mắt chàng cười làm Ti bối rốị Anh chàng cũng có vẻ lúng túng không thua Tị Lặng im. Anh chàng bỗng nhìn xuống đồng hồ tay, hấp tấp, anh đưa nhánh lá me cho Ti:
- Tới giờ tôi phải đi rồị Thôi trả lại nhánh me cho cô bé, hẹn gặp lạị
Nhưng Ti đã chẳng gặp lại anh chàng đó, vì từ ngày hôm sau Ti trao trả lại nhiệm vụ đón em cho Tú.
Một buổi sáng, Ti đang lui cui khóa chiếc xe PC của mình trong sân trường thì nghe có tiếng người phiá sau:
- Cô bé, gặp lại ở đây rồi, thế là “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” nhé…
Ti quay lại, thì ra là anh chàng đã “cướp” của Ti nhánh lá me hôm nàọ Hôm nay anh chàng có vẻ diện hơn, quần tây, áo chemise thẳng tắp, cũng ánh mắt và nụ cười kiêu ngạọ Anh chàng đang dẫn xe rạ Và hình như anh chàng có người đang chờ đợi, vì Ti thấy có một tà áo hồng thấp thoáng ngoài hàng ràọ Anh chàng dừng lại chỗ Ti:
- Tôi vừa vào hội quán dò hỏi, chắc chắn là trường cô bé không có văn nghệ cùng ngày với trường tôị - Anh chàng hấp tấp - Tôi phải đi ngay, nhỏ em họ nó chờ, sẽ liên lạc với cô bé sau.
Ti nhìn theo, đúng như là Ti dự đoán. Anh chàng đã nhập đôi với cô bé áo hồng. Ti lắc đầu, anh chàng này thật là “gian trá” quá, đưa đón bạn gái thế kia mà dám than là solo. Anh chàng làm như là Ti còn ngây thơ lắm, không biết phân biệt đâu là anh em ruột, đâu là anh em họ…Hồng Bàng.
Gần Tết rồi mà Ti còn phải chăm chỉ đi học sớm, để tìm Hạnh ôn lại mấy cái chữ Hán quái ác viết mãi không xong. Ông thầy lại cứ tưởng học trò giỏi giang lắm nên cho mấy đứa Ti dịch một hơi đến năm bài thơ liên tiếp. Cuối năm nay thi mà rớt thì có lẽ Ti phải đổi trường mất. Ti giận mình đã không ghi môn nhiệm ý Pháp Văn như Liên thì bây giờ Ti đâu phải long đong như thế nàỵ Cũng tại Ti căn cứ vào lời khen của cô Tịnh Nhơn của nhưng ngày ở trung học, nào là Ti có nét chữ viết thật đẹp, nào là Ti giảng Cổ Văn hay, nên Ti mới hăng hái chuốt bút, mài mực làm…ông đồ già.
Giảng đường bốn hôm nay có vẻ rộng rãi hơn. Ti len vào dãy ghế Hạnh đã để sách sẵn làm dấụ Con bé thật tài, lúc nào nó cũng dành được chỗ cho cả nhóm. Không có Hạnh ở đây, chắc là con bé lại lang thang vào hội quán.
Vừa ngồi xuống chỗ mình Ti đã để ý đến một phong bì màu hồng kẹp giữa những trang sách. Một cái thiệp chúc Tết.
“Tôi biết tên Ti rồị Văn Khoa của Ti nhỏ thôi, thám tử của tôi rải khắp nơị Mùa Xuân, chúc Ti một tình yêu đẹp nhất với…màu xanh lá mẹ Tùng.”
Lại cũng anh chàng nàỵ Lần này thì tài thật, không hiểu sao anh chàng lại biết được tên Tị Mà cái anh chàng này thật kiêu ngạo, anh cho Văn Khoa của Ti là nhỏ, làm như Luật của anh chàng to lắm. Mà thám tử của anh chàng ở đâu mới được chứ? Nhìn quanh quẩn Ti chẳng thấy có ai là đáng bị nghi ngờ cả. Ti dấu cánh thiệp hồng trong bìa quyển sách, nếu không tí nữa Hạnh vào, biết được nó chọc cho bằng thích.
Rồi Ti đau, hơn nửa tháng không dậy được. Nửa tháng sau ở nhà dưỡng bịnh. Bài vở trễ nãi, cố gắng lắm thì Ti cũng không sửa soạn cho kịp kỳ thị Nhưng Ti cũng trở lại trường, để tìm lại những khung cảnh quen thuộc với bạn bè, và một trong những thân quen đó Ti thầm mong có…Tùng.
Chiến cuộc sôi động. Hạnh bỏ học theo gia đình về Cần Thợ Bạn bè Ti quanh quẩn bên nhau xôn xao việc đi đi, ở ở. Rồi bố gọi điện thoại về, bảo không muốn Ti đi học nữa, bố muốn Ti sửa soạn cho cả nhà, chờ bố về là…đị
Và Ti đi, không có dịp ghé ngang ngôi trường cũ, cũng không có dịp gặp lại người con trai phá phách hôm nào…
Bây giờ Tùng ngồi đây, đối diện với Ti bên góc bàn nhỏ nàỵ Tùng lại là bạn thân của Thảo!! Tùng ngậm ngùi:
- Ngày xưa phá phách cho vui làm Ti giận. Những ngày xa cách Ti thấy… nhớ. Ðịnh trở lại nói cho Ti nghe nhưng không gặp lại Ti nữạ
Ti đáp nhỏ:
- Ti đau không đi học được một thời gian. Trở lại trường thấy vắng Tùng. Rồi Ti theo bố đi một ngày đầu tháng tự Thế còn thám tử của Tùng đâu sao không báo cáo cho Tùng rõ. Mà thám tử của Tùng là ai vậy? 
- Ti nhớ cô bé áo hồng ngày tôi gặp lại Ti ở sân trường Văn Khoa không? Cô bé hàng xóm của tôi đấỵ Tôi đã phải tốn nhiều chầu bò viên, đậu đỏ để thuyết phục cô bé làm thám tử cho tôị Lâu lắm tôi không có thì giờ đến Văn Khoạ Tôi có người anh cả bị kẹt ở Phước Long. Ngoài giờ đi làm và đi học tôi còn phải đi lo tìm tin tức của anh, tâm trí đâu mà đùa chơi nữạ Ðến khi công việc xong xuôi trở lại trường quá trễ, cả thám tử cũng bỏ tôi đị
Tùng lấy trong ví ra một tờ giấy xếp tư ra đưa lên hỏi Ti:
- Ti biết gì đây không? Ti lắc đầụ Tùng đưa tờ giấy cho Tị Tờ giấy pelure màu xanh đã phai màụ Một bài thơ chép taỵ Ti bàng hoàng.
Tan trường buổi ấy ngẩn ngơ nhìn
Hai phố giao đầu me lá xanh
Không hẹn mà người đâu bỗng đến
Cùng chung một ước mộng tâm tình
Lúng túng làm sao chuyện buổi đầu
Nhìn người cũng chẳng dám nhìn lâu
Người đi, lòng những hoài lưu luyến
Hẹn lại người chăng – một buổi saủ
Gặp gỡ một lần, một lần thôi
Người đi chưa biết được tên người
Mỗi lần lá đổ mùa me tới
Nhớ lá me xưa, nhớ đến người…
Hồi ấy, bọn Ti có một bút nhóm bỏ túị Tụi Ti họp nhau làm báo, quay roneo chuyền tay nhau đọc. Ti thích làm thơ, hay mơ mộng, tưởng tượng.
Sau buổi gặp gỡ Tùng ở góc trường Lê Quí Ðôn về Ti đã cảm hứng viết bài thơ nàỵ Bài thơ đã đăng trong tờ báo tất niên năm đó. Bài thơ đã làm náo động cả bút nhóm. Bọn con trai thì ấm ức kháo nhau tìm cho ra kẻ đã làm Ti … lưu luyến mỗi mùa me đổ nàỵ Bọn con gái thì tò mò cố bắt Ti kể lại chuyện…phút đầu gặp gỡ ấỵ Nhưng Ti chỉ mỉm cười bí mật. Mà không bí mật thì cũng không được, thật ra thì Ti cũng đâu có biết gì về cái anh chàng đã tranh nhau với Ti nhánh lá me xinh xinh đó. Bài thơ của Ti, đã được Tùng trân trọng chép vào giấy mỏng, lại được Tùng giữ gìn từ bấy lâu naỵ
Ti run giọng:
- Tùng cũng biết bài thơ này sao?
Tùng cười buồn:
- Biết chứ. Tình cờ đọc được bài thơ, thấy sao giống “chuyện chúng mình”. Ðịnh là chép lại gửi cho Tị Nhưng sau đó lại biết được Ti là tác giả nên giữ lạị Ðợi một ngày sau mình “thân nhau hơn” sẽ đem ra lập công. Nhưng mà không bao giờ còn có dịp. - Tùng ngậm ngùi - Tôi nhớ mãi nhánh me xanh đầu đời đó Ti…
Thảo đã rạ Anh đã trả tiền xong. Quay lại bàn anh nói như xin lỗi:
- Mắm tôm và mắm nêm đánh nhau nên bắt hai người phải đợi lâụ Hai người nói chuyện gì mà có me, có khế vậỷ
Tùng đáp:
Tao nhớ mấy quả me dốt ở Việt Nam, nhất là me đầu mùạ
Thảo có dịp tố cáo vợ:
- Ti thích ăn chua, me đầy tủ ở nhà, tí nữa nhờ Ti đi chợ mua cho
Tùng nhìn Ti:
- Có lẽ phải nhờ Ti dẫn đi chợ, mua một ít me về cho cô bé hàng xóm, tập cho cô bé thích me chuạ – Tùng quay sang Thảo – Xong mình đi nghe nhạc chứ Thảỏ
Thảo tán thành:
- Ðồng ý, đã lâu lắm rồi hai vợ chồng tao cũng không đi nghe nhạc.
Ti ngần ngại:
- Còn Ki, Nhím…
Thảo nói:
- Ðể hai đưá ở lại đêm nay với dì. Cuối tuần chắc cũng không có gì trở ngạị Lâu lắm rồi mình chẳng có dịp “xả trại”. Ðể anh đi gọi cho dì Tú nó cú phonẹ
Ti im lặng. Thảo đi lại quầy tính tiền mượn điện thoại gọi về cho Tú. Tùng thấp giọng:
- Ngày xưa không mời được Ti đi nghe tôi hát, bây giờ tôi mời Ti đi nghe người ta hát, một lần thôi Tị
Tùng về Connecticut. Sáu tháng sau anh gửi cho vợ chồng Ti tấm thiệp báo hỉ. Anh cưới cô em nhỏ hàng xóm như lời mẹ dạỵ
Buổi chiều Ti đang làm cơm, Thảo từ nhà ngoài vào đưa cho Ti cái thiệp cám ơn của vợ chồng Tùng với những hàng chữ:
“ Cám ơn ông bà đã gửi cho cặp gối chăn long phụng. Sẽ nhất định sống bên nhau đến tóc bạc răng long như lời ông bà chúc. Hồi nọ có đưa về một ít me Ti mua chọ Lấy hột trồng thử lên được mấy cây, nhưng chết dần mòn vì xứ này lạnh quá. Còn được một cây con, đem vào nhà làm cảnh, bây giờ thì nó thành một nhánh me xanh nho nhỏ, nhìn mà mãi nhớ Việt Nam…”
Ti trả lại tấm thiệp đọc dở dang cho Thảọ Nàng quay đi để dấu niềm cảm xúc đang trào dâng trong lòng. Ðã nhiều lần, Ti định “thú tội” với Thảo cho nhẹ bớt nỗi niềm. Nhưng nghĩ lại thì Ti đâu có tội gì để … thú, tại Tùng nhớ nhánh me xưa chứ Ti đâu có… nhớ. Hơn nữa, Ti không muốn làm vướng bận tình bạn thân thiết của Tùng với Thảo Ti nghĩ, hôm nào Tùng gọi, nàng sẽ bảo cho Tùng biết là Ti đã để lại tấm thiệp chúc Tết đầu tiên đó ở Việt Nam, và Ti đã quên rồi chuyện nhánh lá me xưa…
(1985)
Bảo Trân

Xem Tiếp: ----