Hôm nay, trại cải tạo Hàm Tân sống động lắm. Chả bù ngày nào cũng như ngày nào, buồn thỉu buồn thiu, yên ắng như chốn không nguời. Nguời ta khiêng 2 cái bàn ở phòng thăm nuôi kê lại với nhau, trải một tấm khăn chẳng biết bằng vải gì, màu đỏ nhưng vì cũ mèm, nom như màu nâu đất. Chỉ sinh nhật bác Hồ hay kỷ niệm ngày 30 tháng 4, có thịt chó hay thịt lợn nguời ta mới bày vẽ thế. Các cán bộ quản giáo thì chẳng nói cũng biết, cái mặt sưng lên ra cái điều nghiêm trọng lắm. Về phần các anh em cải tạo viên nguời nào cũng đuợc khuyến cáo là ăn mặc chỉnh tề, làm vội một cái cổng bằng lá gianh ngay ngoài đuờng cái dẫn vào trại, nếu nhìn từ trên cao, giống như một cái xe tăng um tùm cây lá ngụy trang, lù lù ngay giữa lộ. Cổng chào đồng chí tỉnh ủy đấy vì có cái băng rôn: Nhiệt liệt chào mừng đồng chí Võ Trung tỉnh ủy Bình Tuy nói lên điều ấy. Cũng chẳng có gì lạ đâu. Chuyện các tù cải tạo viên trốn trại vài ngày lại bị bắt về trại thỉnh thoảng vẫn xẩy ra. Mỗi lần như thế, các đồng chí nguời Rhadé chở đến vài anh tù, tay bị trói quặt ra đằng sau, ngồi nằm ngổn ngang trên xe bò đi thẳng vào trại. Dân chúng ở đây rất giác ngộ về lập truờng công nông, anh tù nào léng phéng mò ra khỏi trại, đố chạy đuợc 10 ki lô mét. Tuy thế giác ngộ quá về giai cấp cũng sinh nhiều phiền toái. Dần dần, vụ bắt tù trốn trại ngày càng nhiều. "Trên" rất lấy làm lo ngại không phải vì tình trạng canh phòng mà vì trại có con chó nào, đám du kích nguời Thuợng đánh chén tất. Chả là nó mang tù về cũng chẳng phải tử tế đâu. Cứ chẳng thuởng một con chó thì chẳng ai đổ xô đi tìm tù làm gì. Bọn nguời Thuợng kháo nhau, 125 nguời tù là 125 con chó. Nhà nào cũng trồng hàng chục bụi riềng, cái giống gia vị dễ trồng trên đất rẫy. Dần dần, giải thuởng bắt tù trốn trại thụt xuống còn 1 bánh thuốc lào, lúc trại túng quẫn, vài chục trái bắp ngô cũng xong. Cứ như thế lâu lâu lại có 1 cái xe bò cọc cạnh bò vào trại, trả xuống vài nguời, lại cọc cạch bò ra. Trại nhộn nhịp dăm ngày rồi lại đâu vào đấy. Lâu ngày chầy tháng nguời ta khám phá ra một chuyện nghe đến hay. Bọn Thuợng bắt cả đồng chí quản giáo, trói lại đưa vào trại lãnh thuởng giời ạ. Hóa ra từ truớc đến giờ, nó tóm đuợc ai cũng trói lại đem vào lãnh thuởng, bất kể trốn trại hay đang tù nhân đang cật lực làm việc. Họp hành, từ ban quản huấn đến họp đảng rồi nhất trí từ nay chẳng thuởng gì nữa, việc trốn trại và bắt nguời trốn trại cũng thưa dần, các đồng chí Rhadé không nhìn nguời hóa chó nữa. Ấy thế mà họ lại bắt anh Yên, lại cam đoan là trung úy Yên, cựu trung đội truởng một trung đội nhảy dù thuộc tiểu đòan 11, lữ đoàn 1 Dù Việt Nam Cộng Hòa, trốn trại thật sự chứ không phải bắt đại để lãnh thuởng như những lần truớc. Nhân dịp đồng chí tỉnh nhà ghé tham quan, lại có đem theo một con cầy với lại 1 can ruợu đế 20 lít muợn tạm ở các "nút chặn" kiểm sóat kinh tế làm quà cho các anh em đang thiếu ăn thiếu mặc nơi góc rừng xó núi, phải có một cái gì gọi là chiến công dâng lên đảng. Cho nên hôm nay đây, anh Yên chễm chệ ngồi trên xe bò, tay trói giật cánh khủyu, đầu gật gà gật gù theo nhịp hố, mô oai vệ lăn bánh giữa 2 hàng quân lẫn tù lổn nhổn, nhác trông cứ như ngô trộn với khoai, ngẫm nghĩ thì cũng hay hay, mà nghĩ lâu một tí thì chẳng thấy ra làm sao cả. Dĩ nhiên không cần đọc bản tự khai thành khẩn của anh, từ cán bộ cho đến bạn đồng tù cũng biết thừa rằng anh bẻ trộm ngô của nó, nó trói anh để bắt trại đền. Sức anh ăn vụng của nó đuợc 3 bắp thì cũng đuợc trại thuởng 10 bắp. Lời chán. Trò đời cũng oái oăm. Thằng đồng chí truởng trại lại chính là thằng em trai của anh. Nếu chỉ có đứa em làm truởng trại, thằng anh làm tù cải tạo thì cũng chẳng có gì lạ. Giời xanh run rủi làm sao hai anh em toàn gặp nhau trong những cảnh khó ăn khó nói. Năm xưa khi hàng đoàn nguời lũ luợt di cư vào Nam, thằng Yên cẵm em ra đứng xem nguời ta xuống tàu di cư vào Nam theo hiệp định Gieo Neo. Trong lúc xô đẩy chen lấn, anh Yên bị một ông Mỹ đen to như con trâu, thủy thủ của chiếc tàu há mồm dẵm vào chân. Tiện tay, ông Mỹ đen bế nó lên tàu băng bó rồi tàu tách bến. Thằng Hưng đứng khóc nhếch nhác trên bờ. Hôm ấy, cả tỉnh xôn xao về việc Mỹ bắt cóc trẻ em làm thịt. ooOoo Tháng 8 Năm 1973, mặt trận Thuờng Đức bùng nổ. Lữ đoàn 1, lữ đoàn 3 nhảy dù đuợc không vận ra Đà Nẵng tăng viện cho sư đoàn 3 bộ binh quyết tái chiếm ngọn đồi 1062 phía Bắc quận Thuờng Đức. Thiếu úy Yên nắm một trung đội trinh sát thuộc tiểu đòan 1 Dù tham dự trận chiến ấy. Thằng Hưng em của anh mà một ngày nào xưa lắm anh bỏ lại trên bờ theo chiếc tàu há mồm rời cảng Hải Phòng lại là đồng chí lái xe tăng T54 thuộc sư 304, đang cùng với sư 324 cố thủ ngọn đồi này. Trải qua 4 tháng dãi dầu bom lửa, dễ thuờng ăn bom nhiều hơn ăn cơm, đến tháng 12 thì Bắc quân rút xuống cứ điểm 1062 (duới chân đồi) nhuờng lại cao điểm 1062 cho các tiểu đoàn 1, 8, 9, 2, 3, 6 và 11 Dù. Tại đây, đồng chí Hưng bị bắt sống khi nhảy ra khỏi chiếc T54 đang bốc cháy. Đêm ấy chiến truờng nằm yên thở khói. Hehehe ca sĩ Duy Khánh hát thế. Chiến truờng như nguời ghiền thuốc lá, lúc nào cũng có lửa lóe, khói lan. Đất mình kể cũng lành. Mới cách vài tiếng khi mặt giời còn cao lắm, từng cặp oanh tạc cơ F5, A37 thay phiên nhau chúi xuống ngọn đồi, nguời chết, bị thuơng nhiều lắm, nằm la liệt cả ta lẫn địch. Ấy thế mà đêm xuống, các chuyến trực thăng tải thuơng đã chở đi hết cả. Cây cối vẫn xanh um, vẫn mơn mởn như kiên gan thách đố sắt thép. Yên lắm, nhưng trong yên ắng có mùi tử khí. Đồng chí Hưng bị trói thúc, nửa nằm nửa ngồi truớc một hầm canh gác trí súng đại liên M60. Nằm giữa lằn đạn, nếu địch tấn công, đồng chí Hưng chết truớc. Từ trong trại, 1 cái đèn pin quơ ngang dọc. Thiếu úy Yên ngủ không đuợc. Theo thói quen, truớc khi đái, anh thuờng châm một điếu thuốc. Cung cách kẹp điếu thuốc giữa ngón trỏ và ngón giữa cũng giống như kẹp thằng nhỏ lúc đái. Lắm khi, tay kẹp thằng nhỏ làm động tác gạt tàn thuốc và tay cầm điếu thuốc lại vẩy lia lịa như tế sao. Có lúc châm cả thuốc vào háng. Thế mà không bỏ tật. - Nè thằng nào gác đó. Thiếu úy Yên đây! Anh lính từ cái hốc đen thui trong lô cốt, nhô đầu lên: - Em. Hạ sĩ Nhỏ nè. Yên rọi đèn pin: - Lạnh heng. Thuốc nè. Vừa nói vừa quăng gói thuốc Ruby quân tiếp vụ. - Nhỏ nè, em làm ơn nấu chút cà phê uống cho khỏe coi. Tao với mày cùng uống. - Dạ để em nấu. Ông thày canh cho em một lát nghe. Coi chừng thằng tù binh. - Ừ! Lựa chỗ khuất mà nhóm lửa. Coi chừng tụi nó bắn sẻ. Đợi Nhỏ đi khuất, anh nhẹ nhàng gỡ vòng kẽm gai ngăn cách giữa lô cốt và tên tù, rút con dao găm bên hông buớc lại gần. - ĐM! Ăn cái đéo gì mà ngu quá! Vừa nói anh vừa cắt giây trói cho Hưng. Giọng anh nhỏ nhưng gấp rút: - Chạy, tao với mày cùng chạy. Hai anh em chạy thoăn thoắt, vụt ẩn vụt hiện sau những rặng lá. Bãi trống lớn lắm. Hồi sáng mấy chiếc xe ủi đất của công binh sư đoàn đốn ngã các cây cối, dọn sạch các bụi rậm làm hàng rào phòng thủ. Để thằng Hưng chạy một mình, tụi lính gác dám nẻ cho mấy loạt đạn ngỏm củ tỏi. Chắc ăn, thiếu úy Yên chạy đàng sau chắn đạn cho em. Đuợc một quãng xa, Yên vừa móc khẩu colt 45 bắn lên trời, vừa la: - Tù chạy! Dậy tụi bay, tù chạy. Miệng nói, tay bắn nhưng ruợt theo em bén gót. Trong trại, có tiếng súng bắn chỉ thiên, không đứa nào dám bắn về phía thiếu úy Yên, đang ruợt theo tên tù binh. Có biết đâu trong đám binh sĩ ngẩn nguời khâm phục sự can đảm của vị trung đội truởng dám đơn thân ruợt theo địch, không một ai nghi ngờ rằng thằng anh che đạn cho thằng em chạy. Yên vừa thở hổn hển vừa nói: - U dạo này khỏe không? Hôm tao đi, ai bế mày về nhà? Hưng ngừng buớc: - Không chạy nữa anh. Nghỉ thôi. Chỗ này an toàn rồi. Yên nóng ruột: - ĐM tao hỏi mày, u khỏe không? Có nói gì đến tao không? Hôm tao xuống tàu vào Nam, ai bế mày về nhà? Hưng lúng túng, dường như hắn nói dối: - U vẫn thuờng, chẳng sao cả. Thỉnh thoảng vẫn khóc vì nhớ anh. Yên cuống quít: - Tao phải về. Mày cầm lấy gói thuốc mà hút. Có mấy tháng luơng tao không xài, gửi về cho u. Không để ý đến chữ "xài" của anh, tiếng nam bộ, khi xưa anh không nói chữ ấy, Hưng nói: - Tiền này của Ngụy không tiêu đuợc. Với lại, u mất rồi anh à. Hai anh em, 1 Ngụy 1 Việt cộng đứng khóc. Có lúc hai anh em ôm nhau, khẩu súng colt 45 còn đạn lăn lóc duới chân với lại 1 xấp tiền cột bằng giây thung. Thế là không bao giờ Yên đuợc dịp về quê hỏi mẹ một câu hỏi mà cả đời không trả lời đuợc: - Quê mình ở Hưng Yên, thế tại sao con là anh cả u lại đặt tên con là Yên mà thằng ba lại là Hưng? Lẽ ra Hưng truớc rồi mới Yên sau chứ. Các cụ hóc hiểm thực. Yên chẳng biết mà Hưng cũng chẳng biết tại sao. Chỉ một năm sau, chiến cuộc ngã ngũ. Mỹ hèn nhát bỏ rơi quân dân miền Nam. Thế là các binh sĩ miền Nam được lịnh tập trung cải tạo trong đó có Yên. Đau nhất là tên quản giáo của Yên lại là Hưng, đứa em trai dạo nào anh cứu thoát. Đêm ấy nguời ta chuẩn bị rộn ràng để thi hành kỷ luật với Yên chứ chẳng liên hoan gì sất. Sau một hồi diễn văn ca tụng công đức Bác và Đảng, thêm vào mấy chữ Mác Xít, Lê Nin Nít, quan điểm, lập truờng gì đó, họ tặng Yên bản án 2 tháng kiên giam rồi xúm quanh cái bàn phủ vải đỏ, nhậu thịt chó với ruợu đế. Thế mà bảo là không phải liên hoan lại là liên hoan, thế mà bảo không phải trốn trại mà trốn trại. Thời buổi cách mạng, lắm khi tuơng mấy chữ chủ nghĩa lăng nhăng, triết thuyết vớ vẩn vào, không hóa thành có, có biến thành không, đến hay. Đau nhất đối với Yên là bản án này lại do thằng Hưng đề nghị và ký tên đóng dấu. Kiên giam là nhốt xuống hầm, xiềng chân vào cái cùm bằng gỗ đẽo và hạn chế ăn uống. Khối nguời rũ ra vì kiên giam, khi tháo cùm ra đã chết cứng tự lúc nào. Lúc đi ngang, Hưng nói nhỏ với Yên một câu: - Ngu thế! Trốn sao được mà trốn. Vẫn yên chí chế độ kiên giam là phải có cái chìa khóa vất duới hầm để mở cùm, cơm canh thừa thãi, vài ngày lại có thịt lợn, lâu lâu lại có chai ruợu đế mà mãi sau này khi qua Mỹ yên mới biết ngày có ruợu là ngày giỗ u, Yên mang nặng trong lòng mối căm hờn thằng em bạc ác. Tuyệt nhiên cho rằng cơm ruợu thịt thà cứ trốn trại khắc có. Ấy là tiêu chuẩn nhà nuớc chứ ai mà dám to gan tiếp tế cho tù cải tạo? Còn thằng Hưng thì có lẽ nó đã mất tính nguời. Cha bố chủ nghĩa chủ nghiếc. ooOoo Tới đoạn này thì có Meta xuất hiện. Meta không can dự vào chuyện hai anh em Yên và Hưng nhưng cũng bận rộn lắm. Hắn đang lục lọi trong garage ra cái bản đồ thế giới, vừa bụi vừa rách để xăm xoi cái gì đó. Hắn tìm một địa điểm trên nuớc Trung Hoa, tên gọi Bắc Kinh. Cầm cây viết chì, Meta viết hai chữ Leng Beng vào đúng ngay chỗ hắn cho rằng đấy là Bắc Kinh, và chữ Bình vào chỗ hắn cho là Nữu Ước. Đếm từ xích đạo trở lên, duờng như hai địa điểm này cùng một vĩ tuyến. Đếm theo kinh tuyến, hai nơi cách nhau những 14 múi giờ. Hắn cho rằng viết văn phải đo đếm tẩn mẩn thế mới hay, tuy rằng suốt đời chẳng thấy ai khen cái tài viết văn của hắn bao giờ. Chệch xuống duới một tí, chỗ có 1 thẻo đất hình chữ S, Meta cũng tháu một chữ H chỗ gọi là Hà Nội, nhưng chữ H này chỉ một mình Meta hiểu là Hưng chứ chẳng phải Hà Nội. Lúc này là năm 1992, Cộng Sản như chuối chín cây, chẳng gió lay, chẳng ai đốn thi nhau rơi rụng. Khởi đầu là Ba Lan, nhóm Công Giáo và phong trào đòan kết của nghiệp đoàn công nhân đồng loạt nổi dậy. Biểu tình khắp nơi. Biểu tình có tổ chức vì rằng các tỉnh cách nhau hàng vài trăm dặm cũng hành động như thể họ xem chung một cái đồng hồ. Hàng triệu nguời xuống đuờng cùng một lúc, dạo ấy điện thọai cầm tay vẫn chưa đuợc thông dụng lắm, ấy thế mà trong đám nguời biểu tình, có những ông công nhân, các con chiên Công Giáo tay cầm điện thoại, tay cầm loa phóng thanh chạy đi chạy lại tất tả. Nguời ta kháo nhau là nhân dịp các giám mục Ba Lan đuợc đi dự công đồng Vatican tận bên Ý, các vị khuân về nuớc tinh những cell phone, máy fax, lại còn những cái máy gì lạ lắm, phóng tiếng nói lên giời, là ở đâu ai cũng nghe đuợc nếu có radio. Báo chí đồn rùm beng là đức Giáo Hoàng cũng nguời Ba Lan, nhận tiền của CIA Mỹ, cung cấp những thứ ấy cho các giám mục. Chẳng biết có đúng không.Thế là Ba Lan sụp đổ. Các bố Cộng Sản mồm lúc nào cũng xoen xoét đạo đức giả chẳng ai bảo ai trốn biệt. Lắm bố lọt qua tận bên Đức, Tiệp, Romanie. Chưa kịp hoàn hồn, các nuớc này sụp đổ theo. Thế là các bố Ba Lan bị chính quyền mới ở các nuớc Đông Âu tóm đuợc, trói tất, xỏ xâu dẫn độ về nuớc, đứa nào nuớc nào dẫn về nuớc ấy. Chưa nguời nào kịp mở mồm theo thói quen, tuyên bố những điều thuơng dân thuơng nuớc. Thảm thuơng nhất là 2 vợ chồng lão Ceaucescu, bí thư đảng Cộng Sản Romanie. Phép đặt tên nuớc này dễ hiểu lắm, cứ con trai tất có chữ cu, con gái có chữ đĩ. Ví dụ Ceaucescu, Helenadi chẳng hạn. Sau khi ra lịnh cho công an bắn chết vài trăm nguời biểu tình, thấy nguời ta ngày càng sục sôi căm phẫn, chỗ nào cũng như biển nguời hàng hàng lớp lớp, hai vợ chồng già Ceaucescu sinh hãi, leo lên trực thăng đi trốn. Chẳng may bị tóm, nguời ta thuởng cho 2 vợ chồng dầy công lao cách mạng này một loạt đạn AK 47, sản xuất mãi tận bên Nga. Từ đấy, ở trung Mỹ Fidel Castro sợ xoăn râu, ở Á Châu, Trung Cộng và Việt Nam ta vội bày ra trò đổi mới. Ngày nào Đặng Tiểu Bình, Fidel Castro cũng lò dò ra cái máy bay trực thăng xem thằng phi công thử máy. Nhỡ có chuyện mà máy không nổ thì bỏ sừ. Tuy chẳng biết chạy đi đâu. Ba lão bàn với nhau, nếu Trung Cộng biến loạn thì Đặng Tiểu Bình bay qua Việt Nam cho gần. Nguợc lại, các đồng chí lãnh đạo ta chạy sang Bắc Kinh. Riêng Fidel Castro thì khác, có gì cứ chạy qua Miami. Sống chết đã có giời. Hình như họ bắt đầu tin sống chết có giời. Ngẫm cho cùng, ngày nay đất nước ta phát triển rạng rỡ, nhân dân ta sung sướng hơn phần nào cũng nhờ vào cái gương trước mắt ấy. Nhà nước thôi không áp bức nữa, tuy hãy còn tật vơ vét, tham nhũng. Meta kể truyện thì phải theo thứ tự, cái nào truớc kể truớc cái nào sau kể sau chứ chẳng bố cục gì ráo. Thế nhưng lần này hắn định kể hai câu chuyện cùng một lúc. Nghĩa là đồng thời ở hai nơi khác nhau, có hai câu chuyện tiến hành cùng một thời điểm. Anh truớc em sau, ta thì vẫn phải nhuờng buớc cho Tàu, ngàn xưa vẫn thế nên lần này Meta kể chuyện Bắc Kinh truớc, dù rằng lúc ấy tại Hà Nội, đồng chí Hưng cũng lò dò dẫn một phái đoàn gần 50 vận động viên ra phi truờng Nội Bài, leo lên máy bay, trực chỉ Seoul, Đại Hàn, tham dự thế vận hội. Ở Bắc Kinh, nói đến đồng chí Leng Beng thì phải đi nguợc thời gian về cái thời Vạn Lý Truờng Chinh, năm 1932, lúc Mao Trạch Đông dẫn đầu đòan quân bệ rạc, đói rách gồm 100 ngàn hồng quân Cộng Sản rút lui về Diên An. Truờng là dài, chinh là chinh phục mà thực ra là cuộc rút lui toàn bộ quân Cộng Sản ra khỏi địa hạt họ Tuởng kiểm sóat. Trong vòng 3 tuần lễ đầu của cuộc Vạn Lý Truờng Chinh này, 25 ngàn trong số 100 ngàn gục ngã trong rừng vì đói khát bệnh tật. Cuối cùng chỉ còn lại 20 ngàn nguời đến đuợc cứ địa Diên An sau khi vuợt qua 11 tỉnh, 6000 dặm đuờng, họ bị những đợt tấn công không ngớt của Quốc Dân Đảng và cái đói rét chết nguời. Năm 1935, Mao Trạch Đông đuợc tuyển chọn làm chủ tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đồng chí Leng Nheng chẳng phải tiếng tăm gì nhưng trong đoàn bại binh Hồng Quân của Mao, ai cũng biết. Chỉ là 1 nông dân, chưa hề biết đến Mác miếc, lẫn những thứ lạ lùng như Bôn Sê Vích, duy vật biện chứng cho nên 5 năm theo Hồng quân, vẫn chỉ làm lính quèn, mỗi khi thấy đồng chí chính ủy nào là sợ xanh cả mặt. Chỉ đến khi cách mạng đánh đuổi thống chế họ Tuởng ra tận Đài Loan, Leng Nheng mới bắt đầu thấm nhuần chủ nghĩa Cộng Sản khi các thuợng tuớng, các nguyên súy,thậm chí cho đến chủ tịch nhà nuớc như Bành Đức Hoài, Lý Tiên Niệm, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức lần luợt theo nhau về âm phủ. Với cụ Leng Nheng, trong thì giết nhau giành ăn, giành quyền, ngoài thì cuớp đoạt tài sản, nhà cửa nhân dân và đầy đọa những kẻ yếu thế vào những trại tập trung gọi là lao cải thì đó là Cộng Sản chủ nghĩa của Trung Quốc. Tới đây bạn đọc thế nào cũng thắc mắc. Vấn đề là cậu Leng Beng đóng vai trò gì trong câu chuyện lại không nói, lại dông dài sọ sang chuyện đồng chí Leng Nheng. Khó gọi ư? Việt Nam ta có chữ "lăng nhăng", có nghĩa là chẳng có quy củ, nay thế này mai thế khác. Muốn phát âm tên của đồng chí Leng Nheng cho đúng, tìm nguời nào nói tiếng Quảng Ngãi nhờ phát âm hộ hai chữ "lăng nhăng" là đúng phóc. Vậy thì cuộc đời đồng chí Leng Nheng cũng "leng nheng" lắm. Trong cuộc Vạn Lý Truờng Chinh, cụ Leng Nheng chẳng đuợc cầm súng, vì rằng có đánh chác với ai đâu. Cả đòan quân đông thế mà nghe tiếng sấm chuyển mưa, kẻ thì vội giơ tay đầu hàng, nguời rùng rùng bỏ chạy. Mới ngày đầu theo họ Mao, cụ Leng Nheng mất mẹ nó cả súng. Từ đấy nguời ta khám phá ra rằng trong đòan quân áo sống rách ruới, ăn tòan những lá lảu, rễ củ đủ lọai ấy cũng cần một anh thợ hớt tóc. Cụ Leng Nheng may mắn đuợc hớt riêng cho Mao Trạch Đông, một tuớng lãnh trẻ đầy triển vọng. Trong chiến tranh có biết bao là sáng kiến mang tầm vóc chiến luợc. Việt Nam ta có lò Hoàng Cầm, một loại bếp không có khói thì hồng quân của họ Mao cũng phát minh ra đuợc kiểu húi tóc ngụy trang, đánh lừa máy bay địch. Nghĩa là tóc phải có lằn ngang lằn dọc như bộ quân phục thời bây giờ, chỗ trắng chỗ đen để từ trên cao nom xuống, địch tuởng nhầm là thửa ruộng mới cầy. Tài tình thế. Sau này bọn tây phuơng ăn cắp cái kiểu húi tóc của cụ Leng Nheng để tạo ra bộ quân phục rằn ri ngụy trang chứ bọn da trắng man di mọi rợ, biết khỉ gì. Từ dạo đuợc làm thợ húi tóc chính cho họ Mao, chỉ 1 năm cụ đuợc phong quân hàm thiếu tá. Hồi ấy các đồng chí khác nhẩm tính, chỉ vài năm thôi, lên tuớng như bỡn. Ấy thế khi đòan quân về đến Diên An thì cụ đâm lo. Ở đấy tuy thôn dã nhưng cũng khớ hơn lúc ở trong rừng, bác Mao thỉnh thỏang uớc ao có 1 cái guơng để xem cụ mần mò gì trên đầu của mình. Một hôm, đúng ra thì là 1 đêm, Mao thức giấc đập bàn gọi cận vệ truyền lịnh tìm cho đuợc cụ Leng Nheng mang về xử tội tiết lộ bí mật quốc gia. Cộng sản lạ lắm, vợ của thuộc cấp đẹp hơn vợ mình, phần vụ của đồng chí khác bé hơn nhưng nhiều tiền hơn, lắm khi chỉ giành gái là thế nào đồng chí bé cũng bị đồng chí lớn gán cho tội tiết lộ bí mật quốc gia. Chả là vì Mao tìm đâu đuợc cái kính soi mặt, ngẫm nghĩ 1 hồi sinh cáu, sai cận vệ tìm cụ Leng Nheng. Thói đời trứng sao khôn hơn rận, cụ đã tính truớc nên lỉnh qua bên Thuợng Hải. Ít lâu sau, năm 1960 cụ qua đuợc Nữu Uớc đã mở đuợc một tiệm hớt tóc khá tuơm, chuyên hớt cho Mỹ đen. Cái giống Mỹ đen đầu tóc xoăn tít, giá nửa năm không hớt thì vẫn nom như thể nguời đầu trọc, có lần cụ bận đi ỉa để mặc thằng Mỹ đen ngủ gật trên ghế, đến lúc ra chưa kịp mó vào cái đầu nó thi nó đã xòe tiền thank you rối rít. Hễ có tiền là cụ chẳng hớt nữa, xếp tông đơ vào ngăn kéo. Nó ngỡ cụ húi rồi, tóc Mỹ đen lúc húi hay chưa húi nom cũng giống như trọc. Giời cũng tinh quái, óc sáng tạo ra phết đấy chứ nhỉ. Nguời ngợm gì trông phát gớm. Sau này nghe tin Mao Trạch Đông chết, bọn tứ nhân bang vào tù, cụ cũng định về nuớc thăm gia đình, nhất là thằng Leng Pheng, con trai duy nhất của cụ nhưng nhớ lại dạo Vạn Lý Truờng Chinh, cụ cũng đã hớt tóc cho Đặng Tiểu Bình, lão này chúa thù vặt, nhỡ chẳng may nó nhốt, vu cho tội gián điệp thì cái tiệm hớt tóc này để cho ai. Thế nên nhớ con nhớ cháu, cụ chỉ biết gửi thư. Ra đi cụ để lại 1 thằng con giai tên là Leng Pheng. Giận cá chém thớt, cuộc đời thằng Leng Pheng cũng... leng nheng chẳng khác gì bố. Cải tạo suốt. Hết Mao chủ tịch đì lại đến cách mạng văn hóa. Cải tạo đến nỗi khi đuợc tha, Leng Pheng chẳng biết làm gì, định xin vào lại trại cải tạo để khỏi lo về cái ăn cái mặc. Cứ Cộng Sản là thiếu ăn thiếu mặc, trừ ra làm cái chức gì đấy. Chăn trâu cho hợp tác xã nông nghiệp ở Cam Túc đuợc vài năm thì lấy vợ, một bần nông tối ngày họp hành nhiều hơn đi cấy cho đến khi bè lũ tứ nhân bang bị tóm thì gia đình đồng chí Leng Pheng bắt đầu khá. Cụ Leng Nheng ở tận Nữu Uớc vẫn chưa biết là mình đã có cháu nội, lại là cháu trai đích tôn tên là Leng Beng đang ở Bắc Kinh, là một lực sĩ tuyển lựa đẳng cấp quốc gia, đang thao luyện chuẩn bị tham dự thế vận hội 1992 tổ chức tại Seoul. Có thể tóm luợc gia phả dòng họ Leng như sau. Dạo ở Diên An trong cuộc Vạn Lý Truờng Chinh, cụ Leng Nheng leng nheng (tức là lăng nhăng, phát âm giọng Quảng Ngãi là leng nheng) với một đồng chí nữ đẻ ra ông con tên là Leng Pheng. Cụ hiện sống tại Nữu Ước, làm nghề hớt tóc. Leng Pheng "léng phéng" với vợ thế chó nào đẻ ra ông con tên Leng Beng, cả đời sống bằng nghề bị cải tạo. Leng Beng thì đang leng beng (tức là lang bang, vẫn giọng Quảng Ngãi) tại phi cảng Kennedy ở Nữu Uớc nguyên là tuyển thủ thế vận hội Trung Quốc. Hẵng biết thế. Bây giờ hãy tạm ngừng câu chuyện tại Bắc Kinh, nói về đồng chí Hưng ở Hà Nội. Xin nhớ lại cho một điều là khi vận động viên Leng Beng rời Bắc Kinh thì cậu không đến Seoul theo đoàn vận động viên ngay mà đuợc phép đi Nữu Uớc thăm ông nội vài ngày rồi sau đó mới đi Seoul. Lúc này ở Hà Nội, đồng chí Hưng cũng bận tíu tít về vụ thế vận hội. Năm 1992 đói quá, tuy cuỡi đầu cuỡi cổ Nam Vang nhưng bọn Pôn Pốt thua chạy chẳng để lại thứ gì ăn đuợc. Giả dụ nó để lại ít mắm bò hóc thì ăn vào lại lè ra, vừa khai lại vừa tanh vừa thối. Thọat đầu chiến sĩ ta tuởng của bở, cũng đánh đổi gạo lấy mắm bò hóc về ăn thử cho biết, rồi vất đi cả. Đi tướt rát cả đít. Hehehe nếu không đi tướt thì cũng bón. Cũng may, bón dễ chữa. Chẳng cần y sĩ đơn vị, cũng chẳng cần thuốc men, đồng chí nào bị bón cứ việc chổng đít lên để đồng chí khác …đào xới bằng viên đạn AK, “đả thông tư tưởng” là khỏi ngay. Chắc bọn Pôn Pốt lóc thịt người làm mắm. Túng thế ta đành bỏ Nam Vang cho quốc tế vui lòng, rồi tuyên bố mở cửa. Nghĩa là từ nay, bọn tư bản mại sản là cha bố dân tộc ráo trọi. Đến cả các đồng chí lãnh đạo ta cũng phải khom lưng kính cẩn bắt tay các bố tư bản trong nuớc, hứa từ nay không dại dột thế nữa. Đã hội nhập thì phải hội nhập cho trót. Ta cũng có giáo hội Công giáo, Phật giáo, Hồng Thập Tự, tổng cục thể dục thể thao, đặc biệt túc cầu để giao lưu với thế giới. Để phân biệt ta khác Ngụy, túc cầu ta gọi là bóng đá, nhà thờ chùa chiền cũng để phân biệt với La Mã, tay sai đế quốc thì ta thay tuợng Chúa, Phật bằng tuợng bác Hồ. Hồng Thập Tự của ta cũng khác Ngụy, chữa bịnh hòan toàn bằng Xuyên Tâm Liên chứ không dùng thuốc của tư bản. Lẫn chất tư bản vào nguời, phẩm chất đạo đức cách mạng ít nhiều cũng vấy bẩn. May mắn đồng chí Hưng đuợc cử đi đại diện cho phái đoàn vận động viên Việt Nam kỳ này. Dạo ấy nền thể dục thể thao ta chưa phất như bây giờ. Đừng tuởng truởng đoàn chẳng phải thi đấu mà suớng. Nó quan trọng như một vị tuớng cầm quân dành vinh dự cho nuớc nhà. Với hơn 50 vận động viên cả năm chẳng có đuợc miếng thịt lợn đút vào mồm, việc canh chừng các đồng chí lực sĩ ta bạ cái gì xanh xanh đỏ đỏ duới đất cũng nhặt đút vào mồm cho đỡ đói quả là gian khổ. Đảng quán xuyến hết chứ có thiếu cái gì đâu, sáng ra ông truởng đoàn phải luộc một nồi khoai, thời ấy khoai cũng hiếm mà đảng chọn tinh những khoai cao cấp dành... xuất khẩu. Bọn đế quốc Pháp, Mỹ, Đại Hàn, Úc …dòm ngó nuớc ta hàng thế kỷ cũng vì thèm thứ khoai cao cấp này chứ chẳng phải ý thức hệ gì sất. Cứ hiểu thế. Sau đó ông truởng đòan phải rứt cho mỗi lực sĩ một nắm thuốc lào, chia rõ đều. Chia cái ăn cái hút mà không đều là phạm quan điểm nhân dân, cải tạo chứ chẳng chơi. Cũng may, thế vận hội này không tổ chức ở Mỹ chứ nếu thế, lại phải lo cái khoản lực sĩ bỏ trốn. Giống như mọi nuớc Cộng Sản khác, ta rất coi trọng sĩ diện. Tuy chắc chắn chẳng khi nào đoạt đuợc huy chuơng gì hết nhưng chỉ cần làm thế nào cho thế giới biết rằng ta đang hội nhập, việc cầm lá cờ đỏ sao vàng dẫn đầu đoàn lực sĩ Việt Nam diễn hành trên sân ngày khai mạc rất là quan trọng. Chẳng thế mà không quản ngại hành lý cồng kềnh vì bị khoai cao cấp, ông truởng đoàn cụ bị theo một cái bàn là điện mang nhãn hiệu Duơng Tử, nghe nói cũng là sáng chế của các khoa học gia hàng đầu xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, dùng để ngày khai mạc, ủi lá cờ cho thẳng thớm. Việc đồng chí nào mặc áo vá, đi chân đất vì thiếu giầy phải đi lẩn vào trong, đồng chí nào muợn đâu đuợc giày dép thì đi hàng ngòai cho quan khách nom vào đã dặn kỹ, chắc chẳng phải lo nữa. Mới mở cửa cái gì cũng túng thiếu, câu "áo anh rách vai quần tôi có hai miếng vá, rồi thì buốt giá chân không giầy" không phải chỉ để hát trên sân khấu, mà nó còn đuợc thể hiện ngay trên y phục của các lực sĩ ta. Ngày nay sách vở giáo khoa của ta vẫn còn ca ngợi đôi dép râu chinh phục Truờng Sơn, ngay đến đôi dép của bác Hồ cũng đuợc trang trọng chưng bày trong viện bảo tàng nhân dân, nhưng chẳng ai còn đi đôi dép ấy nữa. Huyền thọai về đôi dép râu chỉ đuợc nhắc nhở một khi ta không có giầy. Có rồi, chẳng ai thèm xỏ chân vào vì rằng tuy thần thánh, đôi dép này sao êm ái cho bằng đôi giầy tư bản. Ta chỉ nói mẽ một khi ta chẳng bằng nguời, một khi có điều kiện, cái ta ca tụng là thần thánh một dạo phải vứt đi ngay, kẻo nguời ta trông vào đâm xấu hổ. Cho nên tuyển thủ ta, đồng chí thủ môn, hậu vệ ít chạy hơn hàng tiền đạo, vẫn cứ phải đi chân đất. Khi nào sự nghiệp đổi mới thành công, ắt cái gì cũng có. Ở Bắc Kinh, vận động viên Leng Beng, 19 tuổi, tuyển thủ quốc gia Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc leo lên máy bay đi Nữu Uớc thì đồng chí Hưng cũng dẫn đầu một đoàn vận động viên Việt Nam, trèo lên máy bay của Nga, trực chỉ Seoul. ooOoo Cho phép thằng Meta nhảy sang Nữu Ước. Kể truyện lôi thôi quá. Đang từ Bắc Kinh, nhảy sang Hà Nội rồi bây giờ sọ qua Nữu Ước. Thật chẳng ra làm sao nhưng truyện này nó phải thế vì ngay tại cái băng ghế này, truớc mặt là tiệm bán hàng lưu niệm, sau lưng là quầy điểm tâm, đồng chí Leng Beng đang ngồi nghỉ. Cậu đã gặp ông nội và đang trên đuờng qua Seoul thi đấu. Đúng ra đồng chí phải đi theo đoàn nhưng vì bao năm cha mẹ cậu bị cải tạo oan uổng nên cậu đuợc huởng đặc ân sang thăm nguời ông chưa hề gặp mặt. Ông nội nhiều tiền quá! Hóa ra hớt tóc ở nuớc tư bản cũng lắm tiền chứ không như đảng nói là giai cấp công nhân tư bản đang rên siết duới ách bóc lột. Định cho ông cụ hộp nhân sâm để bồi duỡng tuổi già mà ông cụ lôi ra một mớ vàng, tiền đưa cho thằng cháu mang về cho bố. Ông cụ còn dặn chuyến này thi đấu đừng để nhơ danh dòng họ Leng đã lừng danh khắp các... trại lao cải. Chẳng biết từ đâu, một anh thanh niên cũng xách một túi xách ngồi ngay bên cạnh, nhỏ nhẹ: - Excuse me! May I seat here? Chẳng biết tiếng Mỹ, đồng chí Leng Beng cũng nhích qua một bên cho cậu thanh niên ngồi. Đó là Bình, con ông Yên, trung úy Yên, cựu cải tạo viên trại cải tạo Hàm Tân dạo nào, vuợt biên qua Mỹ đuợc 4 năm, định cư ở Cali. Sinh ra vào lúc đất nước hòa bình, chả thế Bình lại tên là Bình để đánh dấu thời chiến tranh đã qua đi, nơi nơi im tiếng súng, ấy thế mà Bình cũng vẫn là nạn nhân chiến tranh mới lạ. Dạo còn bé khi cả nước lâm vào nạn đói, nhà vẫn thường ăn bo bo thay cơm, Bình vẫn phải lẻn vào nghĩa địa đào củ sắn dại, luộc ăn thêm cho đỡ đói. Chẳng may, vùng ấy trước đây đã bị Mỹ bỏ chất da cam, cây ối trụi lủi hết cả, duy chỉ loài sắn dại mọc được, lại mọc trong nghĩa địa. Ăn thứ độc địa ấy vào, chẳng bao lâu thì mẹ chết, bỏ Bình ở lại mồ côi. Sống vất vưởng như thế được vài năm thì ông Yên được ra tù. Chất da cam không giết chàng vì nghe nói nó chỉ làm biến dạng thai nhi, và những người suy dinh dưỡng. Nhưng từ đấy Bình mắc cái tật lạ lắm. Thỉnh thoảng khi đến cơn, đầu nóng hầm hập, đôi tay như sưng lên làm căng cả ống tay áo, nhức nhối. Chỉ một cách giảm đau là tìm một cái gì đấy, vận động cho bớt đau. Bình thường nhân dịp như thế để săn chim. Nguyên bãi tha ma gần nhà có bầy cò, mỗi chiều bay về xúm xít quanh cái hố bom nay thành cái ao cạn. Nhác thấy bóng người thì cả đàn bay vụt lên thinh không, chẳng làm sao bắt được. Thế nhưng Bình bắt được chỉ vì cậu không cần đến gần. Đứng xa hàng nửa cây số, chỉ 1 cái vung tay là thế nào cũng có 1 con cò xấu số trúng viên đá, lăn ra chết. Lúc mẹ mất, Bình chỉ ăn thịt cò để sống. Nếu có ai đi ngang cây đa ngoài nghĩa địa, thấy những lổ thủng ở thân cây đa, ấy là do những viên đá ném cò của Bình chứ không phải bom đạn gì cả. Giá như có ai trông thấy cách săn cò của Bình hẳn ngạc nhiên ghê lắm về cái tài cũng như sức mạnh thần bí của đôi tay Bình. Nhưng Bình lấy thế làm thường. Bình nghĩ chắc tại người ta không thích ăn thịt cò, vừa tanh vừa dai chứ không phải dễ gì ai cũng ném được. Đến khi qua Mỹ không phải ăn thịt cò nhưng mỗi lần lên cơn, Bình vẫn phải làm gì cho cánh tay bớt nhức. Có lần, chàng nhấc hẳn cái xe hơi của ai đấy đậu trước cửa nhà, chỉ vì nó làm Bình vướng mắt. Chả biết cái sức khỏe dị thường ấy phát sinh từ chất da cam hay không nữa. Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Hôm nay Bình có mặt ở phi trường Kennedy, New York vì phải tiễn người yêu từ Cali đi Đại Hàn thăm ông cậu. Đáng lẽ chỉ chở nguời yêu đến phi truờng San Francisco rồi về ngay nhưng ông Yên nằng nặc bắt cậu Bình phải đưa cô con dâu tuơng lai đến tận Nữu Ước. Ông bảo ngày xưa khi tiễn ai là phải đưa đến bến đò rồi mới đuợc quay về. Ông còn nói lão thái tử Đan nào đó, tiễn Kinh Kha đến bờ sông Dịch để đi đâu không biết, rồi mới quay về. Nguời ta không đưa qua sông vì sợ tốn hai lần tiền đò ngang. Mình là con nhà đàng hoàng gia giáo, đưa nguời là phải đưa qua sông, một mặt để dằn mặt nhà ông Thâm Tâm tác giả bài thơ Tống biệt, một mặt để chứng tỏ với Thủy, cô con dâu tuơng lai, vợ sắp cuới của Bình rằng tuy nghèo, tình nghĩa mới là trọng. Thủy là một du học sinh ở Việt Nam, Bình là học sinh năm thứ 2 ngành điện tử. Cả hai cô cậu cùng học tại UCLA. Quen nhau, mến nhau, đưa nhau về nhà ra mắt ông Yên rồi đang tính chuyện thành hôn. Chỉ chờ ngày tốt nghiệp là thành gia thất luôn thể. Đưa nguời yêu lên phi cơ đi Đại Hàn xong, cậu lang thang trong hành lang chờ giờ bay về Cali, sao cho đúng giờ ông Yên ra phi truờng San Francisco đón. Cậu thấp thỏm mong cho máy bay khởi hành đúng giờ, đừng trì hoãn. Ngồi bên cạnh, đồng chí Leng Beng cũng mong thế. Mấy ai đi máy bay mà không mong thế? Lúc này đồng chí Leng Beng có vẻ bức xúc lắm. Buồn đái, định nhờ cậu Bình nom hộ túi hành lý trong đó có gói vàng của ông cụ Leng Nheng gởi về cho bố, kèm theo giấy vé máy bay đi Seoul, mà chưa biết ngỏ lời ra sao. May mắn, Bình nói truớc: - Này! Việt Nam hả? Câu này thì đồng chí Leng Beng hoàn toàn không hiểu. Giá có nói bằng Anh ngữ, đồng chí cũng mù tịt. Cái khó nó bó cái khôn, đồng chí vội đưa tay chỉ vào bẹn, rồi chỉ vào túi xách, rồi chỉ vào cái restroom ở một góc xa, xổ ngay một tràng tiếng Tàu nghe cứ như câu gì trong phim chuởng, lúc tây độc Âu Duơng Phong sắp thi triển hàm mô công. Bình hiểu ngay: - Take a leak hả? Don't worry, leave it here, I will take care your stuff. Thì Anh ngữ đồng chí Leng Beng cũng mù tịt. Đã bảo thế nhưng chần chừ thì dòng thác cách mạng của đồng chí phun ra quần mất, nên đánh liều, Leng Beng đi như chạy vào restroom, còn nhanh hơn lúc ông nội chạy 6000 dặm về Diên An dạo nào. Giá mà lần này đồng chí ghi danh thi chạy, huy chuơng vàng như bỡn. Tiếc thay, trên chỉ định đồng chí thi môn ném tạ. Bình không để ý, miên man hồi tuởng về đôi gót đỏ như son thoăn thoắt theo đòan nguời vừa đen vừa trắng, khuất sau cái quầy soát vé. Đã hơn 2 tiếng, không biết Thủy bây giờ trôi nổi tận đâu. Cậu bỗng nhớ nguời yêu. Nỗi nhớ khôn tả. Cậu cũng chẳng để ý đến đồng chí Leng Beng, tất tả xách nhầm cái túi của cậu, trong đó có vé máy bay về Cali, nơi ông Yên đang vểnh râu ngồi chờ trong phòng đợi phi cảng. Trơ lại cái túi cũng có nhãn hiệu Nike giống y như túi của cậu trong đó có vé máy bay đi Đại Hàn tham dự thế vận hội. Chẳng trách đuợc. Cái túi xách của Bình và của đồng chí Leng beng giống nhau như đúc. Hóa cho nên, túi của Bình có vé máy bay về Cali, nơi có ông Yên đang ngồi chờ rước con, thì đồng chí Leng Beng xách; còn túi của đồng chí Leng Beng có vé máy bay đi Seoul, nơi đang tổ chức thế vận hội thì Bình xách. Móc cái vé máy bay trong túi xách của đồng chí Leng Beng để lại, cậu Bình vẫn yên chí rằng mình về San Francisco chứ không phải đi Seoul. ooOoo Thế vận hội Seoul, Đại Hàn. Bình đuợc các đồng chí Trung Quốc đón tận phi truờng Seoul chở thẳng đến sân thi đấu. Cậu đến hơi trễ, lúc này một lực sĩ nguời Ba Lan đang dẫn đầu bảng. Sân vắng nguời lắm. Từ bao giờ bộ môn ném tạ chẳng mấy ai tha thiết. Ông lực sĩ nguời Ba Lan có bộ ria mép kiểu Sì Ta Lin đang khùynh khòang hai tay ra cái điều phởn lắm. Chưa khóc bao giờ, tí nữa lúc chào cờ Ba Lan nhận huy chuơng vàng, đào đâu ra nuớc mắt để cho báo chí chụp hình? Tuy thưa khán giả, Bình vẫn nhận ra Thủy đang ngồi ở hàng ghế đầu, vẫn cái mũ dã cầu anh mua tặng, đã bảo mãi mà nàng vẫn luôn đội lệch về bên trái. Lệch thế mà duyên dáng lắm. Không hiểu vì yêu quá mà thần hồn nát thần tính, Bình đinh ninh con gái phải đội mũ lệch mới dễ thuơng. Bên cạnh nàng là một nguời anh không hề quên. Vâng đó chính là đồng chí Hưng, chú ruột của anh mà cũng là cậu của Thủy. Việc của đồng chí đã xong. Hôm qua tuyển thủ bóng đá Việt nam bị bọn Nam Hàn thủng luới 5 - 0 không gỡ đuợc quả nào cũng tại đồng chí thủ môn bỏ gôn chạy đi hút thuốc lào. Mục đích chính của đồng chí là đi thăm cô cháu gái du học bên Mỹ chứ thi đấu ăn thua gì. Giả dụ có chiếm huy chuơng vàng, đồng chí cũng đếch cần. Việc xong là đuợc rồi. Thủy chính là cháu gái đồng chí. Hôm nay hai cậu cháu định xem xong pha ném tạ là đi mua ít củ sâm về cho bà Hưng tẩm bổ. Ăn mãi khoai sắn, lại có lúc nhà nuớc hăng tiết muốn tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa, ăn bo bo rạc cả nguời. Bà Hưng dặn chồng, qua bên xứ tư bản mua cho bằng đuợc ít nhân sâm chính hiệu Đại Hàn, chứ bà nghe trong mình duờng như yếu lắm. Bà ấy chỉ vẽ chuyện thế chứ mới hơn 40, yếu thế chó nào đuợc. Mới hôm nào đồng chí Hưng bị trâu đuổi, chả biết sao khi nào đồng chí đội cái nón cối là trâu nó không ưa, bà Hưng chạy sấn vào giữa, nắm sừng con trâu, ủn một phát mà con trâu ngã quỵ. Ngữ ấy thì cần gì nhân sâm? Khuôn mặt ấy cậu Bình không thể nào quên đuợc. Đó chính là ông chú ruột bất nhân gian ác mà mỗi khi tình hoài hương nổi lên, ông Yên lại chìa tấm hình của đồng chí Hưng cho con giai xem. Cậu thuơng bố lắm. Từ lúc mẹ mất sớm, trên đời này chỉ hai bố con tối sớm có nhau, bố thuơng ai cậu thuơng nguời đó, bố ghét ai cậu ghét nguời đó. Bố bảo bố ghét thằng Hưng vì nó dám nhốt bố duới cái hố hai tháng, thì cậu cũng ghét ông chú bạc ác này. Cậu tâm nguyện có một ngày nếu gặp ông chú, cậu sẽ tặng cho vài phát đấm cho bõ ghét. Hôm nay chính là ngày ấy, cậu gặp kẻ thù của bố. Mặt cậu nóng phừng, mắt cậu nhìn về phía khán đài nơi có hai bộ mặt quen thuộc, một dễ thuơng của Thủy, một dễ ghét của chú, cậu lẩm bẩm như thể nói với bố: - Bố ơi, giá mà bố có đây để xem con trả thù. Lúc nãy còn ở ngoài sân, cậu đã nhắm kỹ. Cậu tập mấy lần. Xoay hai vòng lấy trớn là ném quả tạ thì xoay thên nửa vòng nữa, ném đúng vào cái mặt đầy những răng và lợi của ông chú. Đó là sự cố. Trong thể thao, vẫn nhiều nguời mua vé đắt để đuợc ngồi hàng đầu, dù thỉnh thoảng bị lực sĩ nhỡ tay tuơng cho vài phát vều cả mặt. Chẳng ai bắt lỗi đâu vì rằng đó chỉ là nhỡ tay. Nghe xong tiếng loa phóng thanh có mấy tiếng Leng Beng leng biếc, cậu chạy ra sân chào khán giả. Lúc này anh lực sĩ Ba Lan, người đứng đầu bảng đã ngồi nghỉ. Khuềnh khoàng mãi cũng trơ nên ngồi xuống chờ thằng Trung Quốc ném xong là chạy ra nhận huy chuơng vàng. Vẫn không biết lúc chào cờ đào đâu ra nuớc mắt? Tưởng thì dễ, mó vào quả tạ mới biết là khó nhá. Nặng lắm. Cậu lại chưa hề tập bao giờ. Cậu tính ném để thi đấu thì khó chứ ném vào mặt ông chú thì dễ mà bây giờ mới thấy chẳng dễ tí nào. Xoay một vòng là quả tạ lôi cậu thêm mấy vòng nữa. Mấy vòng cậu chẳng biết vì rằng cậu đang nhắm tịt mắt. Cả khán đài vỡ tung tiếng reo hò. Chẳng những cờ Trung Quốc tung bay tứ phía mà bọn đen bọn trắng cũng nhẩy cỡn lên như phải bỏng. Cả vận động trường yên ắng bổng như cuồng loạn. Bình ném xa quá! Hơn hẳn mức của anh lực sĩ Ba Lan những 4 feet. Dĩ nhiên Bình đoạt huy chuơng vàng kiêm luôn phá kỷ lục thế giới. Ông lực sĩ Ba Lan giả vờ nắn bóp tay ra cái điều tao đau tay mới bị thua mày, mà guơng mặt nhăn nhó như khỉ ăn ớt. Bọn Trung Quốc túa ra sân thi đấu, công kênh cậu chạy một vòng khán đài, giúi cho cậu một lá cờ đỏ loét. Trong cơn điên cuồng của âm thanh, cậu không nghe thấy tiếng Thủy la lạc giọng. Ông chú cũng đứng dậy vỗ tay. Đừng tuởng tình quốc tế vô sản mà Việt Nam phải ủng hộ Trung Quốc. Ông vỗ tay chẳng qua vì cô cháu gái vỗ tay mừng quá đỗi thế thôi. Đang chào cờ Trung Quốc, cậu tháo cái huy chuơng vàng vất xuống đất, buớc về phía Thủy đang giang rộng tay chào đón. Vị truởng phái đoàn Trung Quốc vội chạy lại bục lãnh giải, nhặt cái huy chuơng vàng đeo vào cổ mình, tay giuơng cao lá cờ đỏ lòm, cuời toe toét. Trung Quốc chẳng dám nói vận động viên Leng Beng là nguời Việt Nam mà cậu Bình cũng thế, không dám nói. Tội nghiệp hai trẻ, họ hàng chằng chịt thế chẳng biết sau này làm sao mà cưới xin? Ở phi truờng San Francisco, ông Yên sốt ruột lắm vì chờ mãi chẳng thấy thằng Bình đâu. Đã thế lại còn bị một thằng nào va vào làm ông ngã chổng vó. Điên tiết, ông mắng: - Đi với đứng thế nào thế. Mù hả? Va phải lực sĩ có khác. Đồng chí Leng Beng đỡ ông đứng dậy, nói líu ríu thứ tiếng gì lạ lắm, nghe như có chữ cuốc xẻng gì đó mà ông Yên đoán rằng nó xin lỗi mình. Cảm tuởng đầu tiên của đồng chí Leng Beng là phi truờng này không giống như phi truờng Seoul bên Nam Hàn mà các đồng chí truởng phái đoàn đã từng mô tả vì chẳng thấy một mống Đại Hàn nào. Hết.