Chương 1
ANH QUỐC

Chiếc thủy phi cơ sắp đến là chiếc máy bay tuyệt vời nhất từ xưa đến nay.
Tom Luther đứng trên bến tàu Southampton, ngước mắt nhìn lên trời để dõi tìm chiếc máy bay sắp hạ cánh, lòng nôn nao lo sợ, lúc ấy là vào buổi trưa và sau khi có tin nước Anh tuyên chiến với Đức được nửa ngày. Anh ta luôn miệng ngân nga khe khẽ mấy khúc nhạc của Beethoven:
đoạn đầu trong bản Côngxéctô LEmpẻrẻủr, một giai điệu trầm buồn rất hợp với không khí chiến tranh.
Một đám đông đến xem đứng quanh anh ta. Họ là những người say mê máy bay, với ống nhòm trên tay, là những chàng trai trẻ và những người hiếu kỳ.
Luther tính ra thì đây là lần thứ chín chiếc thủy phi cơ Clipper của Hãng Hàng không Pan American đáp xuống nước ơ Southampton, nhưng sự kiện này cũng không mất tính hấp dẫn mới lạ của nó. Chiếc máy bay rất kỳ diệu, rất đẹp đến nỗi mọi người đều tụ tập đến để xem ngay cả vào ngày đất nước họ bắt đầu lâm chiến. Trên bến tàu đã có hai chiếc tàu thủy đẹp lộng lẫy đang đậu, nhưng những khách sạn nổi này chẳng làm mọi người quan tâm, mà tất cả đều ngước mắt nhìn lên trời.
Trong khi chờ đợi máy bay đến, mọi người đều bàn tán với nhau về chiến tranh. Trẻ con rất náo nức trước viễn cảnh này; người lớn nói chuyện nho nhỏ với vẻ như đã nghe tiếng xe tăng và đại pháo kề bên; còn đàn bà thì chỉ giữ vẻ yên lặng. Luther là người Mỹ, anh hy vọng đất nước mình sẽ đứng ngoài cuộc chiến tranh này:
đây không phải là việc của người Mỹ. Ngoài ra, chỉ có một việc khi người ta nói đến những người Đức Quốc xã là:
họ không thích chủ nghĩa Cộng sản.
Luther là một kỹ nghệ gia sản xuất vải len, có một thời anh đã gặp nhiều chuyện khó khăn với những người Cộng Sản trong Các nhà máy sợi của mình.
Anh đã hoàn toàn phụ thuộc vào họ; họ đã làm cho anh gần sạt nghiệp. Nhớ lại chuyện này anh tức ứa cơm. Nhà máy sản xuất áo quần của bố anh đã thất bại, lại còn bị người Do thái cạnh tranh làm cho suy sụp thêm, rồi nhà máy len của Luther bị những người này hăm dọa - mà phần đông trong số này là người Do thái. Lúc bấy giờ Luther gặp được Ray Patrỉarca, và cuộc đời của anh được thay đổi. Thuộc hạ của Patriarca biết cách trị người Cộng sản. Anh ta đã thực hiện được nhiều vụ. Một người lãnh đạo phong trào đấu tranh đã bị máy dệt. nghiền nát một bàn tay. Một người hoạt động trong phong trào công đoàn đã bị một tay tài xế lái ẩu cho chầu Diêm vương. Hai người đàn ông than phiền về các qui chế bảo hiểm của công nhân không được thực hiện nghiêm túc, đã bị lôi kéo vào một cuộc ẩu đả trong quán rượu, rồl kết thúc cuộc đời trong bệnh viện. Một chị công nhân thường than vãn này nọ, đã tự động bỏ việc ở công ty sau khi nhà chị bị thần hỏa đến viếng. Những việc này chỉ xảy ra trong vòng mấy tuần, rồi từ đó về sau tất cả đều êm thấm. Patriarca đã học được sách lược của Hitler:
phương pháp duy nhất để trị người Cộng sản là nghiền nát họ như nghiền gián. Luther nhịp chân lên đá, luôn luôn khẽ ngân nga trong miệng nhạc của Beethoven.
Một chiếc tàu tuần tra rời bến tàu của Hãng Hàng không Hoàng gia Anh phía bên kia cửa sông, ở Hythe, chạy quanh nhiều vòng khắp khu vực máy bay sắp đáp xuống, để bảo đảm không có vật gì chướng ngại trên mặt nước. Đám đông nôn nóng thì thào với nhau:
chắc chắn chiếc thủy phi cơ sắp đến rồi.
Người đầu tiên trông thấy chiếc máy bay hiện ra là một cậu bé mang đôi giày mới toanh. Cậu ta không có ống nhòm, nhưng cặp mắt mười một tuổi của cậu sáng hơn những tấm thấu kính ở trong ống nhòm. “Máy bay đến kìa “ - Cậu ta reo lên giọng lanh lảnh. “[i][navy]Chiếc Clipper kia kìa” - Cậu ta chỉ về phía Tây Nam.
Mọi con mắt đều đổ dồn về phía ấy. Mới đầu, Luther chỉ thấy một vật lờ mờ như hình một con chim, nhưng chỉ một lát sau, vật lờ mờ ấy hiện rõ hình dáng một chiếc máy bay, và mọi người đều lộ vẻ hân hoan, thích thú:
cậu bé đã nói đúng. Mọi người đều gọi chiếc máy bay khổng lồ có vận tốc nhanh này là chiếc Clipper, nhưng theo kiểu thiết kế kỹ thuật, thì nó là một chiếc Boeing B-314.
Hãng Pan American đã đặt hàng cho Hãng Boeing đóng một loại máy bay có khả năng chuyên chở hành khách bay qua Đại Tây dương với điều kiện phải rất sang trọng, và kết quả là họ có một lâu dài bay khổng lồ, lộng lẫy, với sức mạnh phi thường. Hãng đã nhận được sáu chiếc và đặt mua thêm sáu chiếc nữa. So về mặt tiện nghi và vẻ đẹp, thì loại thủy phi cơ này tương đương với những chiếc tàu thủy khổng lồ chạy xuyên đại dương hiện đang neo đậu tại Southanlpton, nhưng trong khi những chiếc tàu thủy lộng lẫy kia phải mất bốn hay năm ngày mới vượt qua được đại dượng, thì chiếc Clipper chỉ bay mất từ 25 đến 30 giờ thôi.
Vừa nhìn chiếc máy bay đến gần, Luther nghĩ đến lời của nhiều người cho rằng đây là một con cá voi có cánh. Cái mõm của nó khổng lồ có:
hình vuông như mõm cá voi, thân máy bay thật đồ sộ và đuôi máy bay thon thả, tận cùng bằng cặp cánh phụ. Những động cơ khổng lồ được gắn gọn vào hai cánh. Dưới hai cánh, có một cặp phao ngắn dùng để giữ cho thủy phi cơ đứng vững khi đậu trên mặt nước. Phía dưới thân máy bay, nhìn nghiêng trông như vỏ một chiếc tàu thủy chạy nhanh.
Chẳng bao lâu, Luther thấy rõ những ô cửa sổ có hình chữ nhật ở hai bên thân tàu, những ô cửa sắp xếp không đều nhau, một dãy ở boong trên. Anh vừa mới đến nước Anh trên chiếc Clipper này cách đây một tuần, cho nên anh biết rất rõ cách bố trí trên tàu. Boong trên của tàu gồm phòng lái và phòng chứa hành lý còn boong dưới dành cho hành khách. Ở boong hành khách thay vì những dãy ghế bành cho khách ngồi, thì người ta lại đóng một dãy vách hõm vào để kê ghế dài bọc nệm. Đến giờ ăn, phòng khách chính biến thành phòng ăn, còn ban đêm thì những ghế dài sẽ được biến thành giường ngủ.
Máy bay được chế tạo như thế để hành khách được hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài và khỏi bị nhiễm lạnh. Trên sàn boong có lát thảm dày, ánh sáng được lọc cho dịu lại, màn nhung có màu sắc thanh nhã và nệm ghế được bọc da độn bông. Trên vách gắn một lớp cách nhiệt dày để làm giảm bớt tiếng ồn do tiếng máy gây ra. Ông Cơ trưởng có thái độ trầm tĩnh uy nghiêm, nhân viên phi hành đoàn mặc đồng phục của hãng Pan American rất thanh lịch, và nhân viên phục vụ luôn luôn cần mẫn. Khách muốn thứ gì người ta cung cấp đầy đủ thứ ấy, luôn luôn khách được đề nghị ăn cái này hay uống cái nọ; tất cả thứ gì khách muốn, thứ ấy hiện ra như một trò ảo thuật. Đến tối những chiếc giường ngủ được màn che kín và dâu tây tươi mát có sẵn trên bàn ăn vào giờ điểm tâm. Thế giới bên ngoài trở nên phi thực, như một cuốn phim được chiếu lên các ô cửa sổ bên hông tàu, và vũ trụ hình như thu gọn lại vào bên trong máy bay.
Để hưởng trọn hạnh phúc này, người ta phải trả một giá rất đắt:
Sáu trăm bảy mươi lăm đô la một vé khứ hồi; bằng một nửa giá tiền một ngôi nhà nhỏ. Khách đi máy bay đều là các nhân vật đế vương, các tài tử xi nê, giám đốc các công ty lớn và nguyên thủ các nước nhỏ.
Tom Luther không thuộc trong số các nhân vật này. Anh giàu đấy, nhưng anh đã làm việc cật lực mới có được một gia sản kếch xù, cho nên anh không xài phí tiền bạc vào cuộc sống xa hoa. Tuy nhiên, anh phải làm quen với chiếc thủy phi cơ. Anh được một nhân vật có uy lực, rất có uy lực, giao phó cho một nhiệm vụ tối nguy hiểm. Người ta không trả công cho anh, nhưng đổi lại, người ta sẽ giúp anh, những chuyện mà tính ra có lẽ còn đáng giá hơn cả tiền công trả cho anh nữa.
Công tác này còn có thể hủy bỏ, anh đang chờ bật đèn xanh. Anh đang ở trong tình trạng phân vân, vừa mong muốn tiến hành nhiệm vụ lại vừa mong sao khỏi phải làm công việc này.
Máy bay giảm độ cao với tư thế xiên xiên, đầu ngẩng lên, đuôi hạ thấp. Khi máy bay xuống gần, một lần nữa, Luther cảm thấy bàng hoàng kinh ngạc trước kích thước đồ sộ của nó. Anh đã biết thân máy bay có chiều dài 33 mét và cánh sải rộng đến 43 mét, nhưng những con số này chẳng có nghĩa lý gì khi người ta chưa thấy nó nằm trên mặt nước.
Bỗng người ta có cảm giác như chiếc thủy phi cơ không bay mà nó đang rơi và sẽ va mạnh vào mặt nước rồi chìm mất xuống đáy biển. Nhưng rồi người ta thấy như thể nó được treo lơ lửng trên mặt nước bằng một sợi dây vô hình. Rồi cuối cùng nó chạm vào mặt nước, nhảy lò cò trên sóng, làm bắn tưng tóe từng đám bọt nước. Nhưng cửa sông nằm khuất gió, nên sóng rất ít, và chỉ một lát sau, sàn máy bay chìm xuống nước, từng đám bụi nước văng lên tưng tóe.
Máy bay chạy tới vạch trên mặt nước xanh một đường trắng, rẽ ra hai chùm bọt nước hai bên; Luther nghĩ đến một con vịt trời trên hồ, hai cánh xòe ra, hai chân bơi dưới bụng. Bụng máy bay chìm dưới nước một ít làm cho hai chùm bọt nước rộng thêm ra, phần than trước nhấp nhô bập bềnh. Tia bọt nước càng nhiều thêm trong khi máy bay vươn lên lại, cái bụng như bụng cá voi trườn tới trước. Cuối cùng mũi máy bay hạ xuống. Tốc độ thình lình giảm sút, những chùm bọt nước biến mất, chỉ còn lại những xoáy nước nhẹ nhàng, và chiếc thủy phi cơ lướt đi trên mặt biển như một chiếc tàu thủy, êm ái như thể không bao giờ cất cánh bay lên trên trời xanh được Luther nhận thấy mình nín thở, rồi anh buông tiếng thở dài. Anh lại khẽ hát trong miệng. Chiếc thủy phi cơ tiến về chỗ đậu. Chính chỗ này tuần trước anh đã từ chiếc thủy phi cơ bước lên bờ, trên bến tàu nổi đã được bố trí rất tiện lợi cho khách lên xuống dễ dàng. Chỉ trong mấy phút người ta buộc dây neo ở trước và sau máy bay, rồi kéo máy bay vào chỗ đậu nằm giữa hai cái đê chắn sóng của bến tàu. Khách quan trọng bắt đầu xuất hiện, họ đi đến cửa đã mở trên cánh máy bay, bước sang bến tàu nổi, rồi từ đấy họ theo cầu tàu để lên bờ.
Luther bỏ đi, nhưng bỗng anh dừng lại. Một người đàn ông xuất hiện bên cạnh Luther, và anh chưa bao giờ gặp người này:
gả ta có thân hình gần như bằng anh, mặc bộ áo quần màu xám đậm, đầu đội mũ trái dưa, có vẻ là nhân viên làm việc trong văn phòng.
Luther định đi tiếp, nhưng anh cứ dán mắt vào mặt người đàn ông. Khuôn mặt không phải là mặt của người làm việc trong văn phòng. Gã có vầng trán cao, cặp mắt xanh sắc sảo, hàm bạnh và đôi môi mỏng, độc ác. Gã lớn tuổi hơn Luther, quãng 40, nhưng đôi vai rộng và trông rắn chắc. Thái độ của gã có kiêu căng và nguy hiểm.
Luther thôi không hát lẩm nhẩm trong miệng nữa.
Gã đàn ông nói:
– Tôi là Herry Faber.
– Tôi là Tom Luther.
– Tôi mang tin nhắn tới cho ông.
Luther cảm thấy tim đập nhanh. Anh cố che giấu sự hồi hộp của mình và cũng trả lời bằng cái giọng khô khan chắc nịch như gã:
– Tốt. Nói đi.
– Người có liên quan đến công việc của ông sẽ đi trên chiếc thủy phi cơ này vào thứ tư khi nó cất cánh đi New York.
– Ông nói chắc chắn chứ?
Gã đàn ông nhìn Luther với ánh mắt gay gắt và không đáp. Luther gật đầu.
Thế là sứ mệnh đã được xác nhận. Chấm dứt sự căng thẳng. Anh nói:
– Cảm ơn.
– Chưa hết đâu.
– Còn gì nữa, cứ nói.
– Phần thứ hai của tin nhắn là:
Chúng ta đừng để nhiệm vụ này thất bại.
Luther hít vô một hơi thật dài rồi đáp với giọng rất quả quyết:
– Ông báo cho họ hay là đừng lo. Có lẽ người ấy sẽ rời khỏi Southampton, nhưng hắn sẽ không bao giờ đến New York.
[i][navy]Hãng Hàng không Hoàng gia Anh quốc bố trí các xưởng cơ khí nằm phía bên kia cửa sông, ngay trước mặt bến cảng Southampton. Chính các kỹ sư cơ khí hãng Hàng không Anh quốc đảm nhiệm công việc bảo trì chiếc Clipper, được sự giám sát của kỹ sư cơ khí hãng Hàng không Hoa Kỳ. Trong chuyến bay này, kỹ sư cơ khí của Pan Ameriơln là Eđie Deakin.
Công việc bảo trì rất kỹ lưỡng, nhưng người ta có ba ngày đề làm công việc này. Sau khi đã để khách lên bến tàu số 108, chiếc Clipper chạy qua bên Hythe.
Ớ đây, người ta đưa máy bay vào một cái vịnh, trục nó lên giàn xe rồi kéo vào một nhà xưởng khổng lồ sơn màu xanh, trông như một con cá voi nằm yên trên.
chiếc xe của trẻ con.
Chuyến bay vượt đại dương đã làm cho các động cơ phải hoạt động vất vả.
Trên đoạn bay dài nhất, từ Terre-Neuve đến Ailen, thủy phi cơ bay mất 9 giờ nhưng trên chuyến bay trở về, vì ngược gió, nên chuyến bay cũng phải mất 16 gìơ rưỡi. Giờ này qua giờ nọ, nhiên liệu tiêu hao, bu gi nổ lốp bốp, 14 xi lanh trong một động cơ khổng lồ chạy lên chạy xuống không ngừng và những cánh quạt dài 4 mét 50 quay vòng trong mây, trong mưa và trong gió lốc.
Đối với Eđie, đây là mặt phi thường của ngành cơ khí. Những con người chế tạo ra những bộ máy có khả năng làm việc một cách hoàn hảo và chính xác trong nhiều giờ liền như thế này thật là kỳ diệu, tài giỏi đến độ làm cho ta phải ngạc nhiên. Dĩ nhiên là trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều thứ hư hỏng, sẽ có nhiều thứ mòn đi, nhưng người ta đã trù tính và lắp ráp một cách chính xác, chi ly đến nồi các chi tiết máy không thể rơi rớt ra, không bị vướng mắc vào nhau hay là mất khả năng hoạt động để chiếc thủy phi cơ nặng đến 41 tấn này có thể đi đến nơi về đến chốn bình an.
Sáng thứ tư, chiếc Clipper sẽ cất cánh lại.