Sau ngày giải phóng.
Bất đắc chí tôi đi theo ông bạn già vào trong một nhánh sông tuốt xa ơi là xa hướng Đông Bắc người ta gọi là Sông Lạnh.
Theo tôi đoán chắc chẳng ai đến nên gọi là sông lạnh với chiếc xe đạp cọc cạch nhưng vẫn còn thuộc loại công tử đó bạn, nhiều người còn đi xe dép cơ mà (ý nói đi chân không)  quá tuyệt với thời đại này còn đòi hỏi gì nữa nào:
- Cậu cứ vào đó mang theo ít mảnh lưới bắt cá thì sẽ biết tất cả những điều bí ẩn của cuộc đời à.
Tôi lặng thinh dù gì chính thức bây giờ tôi cũng chẳng muốn làm ăn gì cả, sau cuộc bại trận chúng tôi:
- Nói chung đây là những người lính chế độ cũ thất trận, những người yêu nước thường bất đắc chí,  cũng bị như bất đắc chí  sau khi gọi là được giải phóng đất nước nên tâm sự buồn rười rượi chẳng muốn làm ăn gì cả nữa.
Bởi thế câu nói của một ông bạn khiêu gợi lên cái lòng tự ái cũ kỹ của tôi làm cho tôi thèm thêm và cũng đang muốn được một chỗ yên tĩnh, vừa để tránh cái xấu hổ vừa để tìm một đường nào bất kỳ để né có gì vùi mặt hoặc trốn chạy.
-Dù rằng sẽ chẳng trốn chạy được chính bản thân mình là một thằng bại trận, nhưng cuộc sống vốn dĩ bao gồm những bất hợp lý và vân vân, thế là tôi đi thẳng một mạch vào tới tận trong khúc sông phía tây bắc miền đông nam bộ để kiếm cách tìm chỗ nằm và sáng tối vui với ruộng vườn và vài ba con cá chính bản thân mình bắt được.
Thật tôi không ngờ rằng có một ngày nào tôi phải vào tận rừng thiêng nước độc để sống để cố tìm lấy một cách sống đơn sơ và mộc mạc chân chất đến như vậy, cuộc đời có những điều không ngờ đã xẩy ra như vậy đó.
Những buổi tối ướt quần đùi đến dăm ba bận, thế mới thấu hiểu được những người chuyên nghiệp đánh dậm như thế nào, vừa thay và phơi ngay một tí lại phải mặc vào chưa kịp khô, có những hôm bỏ hết vì mất công thay quá bất chợt trời sáng, các cô xóm ngoài vào làm ruộng, ối trời phải nằm ngâm mình trong nước khoảng vài ba mươi phút mới đứng lên mà về được tới lều thay vào thì người đã lạnh cóng quá và quả thật là tai hại nhiều lúc chẳng làm sao mà tè được.
Đến một chiều kia tôi đi xem miếng đất để làm ruộng.
Tôi và nhà tôi hai dân tay trắng mà đi làm ruộng thật khó mà tin nhưng đã quyết phải hành nên bèn xắn quần áo xốc vai đi như mừng mở cờ, nhưng nghiễm nhiên tôi đã có hai sào rưỡi ruộng nước:
-Thế cũng được.
Tiếng nhà tôi nói có vẻ như khuyến khích.
Tôi hừnm trong cổ họng và biết chắc sẽ không kham được nhưng đã quyết thì phải hành có sao nào cố xem thử  ý chí của bản thân:
-Em cố gắng giúp anh để chúng ta đi tiếp nốt con đường này đi chứ bây giờ  biết làm sao. Mặt trời đã lên cao lắm.
Đến giờ ăn, ngồi giữa mặt ruộng mở cơm ra ăn như chưa từng bao giờ ăn như vậy nàng nói:
-Một gô cơm đầy, hai cái thìa, hai lá khoai, một ít tép khô rang mặn:
-Ăn mặn sau này bị bệnh cao huyết áp đấy.
-Cao huyết áp không bằng thấp cái bụng em ạ.
-Cố mà ăn cho nhiều để lấy sức mà cấy, mà trồng, mồ hôi đổ ra hết muối. Tất nhiên làm ruộng thì cơ cực lắm.
Ai cũng đều biết vậy cả nhưng thực tế hơn mới biết cái cực của nó.
Mang trong người với một ý chí chưa đủ nhưng phải có cái sức mạnh trày trạy để thiết thực với chuyện làm, ăn, uống vân vân thì mới nắm bắt được những công việc thường ngày, đấy là chưa nói đến những ngày lúa đã chín và thu hoạch, nếu không kịp thì lại là một chuyện khác.
Bao gồm thu, gặt, đập, xay xát, tuốt và những ngày đó công việc tới tấp như không thể bao giờ ngừng, sau đó cũng nhàn hạ vài ngày rồi lại bước vào mùa.
Nếu tính tổng kết lại thì cũng chẳng được bao nhiêu công một ngày thua người đi làm mướn hay đi làm sở nên những ngày sau này đa số các người trẻ đều tập trung đi làm xí nghiệp hết, vừa có tiền vừa quần áo đẹp hơn ra, còn có chỗ tán gẫu, còn thời gian se sua với thiên hạ chứ như đi làm ruộng đầu cắm xuống đít chổng lên phơi nằng trày trạy, nếu muốn không đen thì mắt mũi bưng bít như ninja (người bịt mặt trong phim kiếm hiệp) chẳng ai trông thấy ai cả, mất cái đẹp của con người.
Nên sau này các cô các cậu thường rủ rê nhau đi làm hết còn mấy ông già bà cả tiếc ruộng vườn chịu khó làm lấy một mình thôi. Rồi đến ngày kia đất có giá thì con cái bắt đầu xâu xé nhau từng mảnh chia chác trước mặt bố mẹ giống như đổi đời hết.  Tôi thường nói:
-Kỳ này đời nó lộn ngược thế rồi các ông bà ạ, rồi anh em đánh mắng nhau, như đối xử với nhau như  người dưng vậy thôi, còn có khi coi nhau như kẻ thù.
Thế mới đốn đời. Tôi nhìn thấy nhiều gia đình bắt đầu có nhiều vàng, nhiều tiền hơn nhưng đạo đức bắt đầu suy đồi thế ráo cả từ cha đến con, từ cấp cao đến cấp thấp, từ cán bộ cho đến phó thường dân, chẳng còn ai tin ai được nữa:
-Thế hệ suy đồi tất cả tiền, tiền và tiền là trên hết, ngoài ra còn thế, quyền và phen phung nữa, cứ chê rồi khen ngoài ý muốn của nhân dân những tưởng là cuộc sống bắt đầu lý tưởng, như diễn tuồng trên sân khấu và người bị xem là quần chúng.
Các gia đình thường chỉ chú trọng việc làm nên không biết con cái bây giờ chúng cần gì. Một ông nói:
- Chúng cần xe, điện thoại di động, việc làm trong một công ty, chiều đàn đúm với nhau chẳng biết chút xíu gì về xây dựng nước nhà chúng chỉ biết đi, đi và đi, và khi về thì luống tuổi rồi.
Đại chúng, ảnh hưởng này có khi phải kéo dài hàng thế kỷ mới sửa chữa được cái đau khổ vẫn là đại chúng và quy luật không ai dám kiện củ khoai cả.
Tôi suy nghĩ và đau buồn cho chính con cháu mình rồi cho đám đông một phần, sự bại hoại ăn ruồng từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, thay vì sửa chữa thì chỉ làm chiếu lệ qua lần nên không bao giờ hết nổi.
Tôi lấy một thí dụ:” có một anh chàng ca kia sau khi bị sa thải lẽ bị tiêu diệt luôn.
Nhưng không có chuyện như vậy.
Thay vào đó đổi đi đơn vị khác làm chức trưởng phòng ca khác thì làm sao mà diệt hết nổi.
Làm như tiếp tay cho hưởng thụ vì sau khi giải phóng.
Có nghĩa là như lời bác Hồ nói:
-Xây dựng lại bằng trăm lần ngày xưa.
Cái vở đất là phải hủy bỏ hết những cái gì quá tồi tệ để xây dựng lại một cuộc sống khác làm cho chính cái cũ phải thay đổi và từ đó ta suy niệm cho chính sự đổi thay làm cho quần chúng đồng tình theo chung về một mối và cảm thấy đó là đường tin tưởng về cách cai trị của thiểu số lãnh đạo xây dựng một nước trong sạch lành mạnh mới hòng sẽ có ngày tiến lên cuộc sống cộng đồng đại đồng.
Ở đây ta thấy thiếu tư tưởng lớn, và thiếu cố vấn lớn, tủn mủn èo ọt, tiểu kỷ, ích kỷ, không có tầm vóc….
Khổ quá nói cho bao nhiêu cho vừa, hiện tại một người có tay nghề phải chui vào cuốc đất mong trồng lên vài củ khoai, sắn món độn no lòng như tôi thì làm sao có ý nghĩa gì nữa, sau đó còn phải lo chuyển được về tới nhà, vì sản xuất chỗ nào để chỗ đó nói và chụp mũ cho buôn bán là công việc của tư sản mại bản, hôm nào chuyển được vài củ khoai về được tới nhà là mừng rỡ vô hạn, cha con vợ chồng hồ hởi phấn khởi nói theo kiểu của cộng sản là như vậy.
Tôi chỉ tiếc cho đời tôi là bao nhiêu năm học nghề vô tuyến điện bỗng dưng ông chủ tịch ấp bảo gia đình chúng tôi không lao động nên phải di chuyển đi kinh tế mới.
Tôi quá hoảng bèn phải đi tập tành cuốc đất và vỡ đất để chứng tỏ mình cũng là kẻ lao động chuyên chính khỏi phải đổi đi chỗ khác làm mất điểm tựa và gia đình mình sau này khỏi oán thán là chính bản thân tôi không hy sinh cho toàn gia đình  nên dù sao tôi cũng vẫn cố gắng hết sức mình chu toàn trách nhiệm của một người chủ gia đình mai ngày khỏi ân hận.
Hôm nay ghi lại những ngày này để cho toàn bộ gia đình hiểu cho bản thân tôi.
Đành rằng chúng tôi thuần về vật chất.
Đôi khi tôi nghĩ đến những cuộc sống tâm linh tức giữa con người và trời đất vì trong đó thuộc về cuộc sống linh hồn.
Nếu thí dụ chế tạo được một con vật nhưng để nó tự đi theo ý của mình vì không có sự sống tôi nghĩ trong đó do thượng đế tạo ra.
Mà cái do con tạo tức thượng đế tạo, nó là khoảng cách giữa người và thần nên phải dùng một cách suy luận thế nào mà hiểu mới được chứ cứ cứng ngắc là con người bởi khỉ mà ra thì cũng chưa hẳn thuyết phục.
Thưa quý vị khi nói đến hai chuyện là chính trị và tôn giáo thì tôi tránh xa chẳng thể nào cãi cho nổi mà có khi còn hiểu lầm mình là thế này thế nọ ít ra khi nói những chuyện đó thì phải có đồng song, đồng hành, còn chưa dám nói chữ đồng chí đâu.
Bởi thế mình tức chúng ta phải tạo ra một sự suy luận đề làm đề nhưng chung một lối là dùng để suy hướng cho những người chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu mang tính cách đại chúng, dễ, đơn giản mà thoát thai cho đại quần chúng. Tôi sợ nhất chữ quần chúng vì là cả một đám đông bắt buộc phải sống trong một khuôn khổ chung là đất nước dưới quyền của thiểu số lãnh đạo cộng đồng, bởi thế ta phải đơn giản hóa những câu nói những tuyên truyền thì không được nên chúng tôi có lẽ phải nghĩ lại sao cho đúng với sự hiểu biết đơn giản của một con người, rất thường mà thôi mới được. Mục đính kiến tạo một nước bình thường, hòa hợp, để mọi người cùng chung một ý hướng xây dựng lại dân tộc sau bao nhiêu năm đau khổ.
Không lẽ tôi cũng phải thưa với các bạn về đúng và sai. Cái đó mới là cái khó.
Tôi thí dụ:
Tôi làm những chuyện sai mà tôi lại báo cáo chỉ về một vài người mà vẫn cho là đúng và cứ vẫn cương quyết là đúng và lại quay phim chụp hình công quảng bá trên đài thì đó là dùng phương tiện nói đúng chứ không phải làm đúng thì sao nào thưa quý vị.
Nhưng vẫn chưa sai, đó chỉ là dùng tiểu xảo chứ cuộc sống vẫn là cuộc sống, không được quyền phải như thế này hoặc như thế kia thì sao.
Tôi lấy thí dụ như những người hợp tác lao động, nói đơn giản là đi làm nước ngoài. Người thì nói là:
-Đem con bỏ chợ, người thì lại nói làm gì có chuyện đó thì biết tin vào ai. Mà thời nay là thế hệ đa truyền thông thì tin vào ai đừng ai?
Làm sao bỗng dưng thay đổi được sự hiểu biết, rồi hoán chuyển thành thực thì trong cuộc sống sau đó cùng nhau hưởng cuộc sống. Bởi thế giữa đúng hay sai rất khó lường với thời cuộc.
Bên cạnh tôi là những người có chí huyết với cuộc sống mới vào làm ruộng tập thể vẫn không đủ cơm ăn.
Cuối cùng cũng bị thu hết đất vào tay chúng lấy lý do không hợp tác xã nữa thế là công cốc, còn lại phải ký cho chúng lấy  hợp lý.
Cái dở là trên nói đúng và dưới làm sai.
Tôi không muốn nói và động chạm gì đến chính trị, như chỉ nói chữ đúng và sai là khó khăn nhất, vì biết làm sao là đúng và sai bây giờ vì chỉ đi theo một chiều thôi.
Họ vẫn lưỡi thì nói và làm như vậy nhưng chỉ diễn viên thay cho diễn đạt là đúng thì nghiễm nhiên chúng ta cùng nói đúng ư???
Một buổi chiều tôi lững thững xách ít cá vừa bắt được không biết bây giờ bán cho ai vì vào buổi chiều, thường bán sáng tức là mình phải rộng vào trong một cái giỏ sau đó để gom sáng bán. Đi chiếc xe tương đối tốt thế mà cũng bị hư lên xuống bởi đường dính đất bùn, có điều lúc nào khi vào cũng mang theo gói thuốc lá, còn sang (hơn đĩ) tức là nghèo mà xài sang gói thuốc phù đổng.
Khi đi nhà tôi đã cảnh giác:
-Hôm nay đổi đời hè.
-Đứng lại, thu mua hết cá này. Thế ông định mang cá đi dâu zậy? Thời buổi nay làm ăn tại chỗ. Tôi nói:
-Thưa ông làm ăn tại chỗ tức là đi thu cá của nhân dân ư?
Về đến nhà mặt nhăn như khỉ. Tôi bị vợ tôi búa cho:
-Sao nay anh nói đi mua thuốc lá Phù đổng cơ mà.
-Có phù mỏ thì có em ạ. Tần này tuổi mà cũng bị thu mua, gớm chửa. Sao anh không nói tao đây gần bẩy chục rùi bây. Thì ra đó mừa nóai.
Tôi nhại lại. Chưa thấy ai nói vì tuổi tác mà không thu mua cả. Nếu thế người ta lợi dụng cái tuổi để chuyên chở thì lũng đoạn cả nhà nước của ông rùi còng chi nào oeng.
Nhìn thẳng vào mặt nhau cười như nắc nẻ.
Những nỗi buồn đó rồi cũng qua đi đó là một cái may giữa đúng và sai. Thế còn hai là cái gì hở ông zẩy?
Nói. Hỏi xong chính mình trả lời lấy chính mình, vì có ai trả lời cho thỏa mãn những câu hỏi mãi được đâu.
Cái quan trọng nhất là chính sách và thực thi phải đi song hành cho dân cảm thấy thoải mái cho cuộc sống mỗi ngày thêm đầy đủ, vui tươi, ấm no.
Khốn nỗi con người luôn mơ ước đầy đủ, được đầy đủ lại đòi thêm chẳng biết đâu cho vừa và đủ cả.
Tôi chỉ lầm bầm:
-Cúi xin thượng đế nếu có ban ơn lành cho chúng con cùng những người thân.

Xem Tiếp: ----