III. Một số hoạt động ở trong nước Tôi tuy là Đại sứ Việt Nam và Đại biểu Trung ương Đảng tại Trung Quốc, nhưng là ủy viên Trung ương Đảng và ủy viên Ban thường trực Quốc hội, nên thường phải về nước báo cáo công tác và tham gia một số hoạt động ở trong nước. Đặc biệt là sau thắng lợi chiến dịch Biên giới, việc đi lại dễ dàng hơn trước, tôi càng có dịp về nước hoạt động được nhiều hơn. Những hoạt động ở trong nước có cảm nghĩ sâu sắc mà đến nay vẫn còn in sâu trong trí nhớ, có thể kể ba việc như sau:
[1]Ghi chép của tác giả trùng với quan điểm của Trung Quốc và ngược với quan điểm của Việt Nam về việc ai chủ trương đánh Đông Khê. BT[2]Ba mươi lăm năm đấu tranh của Đảng tập II trang 95-96[3]báo Nhân dân ngày 11-3-1951[4]báo Nhân Dân ngày 11-3-1951[5]gần một tháng[6]báo Nhân dân ngày 24-11-1957[7]báo Nhân dân ngày 6-12-1960[8]Nguyễn Văn Kỉnh là Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô, nên hội đàm xong thì ở lại Liên Xô chứ không về nước[9]thủ phủ Khu tự trị Nội Mông (Hohhot-BT)[10]thủ phủ Tây Tạng (Lhasa-BT)[11]báo Nhân dân ngày 7-8-1964[12]cùng đi với tôi từ Cu Ba về[13]chỉ dùng danh nghĩa Đoàn đại biểu Chính phủ chứ không dùng danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ như thường lệ[14]báo Nhân dân ngày 11-2-1965[15]báo Nhân dân ngày 19-4-1965
- Về chiến dịch Biên giới, tháng 9-1950.
- Về Đại hội lần thứ hai của Đảng, tháng 2-1951.
- Về vấn đề sửa sai sau cải cách ruộng đất, tháng 9-1956.
°
Ngày 16-9-1950, quân đội ta đánh thẳng vào Đông Khê, đến sáng ngày 18-9-1950 thì toàn bộ 300 quân địch ở đây bị tiêu diệt. Sau khi Đông Khê mất, viên chỉ huy binh đoàn địch ở Cao Bằng là thượng tá Sác-tông (Charton) phải bỏ Cao Bằng đưa toàn bộ binh đoàn chạy về phía Thất Khê, viên chỉ huy binh đoàn địch ở Thất Khê là thượng tá Lơ-pa-giơ (Lepage) đưa hai nghìn quân lên phía Đông Khê để cứu viện, đều bị quân ta bao vây chặn đánh kịch liệt. Qua nhiều ngày đêm liên tục chiến đấu, đến ngày 8- 10 thì cả hai binh đoàn đều bị ta tiêu diệt. Thượng tá Sác-tông, thượng tá Lơ-pa-giơ và một số sĩ quan chỉ huy địch bị ta bắt sống. Bộ chỉ huy địch ở Hà Nội, hết sức hoảng sợ phải ra lệnh cho các đồn ở Thất Khê, Nà Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lào Cai phải toàn bộ rút lui. Hệ thống phòng ngự của Pháp ở Biên giới hoàn toàn bị tan rã. Khu giải phóng của ta với Đại hậu phương Trung Quốc nối liền với nhau thành một dải. Sau khi chiến dịch Biên giới thắng lợi, trong một cuộc hội nghị cán bộ, Hồ Chủ tịch nói: “Thắng lợi của chiến dịch Biên giới là thắng lợi của tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản”. Tư lệnh chỉ huy chiến dịch Võ Nguyên Giáp nói: “Chiến địch Biên giới đã phá tan sự phong tỏa của thực dân ở Biên giới, phá tan ý đồ chiến lược của địch muốn cô lập ta. Thắng lợi này sẽ ảnh hưởng rất lớn cả về mặt quân sự, chính trị và kinh tế, đó là một thắng lợi lớn nhất trong lịch sử kháng chiến Việt Nam. Thắng lợi đó chứng tỏ tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông hết sức thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam và cuộc đấu tranh vũ trang của ta”. Riêng tôi, sau khi đi dự Quốc khánh Tiệp Khắc (9-5) về qua Bắc Kinh một thời gian, vào khoảng đầu tháng 9 thì về đến Biên giới, lúc chiến dịch đang chuẩn bị. Khi nghe nói Trung ương hai Đảng chủ trương đánh Đông Khê trước chứ không đánh Cao Bằng trước, thì chỉ hiểu giản đơn rằng, Đông Khê là một cứ điểm nhỏ dễ đánh hơn Cao Bằng, nhưng sau khi đánh Đông Khê rồi, binh đoàn Sác-tông và binh đoàn Lơ-pa-giơ đến cứu viện đều bị diệt gọn, thì mới thấy rõ chủ trương đánh Đông Khê là một chủ trương chiến lược rất sáng suốt, chiến thuật “đánh điểm diệt viện” và chiến thuật “vận động chiến” quả là chiến thuật có hiệu quả rõ rệt. Khi chiến dịch kết thúc, tôi cùng với một số cán bộ địa phương đi thẳng vào thị trấn Cao Bằng để quan sát, thì thấy là một thành phố bỏ trống, chẳng những không còn một tên địch nào, mà ngay cả dân chúng cũng đã sơ tán hết. Tôi chỉ ở thị trấn Cao Bằng hai hôm rồi lại trở về chỗ Trung ương và Hồ Chủ tịch làm việc. Báo cáo công việc và nhận chỉ thị xong, tôi lại sang Trung Quốc. Ngày 5-11-1950 đến Bắc Kinh, mang theo thư Trung ương Đảng Việt Nam gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và gặp đồng chí Lưu Thiếu Kỳ để thông báo cụ thể về mọi vần đề. Công tác ở Bắc Kinh một thời gian, đầu năm 1951, tôi lại về nước để tham gia Đại hội lần thứ hai của Đảng. 2. Về Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) Đại hội Đảng họp từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 ở một khu rừng tỉnh Tuyên Quang, được gọi là Đại hội lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương, cũng gọi là Đại hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam. Vì sao thế? Để thấy rõ vấn đề, tôi thấy ở đây cần nhắc lại tóm tắt quá trình thành lập và sự phát triển của Đảng trong hơn hai mươi mốt năm qua. Ngày 3-2-1930, ba nhóm Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của Hồ Chủ tịch, chủ trương thống nhất cả ba nhóm thành một Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối năm 1930, theo ý kiến của Quốc tế Cộng sản, Trung ương chủ trương đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương với ý nghĩa là một Đảng cộng sản chung cho cả ba nước Đông Dương là Việt, Miên, Lào cùng chống thực dân Pháp. Sau phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh, thực dân Pháp khủng bố ác liệt, phong trào bị lắng xuống. Năm 1935 Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập một cuộc hội nghị ở Ma-cao để chỉnh đốn lại hàng ngũ của Đảng. Cuộc hội nghị này được gọi là Đại hội Ma-cao, Đại hội lần thứ nhất của Đảng. Đại hội đã bầu đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư của Đảng thay cho đồng chí Trần Phú đã hy sinh. Tháng 9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, nhưng nước Việt Nam bị chia thành hai phần, một phần từ vĩ tuyến 16 trở vào do quân Anh tiếp quản, một phần từ vĩ tuyến 16 trở ra do quân Tưởng tiếp quản, phần lớn lãnh thổ Miên và Lào đều bị quân Pháp trở lại chiếm đóng. Để đối phó với tình hình phức tạp đó, ngày 11-11-1945 Đảng Cộng sản Đông Dương công khai tuyên bố tự giải tán. Tuyên bố như vậy nhưng thực tế Đảng vẫn tồn tại lãnh đạo cách mạng dưới danh nghĩa Mặt trận Việt Minh. Qua hơn bốn năm anh dũng kháng chiến chống Pháp, nhất là sau thắng lợi chiến dịch Biên giới, Việt Nam đã nối liền với Trung Quốc, Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa thành một khối vững chắc. “Những chuyển biến mới của tình hình thế giới và tình hình trong nước đòi hỏi Đảng ta công khai hoạt động để lãnh đạo, tổ chức và động viên toàn Đảng và toàn dân quyết chiến và quyết thắng thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn”. Vì vậy Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập cuộc Đại hội lần thứ hai của Đảng. Đại hội lần này có mấy điểm nổi bật cần nêu rõ, đặc biệt là việc thành lập Đảng Lao động Việt Nam và việc nêu cao tầm quan trọng của kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc và tư tưởng Mao Trạch Đông đối với cách mạng Việt Nam.°
Việc thành lập Đảng Lao động Việt Nam “Sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ra đời, Đảng ta đã trở thành Đảng nắm chính quyền; sinh hoạt chính trị và phương thức hoạt động của Đảng cũng có những thay đổi mới, khác với thời kỳ hoạt động không hợp pháp trước kia. Để phù hợp với tình hình mới và yêu cầu mới của cách mạng, điều lệ của Đảng cần phải bổ sung và sửa đổi cho thích hợp. Hơn nữa, từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng chung của giai cấp công nhân cả ba nước Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào. Từ ngày kháng chiến toàn quốc, Việt Nam là một xã hội có ba tính chất: Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Trong khi đó, ở Cam-pu-chia tuy hai phần ba đất nước đã được giải phóng và ở Lào đã có những chiến khu giải phóng rộng lớn ở cả Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào, nhưng nhìn chung ở hai nước đó phổ biến vẫn là xã hội thuộc địa và phong kiến, và ở nhiều nơi thuộc nước Lào, giai cấp vẫn chưa phân hóa rõ rệt. Cho nên, tuy cả ba dân tộc đều cùng ở trên bán đảo Đông Dương, cùng có chung một kẻ thủ là bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, và cùng phát triển trong chu kỳ chiến tranh và cách mạng mới của thế giới, nhưng điều kiện lịch sử và dân tộc của mỗi nước không giống nhau. Tình hình đó đòi hỏi mỗi nước cần có một Đảng hợp với tình hình thực tế của nước mình. “Hình thế trên đây đã đề ra yêu cầu gấp rút triệu tập Đại hội lần thứ hai của Đảng, đề nghị rõ chính cương, sách lược của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quyết định việc Đảng ra hoạt động công khai và sửa đổi điều lệ Đảng cho thích hợp tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới, bầu lại Ban Chấp hành Trung ương để thay mặt Đại hội lãnh đạo công việc chung của toàn Đảng, toàn dân” [2]. Như vậy, việc thành lập Đảng Lao động Việt Nam là sự chấm dứt của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời cũng là sự xúc tiến việc Cam-pu-chia và Lào sẽ lập ra chính đảng riêng của mình để lãnh đạo cách mạng Cam-pu-chia và Lào cho đúng với điều kiện lịch sử và dân tộc của các nước đó.°
Việc nêu cao tầm quan trọng của kinh nghiệm cách mạng Trung quốc và tư tưởng Mao Trạch Đông đối với cách mạng Việt Nam Từ trước, các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới đều đặt nhiệm vụ nghiên cứu và học tập kinh nghiệm cách mạng Nga và học thuyết Mác- Lê-nin. Từ khi cách mạng Trung Quốc thành công, thì các đảng đều đặt vấn đề nghiên cứu và học tập kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc và tư tưởng Mao Trạch Đông. Riêng cách mạng Việt Nam thì từ trước Cách mạng tháng Tám (1945), Hồ Chủ Tịch đã dùng kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc kết hợp với hoàn cảnh thực tế của ta, xây dựng Khu giải phóng, xây dựng quân đội và chính quyền, xây dựng Mặt trận thống nhất dân tộc, đưa cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền, cuộc kháng chiến chống Pháp đến giai đoạn cầm cự. Lần này ở Đại hội lần thứ hai của Đảng lại nâng cao tầm quan trọng của việc học tập kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc và tư tưởng Mao Trạch Đông thành một nhiệm vụ cho toàn Đảng, bằng cách ghi rõ vào trong điều lệ mới của Đảng một đoạn như sau: “Đảng Lao động Việt Nam lấy học thuyết của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Sta-lin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tế của cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam của tất cả mọi hành động. Có thể nói đó là một việc đặc biệt, đó là sự thể hiện tình hữu nghị chiến đấu khăng khít giữa hai nước Việt-Trung như môi với răng. Chúng ta còn nhớ tại Hội trường Đại hội, “trước mặt các đại biểu, dưới chân dung của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin là chân dung của Sta-lin và Mao Trạch Đông” [3]. Và trong bức điện Đại hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam gửi Đảng Cộng sản Trung Quốc có đoạn nói: “Đảng Lao động Việt Nam nguyện noi gương anh dũng Đảng Cộng sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Á Đông trên con đường độc lập và tự chủ” [4]. Kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc và tư tưởng Mao Trạch Đông đã ảnh hướng khá sâu rộng trong Đảng và trong cuộc chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ Tố quốc. Trong bài giới thiệu quyển Kháng chiến nhất định thắng lợi của anh Trường Chinh trên báo Nhân Dân ngày 2-1-1956 có đoạn nói: “Đảng có đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn, lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng”. Lại có đoạn nói: “Đồng chí Trường Chinh theo tinh thần chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Mao Trạch Đông để phân tích quy luật chiến tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, vạch rõ phương châm chiến lược và chiến thuật của cuộc trường kỳ kháng chiến”. Trong bài xã luận Mừng 30 năm thành công vĩ đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, báo Nhân dân ngày 28-1-1951 viết: “Để mừng 30 năm đấu tranh thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúng ta phải: …Học tập kinh nghiệm phong phú của Đảng Cộng sản Trung Quốc về mọi mặt: Đấu tranh vũ trang, kinh tế, tài chính, chính sách mặt trận, chính quyền dân chủ nhân dân v.v…” Và trong dịp kỷ niệm mười năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bài “Những bài học thắng lợi của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nói riêng và của cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ nói chung” đăng trên báo Nhân dân ngày 7-5-1964 có đoạn viết: “Từ năm 1950 trở đi, sau cách mạng Trung Quốc thắng lợi, quân đội và nhân dân ta càng có điều kiện học tập những kinh nghiệm quý báu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, học tập tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông. Đó là một yếu tố quan trọng giúp vào sự trưởng thành nhanh chóng của quân đội ta, góp phần vào những thắng lợi liên tiếp của quân ta, đặc biệt là trong chiến địch Thu Đông năm 1953-1954 và trong chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại...” Điểm qua một vài nét lớn như trên, chúng ta thấy những kẻ sau này chủ trương xâm lược Cam-pu-chia, khống chế Lào và chống Trung Quốc là đã phản bội đường lối Hồ Chủ tịch, là vong ơn bội nghĩa đến và trụy lạc đến chừng nào? 3. Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất (tháng 9-1956) Cải cách ruộng đất là một chủ trương chiến lược nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến ở nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi. Để đảm bảo việc cải cách ruộng đất được tiến hành đúng đắn, tháng 2 năm 1953 Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua một Cương lĩnh về vấn đề ruộng đất; tháng 12 năm 1953 lại đề nghị Quốc hội ra đạo luật cải cách ruộng đất để thực hành việc cải cách ruộng đất trên toàn miền Bắc. Đồng thời một Ủy ban cải cách ruộng đất được thành lập để chỉ đạo việc thực hành cải cách ruộng đất. a) Cương lĩnh ruộng đất của Đảng. Có mấy điểm về nguyên tắc cơ bản như sau:- Tịch thu ruộng đất, trâu bò nông cụ và tài sản của bọn Việt gian phản quốc.
- Tịch thu hoặc trưng thu (tùy tội nặng nhẹ) ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản của địa chủ phản động và cường hào gian ác.
- Trưng mua ruộng đất, trâu bò, nông cụ của địa chủ kháng chiến và địa chủ thường; địa chủ kháng chiến, nhân sĩ dân chủ được chiếu cố một cách thích đáng.
- Không được đụng đến ruộng đất, trâu bò, nông cụ, nhà cửa và tài sản của trung nông.
- Không được đụng đến ruộng đất của những người có ít ruộng đất phải phát canh vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động hoặc vì bận làm nghề khác.
- Để thực hiện cải cách ruộng đất phải phát động quần chúng theo đúng đường lối của Đảng ở nông thôn: Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông, tiêu diệt chế độ phong kiến từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.
- Về việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất (chương II).
- Về việc chia ruộng đất (chương III).
- Về cơ quan chấp hành và thực hiện cải cách ruộng đất (chương IV). Trong chương này có hai điều quy định chặt chẽ nhằm hạn chế sự lệch lạc trong khi chấp hành, như điều 34 quy định: “Thành phần giai cấp do hội nghị đại biểu nông dân bình nghị. Những người đương sự phải được dự hội nghị để tham gia bàn định”. Điều 36 quy định: “Đối với kẻ phạm pháp thì xét xử theo pháp luật, nghiêm cấm việc bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác”.
°
Hội nghị Trung ương về sửa sai cải cách ruộng đất họp vào tháng 9 năm 1956, là một cuộc hội nghị họp nhiều ngày nhất [5] từ khi có Đảng. Hầu hết các đồng chí Trung ương đều cho rằng trong quá trình cải cách ruộng đất, Ủy ban có cách ruộng đất đã không thi hành đúng chủ trương của Đảng. Thí dụ:- Đảng chủ trương “đấu lý” để nâng cao giác ngộ của nông dân và làm cho địa chủ biết việc bóc lột nông dân là không đúng thì các đội cải cách đã để cho nông dân xỉ vả người bị gọi là địa chủ, thậm chí chủ trương để cho nàng đâu xỉ vả mẹ chồng, con xỉ vả bố mẹ, mà người bị gọi là địa chủ cứ phải cúi đầu chịu, không được thanh minh phải trái, có người bị bao vây chặt chẽ đến nỗi cơm không có ăn, hàng xóm hoặc bà con quá thương phái giấu lén đưa cho củ khoai, củ sắn.
- Đảng chủ trương những gia đình có công với cách mạng, hoặc “địa chủ kháng chiến” được chiếu cố, thì các đội cải cách ruộng đất đều coi họ như địa chủ có tội ác với nhân dân mà đấu tố lung tung.
- Đảng chủ trương những người có một ít ruộng cho thuê, nhưng nguồn sống chính là nhờ vào việc làm ăn khác, như đi buôn, làm thợ v.v… thì chỉ khuyên họ trả ruộng đất cho nông dân, mà không coi là địa chủ, nhưng các đội cải cách cứ vẫn coi là địa chủ, để mặc cho nông dân tùy tiện xỉ vả. Vì vậy, những người chỉ năm ba sào ruộng mà cũng bị coi là địa chủ trở thành một hiện tượng phổ biến. Những người là trung nông đáng lý phải được đoàn kết chặt chẽ trong hàng ngũ của nông dân, những người phú nông đáng lý phải được ở vào địa vị được liên hiệp trong cải cách thì một số không ít cũng bị coi là địa chủ, bị tịch thu hết ruộng đất nhà cửa, của cải, bị đủ mọi điều sỉ nhục mà không có quyền được chối cãi.
- Trường Chinh thôi chức Tổng Bí thư Trung ương Đảng, chức vụ này tạm do Hồ Chủ tịch kiêm.
- Hoàng Quốc Việt rút ra khỏi Bộ Chính trị.
- Lê Văn Lương rút ra khỏi Bộ Chính trị và thôi giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
- Hồ Viết Thắng rút ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương.
°
Vào khoảng cuối năm 1956 đầu năm 1957, Lê Duẩn đến Hà Nội, Trung ương quyết định ủy nhiệm làm quyền Tổng Bí thư để giúp Hồ Chủ tịch giải quyết các việc hàng ngày của Ban Chấp hành Trung ương. Với tư cách là quyền Tổng Bí thư Trung ương Đảng, nhưng Lê Duẩn không mải miết ở bàn giấy như Trường Chinh, mà liên hệ rộng rãi với cán bộ đảng viên với các nhân sĩ dân chủ. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị hay Trung ương cũng tỏ ra khiêm tốn, lắng nghe ý kiến của người khác và phát biểu không nhiều. Theo anh ta nói, thì mới ra miền Bắc chưa hiểu tình hình, cần phải học hỏi, đặc biệt là cần phải nghiên cứu tình hình kinh tế để xây dựng miền Bắc. Về việc sửa sai trong cải cách ruộng đất, trong một cuộc họp Bộ Chính trị, Lê Duẩn có nêu một số ý kiến, cho rằng cải cách ruộng đất sai lầm chủ yếu là ở chỗ không dựa vào Đảng, mà chỉ dựa vào các tổ cải cách ruộng đất. Ở Trung Quốc sau khi giải phóng, cải cách ruộng đất ở các vùng Hoa Trung, Hoa Nam phải dựa vào tổ cải cách ruộng đất là vì ở đó cơ sở Đảng rất yếu, có chỗ hầu như không có. Còn ở Việt Nam, qua nhiều năm chiến đấu, cơ sở Đảng đã phát triển sâu rộng trong nhân dân, nhưng cải cách ruộng đất chẳng những không dựa vào Đảng mà lại còn đánh tràn lan cả vào cơ sở Đảng. Qua sự phân tích đó, Bộ Chính trị thấy rằng việc thảo nghị quyết Trung ương tổng kết kinh nghiệm cải cách ruộng đất, giao cho Lê Duẩn phụ trách là hợp lý. Lê Duẩn từ chối với lý do Trường Chinh là người phụ trách cải cách ruộng đất thì cứ để Trường Chinh phụ trách thảo nghị quyết là tốt hơn. Nhưng rồi Trường Chinh cứ mắc míu dây dưa mãi cho đến Đại hội lần thứ ba của Đảng cuối năm 1960 mà nghị quyết vẫn không thảo ra được. Trong lịch sử Đảng, lần đầu tiên một cuộc họp Trung ương quan trọng như thế mà không có một bản nghị quyết tổng kết là một việc làm cho đảng viên hết sức thắc mắc. Chẳng những hội nghị Trung ương không có nghị quyết, mà ngay cả trong quá trình sửa sai, Trường Chinh vẫn không dứt khoát, nên những án oan, án giả không được minh oan và người bị quy sai thành phần cũng không được tuyên bố một cách rõ rệt, cho nên mối oán thù trong cải cách ruộng đất vẫn ăn sâu trong lòng một số người, thậm chí cho đến ngày nay vẫn chưa phai nhạt. Trường Chinh vốn là một người có uy tín lớn trong Đảng trong nhân dân vì thời gian trước và sau Cách mạng Tháng Tám đã nghiêm chỉnh chấp hành đúng chủ trương đường lối của Hồ Chủ tịch, đã góp phần đáng kể vào việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào việc đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi. Nhưng qua việc sai lầm trong cải cách ruộng đất và việc sửa sai không triệt để, nên uy tín bị tụt xuống rõ rệt, đặc biệt là do sự mớm ý hết sức khéo léo của Lê Duẩn, càng làm cho sự tin tưởng của cán bộ và đảng viên dần dần chuyển từ Trường Chinh qua Lê Duẩn, mà bản thân Trường Chinh có lẽ cũng không ý thức đến. Tham dự xong Hội nghị Trung ương về cải cách ruộng đất, tôi lại trở ra Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong cải cách ruộng đất, khi gặp tôi liền hỏi: Việc sai lầm trong cải cách ruộng đất có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung Quốc không? Tôi trả lời: Kinh nghịệm cải cách ruộng đất của Trung Quốc là rất tốt. Ủy ban cải cách ruộng đất ở Việt Nam phạm sai lầm, như coi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào phần lớn phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là ở nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công lao với cách mạng, đặc biệt là đánh tràn lan cả vào cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban cái cách ruộng đất Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung Quốc. Sai lầm trong cải cách ruộng đất, đối với Trường Chinh là một bi kịch, đối với Lê Duẩn lại là một dịp tốt để từng bước xây dựng bè cánh, dần dần xa lìa đường lối của Hồ Chủ tịch, đưa vận mệnh Tổ quốc đến chỗ tai nạn.[1]Ghi chép của tác giả trùng với quan điểm của Trung Quốc và ngược với quan điểm của Việt Nam về việc ai chủ trương đánh Đông Khê. BT[2]Ba mươi lăm năm đấu tranh của Đảng tập II trang 95-96[3]báo Nhân dân ngày 11-3-1951[4]báo Nhân Dân ngày 11-3-1951[5]gần một tháng[6]báo Nhân dân ngày 24-11-1957[7]báo Nhân dân ngày 6-12-1960[8]Nguyễn Văn Kỉnh là Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô, nên hội đàm xong thì ở lại Liên Xô chứ không về nước[9]thủ phủ Khu tự trị Nội Mông (Hohhot-BT)[10]thủ phủ Tây Tạng (Lhasa-BT)[11]báo Nhân dân ngày 7-8-1964[12]cùng đi với tôi từ Cu Ba về[13]chỉ dùng danh nghĩa Đoàn đại biểu Chính phủ chứ không dùng danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ như thường lệ[14]báo Nhân dân ngày 11-2-1965[15]báo Nhân dân ngày 19-4-1965