Chúng tôi gặp nhau ở trường đại học. Khi ấy, Quân đang làm luận văn tốy nghiệp, Thụy đang học năm cuối, còn tôi thì mới chân ướt chân ráo vào trường. Quân hiền, học văn, làm nhiều thơ đăng báo và đã có một số độc giả của riêng mình. Tôi đùa " Em cũng ái mộ thơ anh vô vàn " chỉ để nhìn thấy Quân cười bẽn lẽn như con gái. Thụy học báo chí, đã đi thực tập ở một tờ báo lớn trong Thành Phố, lấy tin bằng chiếc xe đạp cọc cạch rệu rã như cái dáng vẻ bơ phờ của nó. Tôi học khoa Anh, không vào loại xuất sắc nhưng cũng đủ để kiếm vài chỗ dạy kèm, dễ dàng kiếm ra tiền hơn Quân và Thụy. Quân bảo: "Thụy nó vẫn chưa hòa hợp được với ở đây, cái gốc quê vẫn còn nguyên trong người nó, Nhã ạ. Muốn tồn tại ở thành phố này như thế thì khó lắm.Tôi quàng giỏ qua vai " Em phải đi dạy đây, có bài thơ nào mới, đưa em đánh vi tính luôn thể." Quân cười, buồn hiu " Em công nghiệp lắm, Thế thì dễ sống hơn ", và rút dăm trang bản thảo đưa tôi. Tôi phóng xe đi thật nhanh, tự hỏi Quân có biết tôi sung sướng vô cùng khi được gõ những dòng thơ của anh lên máy?Thi thoảng chúng tôi mới gặp nhau, thường thì chẳng bao giờ hẹn trước. Thụy bngồi kể chuyện ngày xưa, hồi còn ở quê và những mối quan hệ bạn bè cũ, hẳn anh phải đào bới kỹ lắm mới nhớ. Quân kể về công việc sắp đến, một ước mơ nhẹ nhàng, một việc làm đơn giản và yên ổn. Tôi trêu: " Quân chỉ thích hợp trong một căn phòng yên tĩnh với những lời bay bổng, nàng thơ quan trọng hơn tiền bạc là tư tưởng của quân ". Em có vẻ thực tế qúa, Nhã ạ. Em mới mười chín thôi mà, đâu vội vàng lo miếng cơm manh áo bằng tụi anh ". Tôi nhìn đăm đắm những dãy nhà cao tầng san sát trước mặt, thấy nhập nhòa bờ ruộng cỏ cháy vàng và bước chân sấp ngửa của mẹ tôi trong những ngày chạy chợ. Quê tôi mùa này hun hút gió, biết bây giờ đêm đến mẹ có cò lầm thầm cầu mưa cho mấy sào lúa lên xanh? Quân đã bao giờ làm thơ về cái khúc - hát - không - ru ấy chưa, hay chỉ làm thơ để những người con gái như tôi đọc và say mê?Quân ra trường và đi làm, nột việc làm bận rộn nhưng không phải bon chen đúng như anh mơ ước. Ngày nhận việc, gia đình " tặng " cho anh một chiếc xe máy đời mới. " Bắt đầu tự thân vận động rồi đó, lo nhiều phải không? " - Tôi hỏi. Quân cười rất hiền nhưng có vẻ xôn xao lắm. Tôi bắt gặp nét hoang mang nơi hai khóe môi Quân đang dãn ra chầm chậm. Lâu rồi không gặp Thụy, Quân bảo Thụy đang cố gắng cho luân văn tốt nghiệp, anh là sinh viên giỏi của khóa, " trách nhiệm nặng nề lắm " - Quân nói vui. Tôi rùn vai, có lẽ chằng bao giờ tôi có thể làm một sinh viên giỏi được.Đôi lần tôi gọi đến chỗ làm của Quân, nói được vài câu đã ngfhe anh vội vã " Nhã ơi, anh buy nghen, công việc bề bộn lắm, em thông cảm ". Bất chợt gặp Quân đâu đó, tôi xịu mặt xuống: " Anh tất bật qúa đấy, Quân!". Quân cười ngài ngại và mệt mỏi. Tôi âu lo: " Anh còn làm thơ nữa không, cho em xem đi ". Quân lắc đầu, cười khó khăn: Anh không có thời gian, mà có lẽ anh bị chi phối bởi nhiều điều qúa.Có thể anh sẽ phải đi làm thêm một vài việc phụ để tăng thu nhập. Lương khiêm tốn qúa, khó sống lắm, Nhã!". Tôi áp mười đầu ngón tay vào nhau đưa lên ngắm nghía, chỉ để tránh nhìn vào vẻ mặt bối rối của Quân. Bàn tay tôi đã quen nhận "lương "lắm rồi, dẫu chỉ là những tờ giấy bạc khiêm tốn nằm gọn ghẽ trong phong bì mà phụ huynh của những đứa học trò đưa hàng tháng. Nhiều cái phong bì nho nhỏ như thế góp lại cũng được một khoản kha khá, dẫu mỗi cái tôi nhận với một tâm trạng khác nhau. Có cái vui vì phụ huynh trân trọng đưa cho " cô giáo " với vẻ hàm ơn. Có cái mang vị buồn tủi khi chiếc phong bì nằn chơ vơ trên bàn học trò được chiếc quạt trần thổi bay vất vưởng... Quân chưa từng một lần trải qua cảm giác giống tui. Hàng tháng, anh chiỏ đến thủ qũy ký tên và đếm đủ số tiền được nhận cho vào túi xách. Chỉ có cái động tác giữ gìn nó để nuôi mình cho đến tháng sau giữa tôi và Quân là chắc chắn giống nhau. Còn Thụy, hẳn anh luôn phấp phỏng cùng cảm giác chao đảo trên những chuyến xe với những đồng nhuận bút bất thường.Quân đi làm gần một năm. Tôi qua kỳ thi giai đoạn. Thụy đang đôn đáo chạy tìm việc cho mình. Tôi sang nhà Quân, ngạc nhiên vì căn phòng anh trọ cũng thiếu thốn y như ngày còn là sinh viên. " Vẫn sống thế à?" - Tôi hỏi. Quân cười rất tươi: " Có gì thay đổi đâu! lương khá hơn rồi, anh đang cố gắng để sống được và phụ giúp gia đình một ít. bây giờ, không quan tâm nhiều đến xung quanh nữa, những gì anh làm chgỉ là để đời sống tồn tại khá hơn thôi ". "Anh thực tế rồi, còn hơn cả em. Gặp anh chỉ nghe mỗi chuyện lương bổng và tiền bạc. Chán phèo!". Tôi giả vờ trách móc. Anh cười như phân bua. Tôi rủ " Qua nhà Thụy đi, lâu rồi không họp mặt. " Thụy chạy trên gác xuống, nhanh nhẹn khác hẳn vẻ trầm lặng trước đây. " Lâu qúa, tưởng Quân và Nhã mải mê làm ăn lắm ". Thụy kéo ra quán cà phê trước nhà, giải thích: " ở đây tha hồ mà nói chuyện ". Quân từ tốn " Mày sắp có việc làm chưa?". Thụy trầm ngâm:"Ông Y bên báo K có hứa sẽ xếp cho tao một công việc, đang chờ". " Chờ thì biết đến bao giờ? phải lao vào để tìm kiếm thôi".- Giọng Quân nóng nảy. Thụy ngồi im một chốc, nhẹ nhàng: " Tao cũng đang cố gắng, cò ngồi không đâu ". Tôi nhìn ra con đường tất bật, những dòng người ngược xuôi hối hả đuổi nhau qua. Sẽ một lúc nào đó, tôi, Quân và Thụy sẽ bất chợt thấy nhau giữa đường chẳng kịp chào đã vụt qua nhau mất. Cuộc sống ngoài kia đang lao đi vùn vụt thế. Tôi và Quân chạy xe thật chậm trở về. Quân nói: " Thụy đã có vẻ thích ứng rồi, em thấy không. Anh mong nó được như thế cho dễ sống ". Tôi gật rồi hỏi Quân: " Anh có bài thơ nào không? cho em đọc với!" " Thơ ề cơm bụi - chịu không? " - Khi nào rỗi, qua chỗ em, em cho anh ăn cơm không bụi, nhé!'. Quân cười, mắt lấp lánh. Tôi nghỉ dạy buổi tối, mở lại những bài thơ của Quân trên máy vi tính. Những dòng chữ bay bổng hiện ra - kết qủa những ngày rảnh rỗi - những câu chữ chân thành và đáng yêu như ngày đã cũ. Quân không làm thơ nữa, có lẽ biết mình không viết được như xưa. Có lần Thụy bảo " Người sống thực qúa thì làm thơ không hay đâu". Thế thì như chúng tôi bây giờ là hay hay dở.?Tháng giêng 1998