ã lâu lắm rồi, lúc đó tôi khỏang 23 tuổi. Quận đòan tổ chức phong trào thanh niên tham gia xây dựng vùng kinh tế mới cùng các lực lượng thanh niên xung phong chủ lực. Đòan chúng tôi được cử đến một khu đất còn hoang vu, đang được các thanh niên xung phong khai hoang, và chuẩn bị cất nhà để làm thành khu dưỡng lảo – theo như chỉ thị mà chúng tôi được biết lúc đó. Từ quốc lộ 13 thẳng lên đường đi Sông Bé – đến một nơi gọi là cua Paris quẹo trái vào khỏang 7 cây số là đến... Làm sao tả hết nét đẹp hùng vĩ của khu rừng còn hoang sơ đó. Chúng tôi đi qua con đường mòn đến bộ chỉ huy. Từ nơi này chúng tôi phải thả một con dốc đứng mới đến được bờ suối - chắc chừng 70 mét. Con suối này là một con suối cạn nhưng tương đối rộng, nếu đóng vai một nhà văn, hay một thi sĩ thì bút mực nào ta hết cái uy nghiêm của rừng, cái mơ mộng của suối, cái nên thơ của vầng trăng trong những ngày trăng tỏ hay những êm đềm của những đêm trời đầy sao. Nhưng nếu bạn cho chân xuống suối thì bạn sẽ cảm nhận được nổi kinh hòang của người dân thành thị vì những con đĩa tung tăng trong nước. Chúng tôi cũng như những người bạn thanh niên xung phong chủ lực được chia làm nhiều tóan, mỗi tóan được gọi là một B, và cứ hai B thì lại có một đội hậu cần. Hàng ngày đội hậu cần có nhiệm vụ lên bộ chỉ huy lảnh lương thực về nấu cơm để người trong B ăn sau giờ làm việc. Cơm thì chúng tôi không thiếu, nhưng thức ăn thì rất hạn chế, tôi là người đứng ra lãnh lương thực: hai B chúng tôi khi thì được 2 dá khô cá cơm với tám bó rau muống, khi thì được một trái bí ngô to và một kg thịt. Với 2 dá khô cá cơm chúng tôi không thể nào kho sệt chia cho hai B được, do đó tôi phải nấu một chảo nước lưng, bỏ đường, muối, bột ngọt và một chút nước màu, đợi khi nó sôi lên, tôi mới bỏ cá cơm vào để thành món mặn. Tôi thường đùa với các bạn đây là món cá lòng tong lội piscine. Nước mà chúng tôi uống là nước hà thủ ô tươi mà các bạn hái về. So với các bạn, công việc hậu cần của chúng tôi quả là nhàn hạ. Trong căn chòi bếp trống tuếch, tôi thỉnh thỏang nhìn ra ngòai để theo dõi những bước chân nhịp nhàng của họ từ nhà ra rừng rồi lại từ rừng về nhà với những lóng cây nặng trên vai. Chúng tôi gọi những lóng cây này là B 52, chúng dài khỏang 5 - 6 mét, vòng tròn khỏang 2 đến ba gang tay dùng để dựng cột. Có một lần tôi đứng ngó họ chuyển cây, hai người thanh niên lực lưỡng – người thứ nhất nâng cây lên vai trước và người thứ hai nhất cây lên sau, sức nặng tòan cây dồn vào người thứ nhất, tôi thấy họ hoằng người lại và tôi liên tưởng nếu đó là tôi chắc phải gập xuống thôi. Ấy vậy mà họ cứ như những con thoi, đi đi về về mang những cây nặng vượt qua đồi, rồi qua suối, lên đồi rồi xuống dốc không biết bao nhiêu cái mới về đến nơi qui định. Trong những người lao động kiên cường đó, có một người nữ thanh niên xung phong – chị ấy rất mạnh mẽ, và lúc nào cũng bước thoăn thoắt theo người bạn đồng hành dù người ấy là nam. Sau khi đã tập trung đầy đủ cây để làm cột, chúng tôi bước sang giai đọan san nền. Nền có nhiều gốc cây đã được phá sẳn có lẻ bằng máy cưa, và chúng tôi có nhiệm vụ lấy những gốc cây lên. Họ phải dùng những cái len, móc từng từng cụm đất nhỏ len giữa những rể phụ của cây để phơi trần những cái rễ và khoanh dây bẩy nó lên. Những gốc cây mà họ bẩy lên có cái to đến 5 - 6 người ôm. Có lúc tôi không tin sức người có thể làm nên việc đó. Người nữ thanh niên xung phong kia cũng có mặt trong những công việc gai gốc như thế đó. Sau khi dựng chòi xong, đến lúc lợp tranh. Và họ lại thi đua nhau lợp tranh để chóng hòan tất công trình kịp ngày 2 – 9. Chị nữ thanh niên xung phong kia vẫn là một kiện tướng lợp tranh vì chị lợp rất nhanh. Nhưng sáng hôm đó, khi tôi lay hoay bên bếp thì nghe tiếng các bạn kêu lên, chị ấy bị ngã từ trên mái xuống, người cứng đờ bất động. họ khiêng chị đến chỗ ngủ của tôi. Nơi chúng tôi ngủ được đóng như một cái sạp dài trên là những cành cây nhỏ ghép xuôi. Trước thân thể bất động của chị, mọi người đều quýnh quáng, không biết phải làm gì, cả anh y tá của Bộ chỉ huy lúc đó cũng không biết phải hành động ra sao vì nơi đó thiếu thốn mọi phương tiện. Tôi bổng nhớ mẹ tôi thường hay nói: khi một người bị trúng gió cả người tê cứng, hàm răng cắng chặt, phải lấy kim chích vào những đầu ngón tay nặng máu để giúp người ấy tỉnh. Trong lúc nguy cấp, tôi làm một cách không chần chừ, không suy nghĩ. Và kết quả chị cử động được và qua cơn nguy hiểm. Sau đó chị được chuyển đi trạm xá. Sau này tôi được các bạn kể lại là chị không thể lao động được nữa vì đã cố gắng quá sức. Tôi không có dịp trở lại nơi mình đã một lần đến công tác, tôi không biết bây giờ nơi đó ra sao? Nhưng dù ra sao đi nữa thì sự hình thành của nó là bao công lao của những người thanh niên xung phong đó. Họ đã sống những ngày rất cực khổ, rất vất vả, nhưng rất tận tụy...