ó là những ngày đầu tháng năm năm 1975. Tôi rảnh rổi không có việc gì làm, đạp xe qua nhà cậu tôi ở Cầu Kinh, một khu vực vắng vẻ nằm trên đường từ Hàng xanh rẻ ngược lên Bình Qưới. Trong tâm trạng không biết phải làm gì, sẽ làm gì, tôi đi trong cơn nắng tháng năm thật chói chang, nóng bức! Vào nhà cậu, mới chuyện gẩu với đứa em con cậu mấy câu thì có vài người hàng xóm của cậu mà tôi cũng quen rủ đi lấy gạo. Tôi hỏi gạo đâu mà lấy? Họ bảo là ở Tân Cảng; trước đây Chánh quyền Sài gòn dự trử, nay bỏ chạy người dân chung quanh đó đã mở kho và vào xúc gạo rất đông. Tôi tò mò cũng muốn biết cảnh ấy như thế nào và tôi cũng theo đám người đó vào Tân Cảng. Đọan đường từ đấy đến Tân cảng không xa, nhưng rất vắng vẻ vì khu đó trước đây là khu quân sự, không có nhà dân dọc theo hai bên đường. Đi hết đọan đường rầy đất đỏ, chúng tôi chung dưới gầm cầu Sài Gòn để vào kho Tân Cảng. Trước mắt tôi một khung cảnh hổn độn chưa từng thấy! Mọi người không biết từ đâu đến, rất đông, xúm xít nhau kẻ bao người bị, già trẻ lớn bé gì cũng có, họ đang hì hụt bưng, khiêng, vác... Trong cái kho rộng mênh mông, từng cây gạo được xếp cao tới nóc nhà. Những người cơ hội đến đây lấy gạo về bán cũng có, những người dân quanh vùng sợ đói tìm đến quơ chút đỉnh cũng có. Những tay chuyên môn thì đưa xe ba bánh máy vào, rinh từng bao bỏ lên xe, bỏ đầy thì đi. Những người dân bình thường thì không thể nào bưng nổi bao gạo nên xổ bớt gạo ra khỏang lưng bao rồi vác lên xe gắp máy hay xe đạp gì đó để chở về. Và cũng chính vì vậy, dưới sàn kho, gạo đổ ra linh láng và mọi người đi trên đó mà tôi thấy cũng hơi sót ruột. Tôi cũng nghe mọi người kể với nhau rằng: cẩn thận đó, có người mở bao từ dưới để rút gạo bị cây gạo tuột đè bị thương nặng đó. Tôi cũng mang theo cái bao 50 để đựng gạo, và để chắc ăn tôi xúc gạo dưới đất mà họ đổ ra để khỏi nguy hiểm. Tôi không thể bê nổi bao gạo 50 nên tôi chỉ xúc hơn nửa bao. Tôi lôi xệch bao gạo ra ngòai và để lên sườn chiếc xe đạp mini của tôi. Vì ham vui đi nên tôi chẳng mang dây ràng cột gì cả... Những người đi chung với tôi đã về trước, một mình tôi tha bao gạo lên xe và chạy từ từ về nhà cậu. Bao gạo không chịu ngồi yên, nó cứ tuột lên tuột xuống và tôi phải vật vả với nó: cứ đi mấy thướt thì nó lại trì tuột xuống, tôi lại phải đở lên, vừa mệt, vừa nóng, mắt tôi hoa lên, tôi ngó tới ngó lui nhưng chẳng thấy ai để nhờ giúp đở. Tôi ráng đi một chút nừa với hy vọng gặp ai cho quách họ bao gạo cho xong. Thế nhưng đường vắng vẫn vắng và tôi không nở nào bỏ bao gạo giữa đường. Mệt quá, tai tôi ù đi, và may thay chính lúc đó tôi mờ mờ thấy có một căn nhà hay một cái kho gì đó bỏ hoang, cửa ngỏ mở toang, nhìn vào sân tôi thấy có một cái vòi nước ở dưới thấp, tôi như bắt được vàng, bước vội vào sân nhà đó mở vòi nước, uống lấy, uống để. Lổ tai tôi bắt đầu làm việc trở lại, mắt tôi bắt đầu sáng ra. Ngụm nước đó đúng là một ngụm nước thần, tôi tỉnh táo hẳn và tôi cảm nhận được người sắp chết trên sa mạc gặp được một ngụm nước quý biết chừng nào. Với kinh nghiệm vật lộn với bao gạo nảy giờ tôi biết tôi không thể ngồi trên xe để chở một bao gạo mà không có dây ràng được nên tôi đành dắt bộ nó về nhà cậu. Về đến đó, tôi như trút được gánh nặng Tôi đã không đem nó về nhà mình mặc dù lúc đó tôi có thể kiếm được một sợi dây để cột. vì nhìn nó - tôi thấy sợ.. Đọan đường từ Tân Cảng về nhà cậu tuy không xa nhưng làm cho tôi tưởng chết đi được và tôi tự cười nhạo tôi: Yếu như sên mà cũng đòi đi hôi của. Đó là chuyện của tôi, nhưng có lẻ cũng chính nhờ những động thái đó mà một số gia đình nghèo sống trong thành phố không có gạo, thức ăn dự trữ để ăn trong những ngày còn hổn độn ấy có cái sống qua ngày... chờ ổn định.