Tôi vừa từ trường về nhà đã thấy mẹ tôi đã đứng đợi ở cổng, nét mặt rất vui. Mẹ tôi đau yếu đã mấy năm nay, cả ngày ít khi rời khỏi giường, mặt mày khi nào cũng nặng nề, khó chịu. Thế mà hôm nay bà ra tận cổng chờ con, một tay giấu vật gì sau lưng, miệng cười móm mém. Hình như có tin gì vui. Mẹ tôi nửa úp nửa mở, chơi trò ú tim:
- Con có tin vui. Mẹ đố con đoán được tin gì!
Tôi cười, nghĩ ngợi một hồi lâu rồi lắc đầu. Tức thì, bàn tay đang dấu sau lưng của bà từ từ đưa ra phía trước. Một tấm thiệp màu hồng! Của ai, tôi không đoán được. Mẹ tôi níu lấy tay tôi:
-Chú Bằng vừa dẫn một cô nào đến chơi, giới thiệu là vợ chưa cưới. Biếu mẹ một hộp sâm. Chủ nhật này chú ấy cưới vợ.
Tôi cầm tấm thiệp, ngạc nhiên đến sững sờ. Bằng là bạn nối khố của tôi từ hồi học phổ thông. Dạo ấy, học xong lớp mười, tôi đi sư phạm. Bằng vào bộ đội, chiến đấu ở trong Nam. Sau giải phóng, Bằng được phân nhà, chuyển ngành với quân hàm trung tá sang phụ trách một đơn vị làm kinh tế. Cách đây hơn mười năm, Bằng về quê thông báo với tôi mộttinbuồn,vợhắnđãmấtvìbệnhungthư.Giàucónhưng gà trống nuôi con. Tôi cố an ủi bạn, chờ cho nguôi ngoai rồi tìm người chắp nối. Bằng nói, buồn lắm, chẳng thiết lấy ai nữa, ở vậy nuôi con. Tôi bảo, trẻ chưa qua, già chưa tới, cố kiếm lấy một người bạn, sau này già cả mà nhờ nhau. Bẵng đi một thời gian khá lâu, tụi tôi không gặp nhau, chỉ nghe phong phanh dạo này Bằng làm ăn khấm khá nhưng vẫn phòng không. Thế mà hôm nay, hắn cưới vợ! Nghe kể với mẹ tôi, vợ ở quê. Nhà tôi cách nhà Bằng hơn hai mươi cây số, tôi lại chỉ có một chiếc xe đạp cọc cạch, chứ không tôi đã tìm đến ngay, xem hắn sẽ cưới ai.
Theo giờ giấc ghi trên tấm thiệp, ngày chủ nhật tôi vận com lê, cà vạt chỉnh tề, lại mượn được chiếc Honda của người bạn xuống nhà Bằng dự lễ cưới. Trời đã sang thu. Buổi sáng nắngnhẹ,ngồitrênxenghegióvivuselạnhbêntai,tôilâng lâng trong niềm hạnh phúc của Bằng. Chọn mùa thu cưới vợ thật là tuyệt. Tuyệt hơnnữa là hắn chọn được một cô trẻ hơn mình dễ chừng hai mươi tuổi. Tôi mừng cho Bằng và ghen với hạnh phúc của hắn. Ðã ngoài năm mươi mà cưới được vợ trẻ thì chẳng khác gì mèo mù vớ được cá rán.
Ðang mông lung với những ý nghĩ không đâu, chiếc xe Honda bỗng khựng lại, không chạy được nữa. Tôi dừng xe, kiểm tra lại xăng, dập tiếp mấy lần nữa cũng không nổ. Chết thật! Không khéo khi đến nhà Bằng, họ nhà gái đã đưa dâu. Giữa lúc đang hoang mang, một đoàn xe du lịch sang trọng vút qua. Tôi lúi húi chữa xe, không nhìn thấy cô dâu chú rể, chỉ loáng thoáng chiếc xe đi đầu hoa, kính xe có dán hai chữ song hỉ màu đỏ. Ðoàn xe đi từ phía thị xã, cùng chiều với tôi. Tôi càng sốt ruột. Hay đó là đoàn xe đưa dâu đang xuống nhà Bằng? Nhưng rồi, tôi tự trả lời. Hắn tìm hiểu ai, lấy ai ở cái đất thị xã nhỏ bé như chiếc khăn mùi soa này mà tôi lại không biết. Thông tấn xã vỉa hè có đầy đủ phóng viên săn tin hàng ngày. Giấu thế đếch nào được. Có lẽ hôm nay tốt ngày, nhiều người làm đám cưới và đoàn xe kia là của một đôi cô dâu chú rể khác.
Ì ạch mãi rồi xe cũng nổ. Tôi đến nơi thì hai họ đã vào mâm. Trong một khoảng sân rộng có che rạp phía trên, đám cưới của Bằng thật linh đình. Xe hơi đậu thành hai dãy từ ngoài đường cái. Xe gắn máy san sát bên nhau. Người ra kẻ vào đông nghịt. Vợ chồng Bằng đang sánh vai nhau đi đến từng bàn chào quan khách. Bằng không nhìn thấy tôi vì vợ chồng hắn quay lưng, cụng ly với một tốp thanh niên đang hò reo chúc mừng hạnh phúc đôi bạn. Tôi ngồi chung mâm với mấy người đến sau. Cỗ bàn ở nông thôn chẳng khác gì thành phố. Giò lụa, chả quế, gà quay, vịt tần, bia lon Tiger. Ðủ thứ. Thật đúng là đám cưới của một nhà doanh nghiệp giàu có. Nhạc từ hai chiếc loa vặn quá cỡ, tiếng nói cười, tiếng la hét trăm phần trăm dô! của đám thanh niên làm cho không khí hội hôn thật náo nhiệt. Tôi uống hết cốc này sang cốc khác, chếnh choáng trong hơi men hạnh phúc của thằng bạn nối khố. Giữa lúc ngà ngà say, vợ chồng Bằng bước đến trước bàn của chúng tôi. Bằng mặc comlê màu xám nhạt, tóc nhuộm đen, khuôn mặt hồng hào rạng rỡ trông trẻ ra cả chục tuổi. Cô dâu còn trẻ, xoarê trắng, đầu đội vương miện, tay ôm bó lay ơn đỏ thắm mỉm cười chào khách. Tôi móc túi tìm phong bì rồi đứng dậy bắt tay chào đôi bạn, lúc đó Bằng mới nhận ra sự có mặt của tôi. Cô dâu cũng hiện rõ trong tầm mắt. Tôi tái mặt, ngực rung lên, trán vã mồ hôi. Ðó chẳng phải ai xa lạ mà chính là cô Tầm trên thị xã. Cô Tầm cũng nhận ra tôi, mặt cúi xuống, nụ cười trên môi lịm tắt. Bằng đang mải cụng ly với mấy người trong mâm, không để ý đến vẻ thất thần, biến sắc của tôi và khuôn mặt thảm hại của cô Tầm. Nhưng rồi, không khí hội hôn kéo tôi về với thực tại. Tôi đang dự đám cưới của Bằng, giữa ngày vui nhất của bạn, tôi không thể mang một khuôn mặt buồn rầu, vội đứng lên, cố làm ra vẻ tươi cười, nâng cốc:
-Tao chúc mày hạnh phúc. Có chút quà nhỏ mừng hai đứa.
Cô Tầm nhìn tôi, khuôn mặt đã bớt sượng sùng, đưa bàn tay đeo găng vải màu trắng đỡ chiếc phong bì của tôi, lí nhí cảm ơn. Vợ chồng Bằng lại sang bàn khác. Cô Tầm quay lại nhìn tôi với đôi mắt thoáng buồn, như muốn cầu cứu tôi điều gì.
Tôi thấy thương Bằng quá. Lặn lội về quê lấy vợ, những tưởng sẽ tìm được nơi tử tế. Lần gặp trước đây, Bằng tâm sự: Từ ngày vợ mình mất, cũng có nhiều đám con nhà gia giáo.
Nhưng có lẽ mình sẽ lấy vợ ở quê. Gì bằng ta về ta tắm ao ta. Hôm nay Bằng cưới vợ, không biết ai mối lái mà vớ phải cô Tầm. Thế mới đau chứ! Ai chứ cô Tầm tôi chẳng lạ. Một thời làm gái trên thị xã. Hoàn cảnh nhà cô cũng rất đáng thương.Bống hiện rượu, mẹ đau dạ dày,một đàn em lít nhít. Có thể cô phải làm một việc gì đó để cứu gia đình nhưng chọn con đường ấy là không thể chấp nhận. Dù cô hành nghề rất kín đáo nhưng cánh đàn ông tụi tôi việc gì xẩy ra trong thị xã này mà không biết. Một thời gian cô vắng bóng. Nghe nói cô đi học may. Bố cô đã qua đời, mấy đứa em đã lớn, đã đỡ đần được công việc cho mẹ. Cô mượn vốn liếng, mở một tiệm may trên đường chính của thị xã. Cô may khéo, khách đông và đã trở nên giàu có nhưng mãi mà chẳng lấy được chồng. Dân thị xã ai người ta lấy cô. Thành ra cái nhan sắc mặn mòi của cô thành vô duyên. Trong tâm trí tôi, cô Tầm vẫn mang một vết đen trong lý lịch, một thời làm điếm. Thôi sự đã rồi, Bằng ơi! Tao không thể nói với mày về quá khứ của Tầm. Cầu mong cho mày hạnh phúc và đừng bao giờ biết gì về quá khứ của vợ mày...Tôi tự nhủ mình và tiếp tục cụng ly với mấy người trong mâm.
Ba tháng sau, tôi nhận được thưBằng. Trong thưBằng viết... Tao báo với mày một tin vui, súng của tao đã bắn trúng điểm mười. Tầm đã có bầu. Nàng thật sự là một người vợ hiền, thương yêu chiều chuộng tao hết mực. Tụi tao thật sự hạnh phúc. Song, mày hãy tha thứ cho tao, khi cưới Tầm, tao không trao đổi gì với mày - thằng bạn nối khố của tao. Tao biết rõ quá khứ của Tầm và nếu trao đổi, mày chẳng bao giờ cho tao cưới một người như vậy. Càng biết, càng hiểu, tao càng thương Tầm. Tầm đã chôn chặt quá khứ đau lòng ấy dưới lớp lớp thời gian và không lẽ với định kiến của người dân quê mình, Tầm cứ phải ở thế một mình...?
Tôi thở phào nhẹ nhõm. Trong nhà, vợ tôi đang ru thằng cháu ngoại lên hai trên võng. Tiếng ru khe khẽ vọng ra:
À ơi...
Ta về ta tắm ao ta...!
Hà Tĩnh 1999
 

Xem Tiếp: ----