T1 - Chương 8

Dịch giả và giới thiệu: Nguyễn Hũu Dũng
Lời giới thiệu

2 tập (gồm 75 chương + phụ lục)
LỜI GIỚI THIỆU
Henryk Sienkievich (Henryk Sienkieweiz) là một trong những văn hào lớn nhất của nhân dân Balan. Sáng tác của ông có một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Ba Lan, đồng thời được đánh giá rất cao trên văn đàn thế giới. Với tiểu thuyết Quo vadis ông được tặng giải Nôben về văn học năm 1905.
H. Sienkievich sinh ngày 5-5-1816 tại Vola Okseiska miền Podleise trong một gia đình quý tộc đã bị sa sút. Vào những năm 1866-1869 ông theo học các khoa luật học, y học rồi văn học tại Trường Chính (nay là trường đại học tổng hợp Vacxava).
Bước vào nghề làm báo từ năm 1860 bằng những tiểu luận và phê bình sân khấu, Sienkievich bắt đầu được chú ý đến như một cây bút có triển vọng với truyện Phi hoài (1872). Trong những truyện ngắn tiếp theo, ông đã miêu tả một cách sắc nét tâm tư của lối sống phong kiến gia trưởng (Người đầy tớ già -1875, Hania -1876). Thời kỳ 1876 -1882 ông đi rất nhiều nơi ở châu Âu, châu Mỹ, và cho đăng Những bức thư từ các chuyến đi (1876 -1878) cùng hàng loạt truyện ngắn và truyện vừa rất xuất sắc, trong đó nổi bật lên vấn đề thân phận người nông dân.
Năm 1892 đánh dấu một bước ngoặt trong sáng tác của H. Sienkievich; từ lĩnh vực truyện ngắn và truyện vừa, ông bước sang miền đất mới của các tiểu thuyết lịch sử. Ông cho ra đời bộ ba tiểu thuyết lịch sử viết về những cuộc chiến tranh diễn ra ở Ba Lan hồi thế kỷ XVII: Bằng lửa và gươm (1883 -1894), Trận hồng thủy (1884-1886), Ngài Volodyjovxki (1887 -1888). Mang đậm chủ nghĩa yêu nước, tiểu thuyết bộ ba này là một đỉnh cao chói lọi trong sự nghiệp sáng tác của Sienkievich, là một tác phẩm trong kho tàng văn học Ba Lan.
Tiếp theo, Sienkievich hoàn thành hai tiểu thuyết tâm lý xã hội Phi giáo lý (1889 -1890) và Gia đình Polanjexki, trong đó ông phê phán giới quý tộc đang suy đồi.
Đề tài tiểu thuyết lịch sử Quo vadis (1895 -1896) là cuộc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo thời Nerô bạo chúa ở Cổ La Mã.
Tiểu thuyết lịch sử Hiệp sĩ Thánh chiến (1897 - 1900) miêu tả cuộc chiến tranh giữ nước hồi thế kỷ XV với các trận đại thắng Grunvald lẫy lững, chống lại các hiệp sĩ thuộc dòng tu Thánh chiến, mà thực chất là chống lại đế quốc Phổ, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Ba Lan.
Trong thời kỳ “hồi xuân” gần cuối đời, sau khoảng 10 năm bệnh tật liên miên. H. Sienkievich đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết du ký rất xuất sắc dành cho bạn đọc trẻ tuổi Trên sa mạc, trong rừng thẳm (1910 - 1913) và tiểu thuyết lịch sử Những đội quân lê dương (1913 - 1914) mà cái chết không cho phép ông hoàn thành.
Henryk Sienkievich mất tại Vêvê (Thụy Sĩ) ngày 15 - 11 - 1916 thọ bảy mươi tuổi.
Trong ngót nửa thế kỷ sáng tạo. H. Sienkievich đã để lại cho nhân loại một di sản văn học đồ sộ và vô giá. Ngay từ thủa sinh thời của văn hào đã từng có nhiều người cố gắng thu thập và xuất bản toàn bộ những tác phẩm của ông. Đáng chú ý nhất là công trình của nhà xuất bản Gebethner và Wolf, trong những năm 1880 - 1939 đã xuất bản bốn mươi sáu tập tác phẩm chọn lọc của Sienkievich. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, bè lũ Hítle ra lệnh cấm lưu hành những tác phẩm sục sôi lòng yêu nước của Sienkievich, chúng ra sức tịch thu và đốt các tác phẩm của ông, song nhân dân Ba Lan vẫn nâng niu, gìn giữ, truyền tay nhau đọc, dù rằng không ít người vì thế đã bị kết án tử hình hoặc bị đưa vào trại tập trung.
Chỉ dưới chính thể Cộng hòa nhân dân Ba Lan. Sienkievich mới thật sự trở thành nhà văn của dân tộc, của quảng đại quần chúng, tác phẩm của ông mới được đánh giá đúng tầm cỡ. Ngay trong mùa xuân năm 1945 còn vương khói đạn, ngay trong cảnh đất nước bị tàn phá đến mức hủy diệt, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn thiếu thốn sau chiến tranh, tiểu thuyết Hiệp sĩ Thánh chiến của Sienkievich vẫn được tái bản và đó là tác phẩm văn học cổ điển đầu tiên được xuất bản trong lòng nước Ba Lan mới.
Chỉ vài năm sau chiến tranh. Đảng và Chính phủ Ba Lan đã quyết định cho xuất bản toàn bộ tác phẩm của văn hào. Dựa trên các bản thảo và những bản in lần đầu may mắn được cứu thoát khỏi sự đốt phá của bè lũ phát xít, lần đầu tiên toàn bộ tác phẩm H. Sienkievich gồm sáu mươi tập được chỉnh lý và xuất bản trong khoảng thời gian 1949 - 1951 dưới sự chủ trì của giáo sư Julian Ksyzanovxki. Bốn tập cuối cùng của bộ sách này là công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp về cuộc đời và sáng tác của nhà văn. Căn cứ theo bộ sách này, hàng loạt tác phẩm riêng lẻ của nhà văn lần lượt được tái bản có hệ thống với nhịp độ nhanh và số lượng bản in rất lớn. Thống kê độc giả tại Ba Lan, qua nhiều năm cho thấy rằng sách của H. Sienkievich được nhiều người đọc nhất và được yêu chuộng nhất.
Tác phẩm nổi tiếng Quo vadis(1) được viết trong thời kỳ sung sức nhất của H. Sienkievich. Ý đồ sáng tác xuất hiện vào mùa xuân năm 1893, khi nhà văn tới thăm Roma lần thứ hai. Như nhà văn đã viết trong bức thư gửi nhà khảo cổ học kiêm nhà phê bình học người Pháp Boyer D”Agen vào năm 1912: “Ý định sáng tác Quo vadis nảy sinh trong tôi khi tôi đọc các tập Niên ký của Taxits, một trong những nhà văn tôi yêu thích nhất và trong chuyến lưu trú dài ngày tại Roma. Họa sĩ nổi tiếng Siemiradzki đang sống tại Roma hồi ấy là người hướng dẫn tôi đi thăm quan cái thành đô vĩnh hằng này, và ở một trong những cuộc dạo chơi như thế, anh ấy đã chỉ cho tôi ngôi nhà thờ nhỏ mang tên “Quo vadis”(2). Chính lúc ấy, tôi đã nảy sinh ra ý định viết một tiểu thuyết về thời kỳ lịch sử đó. Trong suốt hai năm 1893 -1894, tác giả đã tiến hành những công cuộc chuẩn bị khảo cứu rất công phu để xây dựng nền móng cho tác phẩm, đồng thời đã vài lần thử nghiệm chủ đề này trong một số phác thảo khác nhau. Quo vadis được chính thức bắt đầu viết từ mùa xuân năm 1895 tại Vacsava và được hoàn thành ngày 18 - 2 - 1986 tại Nixe. Vừa viết Sienkievich vừa cho đăng tải Quo vadis trên tờ “Báo Ba Lan” ở Vacsava và hai tờ báo khác tại Pôzơ nan và Cracốp. Vài tháng sau, tác phẩm được nhà xuất bản Gebethner và Wolf in thành sách (3 tập).
Thời trị vì của Nerô bạo chúa và việc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo hồi ấy đã từng là đề tài của nhiều tác phẩm của các nhà văn trước Sienkievich, song Quo vadis vượt xa các tác phẩm ấy về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Quo vadis là bức tranh toàn cảnh xã hội La Mã vào năm 61 sau công nguyên, với những mâu thuẫn chính trị xã hội và tôn giáo đã căng thẳng tới tột đỉnh chỉ chực bùng nổ.
Mặc dù lần xuất bản đầu tiên, Quo vadis có mang thêm phụ đề nhỏ “Tiểu thuyết về thời Nerô” nhưng thực ra Sienkievich không có ý định dựng một tiểu thuyết lịch sử theo nghĩa đầy đủ của từ này. Tác giả chỉ giới hạn trong việc vẽ nên một bức tranh chi tiết và vô cùng sinh động của xã hội La Mã tại thành đô Roma. Trong vô vàn các sự kiện lịch sử của thời kỳ đó, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào hai vấn đề: Vụ đốt cháy thành Roma và cuộc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo, các sự kiện khác chỉ được nêu ngắn gọn hoặc nói lướt qua làm nền. Chính sự thu gọn chủ đề và bình diện các sự kiện lịch sử ấy đã cho phép tác giả làm nổi bật lên sự đối đầu giữa hai thế giới: Một bên là thế giới cung đình bạo chúa đa thần giáo của triều thần La Mã vây quanh Nerô tên bạo chúa đang ở đỉnh cao nhất của quyền lực, xa hoa và tội ác, nhưng đã thối nát cực độ và đang suy vong. Còn một bên là thế giới nô lệ và dân nghèo theo đạo Thiên chúa tập trung chung quanh hai vị sứ đồ Piotr và Paven, cái thế giới hồi ấy không chút quyền lực, nhỏ nhoi và yếu ớt nhưng đầy hấp dẫn bởi tư tưởng mới và không cam chịu khuất phục bạo lực, đang lớn dần lên, chiếm lĩnh vũ đài xã hội - chính trị. Tượng trưng cho điểm đỉnh của sự đối đầu này là cuộc đọ nhãn quang tình cờ giữa Nerô và sứ đồ Piotr khi hoàng đế cùng đám quần thần rời bỏ Roma, cái thành phố đã bị Nerô thầm kết án tử hình “Trong một chớp mắt, hai con người ấy nhìn nhau (… ) đó là giây phút đọ nhãn quang của hai vị chúa tể trái đất, một kẻ ngay sau đó biến đi như một giấc mơ đẫm máu, còn người kia - chính cụ già khoác manh áo thô kệch nọ - sẽ chiếm lĩnh đến muôn đời sau cả thế gian lẫn thành đô này” (Chương XXXVI).
Cuộc đối đầu thầm lặng không trận tuyến đó, theo từng trang sách cứ lớn mãi, mở rộng mãi ra, dâng cao mãi lên, cuốn hút toàn xã hội vào vòng xoáy lịch sử mãnh liệt của nó, cả những người ý thức được lẫn những kẻ không nhận thức được nó, những người tham gia thúc đẩy nó lẫn những kẻ cố tình tránh xa. Cuộc đối đầu đó được tác giả đan quyện một cách tài tình với câu chuyện tình đầy éo le ngang trái giữa chàng quý tộc trẻ tuổi Vinixius, một võ quan cao cấp, một cận thần của Nerô, với nàng Ligia, công chúa của bộ tộc Ligi (tiền thân của dân tộc Ba Lan) bị La Mã giữ làm con tin và là một tín đồ Thiên chúa. Tình yêu ấy tiến triển trong sự phát triển của những mâu thuẫn xã hội. Số phận đôi trẻ gắn liên với những biến động ghê gớm của xã hội. Chính sự đan quyện và nghệ thuật dẫn truyện đó khiến cho tác phẩm mang nhiều màu sắc vô cùng hấp dẫn.
Dưới ngòi bút tinh tế và khoáng đạt của H. Sienkievich từng nhân vật hiện lên sắc nét với cả chiều sâu tâm lý, tính cách, với tất cả những mâu thuẫn nội tâm phức tạp, những mối quan hệ xã hội chằng chịt, những đột biến đến độ nghịch lý mà hoàn toàn hợp lý, nẩy sinh trong quá trình vận động phát triển.
Nêrô bạo chúa - nghệ sĩ toàn năng, ba mươi tuổi, xuất hiện trên những trang sách của Quo vadis trong cái năm 64 đầy biến động, dẫu đã mang nặng trong thâm tâm những bóng ma đẫm máu của mẹ, của vợ, của bao nhiêu người khác bị y giết hại, dẫu sống trong lo sợ triền miên và quyền lực, nhưng vẫn là một nghệ sĩ đang trăn trở với những day dứt của quá trình lao động nghệ thuật. Với ảo vọng viết thiên trường ca về sự triệt phá thành Tơroa, bản trường ca sẽ làm lu mờ hình ảnh vinh quang của Iliat và Ôđyxê của Homer, hắn nhất thiết phải được nhìn thấy ánh lửa của một thành phố lớn đang bốc cháy. Và thế là để làm hài lòng bạo chúa, lũ triều thần xu nịnh do Tygelinux cầm đầu đã đang tâm châm lửa thiêu cháy thành Roma. Vốn hèn nhát, Nerô không dám chịu trách nhiệm bởi kinh sợ cuộc nổi dậy của quần chúng đang sục sôi căm giận, hắn bèn tìm cách trút tội cho các tín đồ Thiên chúa giáo. Hắn tháo cũi sổ lồng cho sự tàn bạo của đám quần chúng đang đòi nợ máu được thả sức hoành hành trong cuộc khủng bố, với tiếng thét “ném bọn Thiên chúa giáo cho sư tử”, với cảnh tàn sát hàng loạt người bằng nanh vuốt của dã thú, bằng cách đóng đinh lên thánh giá, bằng cách thiêu sống… Tàn bạo bao nhiều thì đớn hèn bấy nhiều - đó là cốt cách muôn thủa của lũ bạo chúa. Nerô tàn bạo trước cái chết của hàng nghìn người khác, nhưng đến lượt hắn, hắn run rẩy không sao đâm nổi dao vào cổ tự sát, để rốt cuộc phải nhận một cái chết nhục nhã mà lịch sử vẫn dành cho lũ bạo chúa, xưa cũng như nay.
Sienkievich đã thành công tuyệt diệu khi sử dụng nhân vật Petronius - cố vấn của Nêrô về các vấn đề nghệ thuật - làm người phát ngôn cho tư tưởng của tác giả và người cung cấp cho người đọc những nhận xét xác đáng về tên bạo chúa - nghệ sĩ có bản chất phức tạp này. Qua con mắt của con người nghệ thuật đặc biệt trang nhã và quảng trí này, toàn bộ cốt cách vừa bi vừa hài, vừa hèn, vừa bạo của tên nghệ sĩ giả - bạo chúa thật Nêrô hiện lên sắc sảo vô cùng. Một chút tài năng cỏn con nhưng luôn tự huyễn hoặc chính mình, cộng với một quyền lực vô biên về phương diện xã hội đã biến hẳn thành một kẻ điên rồ, sẵn sàng phạm những tội ác ghê gớm nhất. Còn gì có thể lột tả chân xác hơn tính cách của Nêrô bằng lời tâm sự của chính hắn thốt với Petronius trong cái “đêm cởi mở” trước ngày đốt cháy thành Rôma: “Trong mọi lĩnh vực ta đều là nghệ sĩ (… ) nên ta không thể nào sống nổi một cuộc đời bình thường. Âm nhạc mách bảo ta rằng có tồn tại những sự phi thường, ta sẽ dùng toàn bộ sức might:10px;'>
- Bẩm không, thưa Auguxta. Cô ta vào ở trong hoàng cung cách đây chưa lâu.
- Hôm qua nó có dự tiệc không?
- Bẩm có, thưa Auguxta.
- Theo lệnh ai?
- Bẩm, theo lệnh của Hoàng thượng…
Poppea nhìn Ligia chăm chú hơn nữa, cô gái đứng cúi đầu trước mặt ả, lúc ngước đôi mắt long lanh của mình nhìn lên vì tò mò, lúc lại cụp mi mắt xuống. Bỗng một nếp nhăn xuất hiện giữa đôi lông mày của Auguxta. Ghen tức vì sắc đẹp và quyền binh của mình, ả sống trong một nỗi lo hãi triền miên, rằng một ngày kia sẽ có một nữ địch thủ may mắn nào đó đánh bại ả như chính ả đã từng đánh bại Oktavia. Vì vậy, mỗi một khuôn mặt xinh đẹp trong cung điện đều dấy lên trong lòng ả nỗi nghi ngờ. Bằng con mắt của người đàn bà sành sỏi, ả thâu tóm ngay tức khắc toàn bộ hình hài Ligia, đánh giá từng nét trên mặt nàng và ả chợt lo sợ. “Đây quả là một tiên nữ - ả nhủ thầm - Chính nữ thần sắc đẹp Venux đã sinh ra con bé”. Và trong lòng ả chợt nảy ra một điều mà cho tới nay chưa hề nảy ra trong óc ả khi nhìn một người đẹp nào khác, rằng ả già hơn quá nhiều. Lòng tự ái bị tổn thương trong ả bắt đầu rung lên, nỗi lo lắng và những nỗi e sợ khác nhau bắt đầu lướt qua óc ả nhanh như ánh chớp “Rất có thể Nerô chưa nhìn thấy con bé hoặc chỉ nhìn nó qua viên bích ngọc nên chưa thấy hết được giá trị của nó. Song điều gì sẽ xảy ra nếu như Hoàng đế gặp con bé tuyệt với này vào ban ngày, trong ánh sáng mặt trời?... Thêm nữa, nó lại không phải là nô tỳ. Là công chúa con vua, dù là vua dân man rợ song vẫn cứ là công chúa. Lạy các vị thần linh bất tử. Con bé đẹp ngang ta, nhưng nó lại trẻ hơn. Và nếp nhăn giữa đôi lông mày càng hằn sâu hơn, đôi mắt của ả dưới hàng mi vàng bắt đầu phát ra thứ ánh sáng lạnh buốt.
Song quay sang Ligia, ả vẫn hỏi với giọng bình thản bề ngoài:
Ngươi đã được trò chuyện cùng Hoàng thượng chưa?
- Dạ chưa, thưa Auguxta.
- Tại sao ngươi lại muốn ở đây hơn ở nhà ông bà Aulux?
- Em đâu muốn, tâu lệnh bà. Ngài Petronius xui Hoàng thượng bắt em rời khỏi nhà ông bà Pomponia, ở đây em sống như kiếp nô lệ, ôi lệnh bà!...
- Vậy ra ngươi muốn được quay trở về với ông bà Pomponia ư?
Câu này Poppea hỏi bằng giọng mềm mại và ôn tồn hơn nên trái tim của Ligia chợt trào lên một niềm hy vọng:
- Tâu lệnh bà! - Nàng vừa thốt lên vừa chìa tay về phía Poppea - Hoàng thượng hứa sẽ ban em như một nô tỳ cho chàng Vinixius, song xin lệnh bà bênh vực em và trả em về với bà Pomponia.
- Thế nghĩa là Petronius xui Hoàng thượng tước đoạt nhà người ra khỏi tay ông bà Aulux để ban cho Vinixius?
- Bẩm vâng, thưa lệnh bà. Ngay hôm nay, Vinixius sẽ phái người đến đón em, nhưng lệnh bà nhân hậu, xin lệnh bà hãy rủ lòng thương em.
Nói thế, nàng cúi xuống nắm lấy gấu áo dài của Poppea, nàng chờ câu trả lời của hoàng hậu với cả trái tim đập dồn dập. Còn Poppea nhìn nàng một lát với bộ mắt ánh lên một nét cười nham hiểm rồi nói:
- Vậy thì ta hứa với ngươi rằng ngay trong ngày hôm nay, ngươi sẽ được trở thành tỳ thiếp của Vinixius.
Rồi ả bước đi, tựa như một ảo ảnh xinh đẹp mà tàn bạo. Tai Akte và Ligia chỉ còn nghe thấy tiếng đứa trẻ chẳng hiểu vì lý do gì chợt khóc thét lên.
Mắt Ligia cũng chứa chan lệ, song lúc sau nàng cầm lấy tay Akte và nói:
- Ta quay về thôi chị. Chỉ có thể chờ đợi sự cứu giúp từ phía nó có thể tới mà thôi.
Họ quay về gian chính sảnh thông thiên và cho tới chiều không bước chân ra ngoài. Khi trời đã sẩm tối, bọn nô lệ mang vào phòng những chiếc đèn cầy bốn ngọn với những ngọn lửa bốc to, cả hai trông rất nhợt nhạt. Câu chuyện giữa họ với nhau chốc lại bị gián đoạn. Cả hai cùng lắng nghe xem có ai đang đến không. Ligia cứ nhắc đi nhắc lại rằng mặc dù nàng rất tiếc phải rời xa Akte, nhưng chắc bác Urxux đang nóng lòng đợi nàng ở ngoài kia, trong bóng đêm, nên nàng muốn sao cho mọi chuyện diễn ra ngay trong ngày hôm nay. Vì xúc động, hơi thở của nàng mỗi lúc một gấp gáp và nghe mạnh hơn. Akte vội vã vơ vét tất cả những thứ đồ nữ trang mà nàng có thể vơ được buộc túm vào một góc áo peplum và dặn Ligia đừng vứt món quà ấy giữa đường chạy trốn. Chốc chốc lại bao trùm một sự im lặng nặng nề đầy những huyền âm trong tai. Cả hai ngỡ như nghe thấy tiếng thì thào nào đó sau bức màn, lúc thì lại nghe tiếng khóc xa xa của trẻ em, lúc lại nghe tiếng chó sủa.
Bỗng bức tường che ngăn cách với phòng ngoài chuyển dịch không một tiếng động và như một bóng ma, trong gian chính sảnh thông thiên chợt hiện ra một người cao lớn, da tai tái, với bộ mặt rỗ hoa. Ligia nhận ngay ra Ataxynux, một nô lệ được giải phóng của Vinixius, người vẫn thường lui tới nhà ông bà Aulux.
Akte kêu rú lên, còn Ataxynux cúi gập người xuống chào và nói:
Xin chuyển lời chúc sức khỏa của ngài Marek Vinixius tới nàng Ligia thần thánh, ngài hiện đang chờ nàng đến dự tiệc tai ngôi nhà được trang trí bằng các loài thảo mộc.
Môi cô gái hoàn toàn trắng nhợt ra.
Em đi đây - nàng nói.
Và nàng quàng tay ôm choàng lấy cổ Akte để từ biệt.