Chương 1
Bạo lực cách mạng

Mùa xuân năm 1974, sau Tết Giáp Dần, Hội nghị cán bộ quân sự cao cấp họp tại số nhà 33 phố Phạm Ngũ Lão - Hà Nội. Hội nghị có đủ đại biểu các chiến trường, các quân chủng, binh chủng, các quân đoàn, sư đoàn và đại biểu các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh để thảo luận quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng họp tháng 10 năm 1973 và phổ biến Nghị quyết tháng 3 năm 1974 của Quân uỷ Trung ương đã được Bộ Chính trị thông qua.
Đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Lê Đức Thọ đến Hội nghị phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21. Cũng trong dịp này, Quốc hội quyết định thăng quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ cao cấp trong quân đội. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đến thăm, động viên và chỉ thị nhiệm vụ cho các cán bộ cao cấp và cho toàn quân.
Mỗi cán bộ và chiến sĩ quân đội hết sức phấn khởi được Trung ương Đảng chỉ cho thấy đường đi và triển vọng tươi sáng của cách mạng. Những lời căn dặn của đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Hội nghị là mệnh lệnh của Đảng và Nhà nước cho toàn quân tiến lên phía trước.
Hồi đó, Hiệp định Paris về Việt Nam ký đã được hơn một năm.
Theo Hiệp định, đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam, cam kết tôn trnng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt dính líu quân sự và can thỉệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam, thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
Đó là thắng lợi lớn của nhân dân ta, là thất bại lớn của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, là kết quả 18 năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Hiệp định Paris về Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mở ra cho cách mạng miền Nam Việt Nam một giai đoạn mới: giai đoạn hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Đó là thời kỳ cuối của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nói chung và của chiến tranh cách mạng ở miền Nam nói riêng.
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra sức phá hoại Hiệp định Paris về Việt Nam một cách có kế hoạch và có hệ thống.
Tuy buộc phải ký Hiệp định, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ chính sách cơ bản của chúng ở Việt Nam là thực hiện "học thuyết Níchxơn", áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Để thực hiện ý đồ nham hiểm đó, ngay từ đầu, Mỹ chủ trương vừa ký Hiệp định, vừa giúp nguỵ quyền Sài Gòn tiếp tục chiến tranh điên cuồng phá hoại Hiệp định. Đế quốc Mỹ đã tiến hành ở miền Nam nước ta một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới bằng nhiều biện pháp thâm độc.
Chúng tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho bọn nguỵ. Trước khi rút quân ra, Mỹ đã đưa vào miền Nam gần 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép và rất nhiều tàu chiến, dự kiến đưa thêm một số lớn binh khí kỹ thuật, tăng dự trữ vật tư chiến tranh của quân nguỵ lên mức tương đối cao, gần 2 triệu tấn.
Hiệp định ký chưa ráo mực, Nguyễn Văn Thiệu đã hò hét "tràn ngập lãnh thổ", tập trung lực lượng thực hiện "Kế hoạch bình định ba năm 1973-1975", "Kế hoạch bình định sáu tháng từ tháng 3-1973 đến tháng 8-1973", "Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt", "Kế hoạch xây dựng quân đội từ 1974 đến 1979" nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang và tổ chức cách mạng của ta ở miền Nam.
Địch khẩn trương củng cố và tăng cường xây dựng quân nguỵ, nhất là các quân chủng, binh chủng nhằm bảo đảm cho quân nguỵ đủ sức đối phó với quân chủ lực của ta trong mọi tình huống. Trong năm 1973, địch đã bắt khoảng 24 vạn lính, thu thập lại trên 13 vạn quân đào ngũ, rã ngũ và bị thương, đưa tổng quân số của chúng lên tranh cách mạng để giành thắng lợi hoàn toàn". Và "Cách mạng miền Nam phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công. Ta phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta".
Tinh thần của Nghị quyết 21 là: Địch không thi hành Hiệp định, tiếp tục chiến tranh Việt Nam hoá, thực chất là chiến tranh thực dân kiểu mới hòng chiếm lấy cả miền Nam, thì ta không có con đường nào khác là phải tiên hành chiến tranh cách mạng, tiêu diệt chúng, giải phóng miền Nam.
Hội nghị Quân uỷ Trung ương không những vạch rõ phương châm chung là "phản công và tiến công" mà còn nêu lên phương hướng vận dụng phương châm đó trong từng vùng và những phương thức hoạt động trên từng chiến trường. Hội nghị còn đề ra nhiệm vụ cho toàn quân: tích cực tiến hành công tác chính trị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chính trị toàn diện của các lực lượng vũ trang, tạo nên một sự chuyển biến mới mạnh mẽ, cả về tư tưởng, tổ chức, năng lực, tác phong trong mọi đơn vị, mọi cán bộ, chiến sĩ, nhất là nâng cao ý chí chiến đấu, tăng cường tổ chức kỷ luật, bảo đảm cho ba thứ quân hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương được Bộ Chính trị thông qua.
Sau khi có Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu cùng với Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, lập những kế hoạch tác chiến chiến lược chung và kế hoạch tác chiến từng chiến trường; khẩn trương tổ chức và huấn luyện các binh đoàn chủ lực, các binh chủng kỹ thuật; vạch kế hoạch về các mặt công tác chuẩn bị và công tác bảo đảm; đồng thời chỉ đạo các chiến tr"Không có chuyện ngừng bắn". Cứ tiếp tục tiến công. Thời cơ nghìn năm có một là đây". Chúng tôi rất mừng thấy cán bộ và chiến sĩ ta quả là trưởng thành nhiều và hết sức nhạy bén về chính trị, có ý chí quyết thắng rất cao, có tinh thần kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đối với vận mệnh dân tộc, quán triệt đầy đủ quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị.
Điều mới lạ nhất của chiến dịch lịch sử này chính là cái đã nảy ra trong tâm hồn cán bộ và chiến sĩ ta. Cái gì đã làm nên khí thế bộ đội ta ra quân hùng dũng nhất, kiên quyết nhất trong chiến dịch năm nay? Cái gì đã làm cho bộ đội ta ai cũng hiểu rõ quyết tâm lớn của Đảng, của dân tộc, hiểu rõ thời cơ vô cùng quý giá này và hiểu rõ cách đánh chưa từng thấy này? Cái gì đã làm cho bộ đội ta dũng cảm, khẩn trương một cách lạ thường, thông minh về chính trị một cách xuất sắc vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh này?
Ý chí và bản lĩnh ấy của quân đội ta không phải một ngày mà có được. Đây là kết quả cả một quá trình liên tục tiến hành công tác tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng trong các lực lượng vũ trang. Và trong 30 năm chiến đấu vừa qua, có chiến dịch nào mà Bác Hồ chẳng cùng bộ đội ta hành quân. Ra trận năm nay, toàn quân ta có sức mạnh phi thường chưa từng có khi trận quyết chiến chiến lược này mang chính tên Người: Hồ Chí Minh, đối với mỗi cán bộ, mỗi chiến sĩ ta là niềm tin, là sức mạnh và lẽ sống.
Trong những cánh quân trùng trùng điệp điệp tiến lên phía trước, mỗi chiến sĩ ta rạo rực trong lòng niềm tin chiến thắng, tràn trề hy vọng vào tương lai dân tộc và tình yêu đất nước. Sức bật của Tổ quốc tích luỹ nhiều năm hôm nay chính mắt anh chiến sĩ được thấy và sức bật của chính anh không thủ đoạn nào của kẻ thù ngăn lại được.
Các cánh quân tiến nhanh về năm mục tiêu chủ yếu để rồi từ đó toả ra.
Nhìn trên bản đồ tác chiến, năm cánh quân của ta như năm bông sen nở tung ra từ năm mục tiêu tiến công chủ yếu. Quân đoàn 1 đã chiếm Bộ Tổng Tham mưu nguỵ và khu Bộ Tư lệnh các binh chủng địch. Quân đoàn 3 chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và đã gặp một cánh quân trụ sẵn ở đây: phái đoàn quân sự của ta ở trại David, một cảnh gặp nhau lý thú đầy xúc động. Quân đoàn 4 chiếm Bộ Quốc phòng nguỵ, cảng Bạch Đằng và Đài phát thanh.
Đoàn 232 chiếm Biệt khu Thủ đô và Tổng Nha cảnh sát nguỵ. Quân đoàn 2 chiếm "Dinh Độc lập", nơi bọn nguỵ đầu sỏ tay sai Mỹ bán Độc Lập, buôn máu người và buôn lậu Bộ đội ta xông ngay lên gác, nơi "nội các" nguỵ đang họp và bắt ngay tại chỗ toàn bộ đầu sỏ nguỵ quyền trung ương, kể cả "tổng thống" nguỵ. Bộ đội ta xử trí linh hoạt, tuyên bố vững vàng, biểu hiện khí thế một quân đội chiến thắng. Cờ cách mạng tung bay trên "Dinh Độc lập". Lúc ấy là 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4. "Dinh Độc lập" trở thành hợp điểm của các cánh quân giải phóng Sài Gòn.
Tại Sở chỉ huy mặt trận, chúng tôi mở các máy thu thanh để nghe. Tiếng của "tổng thống" nguỵ quyền nói xin hạ vũ khí đầu hàng quân ta không điều kiện.
Sài Gòn hoàn toàn giải phóng! Toàn thắng! Chúng ta toàn thắng rồi! Tất cả chúng tôi trong Sở chỉ huy đều nhảy lên, reo lên, ôm hôn nhau, công kênh nhau. Tiếng vỗ tay, tiếng cười ran, tiếng nói vui, náo nhiệt, ríu rít, tưng bừng như cả mùa xuân ập đến. Một cảnh tượng mừng vui không gì tả được Các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng ôm chầm lấy tôi và tất cả cán bộ, chiến sĩ có mặt. Tất cả chúng tôi nghẹn ngào, xúc động vì sung sướng. Tôi châm một điếu thuốc lá hút. Đồng chí Đinh Đức Thiện mắt đỏ hoe nói: "Bây giờ nếu có nhắm mắt cũng yên lòng". Cái giây phút lịch sử thiêng liêng này, sảng khoái và hả hê này, cả một đời người, cả nhiều đời người mới có. Đời chúng ta biết nhiều buổi sớm mai thắng lợi, nhưng không buổi sớm mai nào tươi đẹp, rực rỡ, trong mát? ngát thơm như buổi sớm mai toàn thắng hôm nay, buổi sớm mai em bé lớn thêm, cụ già trẻ lại.
Điện của Bộ Chính trị gửi cho chúng tôi: "Đã nhận được tin ta đã cắm cờ trên "Dinh Độc lập", gửi các anh lời chúc mừng đại thắng. Bộ Chính trị rất vui!". Và có cả tiếng nói từ trái tim Tổ quốc qua máy điện thoại truyền đến chúng tôi: "Chúc mừng đại thắng. Các anh trong ấy có nghe thấy tiếng pháo nổ không? Hà Nội đang ran tiếng pháo đấy".
Cả Hà Nội đổ ra đường, đốt pháo, tung hoa, vẫy cờ. Hà Nội thủ đô của cả nước, Hà Nội anh hùng, nơi có Bác Hồ và bộ óc vĩ đại của Đảng ta, đã cùng toàn quốc làm nên chiến thắng này. Rừng người, biển người tràn đi các phố trong tiếng reo ca. Cả nước ta ra đường hít sâu không khí ngày vui trọn vẹn. Cả nước ta nhảy mừng ngày hoà bình thật sự sau 30 năm chiến tranh, ngày xoá hoạ chia cắt và kết thúc nỗi khổ phân ly.
Tất cả nhân dân ta, trừ bọn bán nước, dào dạt tự hào, phấn chấn, cất cao tiếng hát toàn thắng. Khuôn mặt nhân dân ta chưa bao giờ đẹp bằng hôm nay. Nhân dân anh hùng chúng ta xứng đáng với chiến công vĩ đại này và chính thắng lợi lịch sử này mang nặng công sức trời biển và những hy sinh to lớn của nhân dân ta. Từ nay đất nước liền một dải, non sông về một mối, hoà bình thật dứt khoát, độc lập thật hoàn toàn. Gia đình đoàn tụ mà dân tộc cũng đoàn viên.
Đồng chí Võ Xuân Sáng, cán bộ bảo vệ của tôi, là người chụp ảnh không chuyên nhưng đã ghi được quang cảnh hồ hởi của Sở chỉ huy vào phút toàn thắng đầu tiên.
Chúng tôi vui quên ăn, quên nghỉ. Và chúng tôi đã khóc.
Phải, nước mắt chỉ để dành cho ngày toàn thắng hôm nay mà cả mấy thế hệ đã chiến đấu trọn nghĩa, trọn tình và đã gửi gắm cuộc đời mình vào đó.
Ý nghĩ và ý nghĩ đầu tiên của chúng tôi vào giây phút đầu tiên của toàn thắng là nghĩ về Bác Hồ kính yêu, mà tên tuổi gắn liền với chiến dịch lịch sử vĩ đại này, gắn liền với mọi thắng lợi của nhân dân ta. Nhân dân và quân đội ta sung sướng báo cáo với Bác rằng, điều căn dặn của Bác đã được thực hiện hết sức tốt đẹp. Hôm nay vẫn có tiếng chuông reo trên nhà sàn của Bác báo tin thắng trận, vẫn có tiếng kèn toàn thắng tràn qua song cửa lọt vào trang thơ trên bàn của Bác, vẫn có cánh tay Bác trìu mến vẫy gọi đến Bác ôm hôn, vẫn có hình dáng Bác trong ngày hội toàn thắng vẻ vang, bắt nhịp cho chúng ta hát.
Các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và tôi tựa ghế nhìn bản đồ thành phố Sài Gòn trải rộng trên bàn. Chúng tôi nghĩ đến nhiều công việc bề bộn đang đặt ra. Điện, nước ở Sài Gòn có tiếp tục hoạt động được không? Nguỵ quân tan rã tại chỗ đông gần một triệu, nên giải quyết như thế nào? Làm cách nào cứu đói cho dân và tìm công ăn việc làm cho hàng triệu người thất nghiệp? Cần xin Trung ương gửi gấp vào những vật tư gì để nuôi sống các nhà máy ở Sài Gòn? Làm sao xây dựng được nhanh chóng chính quyền cách mạng ở cơ sở? Chính sách đối với giai cấp tư sản nên như thế nào? Và làm thế nào để đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội cùng cả nước? Sự kết thúc cuộc chiến đấu này là sự mở đầu một cuộc chiến đấu khác, phức tạp và gian khổ không kém. Khó khăn có nhiều nhưng thuận lợi không ít, Sài Gòn và miền Nam đi trước về sau xứng đáng được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc.
Đến đây tôi thấy có nghĩa vụ phải nôi thêm đôi điều về vai trò của nổi dậy của nhân dân miền Nam trong trận quyết chiến cuối cùng này. Đó cũng còn là sự thôi thúc của tình cảm đối với đồng bào miền Nam, những anh hùng đã điểm tô những nét tươi sáng tuyệt vời làm nổi bật vẻ hoành tráng của bức tranh chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử các cuộc chiến tranh giải phóng, thật hiếm có trường hợp một thủ đô của địch "bão hoà" về lực lượng vũ trang và bộ máy kìm kẹp, nhưng lại luôn luôn bất ổn về chính trị, nhiều lần rung chuyển lung lay vì các cuộc đấu tranh bền bỉ, quyết liệt của nhân dân như trường hợp thành phố Sài Gòn.
Ở giai đoạn kết thúc của cuộc chiến tranh cứu nước, do tác động của bước chuyển biến quan trọng về lực lượng so sánh, chưa bao giờ hai mặtđấu tranh quân sự, chính trị có điều kiện thuận lợi để kết lại thành cao trào tiến công như bây giờ. Và các đồng chí lãnh đạo địa phương đã nhạy bén nắm bắt vận hội, tiến hành công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức sâu rộng, đầy khí thế, đưa quần chúng lên trận tuyến diệt thù, giành lại quyền làm chủ quê hương. Những ngày cuối tháng tư này đã trở thành những ngày hội thực sự của nhân dân lao động Sài Gòn nói riêng và của miền Nam nói chung. Sau khi đòn tiến công quân sự đã đập tan cái vỏ cứng bao quanh thành phố trong ngày và đêm ngày 29-4-1975, cùng nhịp bước với đà tiến của đại quân đã có hơn một trăm điểm nổi dậy của quần chúng, hợp sức với các đội đặc công, biệt động đánh chiếm các mục tiêu đã quy định, giành chính quyền ở cơ sở, chiếm xưởng, chiếm sở, giữ gìn hồ sơ, máy móc không cho địch phá hoại. Có thể nói toàn bộ những cơ sở kinh tế lớn trong nội thành đều được nhân dân chiếm giữ, bảo vệ, giao lại cho cách mạng.
Quân ta vào tới đâu, rừng cờ cách mạng hiện ra tới đó, nhân dân đổ ra đường đón mừng bộ đội, không khí rộn rịp, tưng bừng, từ vùng ven đến nội thành, tạo ra khí thế cách mạng sôi nổi hào hùng.
Quan trọng hơn nữa, được giúp sức bởi quy mô, cường độ và thắng lợi của đòn quân sự, nhân dân đã dấy lên một phong trào làm binh vận, góp phần thúc đẩy sự tan rã hoàn toàn của hơn nửa triệu quân nguy gồm quân tại chỗ và tàn quân bị đại quân ta đánh vào Sài Gòn. Đồng bào khuyên giải, kêu gọi binh lính nguỵ "cởi áo, tháo giầy, vứt súng" đầu hàng, bỏ ngũ, chỉ nơi lẩn trốn của chúng cho bộ đội ta lùng bắt, giữ gìn trật tự, an toàn trên các đường phố.
Như các hãng thông tấn nước ngoài đã thuật lại, ngay khi Dương Văn Minh đang nhậm chức Tổng thống nguỵ, nạn cướp bóc đã lan rộng khắp thành phố, kỷ luật đã tan vỡ hoàn toàn. Hàng ngàn thường dân và lính đào ngũ đã tấn công các kho lương thực, thực phẩm của Mỹ trong những phút cuối của chế độ cũ, cuộc sống cũ. Phương Tây tiên đoán một cuộc "tắm máu" những thành phố bị tan nát, như ở châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi Việt cộng vào thành phố. Họ không thể ngờ và không hết ngạc nhiên khi thấy cuộc chiến đã kết thúc "gọn gàng" và "sạch sẽ" đến như vậy. Ngay trong ngày giải phóng, một thành phố đông tới trên ba triệu dân vẫn có điện, nước sinh hoạt bình thường, sinh mạng, của cải của dân chúng được bảo đảm không hề có cảnh "hỗn quân, hỗn quan" như mấy ngày "rã đám" của nguỵ quyền.
Quả là một kỳ tích chỉ có thể có khi đại nghĩa dân tộc, chính sách của cách mạng đã di vào lòng người khiến họ vùng lên, giành quyền làm chủ vận mệnh của mình, hoà nhịp với đòn sấm sét của các binh đoàn chủ lực. Đó là gì, nếu không phải là một dạng nổi dậy trong chiến tranh, một nét độc đáo trong thế trận tiến công tổng hợp của chiến tranh cách mạng miền Nam.
Sài Gòn và Gia Định được giải phóng tạo điều kiện quyết định bắt Quân đóàn 4 nguy đầu hàng, giải phóng nốt đồng bằng sông Cửu Long. Theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ương, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh dự kiến sẽ dùng một bộ phận quân chủ lực và binh khí kỹ thuật tiến về đồng bằng sông Cửu Long tiêu diệt nốt Quân đoàn 4 nguỵ nếu chúng còn ngoan cố chống cự. Nhưng phương án này đã không phải thực hiện vì lực lượng tại chỗ của quân dân hai Khu 8 và 9 đã hoàn thành mục tiêu ấy một cách chủ động và sáng tạo với nhiều hình thức đấu tranh rất phong phú.
Ngay từ đầu tháng 4 năm 1975, Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền đã ra chỉ thị cho mặt trận đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị gấp cho tổng công kích và tổng khởi nghĩa phối hợp với mặt trận Sài Gòn - Gia Định. Chỉ thị quy định đồng loạt tiến công và nổi dậy từ ngày 29 tháng 4 theo phương châm đã nêu là tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã bằng lực lượng của địa phương mình.
Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu 8 và 9 đã tổ chức bốn mặt trận:
- Mặt trận cắt đường số4.
- Mặt trận vành đai bao vây tiến công Cần Thơ (gồm Bộ Tư lệnh vùng 4 nguỵ và hai sân bay Trà Nóc, Lộ Tẻ).
- Tham gia cánh quân phía nam giải phóng Sài Gòn.
- Huy động lực lượng vũ trang và quần chúng địa phương nổi dậy tự giải phóng.
Quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chia cắt, kìm giữ địch trên khu vực phía nam của chiến dịch, đồng thời đưa lực lượng tiến theo đường số 4 cùng các quân đoàn chủ lực tiến công Sài Gòn.
Cánh quân này đến đêm 29 tháng 4 đã tiến đến cầu chữ Y, sang ngày 30 tháng 4 vượt cầu, tham gia đánh chiếm Bộ Tư lệnh cảnh sát nguỵ, Biệt khu Thủ đô, sau đó đánh chiếm khu Nhà Bè.
Ngày 30 tháng 4 và mồng 1 tháng 5 cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra đồng loạt theo kế hoạch với nhịp độ dồn dập, mạnh mẽ, nhận chìm căn cứ cố thủ cuối cùng cũng là niềm hy vọng cuối cùng của địch.
Lực lượng địch ở đây có ba sư đoàn 7, 9, 21 với các đơn vị thiết giáp, pháo binh, giang đoàn và bảo an dân vệ cùng với Bộ Tư lệnh không quân nguỵ từ Tân Sơn Nhất chuyển về Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 và Quân khu 4 địch đóng ở Cần Thơ có Sư đoàn 21 địch bảo vệ. Tại đây địch chống cự quyết liệt ở tuyến vòng cung ngoại vi, song tình thế của chúng đã tuyệt vọng. Sư đoàn 4 chủ lực của Quân khu 9 đã đánh chiếm sân bay Trà Nóc, sau đó nhanh chóng tiến vào khu trung tâm thành phố. Lực lượng biệt động phối hợp với quần chúng nổi dậy phá trại giam, giải thoát gần 1.000 cán bộ và đồng bào bị địch giam giữ, chiếm đài phát thanh và làm chủ các phường, khóm. Thiếu tướng nguỵ Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 kiêm Tư lệnh Quân khu 4 vẫn ngoan cố ra lệnh chống trả mặc dù lúc này Tổng thống nguỵ đã tuyên bố đầu hàng. Đến chiều ngày 30 tháng 4, Nguyễn Khoa Nam triệu tập Chuấn tướng Mạnh Văn Trường - Tư lệnh Sư đoàn 21 nguỵ đến họp để bàn mưu tính kế đối phó với ta. Nhưng dưới sức ép áp đảo của ta, các Trung đoàn 31, 32, 33 nguỵ cùng phần lớn cơ quan chỉ huy Sư đoàn 21 đã tự động vứt bỏ vũ khí cởi áo lính, trốn chạy về nhà. Nguyễn Khoa Nam tự kết liễu đời mình, chỉ còn một số sĩ quan cao cấp nguỵ ở lại xin đầu hàng ta vào lúc 20 giờ cùng ngày.
Tại Mỹ Tho, trưa ngày 30 tháng 4 đội biệt động của Thành đoàn thanh niên lao động phát động quần chúng ở một số phường trong thị xã nổi dậy, kêu gọi binh lính, cảnh sát, phòng vệ dân sự nộp súng cho cách mạng. Một số học sinh dùng xe máy, xe lam chạy qua các phố gọi loa báo tin Dương Văn Minh đã đầu hàng. Quân địch ở bến chương Dương xả súng vào các xe này làm một số em hy sinh, bị thương. Đến chiều ngày 30 tháng 4 lực lượng bộ đội địa phương tỉnh phối hợp với lực lượng vũ trang quần chúng tại chỗ chiếm Ty Công an, tiểu khu Định Tường.
Trung đoàn 1 (Sư đoàn 8, Quân khu 8 của ta) diệt Thiết đoàn 6 ở Chợ Cũ. Chuẩn tướng nguỵ Trần Văn Hai, Tư lệnh Sư đoàn 7 nguỵ phụ trách bảo vệ Mỹ Tho và căn cứ Đồng Tâm triệu tập bọn sĩ quan thuộc quyền đến họp nhưng thuộc hạ đã lũ lượt bỏ trốn chẳng còn ai. Chán nản và tuyệt vọng, Trần Văn Hai tự sát lúc 3 giờ sáng ngày mồng 1 tháng 5. Sư đoàn 7, sư đoàn mạnh nhất của Quân đoàn 4 nguỵ như vậy là đã bị xoá sổ.
Tại Gò Công, ngay từ đầu tháng 4 cán bộ binh vận của ta đã móc nối được với nhiểu cơ sở trong các đơn vị bao an dân vệ nên khi nhận được tin Sài Gòn giải phóng, các lực lượng chính trị của ta đã kịp thời hành động, nổi dậy chiếm thị xã hồi 15 giờ ngày 30-4. Sau đó họ đón hai đại đội địa phương tỉnh về tiếp quản thị xã.
Tại Trà Vinh, sáng ngày 30-4 lực lượng vũ trang tỉnh từ nhiều hướng tiến về thị xã phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ và nhân dân bức hàng các đồn bảo an, chiếm sân bay, trận địa pháo binh. Bộ phận còn lại của địch chạy về dinh tỉnh trưởng chống trả quyết liệt. Nhưng trước khí thế áp đảo của cách mạng đến 10 giờ 30 phút cùng ngày chúng đã buộc phải đầu hàng. Đây là tỉnh được giải phóng sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Còn ở Long An, Sư đoàn 9 nguỵ do chuẩn tướng Huỳnh Văn Lạc làm Tư lệnh đảm nhiệm giải toả đường số
4 tại khu vực này. Được tin nguỵ quyền trung ương sụp đổ sĩ quan, binh lính địch trong sư đoàn hoang mang cực độ, mất hết tinh thần, nhất loạt bỏ trốn, toàn tỉnh được giải phóng trong khí thế triều dâng thác đổ của đòn tiến công tổng hợp của cách mạng.
Cùng ngày 30-4 lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Sa Đéc được giải phóng. Ngày 1 tháng 5 các tỉnh còn lại: Chương Thiện, Long An, Châu Đốc. Kiến Tường, Bến Tre, Cà Mau lần lượt giành chiến thắng.
Bằng lực lượng của bản thân được xây dựng, tôi luyện và trưởng thành qua mấy chục năm liên tục chiến đấu, lực lượng vũ trang và nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long kết hợp tiến công và nổì dậy, hoà nhịp với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn góp phần hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam Tổ quốc.
Thiết tưởng đến đây câu hỏi về nguyên nhân của sự kết thúc "gọn gàng, "sạch sẽ" của cuộc kháng chiến thần thánh đã nhận được lời giải đáp thuyết phục. Chính những cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam dưới những hình thức khác nhau ở hầu khắp các địa phương trong Mùa Xuân 1975 đã góp phần có ý nghĩa quyết định vào "tốc độ thần tốc" của cả trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, cũng như nhịp độ tiến công vũ bão của các binh đoàn chủ lực.
Ta cũng bắt đầu đưa xe tăng và pháo binh xuống tàu để cùng hải quân và không quân chuẩn bị tiến đánh đảo Côn Sơn, một trận hiệp đồng hải lục không quân đầu tiên của ta. Nhưng lúc tàu sắp rời bến thì được tin các chiến sĩ yêu nước ở Côn Sơn đã nổi dậy tự giải phóng đảo. Riêng đảo Phú Quốc thì Bộ Tư lệnh Quân khu 9 có kế hoạch tăng cường lực lượng để giải phóng. Các tàu hải quân được lệnh đi đón các chiến sỹ yêu nước trên các đảo vừa thoát khỏi nhà giam địch.
Ngày 1 tháng 5, Sở chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh mừng chiến thắng hoàn toàn giải phóng miền Nam và kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Kẹo, bánh, nước ngọt bày trên bàn. Và khi thấy có chai rượu, đồng chí Phạm Hùng ngạc nhiên hỏi rượu ở đâu ra, thì đồng chí Đinh Đức Thiện nói "lộ bí mật":
- Hôm nay nhân tiện cũng là kỷ niệm ngày sinh đồng chí Văn Tiến Dũng, rượu này là của "hậu phương" gửi vào cho đồng chí. Tôi cũng đã uống rượu này ngày 1 tháng 5 năm 1972 ở Quảng Trị.
Trong cánh rừng mặt trận im tiếng súng báo hiệu thời đại Tổ quốc ta đã sang xuân, đồng chí Phạm Hùng vui vẻ mời mọi người nâng cốc chúc mừng ngày toàn thắng. Vinh quang này thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh! Vinh quang này thuộc về Đảng anh hùng, về Trung ương Đảng ta, về Bộ Chính trị. Vinh quang này thuộc về các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng tuyệt vời của cả nước ta. Vinh quang này thuộc về nhân dân vĩ đại và anh hùng cả nước ta. Vinh quang này thuộc về các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội của Tổ quốc ta.
Chúng tôi lên xe đi vào Sài Gòn qua những vùng địa bàn chí cốt với sự nghiệp giải phóng Sài Gòn: Trảng Bàng, Củ Chi và những vùng căn cứ cách mạng lâu năm từ thời dựng Đảng: Hóc Môn, Bà Điểm. Trên đường, trong xóm, ngoài phố, không có biển máu mà chỉ có biển người hớn hở vẫy tay, vẫy cờ đón chào hoà bình và cách mạng. Biển người ấy hoà vào dòng xe của bộ đội dài dằng dặc, tự nó báo tin toàn thắng. Dọc đường còn ngổn ngang quần áo, lon ngù, súng đạn, giày, mũ, xe pháo của nguỵ quân thua trận bỏ lại. Ở đây phơi ra không những vết tích của một lực lượng quân sự bị đánh sập mà còn cả vết tích của một học thuyết chính trị phản động tan vỡ, học thuyết của một bọn đế quốc hợm của và sùng bái vũ khí đến mù quáng.
Điều mỉa mai là căn cứ nào, doanh trại nào của địch cũng đắp nổi, sơn vẽ dòng chữ rất to: "Danh dự - Trách nhiệm - Tổ quốc". Cái mà địch không có chúng thường phải hô to nhiều nhất.
Đường chính vào Sài Gòn rất tốt, trước địch làm để phục vụ các cuộc hành quân. Các căn cứ, kho tàng địch rộng và lớn. Những nhà ngân hàng, những cư xá Mỹ, những khách sạn, nhiều tầng cao, đồ sộ, quảng cáo cho chủ nghĩa thực dân mới với ngụ ý nó sẽ đứng vững chãi ở đây, nó sẽ đứng lâu dài không thời hạn. Năm 1968, Oétmolen huênh hoang: "Chúng ta (Mỹ) sẽ ở Nam Việt Nam mãi mãi. Bom đạn của chúng ta sẽ chứng minh điều đó". Nhưng sự thật chứng minh đều hoàn toàn ngược lại.
Chúng tôi vào Bộ Tổng Tham mưu nguỵ. Ở đây cũng như ở Tổng Nha cảnh sát nguỵ, các hồ sơ tài liệu tối mật của bọn chỉ huy nguỵ vẫn còn. Chiếc máy tính điện tử hiện đại của địch có bộ nhớ tên tuổi, lai lịch từng tên sĩ quan, tên lính trong số hơn một tríệu quân của chúng vẫn còn chạy. Máy tính điện tử Mỹ không thắng trong cuộc chiến tranh này.
Trí tuệ và ý chí của dân tộc ta đã toàn thắng.
Từ Bộ Tổng Tham mưu nguỵ chúng tôi đến trại David ở sân bay Tân Sơn Nhất. Trong phòng họp báo trước kia của phái đoàn ta, đồng chí Hồ Xuân Anh "đăng cai" cuộc họp đầu tiên của Bộ chỉ huy chiến dịch sau toàn thắng với các Tư lệnh và Chính uỷ các Quân đoàn 1, 2, 3, 4, Đoàn 232 và Đoàn 559 để giao nhiệm vụ cụ thể cho các binh đoàn phải làm trong thời kỳ quân quản thành phố và phân công tiếp quản các cơ sở quân sự của địch.
Mới cách đây 17 ngày, khi giao nhiệm vụ cho từng quân đoàn tiến công vào Sài Gòn và phân công tiếp quản thành phố, chúng tôi chỉ bàn với nhau trên bản đồ. Hôm nay ngồi giữa Sài Gòn đã giải phóng, chúng tôi đã nhìn tận mắt, đến tận nơi để bàn bạc và giao nhiệm vụ "trên thực địa". Có đồng chí thốt lên: "Nhanh quá. Đẹp hơn cả giấc mơ".
Ít hôm sau, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Võ Nguyên Giáp từ Hà Nội đáp máy bay vào Sài Gòn hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất. Dưới ánh nắng tháng 5 rực sáng của thành phố Sài Gòn vừa được giải phóng, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn bước xuống máy bay, tay cầm khăn lau nước mắt. Nhiều năm hoạt động gian khổ trên chiến trường miền Nam, đồng chí hiểu sâu sắc giá trị của chiến thắng vĩ đại hôm nay. Gặp các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trần Quốc Hoàn, các đồng chí Trung ương Cục và tôi cùng nhiều đồng chí khác ra đón, đồng chí Lê Duẩn ôm hôn thắm thiết, biểu dương việc làm đã qua và nhắc tới nhiều việc quan trọng mới phải làm.
Hôm Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu miền Bắc vào Thành phố Sài Gòn dự lễ chiến thắng, các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, các đồng chí trong Trung ương Cục, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát, các vị trong Liên minh các lực lương dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam và nhiều vị khác cùng hàng nghìn nhân dân Sài Gòn đủ lứa tuổi cầm cờ hoa ra đón Bác Tôn tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Các đồng chí Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt và tôi lại là thành viên của đoàn miền Bắc. Máy bay vừa dừng giữa tiếng reo mừng của nhân dân, chúng tôi lên máy bay đến chỗ Bác Tôn ngồi để chào Bác. Tôi đứng nghiêm báo cáo với Bác Tôn:
- Báo cáo đồng chí Chủ tịch nước, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam.
Tôi nghẹn ngào không nói được hơn. Thấy Bác Tôn lại nhớ Bác Hồ. Đất nước quang vinh, miền Nam thân yêu hoàn toàn giải phóng thì lại vắng Bác Hồ. Miền Nam luôn trong trái tim Người. Tôi bỗng nhớ đến một ngày năm 1969, trước khi tôi đi sang một nước xã hội chủ nghĩa anh em, Bác Hồ dặn tôi nhớ đến thăm hai cháu du kích gái quê ở miền Nam, trong đó có cháu Kiện bị địch bắt chặt một chân, đang nằm chữa bệnh ở nước bạn. Tôi về nước và ngày 7- 8-1969, trong bữa cơm chiều với Bác Hồ và Bác Tôn, tôi báo cáo với Bác Hồ tình hình sức khỏe hai cháu, đưa Bác tấm ảnh chụp với hai cháu và đưa thư của hai cháu gửi lên Bác Hồ. Bác tỏ ra yên tâm. Người thường ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đau khổ. Đêm đã qua, trời lại sáng mà đồng bào miền Nam không được đón Bác vào. Nhưng ý chí và tư tưởng của Người sống mãi ngàn thu với dân tộc, với đất nước, và với mỗi con người Việt Nam.
Sau lễ chiến thắng trước "Dinh Độc lập" nay trở thành trụ sở Uỷ ban Quân quản thành phố, và mừng kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể các đống chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, các cán bộ cao cấp chỉ huy các đơn vị, các cơ quan, các ngành tham gia chiến dịch cùng về Đà Lạt dự Hội nghị sơ kết chiến dịch. Tiết trời Đà Lạt tháng 5 làm nhớ đến Hà Nội sang thu. Tính từ khi Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đến nay vừa tròn 5 tháng.
Hội nghị họp tại khách sạn Palace, toà nhà lớn nhất Đà Lạt nhìn xuống hồ Xuân Hương và cả một vùng trung tâm thành phố. Đây là nơi 29 năm trước, trong cuộc đàm phán giữa ta và Pháp, thực dân Pháp ngoan cố đòi tách Nam Bộ khỏi Việt Nam và lập lại ách thống trị cũ dưới một hình thức mới. Hôm nay, tại đây, có đông đủ đại diện các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, những người đã giành toàn thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, đã giành lại hoà bình, độc lập, thống nhất trọn vẹn cho dân tộc. Anh em đồng chí hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ bên nhau từ mọi hướng chiến dịch, từ mọi mặt trận của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng, người phía trước; người phía sau, lần đầu gặp nhau đông đủ, tay bắt mặt mừng. Nhìn những khuôn mặt thân yêu, chúng tôi nhớ đến giọng nói, dòng chữ, qua đài, qua điện, bao nhiêu phút giây nghiêm trang hoặc căng thẳng, sảng khoái hay hồi hộp của mấy tháng trường chiến dịch đánh không nghỉ.
Đồng chí Phạm Hùng, Chính uỷ, thay mặt Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, khai mạc Hội nghị:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là đỉnh cao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy long trời lở đất của quân và dân ta từ đầu tháng 3 đến ngày 30 tháng 4, đã nhanh chóng đập tan hang cuối cùng của địch, giải phóng Sài Gòn trong một thời gian rất ngắn, diệt, làm tan rã và bắt toàn bộ lực lượng của địch ở các Quân khu 3 và 4, bao gồm các lực lượng tổng dự bị, các quân chủng, binh chủng, các đơn vị chủ lực và địa phương, thu toàn bộ vũ khí, chiếm lĩnh toàn bộ các hải cảng, sân bay, kho tàng, đánh đổ toàn bộ hệ thống chính quyền tay sai từ trung ương đến địa phương, kết thúc toàn thắng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của toàn miền, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Nếu trước đây, với Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ, thì ngày nay, với Clùến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chúng ta đã kết thúc chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở nước Việt Nam ta, thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.
Kể từ khi có Đảng, qua gần nửa thế kỷ liên tục đấu tranh, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến nay đã hoàn thành trong cả nước. Thắng lợi này tạo ra đầy đủ những điều kiện cơ bản thuận lợi để nhân dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới".
Đồng chí Lê Đức Thọ, thay mặt Bộ Chính trị, biểu dương chiến công vĩ đại của quân và dân ta, phân tích một cách sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân nói chung và đặc biệt của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng. Đồng chí nói đại ý:
- Chúng ta thắng do nhiều nguyên nhân. Cái chính nhất, cơ bản nhất, quyết định nhất mọi thắng lợi là sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi còn do những nguyên nhân về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, tinh thần chiến đấu anh dũng của các lực lượng vũ trang nhân dân ta, sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của bè bạn trên thế giới.
Khi nói đến sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta cần thấy rằng sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong quá trình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này là rất đúng đắn và rất chính xác. Thắng lợi hôm nay là kết quả một quá trình lâu dài 30 năm kháng chiến. Cả nước ta kháng chiến 30 năm và 30 năm ấy rèn luyện con người chúng ta, rèn luyện bộ đội chúng ta, cho ta nhiều kinh nghiệm quý. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám tạo điều kiện cho chúng ta kháng chiến chống Pháp thắng lợỉ.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi tạo điều kiện cho chúng ta xây dựng miền Bắc thành càn cứ cách mạng vững chắc của cả nước để thắng Mỹ. Ta đuổi được quân Mỹ ra mới tạo điều kiện đánh cho ngụỵ nhào. Ngay trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này cũng có sự liên tục chiến đấu để giành toàn thắng. Chúng ta thắng ở Tây Nguyên, nhất là với trận đánh giải phóng Buôn Ma Thuột mở ra đột phá khẩu chiến lược.
Trong quá trình nhiều năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chúng ta đã làm cho chúng bị bất ngờ nhiều lần.
Khi ký xong Hiệp định Paris, Kissinger nói với ta rằng: Mỹ bị hai cái bất ngờ. Thứ nhất là, lúc Mỹ đánh đường 9-Nam Lào, chúng không ngờ ta điều bộ đội tới đây nhanh đến như thế và lực lượng phòng không của ta ở đây mạnh đến như thế. Thứ hai là, năm 1972 Mỹ không ngờ ta đưa xe tăng vào tới An Lộc. Nhưng không phải chỉ có ở An Lộc, trên chiến trường miền Nam năm 1972, ta còn đánh trên một số mặt trận khác cũng bằng xe tăng. Mỹ không phải chỉ bị hai bất ngờ đó. Cuộc tiến công Tết Mậu Thân cũng là một bất ngờ với Mỹ làm cho chúng thiệt hại lớn và buộc chúng phải thay đổi chiến lược. Miền Bắc đánh thắng máy bay chiến lược B52 cũng là một bất ngờ đối với chúng. Mỹ định huỷ diệt ta mà lại bị ta đánh cho thua đậm. Đấy là một trận thắng tiếp sức rất lớn cho Đoàn đại biểu ta ở bàn đàm phán Paris. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 của ta, địch lại bị nhiều cái bất ngờ lớn hơn. Điều bất ngờ lớn nhất đối với Mỹ chính là việc đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, là sai lầm chiến lược của chúng.
Đế quốc Mỹ luôn luôn ngoan cố và chúng phải gánh lấy hậu quả việc làm sai trái của chúng. Ngay sau khi đã ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam và trong tháng 6 năm 1973, tại Paris, ta đã nói thẳng với Kissinger như sau:
Chính Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris về Việt Nam, tiếp tục chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Mỹ cứ cố tình và trắng trợn vi phạm Hiệp định mà lại đòi chúng tôi tôn trọng Hiệp định thì thật là hết sức vô lý.
Hạng người thứ hai là những kẻ bán nước, những kẻ bán mình cho đồng đô la, bán linh hồn cho bọn ngoại bang. Ngày trước có những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, v.v, và ngày nay có những Ngô Đình Diệm, Nguyên Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ. Số phận của chúng lại càng ô nhục, xấu xa hơn. Có tên đã thay thầy đổi chủ đến ba lần, cuối cùng lại bị chính chủ giết. Có tên vì tranh nhau mưu bá đồ vương, tranh nhau đô la mà hất nhau, hại nhau. Cũng có những tên cực kỳ ngoan cố trước đòn trừng phạt của nhân dân cuối cùng cũng phải đầu hàng hoặc chạy trốn.
Bọn chúng không có Tổ quốc, không phải vì Tổ quốc, không vì một lý tưởng gì mà chỉ vì đô la. Tất cả những gì chúng đã làm từ trước đến nay, đều là tội ác đối với dân tộc: rước Mỹ vào, dâng mảnh đất miền Nam yêu quý này cho Mỹ, đem mấy triệu thanh niên của ta làm bia đỡ đạn cho Mỹ, hiến hàng chục nghìn chị em làm đồ chơi cho Mỹ, để di hoạ nhiều mặt cho xã hội miền Nam vốn có thuần phong mỹ tục, đầy tự hào về truyền thống dân tộc, đầy vinh quang về lịch sử và văn minh.
Tất cả những gì bọn chúng đã nói đều là lừa phỉnh, dối trá, mị dân, phản động.
Chúng là tội phạm chứ không phải là nạn nhân.
Giờ cáo chung của chế độ chúng đã điểm.

Truyện ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN LỜI NÓI ĐẦU Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 t quyết định thất bại của chúng. Chỉ có chúng mới ngạc nhiên về sự thua trận và sụp đổ nhanh chóng của chúng, còn chúng ta thì chúng ta tính ra được và biết trước được quy luật tất yếu của chiến tranh. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại rèn luyện và lãnh đạo, từ sự chỉ đạo già dặn, nhạy bén, sáng tạo và kiên quyết của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, từ những cố gắng phi thường của quân và dân cả nước ta.
Trên cơ sở những thành quả đạt được qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ta đã tạo nên thời cơ lớn. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương vận dụng nhuần nhuyễn các quy luật của chiến tranh cách mạng, nắm vững những quy luật chiến tranh xâm lược của địch trong thời kỳ cuối của chiến tranh, thúc đẩy tình hình phát triển nhảy vọt, chuyển sang chiến lược thần tốc, tổng tiến công và nổi dậy, giữ quyền chủ động chiến lược và chi phối quân địch từ đầu chí cuối, làm cho chúng bị bất ngờ và phạm sai lầm, thất bại dồn dập, đi đến sụp đổ hoàn toàn.
Sức mạnh phơi phới của cả nước và tài tổ chức đã làm nên cuộc toàn thắng lịch sử, chắc chắn cũng sẽ làm nên những kỳ tích trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước ta.
Tôi đã thay mặt Bộ chỉ huy chiến dịch biểu dương thành tích xuất sắc của các quân khu, các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, sư đoàn, tất cả những đơn vị, cơ quan tham gia trực tiếp chiến dịch cũng như các đơn vị bảo vệ sự vững chắc ở miền Bắc, cám ơn tất cả sự chi viện, giúp đỡ, phối hợp của các ngành, các cơ quan dân chính, các lực lượng, các địa phương đối với quân đội.
Chúng ta có sức mạnh tổng hợp của quân và dân cả nước, của hậu phương và tiền tuyến, của vật chất và tinh thần, của con người và vũ khí, của lòng dũng cảm, trí thông minh, làm chủ được mình và làm chủ được kỹ thuật để đi đến làm chủ được chiến trường, làm chủ được vận mệnh của dân tộc.
Với sức mạnh tổng hợp đó, Mùa Xuân năm 1975, quân và dân cả nước ta đã hái bó hoa Toàn Thắng tươi ngát sắc hương nở trong ánh hào quang chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
Xin kính dâng lên Chủ tịch Hồ chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã dìu dắt quân đội và nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Xin kính dâng lên Đảng mến yêu, một Đảng Mác - Lê-nin vững mạnh trải qua nhiều thử thách trăm trận trăm thắng, một đội ngũ kiên cường của phong trào Cộng sản quốc tế.
Xin kính dâng lên các đồng chí, đồng đội và đồng bào thân yêu đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, đã đi trước mở đường cho thắng lợi hôm nay.
Xin chuyển bó hoa Toàn Thắng đến tất cả đồng bào trong cả nước, đến những công dân yêu nước, những anh hùng vô danh của cuộc kháng chiến, đến các cụ và các cháu, đến nhân dân ta nhiều năm thắt lưng buộc bụng, bát gạo chia đôi, mỗi người làm việc bằng hai để góp công, góp của cho cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến toàn thắng hôm nay.
Xin chuyển đến những người mẹ, người chị Việt Nam dũng cảm, dịu hiền, trung hậu, đảm đang đã tiễn chồng, tiễn con và tiễn cháu đi đánh giặc, hy sinh hết mực, chịu đựng vô bờ.
Xin chuyển đến những người lao động chân tay và trí óc đã sản xuất, sáng tác, phát minh dưới tầm bom đạn để tăng thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho toàn dân và toàn quân ta đánh giặc.
Xin chuyển đến tất cả cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân trong Nam ngoài Bắc, đến những chàng trai, cô gái đáng yêu đã từ giã ruộng đồng, xưởng máy, trường học và gia đình, cầm súng đánh giặc, vượt qua bao nhiêu gian khổ, hiểm nguy, chịu đựng bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn; đến mấy lớp người liên tục và mấy màu tóc, cha và con, anh và em, ông và cháu, vợ và chồng đã đi suốt hơn 30 năm, từ Tân Trào, Cao Lạng qua Điện Biên Phủ vào tới Thành phố Hồ Chí Minh cho đến Cà Mau.
Xin chuyển đến anh em, bầu bạn khắp năm châu, những người đã coi việc chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam như của chính mình, đã đứng cùng chiến hào với nhân dân Việt Nam, đã chi viện cả tinh thần và vật chất cho Việt Nam đánh thắng Mỹ.
Và cũng xin chuyển đến toàn thể các bạn đọc một Đại thắng Mùa Xuân mà tôi không thể kể lại được thật đầy đủ.
Từ chân trời, đã ánh lên vừng dương sáng hồng như chân lý cách mạng và Mùa Xuân Đại thắng mà dân tộc ta đã sống.
Hết
 
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : MoHaNoi - NguyenHoc
Nguồn: MoHaNoi
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 24 tháng 8 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!--