35. Một cuộc ác chiếnSau khi hoàn thành nhiệm vự từ đại hội đồng Liên hợp quốc trở về, cha tôi thay thế Chu Ân Lai gánh vác phần lớn công việc đối ngoại. Rất nhiều quan khách quan trọng nước ngoài tớl Trung quốc, cha tôi đều cùng với Chu Ân Lai đưa đi tiếp kiến Mao Trạch Đông, vì thế mà có được nhiều dịp tiếp xúc với Người. Ngày 11.5.1974, Mao Trạch Đông hội kiến với thủ tướng Pakislan, Butrôt. Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, Đặng Tiểu Bình có tham dự. Ngày 18.5.1974, Mao Trạch Đông tiếp giáo chủ Makariu, tổng thống Síp, Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn và Đặng Tiểu Bình cùng dự.Ngày 25.5.1974, Mao Trạch Đông tiếp nguyên thủ tướng nước Anh Hed. Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, Đặng Tiểu Bình cùng có mặt.Từ mấy cuộc tiếp khách trên đấy có thể thấy được rằng, Mao Trạch Đông cố ý để cho Vương Hồng Văn, người mới được sử dụng, và Đặng Tiểu Bình người mới được khối phục có tham gia hoạt động ngoại giao. Để họ tham gia nhưng hoạt động đó, một mặt có thể bồi dưỡng cho Vương Hồng Văn, vốn không có một chút kinh nghiệm nào về ngoại giao, mặt khác lại có thể trực tiếp và thêm một bước giám sát, quan sát Đặng Tiểu Bình. Trong lòng Mao Trạch Đông thực sự mong muốn Vương Hồng Văn và Đặng Tiểu Bình h phối hợp với nhau để tạo ra một tổ chức công tác mới.Cha tôi trở lại Bắc Kinh vừa trọn một năm. Trong một năm đó, ông đã tiếp nhận từ Chu Ân Lai một số công việc thường ngày ở Quốc vụ viện, và một số công việc ngoại giao, và cũng đã giao đấu không ít lần với thế lực Cách mạng văn hoá của bè lũ Giang Thanh. Được Mao Trạch Đông ủng hộ, ông đã kiên nhẫn, nhọc nhằn không biết mỏi mệt, để làm việc...Ngày 22.4.1974 trung ương chuyển bản “Kế hoạch (dự thảo) kinh tế quốc dân năm 1974” của Uỷ ban kế hoạch nhà nước tới Bộ Chính trị để thảo luận, sửa chữa, rồi chuyển tiếp cho Mao Trạch Đông phê duyệt. Trong bản kế hoạch kinh tế quốc dân năm 1974, có nêu ra các chỉ tiêu quan trọng. Bản kế hoạch này do Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm cùng với Chu Ân Lai chỉ đạo Uỷ ban kế hoạch nhà nước hoàn thành.Ngày 18.6.1974 Bộ chính trị nghe Uỷ ban kế hoạch nhà nước báo cáo về sản xuất công nghiệp của đất nước hiện nay.Ngày 26.6 đến ngày 12.7.1974, tại Bắc Kinh, Quốc vụ viện triệu tập hội nghị trù bị toàn quốc về vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp.Ngày 1.7.1974, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc thông báo về vấn đề “Nắm cách mạng, thúc đẩy sản xuất”... Tháng bảy, trung ương đảng cộng sản Trung quốc ra thông báo phục hồi cho Dương Thành Vũ, Dư Lập Kim, Phó Sủng Bích...Trong một năm, Mao Trạch Đông vẫn chú ý quan sát Đặng Tiểu Bình. Kết quả của sự quan sát, nói ngắn gọn là đáng hài lòng. Mao Trạch Đông vui mừng nhận định rằng: quyết định của ông cho Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại là chính xác.Trong khi đó, bệnh tình của Chu Ân Lai mỗi ngày một nặng thêm. Ba giờ chiều ngày 27.5.1974 với sự có mặt của Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân của Chu Ân Lai, cùng với bốn vị lãnh đạo trung ương, trong đó có Đặng Tiểu Bình, thêm một nhóm bác sĩ điều trị bàn về phương pháp chữa trị cho Chu Ân Lai.Ngày 1.6.1974, Chu Ân Lai tạm biệt nơi cư trú đã hai mươi nhăm năm của ông ở sảnh Tây Hoa trong Trung Nam Hải, đề vào nằm trong bệnh viện quân Giải phóng 305, và ở bệnh viện ông còn sống tiếp một năm sáu tháng cuối cùng của đời mình. Trong một năm rưỡi trời ấy chính là tháng ngày đau khổ nhất, bi tráng nhất trong đời cách mạng dài dằng dặc của ông.Chu Ân Lai bệnh nặng, phải vào nằm bệnh viện, khiến mọi người ai ai cũng thương xót, nhưng Giang Thanh Thanh và bè lũ lại thấy mừng vui. Bởi họ đã nhiều lần liều lĩnh, bất chấp tất cả để đánh đổ Chu Ân Lai, nhưng vẫn hoàn toàn thất bại. Đến lúc này, bọn chúng lại tính toán, âm mưu, tăng cường vu cáo và phê phán Chu Ân Lai. Ngày 14.6.1974, Giang Thành công khai gào thét, không chỉ đích danh, nhưng bóng gió rất rõ ràng, rằng hiện nay trong đảng có một “Nho gia rất lớn, cần phải phê phán chính thức vào nho gia hiện đại này”.Ngày 23.4.1974, Giang Thanh đến hoạt động ở trang trại Tiểu Cận, Thiên Tân. Một mặt mụ ra sức tự tâng bốc mình, mặt khác nói cạnh khoé Chu Ân Lai, thái độ rất càn rỡ hung hăng Mao Trạch Đông vừa mới phê bình Giang Thanh xong, tưởng rằng mụ ta sẽ co vòi lại, nhưng không ngờ lại vẫn điên rồ như cũ, Mao Trạch Đông nổi cáu lên.Ngày 17.7.1974, Mao Trạch Đông triệu tập Bộ Chính trị đến họp ở thư viện nơi ở, trước mặt tất cả mọi người đến dự họp, Mao Trạch Đông nghiêm khắc phê bình Giang Thanh: “Đồng chí Giang Thanh cần phải cẩn thận. Nhiều người có ý kiến với đồng chí, nhưng người ta khó nói trực diện với đồng chí nên đồng chí không biết thôi. Không nên tự động đi đến hai xí nghiệp, một là xí nghiệp gang thép, một là xí nghiệp mũ, không ai động chạm gì bỗng dưng lại đem mũ chụp lên đầu người ta. Thế là không hay, cần phải cẩn thận đấy. Hai xí nghiệp ấy chuă phải đã là hết chuyện đâu”. Mao Trạch Đông nói tiếp với những người có mặt tại đó: “Đồng chí ấy không đại diện gì cho tôi hết, đồng chí ấy là đại diện của chính đồng chí ấy thôi. Bản thân đồng chí ấy là một mà chia thành hai, một phần là tốt, còn một phần cũng là chẳng hay ho gì”.Mao Trạch Đông lại nói với Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn: “Nói tóm lại là thế này, đồng chí ấy đại diện cho chính mình. Nhưng đồng chí ấy cũng coi như thuộc tốp Thượng Hải đấy! Cho nên các đồng chí phải chú ý, đừng có tạo ra cái bè phái nhỏ bốn người”.Sự phê bình của Mao Trạch Đông là nặng nề, nếu như thay vào đó là một người khác, có thể đã bị phê phán thậm chí bị ngã đài rồi. Nhưng người bị phê bình lại là Giang Thanh, Giang Thanh không những là vợ Mao Trạch Đông, mà trong Đại cách mạng văn hoá còn là “người cầm cờ”. Mụ ta biết một cách chắc chắn rằng, Mao Trạch Đông có thể phê bình, nhưng không bao giờ đánh đổ mụ. Số phận của mụ là gắn liền, gắn chặt chẽ với đường lối Cách mạng văn hoá của Mao Trạch Đông. Cho nên sau lần bị phê bình nghiêm khắc nặng nề này, mụ vẫn đâu đóng đấy, việc tôi tôi làm, không hề biết sợ là gì.Ngày 22.8.1974, là ngày cha tôi đật chân vào tuổi bảy mươi, đại thọ.Ngày hôm đó, trong nhà tôi ở thôn Hoa Viên, tất cả mọi người trong nhà tưng bừng náo nhiệt chúc thọ cha tôi.Khi đó, thuộc lớp tứ đại nhà tôi, ngoài bé Miên Miên ra, thì vào tháng tư năm đó, gia đình tôi còn có thêm cậu bé Manh Manh, con chị cả Đặng Lâm. Phải nói rằng, có được chú bé Manh Manh này chẳng phải là chuyện dễ dàng gì. Đặng Lâm ốm yếu. Đẻ non, cậu bé ra chào đời chỉ có ba cân bốn lạng (1,7 kg- N.D) đến thở còn chưa biết thở. Mẹ tôi đến bệnh viện Hiệp Hoà mời chuyên gia sản khoa rất nổi tiếng Lâm Xảo Trĩ, kiểm tra lại toàn bộ cho cháu bé. Bác sĩ Lâm Xảo Trĩ cho biết “Đứa trẻ chẳng có vấn đề gì”. Cả nhà mới yên tâm. Theo yêu cầu của bệnh viện, đứa trẻ phải nuôi trong lồng kính tròn một tháng. Mẹ tôi ngó tháng cháu, nói: “Đứa trẻ mới nhỏ bằng cái đầu đinh, còn chưa trưởng thành” đã phải ra chào đời, trông như một cái mầm mới manh nha, thôi cứ gọi là Manh Manh được đấy Một tháng sau tôi đón cháu bé ra khỏi bệnh viện, ôm về nhà. Ôi chao, cái thằng nhóc này đúng là chỉ to bằng cái đầu đinh thật, cả người chẳng thấy được mấy lạng thịt, cái đùi cũng chỉ to bằng ngón tay cái. Bọn tôi không có kinh nghiệm gì đối với những đứa trẻ bé như thế, nên bế cũng không dám bế. Cuối cùng lại phải nhờ đến tay cụ bà bế ẵm cho. Cụ dạy cho Đặng Lâm từng ly từng tý một, từ cách cho trẻ ăn sữa bằng bình như thế nào, rồi thay tã lót, tắm táp ra sao. Đến mùa hè, những bữa đẹp trời, cụ đặt cháu vào chiếc xe trúc, đẩy ra trước hiên nhà, cho tắm nắng. Thêm được một đứa cháu trong nhà, cha tôi càng vui. Hôm nào ông cũng dậy rất sớm, trong ánh sáng ban mai, ông đi thăm cháu, ông cầm bàn tay bé bỏng của cháu rung rung. Có được hai đứa cháu, cha tôi rất hãnh diện: Điều cha tôi thích thú là bầu không khí con cháu đầy nhà. Ông thường hay nói rằng: “Có trẻ con, trong nhà mới có sinh khí”.Để mừng thọ cha tôi bảy mươi tuổi, mọi người trong gia đình đều có mặt. Phác Phương từ trong bệnh viện cũng xin phép về nhà, họ hàng thân thích ở Bắc Kinh đều tới. Trong phòng khách chúng tôi bầy một bàn ăn thật dài, nhà đông người, có như thế mới đủ ngồi. Lúc ăn uống mới thật là náo nhiệt, tất cả mọi người đều đứng cả dậy, nâng cốc chúc cha tôi khoẻ mạnh, trường thọ. Cô bé đầu trọc lốc chưa đầy hai tuổi Miên Miên cũng chập choạng bước chân, lắc la lắc lư chiếc cốc trên tay đến chạm cốc với ông, lại còn thơm vào má ông, bên phải một chiếc, bên trái một chiếc, làm cha tôi vui cười đến rũ người. Buổi sáng cả nhà tôi chụp ảnh, bức ảnh gia đình hạnh phúc. Vào hồi trước Cách mạng văn hoá, gần như năm nào chúng tôi cũng chụp một bức ảnh gia đình hạnh phúc. Nhưng kể từ sau Cách mạng văn hoá tới nay, đã tám năm chúng tôi mới lại chụp bức ảnh gia đình hạnh phúc cả nhà như thế. Từ tấm ảnh ấy có thể nhận ra rằng, so với bức ảnh gia đình hạnh phúc chụp năm 1965, thì mỗi người trong gia đình tôi đều to phình ra cả. Cha tôi hoàn toàn không thích chụp ảnh. Nhưng vào cái ngày đại thọ bảy mươi của ông, ông bế cháu và cười thật vui.Trở lại Bắc Kinh một năm rưỡi nay, cha tôi rất bận. Ông không những phải nắm bắt được tình hình mới, thích ứng với tình hình mới, làm tốt công tác của Quốc vụ viện, mà còn phải đấu tranh không biết mệt mỏi với thế lực của Cách mạng văn hoá luôn luôn hung hăng, hùng hổ. Ông luôn phái đối đầu với kẻ ác, và thế lực ác, mà không được phép do dự, chần chừ. Ông vốn mong mỏi tranh thủ được ra làm việc, không phải ông cần quyền lực, không phải ông cần địa vị, lại càng không phải vì sự an ninh cho bản thân mình. Cá đời ông luôn vì sự nghiệp chung. làm việc, ông không hề lo lắng sợ hãi, dám làm, dứt khoát làm, cần làm là làm không thoả hiệp. Ông đã bẩly mươi rồi, người tuổi bảy mươi xưa nay hiếm. Ông biết thời gian để cống hiến chu Tổ quốc, cho nhân dân chỉ còn rất t ít. Ông nuối tiếc từng cơ hội, nuối tiếc từng phút từng giây. Ông cố đem hết tâm lực, tinh lực còn sung mãn của mình vì Tổ quốc, vì nhân dân đa tai đa nạn, dốc ra những cố gắng cuối cùng.Thượng tuần tháng tám, Chu Ân Lai đi tiểu ra máu càng nhiều hơn, bệnh tình càng ngày càng nặng, bác sĩ chẩn đoán rằng, ung thư đã đi càn. Được tin đó, cha tôi vô cùng lo lắng. Ông không cớ cách nào khác là tăng cường làm việc để có thể giảm nhẹ một phân nào công việc vẫn nằm trên vai Chu Ân Lai.Công việc của cha tôi càng thêm bận bịu. Ở Quốc vụ viện ông cùng với Lý Tiên Niệm cùng hiệp lực, hỗ trợ Chu Ân Lai giải quyết mọi công việc thường nhật, lại còn phải hoạch định, quy hoạch mười năm, còn phải thảo luận xem xét đến báo cáo tăng chu giảm chi, cân đối tín dụng ngân hàng của Bộ Tài chính, cũng còn phải nghiên cứu việc cân bằng thu chi ngoại hối cả năm của nhà nước, lại còn phải xem xét những yêu cầu, đề nghị về vấn đề đề ngoại hối phi mậu dịch có liên quan đến nhà nước, còn phải nghiên cứu việc xây dựng nhà máy thuỷ điện ở Hoàng Long trên sông Hán, cùng với việc xử lý ô nhiễm trên sông Đào, Thiên Tân, lại xem xét việc đẩy mạnh những khu gieo trồng tiểu mạch bằng giống tốt, còn phải nghiên cứu những kỹ thuật mới và máy móc kiểu mới v.v..., lại còn phải dốc sức lực vào việc sản xuất, trật tự an ninh, cùng những công việc bình thường của nhà nước. Cùng với những công việc đó, còn phải bỏ nhiều thời gian và tinh lực vào việc tiếp đãi khách nước ngoài và xử lý những công việc ngoại vụ khác. Trong quân đội, ông cũng phải phối hợp với Diệp Kiếm Anh xử lý các loại công việc như xử lý chiến lược, huấn luyện, trang bị, các trường học, học viện và những công việc sự vụ khác.Bảy năm Cách mạng văn hoá những vấn đề cùng với bao nhiêu sự rắc rối khác tích luỹ lại rất nhiều, thực là không thể giải quyết ngay trong cùng một lúc được, huống hồ là một cơ cấu hành chính tối cao của Trung quốc lại chỉ vẻn vẹn ngần ấy người làm việc khó khăn cũng như cường độ công tác đều rất lớn. Diệp Kiếm Anh bận bịu như thế, Đặng Tiểu Bình bận rộn như thế, Lý Tiên Niệm bận rộn như thế, ngay đến Chu Ân Lai đầy bệnh tật mà vẫn phải cố chống lại để tiếp khách nước ngoài, giải quyết các công việc hành chính, nhọc nhằn vì đất nước. Tháng chín, với đề nghị của Chu Ân Lai, được Mao Trạch Đông phê chuẩn, nguyên soái Hạ Long của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã phải chịu mọi nỗi dày vò lăng nhục và bức hại tới chết của Cách mạng văn hoá, được rửa oan. Ngày 30.9, Chu Ân Lai ốm đau gây guộc, vẫn phải ôm bệnh chủ trì cuộc chiêu đãi chúc mừng ngày Quốc khánh sau hai mươi nhăm năm dựng nước. Đồng thời thay mặt Mao Trạch Đông, thay mặt chính phủ Trung quốc đọc diễn văn chúc mừng tại đại hội đường Nhân dân. Đến lúc này, mọi người đều đã biết Chu Ân Lai bị bệnh nặng. Khi nhìn thấy thủ tướng bước ra hội trường, mọi người vô cùng xúc động thăm hỏi với lòng tôn kính nhất, cùng với những tràng vỗ tay nhiệt liệt, hồi lâu không dứt. Đây là lần cuối cùng Chu Ân Lai đại diện cho nhà nước và chính phủ tổ chức buổi chiêu đãi mừng ngày Quốc khánh. Bệnh tình của Chu Ân Lai càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Mao Trạch công giao công việc thường nhậm của trung ương cho Vương Hồng Văn đảm trách. Công việc của Quốc vụ viện cũng cần có người gánh vác. Ngày những 10.4, ở Vũ Hán Mao Trạch Đông sai thư ký đi theo điện thoại cho Vương Hồng Văn, đồng thời báo Vương Hồng Văn báo lại cho Chu Ân Lai biết: Đặng Tiểu Bình là phó thủ tướng thứ nhất của Quốc vụ viện.Vương Hồng Văn sau khi nhận được điện thoại, không báo lại ngay cho Chu Ân Lai, mà đến tối hôm đó lại đi báo cho Giang Thanh và một số người khác. Sự sắp xếp như vậy của Mao Trạch Đông đã làm Giang Thanh là bè cánh bị bất ngờ, đó là điều họ hoàn toàn không muốn xảy ra. Họ thấy Đặng Tiểu Bình được phục hồi công tác, họ thấy chức vị của ông mỗi ngày một cao lên dần, việc quản lý của ông càng ngày càng rộng, thỉnh thoảng lại nghe tin tiếp khách nước ngoài, lại còn nhân đó đưa khách đi tiếp kiến Mao Trạch Đông, khiến Giang Thanh cùng bè cánh càng thấy nghịch mắt, và hận trong lòng. Lần này lại thấy Mao Trạch Đông đưa Đặng Tiểu Bình lên làm phó thủ tướng thứ nhất nắm toàn bộ công tác của Quốc vụ viện, điều đó không có nghĩa nào khác, là một khi Chu Ân Lai không còn làm việc được nữa, chính Đặng Tiểu Bình sẽ là người thay thế Chu Ân Lai!Điều đó đối với bè lũ Giang Thanh mà nói, Đặng Tiểu Bình chỉ còn việc ngồi chờ mà thăng tiến, rõ ràng đây là một dự triệu không hay gì, nhưng đây lại là quyết định của đích thân Mao Trạch Đông, không báo lại cũng không xong. Song bọn họ cứ nấn ná, kéo dài mài cho tới hai hôm sau, khi không thể không báo lại chỉ thị này của Mao Trạch Đông cho Bộ Chính trị cũng như cho Chu Ân Lai biết.Nhận được quyết định này của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai vô cùng phấn khởi, nên ông hẹn gặp Đặng Tiểu Bình vào ngày 6.10. Chu Ân Lai đem toàn bộ hy vọng của mình, toàn bộ sự nghiệp chưa hoàn thành của mình, gửi gắm lại cho Đặng Tiểu Bình.Hạ tuần tháng 12.1974, công tác trù bị của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bước vào giai đoạn cuối cùng.Ngày 14.12.1974, sau khi Chu Ân Lai thẩm duyệt xong phương án định mức phân chia các loại đại biểu đến họp lại đại hội đại biểu nhân dân khoá bốn, đã viết thư cho Vương Hồng Văn và Bộ Chính trị đề nghị: trên cơ sở danh sách hiện tại, cần phải tăng thêm số cán bộ cũ, cán bộ ngoại vụ, cán bộ thể dục và các tổ chức khác. Ngày 18.12.1974, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình gãp nhau. Tối hôm đó, Chu Ân Lai chủ trì hội nghị Bộ Chính trị thảo luận bản “Báo cáo công tác của chính phủ (dự thảo) sẽ đọc tại đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, do Đặng Tiểu Bình chủ trì khởi thảo. Ngày 20.12.1974, Chu Ân Lai viết thư cho Vương Hồng Văn và Đặng Tiểu Bình tỏ ý tán thành về cơ bản bản “Báo cáo công tác của chính phủ, sau khi đã được sửa chữa.Ngày 21.12.1974, Chu Ân Lai triệu tập những uỷ viên Bộ Chính trị có mặt tại Bắc Kinh như Vương Hồng Văn, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Trương Xuân Kiều, Lý Tiên Niệm, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, để thảo luận việc sắp xếp nhân sự của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn.Tại hội nghị, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều cùng bè cánh làm rất om xòm, nhưng vẫn chẳng có cách gì đưa được những người thân tín vào các Bộ Văn hoá, Bộ Giáo dục, Bộ Thể dục v.v.., Giang Thanh biết rằng, đây là cơ hội cuối cùng để tham dự vào nội các. Sau hội nghị, Chu Ân Lai trao đổi ý kiến với Lý Tiên Niệm và Kỷ Đăng Khuê, nhận định rằng cần phải kiên quyết để Chu Vinh Hàm, cán bộ cũ vừa được giải phóng, làm Bộ trừớng Bộ Giáo dục, còn hai bộ Văn hoá và Bộ thể dục có thể nhượng bộ ít nhiều. Sau hội nghị đó, căn cứ vào tình hình đã thảo luận ở Bộ Chính trị, Chu Ân Lai lập danh sách trưởng ban thường vụ, phó ban thường vụ, phó thủ tướng Quốc vụ viện, theo phương án một và phương án hai, gửi tới Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều để duyệt. Sau đó qua suy tính, xem xét, Chu Ân Lai lại bổ sung thêm Trần Vân và Vi Quốc Thanh vào danh sách phó ban thường vụ. Ngày 22.12.1974, Chu Ân Lai trình cả ba phương án ấy lên Mao Trạch Đông thẩm duyệt.Công tác trù bị của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn bước vào giai đoạn mũi nhọn cuối cùng.Ngày 23.12.1974, căn cứ vào ý kiến của Bộ Chính trị, những người chủ trì công tác trù bị là Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn đi Trường Sa để báo cáo công tác với Mao Trạch Đông. Trước khi đi, nhân viên y tế lại phát hiện ra Chu Ân Lai đi đại tiện ra nhiều máu, cần phải kiểm tra và điều trị ngay. Nếu nghĩ tới bản thân mình thì không thể đi Trường Sa được, song Chu Ân Lai lại không thể không đi Trường Sa. Nếu chỉ để một mình Vương Hồng Văn đi, sẽ bị bè cánh của Giang Thanh lợi dụng cơ hội này ngay lập tức, và hậu quả sẽ khó mà lường trước được. Trước mắt cuộc đấu tranh đã bước vào giai đoạn nóng bỏng nhất, không thể để thất bại khi sắp thành công, Chu Ân Lai bèn nhất quyết đi Trường Sa. Ông đã gạt sự an nguy của tính mạng ra ngoài công việc. Ông nói: “Một khi đã đẩy tôi lên vũ đài lịch sử, tôi phải hoàn thành nhiệm vụ đó”. Bệnh tật đầy người, Chu Ân Lai điềm nhiên ra đi. Khi rời bệnh viện, con người ông gáy còm, suy nhược, ra đến sân bay, mặc dù ông cảm thấy rất mất sức, nhưng vẫn đàng hoàng bước lên máy bay. Chu Ân Lai đã dùng chính bản thân mình để đấu keo vật cuối cùng...Từ ngày 23 đến 27.12.1974, ở Trường Sa, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn có bốn lần gặp gỡ bàn bạc, ba lần bàn bạc có cả ba người, một lần Mao Trạch Đông bàn riêng với Chu Ân Lai. Trong những lần nói chuyện đó, Mao Trạch Đông đã cảnh cáo Vương Hòng Văn: “Không nên kéo bè bốn người, không nên bè phái, kéo bè kéo cánh là ngã xoài đấy”. Ông ta nói: “Giang Thanh có dã tâm. Các ông có nhận ra không Tôi nhìn thấy có đấy”. Mao Trạch Đông còn nói, đã yêu cầu Giang Thanh “ba điều không nên”: một là, không nên phê phán lung tung, hai là không nên chơi trội, ba là không nên tham gia tổ chức chính phủ. Ông ta ra nhiệm vụ cho Giang Thanh và một số người phái tự phê bình, đồng thời yêu cầu Vương Hồng Văn phải viết kiểm điểm ngay tại Trường Sa. Nhưng lại nói, phải tách Giang Thanh “ra làm hai”. Đối với Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông xác định một cách rõ ràng rằng: Đặng Tiểu Bình có “trình độ chính trị cao, một nhân tài khó kiếm”. Ông ta nói với Vương Hồng Văn: “Còn giỏi hơn ông”. Trong báo cáo đã ghi rõ: Diệp Kiếm Anh làm phó chủ tịch Quân uỷ trung ương, kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đặng Tiểu Bình làm phó thủ tướng thứ nhất, kiêm tổng tham mưu trưởng, Mao Trạch Đông còn đề ra một cánh cụ thể hơn: “Đặng Tiểu Bình cần phải làm phó thủ tướng thứ nhất, phó chủ tịch Quân uỷ trung ương, và tổng tham mưu trưởng, tất cả ba chức vụ Mao Trạch Đông còn nói với Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn: “Hai ông lưu lại đây để bàn bạc thêm, báo cho Đặng Tiểu Bình biết, để điều hành mọi công việc ở Bắc Kinh. Bè phái bốn người là không nên hình thành. Người của trung ương đông như thế, cần phải đoàn kết”.Mao Trạch Đông nói với Chu Ân Lai: “Thủ tướng vẫn là thủ tướng của chúng tôi”. “Sức khoẻ của thủ tướng quá yếu, sau đại hội khoá bốn này, thủ tướng có thể an tâm dưỡng bệnh, công tác của Quốc vụ viện để đồng chí Đặng Tiểu Bình làm”.Đối với việc sắp xếp nhân sự trong đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, Mao Trạch Đông chỉ thị: trước khi triệu tập đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, cần phải triệu tập hội nghị trung ương đảng lần thứ hai của khoá 10.Chu Ân Lai đề nghị, trong hội nghị trung ương đảng lần thứ hai, trước đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn này cần bầu bổ sung Đặng Tiểu Bình vào thường vụ, hoặc phó chủ tịch trung ương đảng. Ngay tại đó, Mao Trạch Đông lại xác định rõ ràng: Đặng Tiểu Bình là phó chủ tịch trung ương đảng cộng sản, thường vụ Bộ Chính trị. Cũng tại đó, Mao Trạch Đông còn xác định những ai làm trưởng ban thường vụ, phó ban thường vụ và phó thủ tướng Quốc vụ viện, đối với việc lựa chọn các bộ trưởng, Mao Trạch Đông cũng đưa ra một số ý kiến cụ thể và đề nghị Trương Xuân Kiều kiêm chức chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân Giải phóng.Ngày 26.12.1974 là ngày sinh lần thứ 81 của Mao Trạch Đông. Hôm đó, Mao Trạch Đông đơn độc ngồi trò chuyện với Chu Ân Lai. Mao Trạch Đông bảo rằng, ông ta vẫn luôn luôn chú ý tới vấn đề “chuyên chính của giai cấp vô sản” và “phòng chống chủ nghĩa xét lại”. Điều băn khoăn đeo bám trong lòng ông già tám mươi mốt tuổi này vẫn chỉ là nút thắt lý luận to lớn không làm sao tháo gỡ ra được. Ông ta đã phải bỏ tinh lực và thực tiễn của cả một đời người, mà vẫn còn phải mày mò, truy tìm đáp án. Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời mình, ông ta vẫn mải miết suy tư, toan tính. Nhưng, cuối cùng, ông ta có được đáp án hay không? Liệu ông ta có tìm ra được hay không? Suốt một đời lao tâm khổ tứ vạch vòi, tìm kiếm như vậy, rối cuối cùng đã tự hãm mình vào một hoàn cảnh khó khăn không tự giải thoát ra được nữa. Đây là điều đáng buồn nhất. Đối với Chu Ân Lai, một chiến hữu già nua, vốn đã chung lưng đấu cật nửa thế kỷ qua, cuộc chuyện trò này chính là cuộc quàng vai kề gối trò chuyện lần cuối cùng, Mao Trạch Đông nói tới việc cần phải thật nhanh chóng giải phóng hàng loạt cán bộ, cần phải đoàn kết yên ổn, để mà nâng nền kinh tế quốc dân lên. Hai ông già, tuổi đã cao, gần như đều đã đặt một chân xuống mồ, nói đến vấn đề to lớn là sắp xếp nhân sự, cuối cùng đã xác định được phương án. Chu Ân Lai biết chắc chắn rằng, từ nay về sau có lẽ sẽ chẳng còn cơ hội nào để cùng với Mao Trạch Đông dốc bầu tâm sự nữa. Một con người như Chu Ân Lai luôn luôn chú ý tới đại cục, đã thành thực và nghiêm túc nói với Mao Trạch Đông vấn đề quá khứ của Giang Thanh và Trương Xuân Kiều. Mao Trạch Đông tỏ ý rằng, ông ta đã nắm được tình hình quá khứ rất nghiêm trọng về chính trị của Giang Thanh và Trương Xuân Kiều. Đúng vậy, quả là Mao Trạch Đông có nắm được vấn đề quá khứ của Giang Thanh và Trương Xuân Kiều từ rất sớm. Nhưng hồi đầu, vì Mao Trạch Đông dùng Giang Thanh và Trương Xuân Kiều vào việc phát động phong trào Cách mạng văn hoá, nên Mao Trạch Đông không cho phép nhắc tới vấn đề này, nhưng đến bây giờ, sự việc đã phát triển tới mức độ như thế rồi, nhưng Mao Trạch Đông vẫn không dám nhác tới. Nếu như ở địa vị một người khác, tất cả những người gọi là “có vấn đề” ấy đều đã sớm bị đánh đổ hết rồi. Hơn nữa trong Cách mạng văn hoá lại không hề có bất cứ một tiêu chuẩn thống nhất nào để cân đong đo đếm cái đúng cái sai. Nhu cầu của chính trị chính là tiêu chuẩn. Tuy nhiên về việc này, sự nhắc nhở của Chu Ân Lai cũng chẳng có được một tác dụng nào, nhưng trong cuộc chuyện trò giữa Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai - hai chính trị gia có sức nặng nhất nhì trên diễn đàn chính trị - Ở Trường Sa, đã làm cho đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn được tiến hành thuận lợi, đối với tiền đồ chính trị của Trung quốc, đã có một tác dụng, một ảnh hưởng cực kỳ to lớn, quan trọng.Trong khi Chu Ân Lai đi Trường Sa để báo cáo với Mao Trạch Đông về việc sắp xếp nhân sự của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, cũng là lúc ở Bắc Kinh, cha tôi bận rộn lao vào giải quyết những công việc thường nhật của Quốc vụ viện, ông phải căn cứ vào chỉ thị của Chu Ân Lai, chủ trì sắp xếp những người sẽ được đề cử vào chủ nhiệm các ban, bộ trưởng các bộ và các tổ chức khác của Quốc vụ viện và viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, rồi lại đại diện cho trung ương khởi thảo các báo cáo có liên quan, và cùng với Đặng Dĩnh Siêu tính toán các phương án điều trị bệnh tật cho Chu Ân Lai. Ngoài ra, ông hết sức chú ý tới mọi sự động tĩnh của Trường Sa. Ông biết rằng, ở Trường Sa, trên đôi vai của Chu Ân Lai đang trĩu nặng một sứ mệnh lịch sử cực kỳ quan trọng.Xin phân tích một chút tình thế lúc bấy giờ.Nói một cách tổng quát là: Mao Trạch Đông ủng hộ Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, và nghiêm khắc phê bình bè cánh Giang Thanh. Nhưng trong Cách mạng văn hoá, trăm sự đều có thể bất ngờ xảy ra, ngoài ý muốn. Việc Chu Ân Lai đàm đạo với Mao Trạch Đông ở Trường Sa như thế nào, đều trực tiếp liên quan đến sự sống còn, tồn vong của đảng và quốc gia. Cần biết rằng, trong thời kỳ kỳ quái ấy, vận mệnh tiền đồ của cả đảng và quốc gia đều dính chặt trên con người Mao Trạch Đông, đều buộc lửng lơ trong một ý nghĩ của Mao Trạch Đông, bằng vào sự từng trải chính trị của bản thân mình, và sau nhiều năm suy đi tính lại thấu đáo, cha tôi biết một cách sâu sắc rằng, tình trạng đảng và quốc gia bị trói buộc, bị phụ thuộc vào chỉ một con người, thực tế sẽ có rất nhiều vấn đề và tệ nạn, sai lầm, thậm chí còn rất nguy hiểm nữa. Nhưng đồng thời ông cũng biết một cách sâu sắc rằng, loại tình huống chính trị như vậy chẳng phải là được hình thành trong một sớm một chiều, và lại càng không phải được hình thành bởi một sự kiện hay một thời cục nào đó. Sự hình thành ra thể chế ấy nó có nguồn gốc lịch sử vô cùng sâu sắc, và những nguyên nhân sai lầm, rối rắm, phức tạp đan chéo vào nhau. Cũng lại cần phải nhớ lại rằng, Trung quốc từ một nước phong kiến dài hai ngàn năm, lại không qua bất kỳ một giai đoạn quá độ có ý nghĩa dân chủ nào, mà một bước bước thẳng vào chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn hiện đại. Nhà nước, xã hội và nhân dân, từ tư tưởng, lý luận, quan niệm, thậm chí từ tập quán, đều cần có rất nhiều những cải tạo và canh tân. Sự cải tạo, thay đổi đó cần phải có quá trình, mà quá trình đó lại không thể gấp gáp nhảy vọt được, nó cần phải có từng ngày, từng giờ một và cần phải trả giá, thậm chí cần phải trả bằng một cái giá cực kỳ đau khổ.Ngày 27.12.1974, Chu Ân Lai đáp máy bay về Bắc Kinh, mặc dù bệnh lật hành hạ khiến ông vô cùng mệt mỏi, nhưng tinh thần ông lại rất phấn chấn. Việc sắp xếp mọi loại công việc, đặc biệt là việc sắp xếp nhân sự trong đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn đã được dịch thân Mao Trạch Đông gióng một hồi chuông quyết định. Trong cuộc ác đấu sinh tử này, Mao Trạch Đông đã thêm một lần nữa, dùng cái lý trí tỉnh táo của mình, giữ cho cán cân chính trị nằm trong thực ổn định.Trong ngày cuối cùng của năm 1974, cấp lãnh đạo tối cao ở Bắc Kinh vô cùng bận rộn.Ngày 28.12.1974, Chu Ân Lai triệu tập họp Ban thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có Vương Hồng Văn, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Trương Xuân Kiều v.v... để nghiên cứu quán triệt những vấn đề Mao Trạch Đông đã nói ở Trường Sa. Đây là lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình, kể từ khi được phục hồi công tác, có mặt trong cuộc họp của Bộ Chính trị với danh nghĩa uỷ viên Bộ Chính trị. Trong cái thời đại mà một người nắm giữ càn khôn đó, chẳng cần thông qua một thủ tục bầu bán nào, nhưng một khi Mao Trạch Đông đã nói Đặng Tiểu Bình là uỷ viên Bộ Chính trị thì Đặng Tiểu Bình đương nhiên thành uỷ viên Bộ Chính trị rồi, còn như cái gọi là thủ tục, bổ sung sau, cũng chẳng làm sao. Trong Cách mạng văn hoá, những chuyện như thế chẳng còn là chuyện mới mẻ gì. Sau cuộc họp đó, Chu Ân Lai gửi công văn báo cho Vương Hồng Văn viết và cho in danh sách (dự thảo) về trưởng ban thường vụ, phó ban thường vụ và các phó thủ tướng Quốc vụ viện của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn đã được Mao Trạch Đông thẩm duyệt thành hai bản riêng biệt, gửi cho toàn thể uỷ viên Bộ Chính trị.Ngày 29.12.1974, Chu Ân Lai chủ trì triệu tập họp toàn thực Bộ Chính trị trung ương Đảng cộng sản Trung quốc. Chu Ân Lai truyền đạt lại nội dung mấy cuộc nói chuyện với Mao Trạch Đông ở Trường Sa đồng thời truyền đạt những chỉ thị khác của Mao Trạch Đông. Những thành viên của Bộ Chính trị đến họp đều ủng hộ những ý kiến của Mao Trạch Đông, đồng thời thông qua hai danh sách về trưởng ban thường vụ, phó ban thường vụ và các phó thủ tướng của Quốc vụ viện của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn đã được Mao Trạch Đông thẩm duyệt và phê chuẩn.Năm 1975 được bắt đầu trong cả một mớ hỗn độn rối ren không rõ đầu của tai nheo ra sao.Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn sắp họp đến nơi. Trung ương tăng cường tốc độ cho những bước chuẩn bị cuối cùng. Thời gian biểu của năm 1975 là cứ ngày nọ tiếp ngày kia tíu tít vào việc sắp xếp, thậm chí từng giờ từng phút cũng chỉ là sự sắp xếp như thế.Ngày 1.1.1975, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Lý Tiên Niệm gặp nhau. Cùng ngày, tại đại hội đường Nhân dân, Chu Ân Lai triệu tập và chủ trì hội nghị Bộ Chính trị. Hội nghị đã thông qua báo cáo do Đặng Tiểu Bình thay mặt trung ương khởi thảo về các ban, các bộ trưởng, các chủ nhiệm Ban thường vụ và viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của Quốc vụ viện. Ngày 3.1.1975, Chu Ân Lai chủ trì hội nghị Ban thường vụ Bộ Chính trị, có Vương Hồng Văn, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Trương Xuân Kiều tham gia, để nghiên cứu các công tác chuẩn bị cho hội nghị toàn trung ương lần thứ hai của khoá 10, đồng thời truyền đạt những chỉ thị của Mao Trạch Đông về các vấn đề. Ngày 4.1.1975, Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn liên danh, báo cáo vời Mao Trạch Đông về tình hình hội nghị của Bộ Chính trị, đồng thời gửi đi cả phương án sắp xếp nhân sự đã được hội nghị thông qua.Ngày 5.1.1975, căn cứ vào đề nghị của Mao Trạch Đông, trung ương Đảng cộng sản Trung quốc ra văn kiện số 1.1975, bổ nhiệm Đặng Tiểu Bình làm phó chủ tịch hội đồng quân sự trung ương kiêm tổng tham mưu trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung quốc. Đồng thời bổ nhiệm Trương Xuân Kiều làm chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân Giải phóng.Ngày 6.1.1975, Chu Ân Lai chủ trì hội nghị Ban thường vụ Bộ Chính trị bao gồm Vương Hồng Văn, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Trương Xuân Kiều, tiếp tục nghiên cứu nghị trình đại hội toàn trung ương lần thứ hai của khoá 10.Từ ngày 8 đến ngày 10.1.1975, họp đại hội toàn trung ương Đảng cộng sản Trung quốc lần thứ hai của khoá 10. Đại hội thảo luận về công tác. chuẩn bị cho đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, quyết định sẽ đưa bản “Dự thảo sửa đổi hiến pháp”, “Báo cáo về sửa đổi hiến pháp”, bản “Báo cáo công tác của chính phủ” cùng danh sách những người được đề cử vào Ban thường vụ, và chính viên của Quốc vụ viện trong đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn, để hội nghị hội thảo cho ý kiến. Hội nghị bổ sung Đặng Tiểu Bình vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, và bầu Đặng Tiểu Bình làm phó Chủ tịch trung ương Đảng cộng sản Trung quốc, và uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị trung ương. Chu Ân Lai đã nói chuyện với hội nghị, ông nói, trước khi đại hội toàn trung ương dân thứ hai bế mạc, đã thỉnh thị Mao Trạch Đông có lời dặn dò, Chủ tịch chỉ nói có tám chữ: “ổn định đoàn kết vẫn là tối nhất”. Đại hội trung ương đảng lần thứ hai của khoá 10 đã quyết đính lấy “ổn định đoàn kết vẫn là tốt nhất” làm tinh thần chính trị cơ bản cho đại hội đại biểu nhân dân khoá bốn. Mao Trạch Đông muốn ổn định, nhân dân toàn quốc muốn ổn định, loạn Cách mạng văn hoá hơn tám năm trời, lòng dân có ổn định không? Mao Trạch Đông nhận định rằng, qua tám năm Cách mạng văn hoá, gần đây do ông ta lao tâm khổ tứ sắp xếp lại, chắc hẳn là sẽ đạt tới ổn định. Nhưng điều ông ta không nhận định ra là, với cái cục diện chính trị mà nguy cơ đang tiềm phục khắp nơi, do chính Cách mạng văn hoá tạo ra, mà lại muốn dùng một đại hội đại biểu nhân dân mang đầy thoả hiệp và sự cân bằng về mọi phương diện để giải quyết vấn đề, rồi đi tới ổn định, là một việc hoàn toàn không có khả năng thực hiện được. Huống hồ đã có sự bất đồng rõ rệt như nước với lửa, không sao dung hoà được giữa một bên là những nhà lão thành cách mạng Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, còn một bên là thế lực của Cách mạng văn hoá, do Giang Thanh, Trương Xuân Kĩeu, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên cầm đầu, muốn hai phe đối địch nhau đến tận gốc rễ đó “đoàn kết” là một việc không thể. Thực tế trong keo vật này, hai phe đối lập lớn của diễn đàn chính trị đều nhằm vào đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc này để tạo ra cho mình một cục diện chính trị có lợi hơn. Bè lũ Giang Thanh hy vọng sẽ tiếm đoạt được nhiều quyền lực hơn để tiến hơn trong việc núp bóng Mao Trạch Đông chiếm đoạt lấy toàn bộ quyền lực Còn Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình v.v... lại muốn uốn nắn, chỉnh đốn những sai lầm của Cách mạng văn hoá, cố gắng cứu chữa những tổn thất nặng nề do sự loạn lạc đem lại.Ngày 12.1.1975, Chu Ân Lai chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị để nghiên cứu và xác định lần cuối cùng các nghị trình của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn.Ngày 13.1.1975, đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất của khoá bốn chính thức khai mạc. Trong đại lễ đường của đại hội đường Nhân dân chứa được hàng vạn người, đèn nến sáng trưng, trang nghiêm long trọng, trên chủ tịch đài, hàng thứ nhất, phía bên hữu là những người cách mạng lão thành mà đại diện là Chu Ân Lai, phía bên tả là thế lực của Cách mạng văn hoá đo Vương Hồng Văn, Giang Thanh là đầu sỏ. Hai mặt trận với hai giới tuyến rất rõ ràng. Hai bên cũng minh bạch, rõ ràng bày hai thế trận đối lập nhau, mà chả cần giấu diếm, che đậy gì nữa.Trong hội nghị, thủ tướng Chu Ân Lai đọc báo cáo “Công tác của chính phủ, Trương Xuân Kiều đọc báo cáo “Về sửa đổi hiến pháp”. Khi Chu Ân Lai bước lên diễn đàn đại hội, toàn hội trường bao gồm hai nghìn tám trăm sáu mươi tư đại biểu không sao giữ nổi mình nữa, đều nhiệt liệt vỗ tay gửi tới ông lời chào kính trọng. Tiếng vỗ tay kéo dài rất lâu, bởi sự xúc động trong lòng mỗi người đều chưa bình lặng lại được. Chu Ân Lai dõng dạc trịnh trọng, đại diện cho Quốc vụ viện đọc báo cáo công tác của chính phủ. Trong báo cáo, Chu Ân Lai nhán mạnh rằng, nội trong thế kỷ này, cần phải hiện đại hoá toàn diện nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật, khiến cho nền kinh tế quốc dân của nước nhà phải đứng vào hàng đầu thế giới. Dưới ánh sáng những ngọn hoa đăng ở đại lễ đường chứa được hàng vạn người, các đại biểu lắng nghe thủ tướng Chu Ân Lai, đại diện cho nhân dân Trung quốc đọc những lời hào hùng đầy sức thuyết phục, tất cả các đại biểu ai cũng xúc động đến rơi nước mắt, rồi lại thêm một lần nữa họ vỗ tay kéo dài để lò lòng tôn kính và mến yêu đối với vị thủ tướng cao cả.Đại hội đại biểu khoá bốn đã thông qua việc sửa đổi hiến pháp, thông qua “Báo cáo công tác của chính phủ của Chu Ân Lai, và đã bàu và bổ nhiệm những thành viên lãnh đạo các cơ cấu của chính phủ. Hội nghị cũng bàu chọn Chu Đức tiếp tục đảm nhiệm chức vụ trưởng ban thường vụ, Đổng Tất Vũ, Tống Khánh Linh, tất cả mười hai người đảm nhiệm chức vụ phó ban thường vụ của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Chu Ân Lai vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức vụ thủ tướng Quốc vụ viện, Đặng Tiểu Bình, Trương Xuân Kiều, Lý Tiên Niệm, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê, Hoa Quốc Phong, Trần Vĩnh Quý, Ngô Quế Hiền, Vương Chấn, Dư Thu Lý, Cốc Mục, Tôn Kiện, tất cả là mười hai người làm phó thủ tướng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Diệp Kiếm Anh, chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch là Dư Thu Lý, chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng là Cốc Mục, bộ trưởng Bộ Giáo dục là Chu Vĩnh Hàm, bộ trưởng Bộ Đường sắt là Vạn Lý, bộ trưởng Bộ Tài chính là Trương Kình Phu, bộ trưởng Bộ Hoá dầu là Khang Thế Ân. Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Bộ Y tế giao cho hai kiện tướng của bè cánh Giang Thanh là Vu Hội Vịnh và Lưu Tương Bình.Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá bốn đã có một tác dụng lịch sử rất đặc biệt, nó đã để lại một nét bút đậm mực trong sử sách của nước Cộng hoà. Thành quả của hội nghị là rất lớn, song cũng chẳng phải dễ dàng mà có. Mặc dù là khó khăn chồng chất, mặc dù là không thể uốn nắn chỉnh đốn đến những sai lầm và những vấn đề của Cách mạng văn hoá, nhưng với sự đấu tranh kiên cường hết sức mình của sức mạnh chính nghĩa do Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình dẫn đầu đã thu được những thành quả to lớn nhất trong điều kiện có thể thu hoạch được. Qua đại hội đại biểu nhân dân kỳ này, Trung quốc đã xác lập được một mục tiêu hùng vĩ là bốn hiện đại hoá. Mục tiêu này đã phản ánh được lòng dân ý dân, cổ vũ cho chí khí của nhân dân toàn quốc xây dựng một đất nước hiện đại hóa. Thực hiện mục tiêu hùng vĩ bốn hiện đại hoá này, tiếp thu sự khảo nghiệm của thời gian, và từ nay về sau nó đã trở thành chiến lược phát triển của Trung quốc trong một thời kỳ dài. Có được sự ra đời của cơ cấu lãnh đạo Quốc vụ viện chính là do Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình làm hạt nhân, mặc dù Bộ Văn hoá, Bộ Y tế và một số bộ khác vẫn còn bị bè cánh của Giang Thanh nhét người của mình vào, nhưng có được nhiều cán bộ lão thành đầy năng lực, và đầy kinh nghiệm công tác tham gia vào được công tác của Quốc vụ viện, nó sẽ là nền móng chuẩn bị cho công tác chỉnh đốn một cách toàn diện về sau này.