Tháng 3.1969, trên đảo Trân Bảo thuộc tỉnh Hắc Long Giang nằm ở khu vực biên giới phía đông giữa Trung quốc và Liên xô, liên tiếp xảy ra những cuộc xung đột vũ trang chính quy giữa hai nước. Kể từ năm 1949, khi hai nước bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao đến nay, trong mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng Trung-Xô đã xảy ra không biết bao nhiêu nổi chìm biến hoá. Sau một thời kỳ hữu hảo như anh em một nhà, bắt đầu từ giữa những năm 60, giữa hai đảng Trung - Xô vì có sự chia rẽ hình thái ý thức hệ nên đã tranh luận cùng nhau, dẫn tới quan hệ của hai đảng bị phá vỡ, rồi dần dần diễn biến, làm cho quan hệ giữa hai nước suy sụp nghiêm trọng.Kể từ năm 1964 đến lúc bấy giờ, những sự kiện biên giới lại liên tục phát sinh ngày càng nhiều. Và lần xung đột vũ trang trên đảo Trân Bảo này là một trong những sự kiện có quy mô to lớn đó. Do Mao Trạch Đông phân tích thấy tình thế quá ư nghiêm trọng, nên đã đưa ra một kết luận: chiến tranh thế giới là không thể tránh khỏi, cần phải chuẩn bị đánh nhau. Bắt đầu từ đó, trong phạm vi toàn quốc, tất cả mọi phương diện đều tiến hành công tác chuẩn bị chiến tranh một cách đại quy mô.Ngày 17.10.1969, tại Tô Châu, Lâm Bưu đã ra chỉ thị khẩn cấp “tăng cường chuẩn bị chiến tranh, phòng ngừa quân địch đột ngột tấn công”. Ngày 18.1969, tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng đã coi đây như “mệnh lệnh số 1 của phó chủ tịch Lâm Bưư” đem truyền đạt xuống dưới, ba binh chủng lục, hải, không quân bước vào trạng thái chuẩn bị chiến tranh khẩn cấp. Vì cần phải phối hợp chuẩn bị chiến tranh trung ương quyết định rút một số người đưa “sơ tán” khỏi Bắc Kinh. Trong đó gồm có những nhà nguyên là cán bộ lãnh đạo trung ương. Kể cả những trọng phạm Cách mạng văn hoá. Trong số những đồng chí lão thành, có Chu Đức(1), Đổng Tất Vũ(2) đi Quảng Đông, Diệp Kiếm Anh đi Hồ Nam, Trần Vân, Vương Chấn(3) v.v... Đi Giang Tây, Nhiếp Vinh Trăn, Trần Nghị v.v... Đi Hà Bắc. Trong phái “đi theo tư bản” thì Lưu Thiếu Kỳ đưa đi Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Đào Chú đưa đi Hợp phì tỉnh An Huy, Đặng Tiểu Bình bị quyết định đưa đi Giang Tây.Theo hồi ức của Uông Đông Hưng, lúc đó dương là chủ nhiệm Văn phòng trung ương đảng, thì sau khi có quyết định ấy, Mao Trạch Đông đã dặn thêm Uông Đông Hưng rằng: “Phải đưa Trần Vân và Vương Chấn đến nơi gần đường giao thông, đi lại cho tiện”. Mao Trạch Đông còn nói: “Vạn nhất mà có chiến tranh, cần tìm, phải tìm ngay được những người này. Những người này vẫn còn dùng được, tôi còn cần đến họ”.Chuẩn bị chiến tranh, trung ương phải sắp xếp đi sơ tán, Mao Trạch Đông cũng cần ra khỏi Bắc Kinh. Chu Ân Lai đến báo cáo với Mao Trạch Đông nên để Uông Đông Hưng ở lại, giúp một tay vào công tác sơ tán. Mao Trạch Đông phê chuẩn cho Uông Đông Hưng ở lại mười ngày. Như vậy việc nói chuyện với Đặng Tiểu Bình rơi vào tay Uông Đông Hưng.Vào một ngày tháng mười, Uông Đông Hưng đưa theo phó chủ nhiệm Văn phòng trung ương đảng là Vương Lương Ân đến chỗ Đặng Tiểu Bình, lần đến đó coi như đáp ứng yêu cầu của Đặng Tiểu Bình viết trong thư gửi ông ta. Hai nữa là để thông báo cho vợ chông Đặng Tiểu Bình việc sắp xếp cho ông bà đi sơ tán về Giang Tây. Uông Đông Hưng cho Đặng Tiểu Bình biết, vì cần phải chuẩn bị chiến tranh, nên trung ương quyết định đưa một số người đi sơ tán, vợ chồng Đặng Tiểu Bình được xếp về Giang Tây, sau khi về Giang Tây sẽ sắp xếp tiếp đi lao động rèn luyện trong xí nghiệp.Nghe tin đi sơ tán, Đặng Tiểu Bình cảm thấy rất ngạc nhiên, ông suy nghĩ một lát rồi đề nghị với Uông Đông Lưng, bà Hạ Bá Căn là kế mẫu của ông, từ ngày bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải tới nay vẫn sống ở bên ngoài, bây giờ tuổi tác đã cao, lại không có ai săn sóc, sống có một mình, nên muốn đưa bà cùng đi Giang Tây. Đối với lời thỉnh cầu đó, Uông Đông Hưng đồng ý ngay lập tức. Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình nói, trước đây Chủ tịch đã cho biết, có việc gì thì tìm ông. nên sau khi tới Giang Tây còn có thể viết thư gửi tới ông được không? Uông Đông Hưng nói, có thể.Cha tôi tuy thấy khá đột ngột trong việc đi sơ tán, nhưng lại do đích thân Uông Đông Hưng đến nói chuyện này, nên ông cũng thấy yên lòng hơn. Uông Đông Hưng lại hứa, sau này có việc gì vẫn có thể tìm ông ta được, đó là một điểm vô cùng quan trọng. Bởi điều đó nghĩa là, dù ở nơi xôi ngàn dặm, vẫn còn có thể duy trì được sự liên hệ với trung ương. Bởi Uông Đông Hưng sẽ đi sơ tán cùng với Mao Trạch Đông, nên đã giao công việc cho Vương Lương Ân ở lại.Ít lâu sau, Vương Lương Ân đã tìm tới chỗ Đặng Tiểu Bình để xem xét lại việc chuẩn bị ra đi. Mẹ tôi lại đề nghị với ông ta, trong nhà có rất nhiều sách vở tài liệu cần phải cùng mang theo về Giang Tây, nếu có thể xin giúp cho mấy chiếc hòm gỗ. Ngoài ra, tập quán của cha tôi từ nhiều năm nay khi ngủ trong phòng phải thật tối, vì thế đề nghị cho đem theo những chiếc rèm cũ. Không ngờ rằng, thái độ của Vương Lương Ân lại vô cùng tồi tệ, cả hai yêu cầu đó hắn đều không đồng ý. Cha tôi rất bực mình, đòi được gặp lại Uông Đông Hưng. Chẳng bao lâu sau, Uông Đông Hưng tới, không những đồng ý giúp cho một ít hòm gỗ mà còn đồng ý cho mang theo những tấm rèm cửa cũ. Uông Đông Hưng nói với cha tôi, ông bà muốn mang gì đi cũng được cái gì không mang đi được, cứ để nguyên tại đó, nhà này sẽ không có ai động tới, sau này khi trở về ông bà vẫn cứ ở đây.Đó là bản “công án” trước khi đi Giang Tây. Vương Lương Ân nguyên là người của Lâm Bưu. Về sau, trong đại hội toàn thể trung ương lần thứ hai của khoá 9 là đông bọn với Trần Bá Đạt trong việc in tờ giản báo tổ Hoa Bắc “Chuyện ở cửa sổ phía đông”, cuối cùng đã tự sát chết. Vương Lương Ân vốn dấy nghiệp từ trong Cách mạng văn hoá nên thái độ hằn học với Đặng Tiểu Bình là điều dễ hiểu. Nhưng Uông Đông Hưng lại khác. Uông Đông Hưng là người cận kề với Mao Trạch Đông, là ngươi tín nhiệm nhất của Mao Trạch Đông. Hồi đầu Cách mạng văn hoá, Mao Trạch Đông đã từng cho Đặng Tiểu Bình biết rằng, có việc thì cứ tìm Uông Đông Hưng, về sau cũng giao cho Uông Đông Hưng trực tiếp quản Đặng Tiểu Bình. Lần này, Uông Đông Hưng lại đến gặp Đặng Tiểu Bình, không những thái độ rất tử tế, mà còn hứa rằng khi trở lại vẫn ở nguyên chỗ cũ. Việc đó mang đầy ý nghĩa tích cực. Ít nhất cũng cho vợ chồng Đặng Tiểu Bình biết rằng. sơ tán ra khơi Bắc Kinh không phải chỉ có riêng vợ chồng Đặng Tiểu Bình. Sau khi đến Giang Tây họ có thể đi lao động lại xí nghiệp, việc đó dù là mang tính học tập, hay mang tính cải tạo cũng vậy cả thôi, tóm lại là coi như đã kết thúc hoàn toàn đời sống cầm tù, cách ly ở Bắc Kinh, tín hiệu đó là tốt, chứ không phải là xấu. Sau khi gặp Uông Đông Hưng, lòng dạ cha mẹ tôi cũng thấy yên tâm hơn, nên càng gấp gáp thu dọn hành trang.Khỉ cha mẹ tôi đang bận bịu thu dọn đồ đạc chuẩn bị đi Giang Tây, thì Đặng Nam ở trường đại học Bắc Kinh vì “mệnh lệnh số 1” nên cũng sắp phải cùng trường sơ tán ra huyện Hoài Nhu ngoại thành Bắc Kinh. Đặng Nam sắp phải đi, thì cha tôi lại đưa ra một đề nghị, xin phê chuẩn cho Đặng Lâm lúc đó đang ở Tuyên Hoá tỉnh Hà Bắc về Bắc Kinh để giúp gia đình thu dọn hành lý. Sau khi được Văn phòng trung ương đảng phê chuẩn, Đặng Lâm đã được trở lại Bắc Kinh gặp lại cha mẹ sau hơn hai năm xa cách. Nhưng vào lúc đó, mọi người còn bận tíu tít nên chẳng có nhiều thì giờ mà nói chuyện gia đình, bởi ngày lên đường đi Giang Tây đã cận kề.Trước khi rời Bắc Kinh, mẹ tôi đề nghị, được Văn phòng trung ương Đảng cho phép nên mẹ tôi được phép đến bệnh viện 301 thăm anh Phác Phương tôi. Khi tới khoa ngoại của bệnh viện, còn chưa vào phòng bệnh, mẹ tôi nghĩ tới người con trai đã hơn hai năm không được gặp mặt, trước đây vốn là một chàng trai cao lớn đầy đà thích chạy thích nhảy, nay đã thành một người bị liệt giường, lòng như dao cắt, không làm sao ngăn nổi dòng nước mắt. Người đi cùng với bà khuyên giải báo rằng khóc lóc như thế làm ảnh hưởng đến con. Mẹ tôi liền tìm một cái ghế ngồi xuống đó, cố nén xúc động, chờ mình bình tĩnh lại, rồi mới lau nước mắt bước vào phòng bệnh. Được gặp lại con, lại thấy con nằm một mình trong phòng, đồ đạc thiết bị không đến nỗi tồi tàn, nên bà cũng thấy tạm yên lòng. Bất kể ra làm sao, trước khi rời Bắc Kinh, bà được đến thăm con trai, cũng coi là thoả nguyện rồi. Từ bệnh viện trở về nhà, mẹ tôi nói mọi tình hình cho cha tôi biết, con mình được điều trị ở bệnh viện 301 như thế, nên được chữa chạy chu đáo hơn, cũng còn hy vọng giảm được bệnh tình, đó là điều may trong cái chẳng may.Ngày lên đường đã tới, cha mẹ tôi vẫn bận rộn trong việc thu xếp mọi thứ, chả còn nghĩ đến chuyện gì khác được. Ông bà không biết một tý gì rằng, để bố trí cho chuyến đi của ông bà tới Giang Tây người chiến hữu lão thành Chu Ân Lai đã đích thân đứng ra bố trí chu đáo, sắp xếp hết sức tỉ mỉ cho chuyến đi này.Ngày 18.10.1969, Chu Ân Lai gọi điện thoại cho tổ trung tâm của văn phòng Uỷ ban cách mạng tỉnh Giang Tây mà chủ nhiệm là Trình Huệ Viễn nói rằng: “Trung ương quyết định đưa một số thủ trưởng trung ương xuống cơ sở để tiếp xúc quan sát thực tế, và tham gia một số việc lao động thích hợp, học hỏi thêm ở quần chúng. Đến Giang Tây lần này có đồng chí Trần Vân, mang theo một thư ký, nhân viên bảo vệ và đầu bếp. Còn có cả vợ chồng đồng chí Vương Trấn cùng toàn gia đình đến Giang Tây... Các đồng chí đều trên sáu mươi cả rồi, xem ra không còn lao động nặng được nữa... từ phương Bắc, nay đột ngột đến phương Nam, sợ không quen thung thổ, nên các đồng chí cố gắng quan tâm một cách thích đáng tới đời sống của các đồng chí ấy. Ăn uống tất nhiên là tiền các đồng chí ấy bỏ ra, nhưng tiền nhà không nên cao quá. Việc thứ hai là, có lẽ việc này đồng chí Uông Đông Hưng đã nói với các đồng chí rồi, vợ chồng đồng chí Đặng Tiểu Bình cùng về dưới đó đấy. Chắc các đồng chí còn nhớ, trong đại hội 9 Mao Chủ tịch cũng đã có nói, vấn đề của đồng chí Đặng Tiểu Bình khác với người khác. Ông bà ấy xuống đấy là để lao động rèn luyện. Tất nhiên những đồng chí đó không thể chỉ toàn làm lao động, cũng là những người trên sáu chục rồi, sức khoẻ lại quá kém, có thu tiền nhà cũng nên chiếu cố đôi chút, nếu đồng chí Hoàng Tiên có nhà, nhờ đồng chí nói lại với đồng chí ấy giúp tôi. Những đồng chí này sẽ tới địa phương cụ thể nào, lúc nào lên đường được, đề nghị đồng chí Hoàng Tiên(4) gọi điện thoại cho đồng chí Uông Đông Hưng cùng quyết định. Cuối cùng, tôi xin được nhấn mạnh một điều rằng, những thủ trưởng này xuống đó, các đồng chí cố gắng giúp đỡ nhiều, nên cử người chăm sóc các đồng chí ấy. Sau khi đồng chí báo cáo việc này lại với đồng chí Trình Thế Thanh(5) xong, nên nghĩ ngay tới những việc cụ thể”.Sau khi nhận điện thoại của Thủ tướng, Trình Huệ Viễn một khắc cũng không dám chậm trễ, vội vã lên ô-tô đi ngay trong đêm phóng trên đoạn đường hơn ba trăm năm mươi cây số đến Vụ Nguyên hội ý ngay với Trình Thế Thanh. Trình Thế Thanh cũng là người dựa vào tạo phản đoạt quyền dựng nghiệp, trong Cách mạng văn hoá cũng là một nhân vật danh tiếng chẳng phải nhỏ. Mặc dù Trình Thế Thanh là nhân vật đỏ trong đường đây Lâm Bưu, nhưng đối với chỉ thị do đích thân Thủ tướng Chu Ân Lai gọi tới, cũng chẳng dám dùng dằng. Nghĩ ngợi một lát, rồi nói với Trình Huệ Viễn:- Chúng ta kiên quyết ủng hộ quyết định sáng suốt này của trung ương, kiên quyết quán triệt thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, hoan nghênh đồng chí Trần Vân, Vương Trấn và vợ chồng đồng chí Đặng Tiểu Bình về cắm chốt, lao động ở đây. Các đồng chí ấy tới đây lúc nào cũng được, khi đến đây trước hết hãy thu xếp vào ở trong chiêu đãi sở Tân Giang, sau đó sẽ đưa vợ chồng đồng chí Đặng Tiểu Bình về ở hẳn Cán Châu. Còn Trần Vân và Vương Chấn đến chỗ nào, thì cứ đợi bàn bạc cụ thể với hai đồng chí đó xong sẽ quyết định. Bất kể là các đồng chí ấy ở đâu, ta đều phải lắp lò sưởi hết... Chúng ta nhất định phải bảo đảm an toàn cho các đồng chí đó, dứt khoát không cho phép phái tạo phản hay Hồng vệ binh nhảy vào đấu tố các đồng chí ấy. Song còn có hai vấn đề cần phải thỉnh thị lại. Một là, sau khi Đặng Tiểu Bình tới đây, có nên để cả hai vợ chồng ở cùng một chỗ hay không? Hai là, đồng chí Trần Vân và đồng chí Vương Chấn đến Giang Tây, chúng tôi định cử người lên Bắc Kinh đón có được không?Ngày 19.10.1969, Chu Ân Lai nhận được điện thoại của Uỷ ban Cách mạng tỉnh Giang Tây, về nguyên tắc, ông đồng ý với sự sắp xếp của Trình Thế Thanh. Nhưng đối với việc sắp xếp Đặng Tiểu Bình, ông cho rằng đưa đi Cán Châu là chưa thích hợp, ông nói:- Ở đấy cách thành phố Nam Xương quá xa, lại là miền núi, giao thông không thuận tiện, mọi điều kiện đều rất kém. Đặng Tiểu Bình đã là ông già hơn sáu chục tuổi đầu rồi, nhỡ ốm đau thì biết tính sao? Theo ý tôi, nên sắp xếp để đồng chí ấy ở gần thành phố Nam Xương, cho dễ chăm sóc. Tốt nhất là để cho vợ chồng đồng chí ấy ở một ngôi nhà nho nhỏ hai tầng, tầng trên hai vợ chồng đồng chí ấy ở, tầng dưới là các nhân viên công tác. Tất nhiên, nếu là một ngôi nhà riêng, sân vườn riêng thì càng tốt, để còn có thể đi lại trong vườn, lại vừa an toàn nữa. Nhờ đồng chí nói lại ý kiến của tôi với chính uỷ Trình Thế Thanh hộ.Thủ tướng đã chỉ thị tường tận tỉ mỉ đến thế, cụ thể đến thế. Những người ở Giang Tây cứ bàn đi tính lại mãi, thế này cũng chẳng được, thế kia cũng không xong. Cuối cùng, dứt khoát mời người của Bắc Kinh xuống, xem xét rồi quyết định. Sau bữa cơm trưa ngày 21.10.1969, Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình nhận được thông báo của “Văn phòng hai”, cấp trên của họ mời đến họp ở phòng họp trên gác phía Tây, Trung Nam Hải. Hội nghị do phó chủ nhiệm Văn phòng trung ương Vương Lương Ân chù trì, tham gia cuộc họp còn có Vương Giá Tường, Đàm Chấn Lâm, cùng một số nhân viên Tổ chuyên án. Vương Lương Ân nói: “Vương Giá Tường(6) sẽ sơ tán đến Tín Dương tỉnh Hà Nam, Đàm Chấn Lâm sơ tán tới Quế Lâm tỉnh Quảng Tây, Trung ương quyết định đưa Đặng Tiểu Bình sơ tán tới Nam Xương, Giang Tây đề lao động, tiếp xúc với quần chúng, đêm hôm qua Thủ tướng Chu Ân Lai đã đích thân gọi điện thoại xuống đó để căn dặn mọi việc”. Đồng thời dặn dò người phụ trách Tổ chuyên án rằng: “Đồng chí phải lấy thêm người. Có hai nhiệm vụ. Thứ nhất, phải đưa tới nơi an toàn, không để xảy ra bất cứ vấn đề gì. Thứ hai, cùng với các đồng chí ở Giang Tây tìm cho họ chỗ ở thích hợp, có lò sưởi hơi càng tối. Đặng Tiểu Bình tuổi tác đã cao, chỗ ở với chỗ lao động không nên cách quá xa, điều động xe cộ khó khăn, đi bộ nhiều, hoặc đi ô-tô buýt nhiều cũng không an toàn lắm. Tuy đồng chí Trần Vân và Vương Chấn cũng về Giang Tây, nhưng tính chất khác với Đặng Tiểu Bình, hai đồng chí này đều là trung ương uỷ viên của đại hội 9, nói chung lại là chưa có vấn đề gì cả. Đặng Tiểu Bình không được bầu, nhưng trước Cách mạng văn hoá đã từng được treo ảnh, lại là đầu sỏ số hai trong đảng đi theo đường lối tư bản, rất dễ bị người ngoài nhận được mặt, rồi xảy ra chuyện đấu tố. Rõ cả chưa? Thôi, các đồng chí đi chuẩn bị đi, sớm mai đúng 8 giờ sáng, có mặt ở sân bay Sa Hà để lên máy bay”.Trong khi Văn phòng trung ương và Giang Tân đang bận bịu với việc Đặng Tiểu Bình về Giang Tây, thì cha mẹ tôi và Đặng Lâm cũng tranh thủ thời gian thu dọn đồ đạc. Ngày thường cha tôi vốn sống rất đơn giản, mọi vật dụng đều thu gom rất nhanh. Nhưng họ đã cho phép mang sách đi, thì nên cố gắng mang đi được càng nhiều càng tốt. Hai ông bà và Đặng Lâm vào thư phòng ở phía sân sau chọn lựa, họ chọn lựa từng cuốn sách quý mà gia đình tôi đã gom góp được từ lâu như những tác phẩm về chủ nghĩa Mác-Lê, sách lịch sử, sách văn học, đủ các loại sách, rồi đóng gọn vào trong những chiếc hòm gỗ lớn mà Văn phòng trung ương đảng cho mang tới. Cha mẹ tôi biết rằng từ nay về sau, những cuốn sách này sẽ là bầu bạn với mình trong những ngày ngày đêm đêm mất ngủ.Trước hôm lên đường một hôm, đó là ngày 21.10.1969, cha tôi viết cho Uông Đông Hưng một lá thư. Trong thư tỏ ý tiếp thu sự xử lý của trung ương đối với ông, nhấn mạnh và xin đảm bảo với trung ương và Chủ tịch rằng, sẽ làm một người đảng viên bình thường và một công dân xã hội chủ nghĩa, cố hết sức làm việc và lao động, đồng thời mong Uông Đông Hưng chuyển thư này tới Chủ tịch cũng như tới trung ương đảng. Cha tôi biết rằng rời khỏi Bắc Kinh lần này cũng là kết thúc sự giam cầm cấm cố, nhưng ở tận Giang Tây, nơi xa cách trung ương và Mao Trạch Đông hàng ngàn dặm. Nên trước khi rời khỏi Bắc Kinh, ông viết thư cho Uông Đông Hưng để bây tỏ thái độ mình, đồng thời nhờ Uông Đông Hưng chuyển thư cho Mao Trạch Đông. Đúng như sự mong mỏi của ông, bức thư này đã được Uông Đông Hưng trình lên với Mao Trạch Đông, và chính mắt Mao Trạch Đông đã đọc bức thư đó.Chú thích: (1) Chu Đức: nguyên soái nước CHND Trung Hoa, từng là phó chủ tịch trung ương Đảng, trong đại hội lần thứ nhất của khoá 9 được chọn vào làm uỷ viên Bộ Chính trị(2) Đổng Tất Vũ: đã từng là phó chủ tịch nước CHND Trung Hoa. trong đại hội lần thứ nhất của khoá 9 được chọn làm uỷ viên Bộ Chính trị(3) Vương Chấn: tùng là bộ trưởng Bộ Khai hoang, trong đại hội 9 được bầu làm uỷ viên trung ương(4) Hoàng Tiên khi đó là phó chủ nhiệm ủy ban Cách mạng tỉnh Giang Tây.(5) Trình Thế Thanh lúc đó là chủ nhiệm ủy ban ban Cách mạng tỉnh Giang Tây, chính uỷ thứ nhất tỉnh đội Giang Tây(6) Vương Giá Tường đã từng là bí thư Ban bí thư trung ương, thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế trung ương