Cuối cùng, tôi đã nói gần hết sự thật về bản thân mình. Gần hết thôi, bởi tôi luôn ý thức được cái giới hạn tất yếu của ngôn từ. Lâu nay, những người ngưỡng mộ tôi, như Tố Nguyệt ở Đà Nẵng chẳng hạn, đã đưa tôi lên thành một mẫu người nào đó, nếu tôi không, thổ lộ những cái xấu xa của mình, họ sẽ luôn giữ ấn tượng đẹp đẽ về tôi. Cuốn sách này sẽ giúp họ phản tỉnh: "Hoá ra thần tượng lâu nay của mình cũng tầm thường như tất thảy mọi người tầm thường khác thôi. Cô ấy không đáng để mình yêu quí nữa". Rất tốt, nếu có thể coi đó là một sự trừng phạt cho những gì tôi đã làm. Tôi đáng bị trừng phạt như thế. Nhiều lúc ngẫm nghĩ, tại sao tôi cứ bị lạc lõng, không thể sống giống như mọi người, dù là giống với người trong gia đình Có lẽ vì sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của gia đình, lớn lên lại gặp phải mối tình éo le, yêu một người đã có gia đình, nên tôi luôn có cảm giác mình là người thừa, bị hất ra rìa cuộc sống. Thấy mình chẳng là gì đáng giá, chỉ là số không, tôi gần như tự tiêu diệt chính mình. Tôi là người rất nóng tính, nóng theo nghĩa thẳng thắn và dứt khoát. Nếu gặp một người nào đó tử tế giúp mình một điều gì đó, tôi thấy muôn phần áy náy, chỉ mong muốn tìm cách nào đấy đáp lại một phần tấm lòng của họ. Nóng là ở chỗ ngược lại, nếu người nào đó xử sự với mình không đàng hoàng, dù chỉ chút xíu, trước mặt nói thế này, sau lưng lại nói khác tóm lại là không tử tế, tôi có thể quyết liệt xoá người đó khỏi đầu một cách rất nhẹ nhàng. Đôi khi chỉ là cảm thấy hình như người ta không thật với mình là không chịu nổi. Tôi không thể cố tỏ ra hoặc cố giả vờ không biết để vẫn chào hỏi bình thường. Tôi sẽ có phản ứng ngay, sẽ không nhìn mặt, không chuyện trò gì nữa. Có lẽ tính tôi không lắt léo như đời được. Với bạn bè thời học sinh trường múa, đến bây giờ tôi vẫn không cắt nghĩa được tại sao bạn mình lại không bảo vệ mình, lại phủ nhận mình… Mấy chục năm cùng làm chung một nhà hát, tôi vẫn không thể nào trò chuyện bình thường với cô ấy được Nếu cố bình thường nghĩa là giả tạo. Tốt nhất là không chơi nữa để khỏi phải giả dối. Nhưng với những thân phận nhỏ bé bị quên lãng bỏ rơi, tôi lại luôn sẵn lòng chia sẻ hoà đồng, thèm có những tình cảm chân thật, mộc mạc từ họ. Mới đây, tôi nghe mọi người nói lại, cô phục trang lớp trước trong nhà hát nay về hưu có tổng kết một câu: "Trong nhà hát này, tao phục nhất con Vân, nó ăn ở cực kỳ khôn ngoan, nó biết nghĩ đến tất cả mọi người". Nhờ ơn trời đã cho tôi cái sự khôn ngoan ấy, chứ cũng chả ai dạy bảo tôi phải biết nghĩ đến người nghèo hơn mình, khó hơn mình, không may hơn mình. Nhiều khi chỉ đơn giản là làm theo lời người xưa dạy: "Lộc bất tận hưởng". Mỗi khi có dịp đi nước ngoài theo đoàn phim, tôi luôn tự hỏi: "Tại sao mình lại được đi Liên hoan phim chứ không phải là mấy chục con người cùng lao động với mình?". Bởi vậy, tôi rất thích mua quà cho mọi người. Tôi khuân về từ những cái bút bi, kẹp tóc, cái cắt móng tay, bánh xà phòng thơm và cả những chiếc quần lót valide thời đó là rất quí với phụ nữ miền Bắc… Dù chỉ bằng cái móng tay thôi, những món quà nhỏ đó làm người ta hết sức cảm động, vì mình không quên người ta, dù mình chỉ là đứa ngoại đạo. Đôi khi, chính người đạo diễn lại quên nhưng tôi thì nhớ hết. Đặc biệt tôi nhớ những người hết sức bình thường như cô hóq trang, anh đạo cụ, chị dựng phim hay người làm máy nổ… Tối thiểu cũng là một bao thuốc lá cảm ơn. Người ta cũng vất vả lao động như mình, thậm chí lại còn hay bị mắng mỏ nếu không được vừa ý. Món quà nhỏ chỉ là câch bày tỏ lòng biết ơn. Họ cùng đồng cam cộng khổ với mình, khi được thành quả, chỉ mình được hưởng danh tiếng lợi lộc. Sẽ thật không phải nếu không biết nghĩ đến người ta. Thời gian làm việc ở Nhà hát cũng thế, lần nào đi biểu diễn nước ngoài về, tôi cũng gặp ông già bảo vệ chuyên mở cửa, khoá cửa phòng tập, bảo: "Con chẳng có gì, biếu bố gói mình chính". Thời đó mỳ chính còn là thứ quí. Hay với người chuyên là phục trang, họ luôn phải ngửi cái mùi hôi kinh khủng bốc lên từ đống váy áo mà vẫn phải cặm cụi cẩn thận là lượt treo lên mắc cho từng diễn viên, tôi cũng không bao giờ quên. Họ là những người bình thường nhưng không thể thiếu được trong quá trình sáng tạo, góp phần vào thành công của một diễn viên, một vở diễn. Ngày đó, được đi nước ngoài trong mắt người đời là nhiều lộc lắm. Thôi thì mình cũng biết nghĩ tới những người không được đi. Nhưng nếu sinh nhật lãnh đạo, tất cả mọi người đến, tôi lại cứ phải tránh ra xa. Vừa ngượng vừa ngại. Nhỡ người ta nghĩ mình muốn lấy lòng, cầu cạnh thì sao! Cho nên, dù có quí cũng không đến. Thà hiểu nhau, trọng nhau trong công việc còn ý nghĩa hơn. Phải chăng vì thế, đôi khi tôi bị đánh giá là thích sống khác người khác đời, là "khủng khỉnh", là "chảnh" như ngôn ngữ hiện đại gọi các nghệ sĩ ngôi sao bây giờ. Biết vậy, tôi cũng chẳng thể nào sống khác đi được. Tôi chỉ muốn được là chính tôi. Tôi không phải là người phụ nữ có sắc đẹp quyến rũ, có thân hình khêu gợi hấp dẫn. Đấy là tôi nghiêm khắc nhìn nhận mình chứ chẳng muốn khiêm tốn giả vờ hay tô vẽ gì cho mình. Ấy vậy mà, từ thủa mười tám đôi mươi cho đến tận bây giờ, tôi biết, có nhiều người ngưỡng mộ mình. Có người tôi biết có người không, nhưng tôi cảm thấy, họ nhìn tôi không đơn giản như nhìn một cô gái bình thường Vừa rồi, gặp lại mấy anh bạn đóng chung phim hơn hai chục năm về trước, tôi được họ tiết lộ một bí mật rất dễ thương. Ngày ấy, họ cũng trẻ như tôi. Giờ gặp lại nhau, khi đã xấp xỉ ngũ tuần, họ mới dám ân cần kéo mình ngồi cạnh để "nói thật với Vân một điều", (tất nhiên là phải trừ hao đi một chút), rằng: "Vân có biết không, ngày xưa, mình từng là người ngưỡng mộ Vân đến mửc coi Vân như thần tượng. Thậm chí, cho đến bây giờ, hình ảnh của Vân trong suy nghĩ của mình vẫn như xưa, đại loại là, một con người thế này thì không có một điều gì bẩn thỉu có thể chạm vào. Trong tình cảm tôn thờ ấy, có sự yêu quí chân thành, nhưng không bao giờ mình dám mơ tưởng, lại càng không dám thổ lộ". Và anh bạn dẫn chứng bằng một kỷ niệm đi đóng phim với nhau: "Sáng hôm ấy, mình gõ cửa phòng Vân, khi Vân mở hé cánh cửa, trong ánh sáng lờ mờ hắt vào từ cửa sổ, Vân hiện ra trong bộ váy màu trắng làm mình sững sờ. Có một cái gì đó trong sáng quá, tinh khiết quá, đến nỗi, dù trong ý nghĩ có muốn yêu thương và thổ lộ tình yêu với người con gái đó thì cũng không dám. Ấn tượng đó còn lại đến tận bây giờ". Rồi anh bạn nửa đùa nửa thật: "Ngày đó, mình còn chí chóe với một cậu diễn viên khác cùng đoàn phim vì cả hai đứa cùng quí Vân". Câu chuyện làm quà vui vui của anh bạn cũ làm tôi cảm động, thấy "mình yêu mình hơn" một chút. Tự nhủ, tuy mình không có được một nhan sắc trời cho nhưng cũng may là mình vẫn để lại được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè. Trong đời tôi, không có gì làm tôi sợ hãi bằng tình yêu. Chỉ có người nào yêu thật mới biết đến cái nỗi sợ này. Tình yêu làm tôi rã rời cả thể xác lẫn tinh thần. Nó thiêu rụi tất cả. Tôi không phải loại người dễ yêu, nhưng khi đã yêu là yêu cuồng nhiệt, yêu đến phủ nhận mình, dâng hiến tất cả. Có lẽ bởi vậy, tôi được tha thứ cho những tội lỗi tôi đã gây ra cho người yêu mình chăng? Với cả ba người đàn ông tôi yêu, chưa bao giờ tôi cho đó là nhẹ dạ, mù quáng hay đứng núi này trông núi nọ. Họ đều là những người đàn ông đáng vì nể, đáng trân trọng ở những khía cạnh khác nhau. Và trên hết, với tôi, họ đều là những người tình tuyệt vời. Đương nhiên, đôi lúc gặp lại cũng thấy rưng rưng, nhưng biết làm sao được. Tôi phải chọn lựa. Và khi đã chọn nghĩa là phải chịu mất mát và đau đớn. Tôi không thể cùng lúc sống với nhiều mối tình. Không thể ôm tất cả. Tôi vô cùng biết ơn những người tình đã đi qua cuộc đời mình… Với tình yêu, tôi thường đứng trước ban thờ thầm thì thú nhận tội lỗi tày trời của mình và khấn (chắc hẳn là có ít nhiều bao biện): "Lạy trời, lạy phật, lạy tổ, lạy tiên, lạy ông, lạy bà, lạy bác, lạy anh, lạy các vong hồn linh thiêng. Xin các đấng linh thiêng hãy trừng phạt con. Con là kẻ mù loà tội lỗi. Con sẵn sàng đón chịu tất cả những trái đắng do mình gây ra. Nhưng tại trời cứ tạo ra những hoàn cảnh để con phải chết trong tình yêu mà không làm sao chống đỡ nổi. Con có tội, nhưng bản chất tình yêu không có tội. Nếu con có lao đến cái tình yêu ấy thì con sai, con không biết phải trái, nhưng tình yêu là vô tội,, Trong lúc khấn tôi còn chất vấn "lý sự" cả với các đấng linh thiêng như vậy. Có phải không nhỉ? Bởi tình yêu là rất đẹp, là kỳ diệu. Nó vô tội. Nó đưa đẩy con người ta. Cái tình yêu kêu gọi người ta thì không có tội. Chỉ có những con người không đạt được tình yêu, sinh độc ác thù hằn, mới là có tội Có mấy ai trong cuộc đời chỉ yêu một lần là lấy được nhau ngay? Có mấy ai yêu nhau được đến tận đầu bạc răng long? Cho nên, khi đã có tình yêu, là không thể dừng được. Nó như có một thế lực nào đó xui khiến. Đương nhiên là người ta cần có lý trí, nhưng chả lẽ tình yêu lại phải dùng lý trí để kiểm soát, để dừng lại ư? Cứ giả định như có thể dùng lý trí để phân tích, kiểm soát và buộc người đang yêu trả lời có nên yêu hay không, thì còn gì là tình yêu nữa! Đó là sự tính toán. Với tình yêu, tôi không phải loại người có thể yêu một cách dễ dàng, dễ động lòng trước những lời đường mật nịnh đầm hay những lời khen sáo rỗng. Cái thứ tình yêu đến với tôi, nó cứ đến mặc dù tôi sợ nó. Thậm chí, tôi cũng đã dùng lý trí tỉnh táo để can thiệp nhưng không thể nào kiềm chế được, thế nghĩa là mình đã yêu rồi! Nếu không yêu thì làm sao mà bị "sa ngã"? Thế là bước sang một mối tình mới. Và tôi trở thành kẻ phản bội lại mối tình cũ, người tình cũ. Như người đời nói, khi phản bội một tình yêu nghĩa là mình có tội, thôi thì mình đành nhận cái tội ấy. Nhưng từ sâu thẳm trong trái tim người đang yêu vẫn thấy dường như mình bị oan khuất, rất khó giải thích. Có lẽ, chỉ với những ai đã từng yêu, đã có những khoảnh khắc phải đấu tranh giữa nên hay không nên yêu, mới hiểu. Lúc đó, tình cảm đó rất con người chứ không phải dùng lý trí là được. Đến tận bây giờ, những người mà tôi đã yêu, đã phản bội đều tha thứ cho tôi và nói rằng chẳng bao giờ oán trách tôi. Yêu thực lòng thì không còn chỗ cho sự oán hận, bởi bản chất của tình yêu là tha thứ, là dâng hiến. Nhưng dù có bao biện thế nào đi nữa, tôi vẫn tự nhận thấy tôi là kẻ đã phản bội tình yêu. Bởi thực tế là như thế, đang yêu người này bỗng nhiên không yêu nữa và chuyển sang yêu người khác, thế không là phản bội ư? Đúng, tôi đã phản bội lại những người đàn ông yêu thương tôi, nhưng chắc chắn là tôi không phản bội lại trái tim mình. Sau khi thú tội phản bội, tôi phải nghe Người ấy thốt lên trong cơn giận dữ đau đớn: "Em là một con rắn độc?". Sau đó, Người ấy có xin lỗi Nhưng tôi vẫn băn khoăn, liệu có đúng mình là rắn độc không? Ngoảnh nhìn lại, trải qua ba mối tình, hai lần kết hôn, hai lần ký giấy ly hôn, nhưng tôi vẫn chưa hề một lần được xỏ tay vào tấm áo cưới trắng trong. Thật là "kinh khủng" cho cái cuộc đời trớ trêu của mình! Đến tận giờ, tôi cũng chẳng dám mơ đến chuyện được mặc áo cưới. Thậm chí, hiện tại nhìn vào thì thấy, tôi có hai đứa con trai kháu khỉnh, yên ổn ở nhà chăm sóc nhà cửa con cái như một người vợ đúng nghĩa, vậy mà đâu đã được là một người vợ chính thức! Có ba cuộc tình thì cả ba đều do tôi tự lao đầu vào với những người đàn ông đang có gia đình vợ con đầm ấm. Kỳ lạ làm sao cái cuộc đời tôi! Không ít người cầu hôn mà chẳng hề được mặc áo cưới, chẳng được lên xe hoa, chẳng được đón dâu. Thương quá phải không? Tự mình cũng thấy thương mình. Nhưng sẽ chẳng bao giờ tôi muốn thổ lộ: "Anh ơi, bao giờ chúng mình có thể chính thức trên giấy tờ là vợ chồng của nhau để tổng nắm chặt song sắt gỉ lạnh, đôi mắt thơ dại khô khốc hi vọng nhìn vào đêm đen. Nó không thể tin rằng mẹ lại không vào đón nó. Nó cũng không chịu tin lời các cô giáo. Nó đã đợi mẹ cả tuần rồi. Nó tin chắc, mẹ không thể bỏ nó một mình ở lại trong khi tất cả các bố mẹ khác đều đến đón con cái họ về. Thế rồi, sự kiên nhẫn của nó đã được đền đáp, trong đêm khuya thanh vắng, bỗng vọng vào tiếng người đi xe đạp lọc cọc trên con đường đầy đá sỏi. Âm thanh ấy càng lúc càng rõ rệt hơn. Tôi chồm tới gào lên: "Mẹ Mai ơi, đón con?". Thì ra, đêm đó mẹ phải diễn đột xuất, nhưng biết là tôi sẽ chờ bằng được nên mẹ vẫn một mình đường xa vắng vẻ vào đón tôi về. Tại sao tôi lại nhớ lâu, nhớ mãi khoảnh khắc này bởi tôi yêu mẹ và cần có mẹ biết bao. Đã 45 năm trôi qua rồi, mà tôi vẫn nhớ như in cái đêm đó. Bây giờ, trái tim tôi mềm yếu hơn nhiều. Tôi dễ xúc động, dễ rơi nước mắt hơn. Tôi không can đảm bằng tôi lúc mới lên ba. Chính ở trại trẻ đó, tôi có những giấc mơ rất khủng khiếp. Sau này lớn lên, đọc sách, thấy có nhiều đứa trẻ cũng có giấc mơ giống mình. Nhiều đêm liền, tôi nằm ngủ trên cái giường hai tầng trong nhà trẻ, cứ thiếp ngủ là lại thấy những qụả bóng hình bầu dục mầu nhờ nhờ, bay qua bay lại trên trần nhà. Những quả bóng di chuyển khắp phòng, đuổi theo tôi như doạ dẫm sẽ nổ tung bất cứ lúc nào. Nỗi sợ làm cả người tôi đông cứng. Không dám ngủ. Mở mắt ra chỉ thấy đêm đen kịt, đặc quánh, hãi hùng. Hình như, từ những đêm không dám ngủ đó, tôi biết thế nào là cô đơn buồn bã như một người lớn. Đời sống ở trại trẻ và những năm tháng nội trú trường múa sau này đã dạy cho tôi biết suy nghĩ độc lập và tự mình lo toan tất cả. Chiến tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến" giăng ở khắp nơi. Không ai nghĩ cho riêng mình. Càng không ai nghĩ đến lợi riêng khi mà "Tổ quốc lâm nguy". Miền Bắc bị máy bay Mỹ bắn phá ngày đêm. Người già và trẻ em phải đi sơ tản, người còn sức lực phải ở lại Hà Nội bám trụ sản xuất. Một lần nữa, tôi lại phải xa mẹ, xa gia đình. Lần này tôi không đi một mình mà đi cùng cô em gái mới 2 tuổi. Hai chị em tôi đi theo một trại trẻ do đoàn kịch lập ra cùng rất nhiều trẻ con cũng xa bố mẹ như chúng tôi. Trại trẻ cách Hà Nội vài chục cây số. Tất cả các ông bố bà mẹ đều gửi gắm con cái mình cho các cô nuôi trẻ. Tôi bước vào lớp vỡ lòng, tập nguệch ngoạc vẽ những nét chữ A, B, C, đầu tiên cùng trọng trách của một người chị thay mẹ trông em. Nhìn bọn trẻ con ở quê cầm củ khoai lang nóng hôi hổi hay bọn bạn xung quanh ăn bánh bít-cốt bố mẹ chúng tiếp tế, tôi thèm rỏ rãi. Hòm gỗ của chị em tôi thường trống rỗng. Một lần, tôi đã cả gan cậy nắp hòm của một đứa, nhưng rồi cũng chỉ dám nhìn cái gói bánh bít-cốt vàng óng bên trong giống như ngắm nhìn cả một trời mơ ước, khát khao… Có lúc bắt gặp em gái đứng ngẩn mặt đầy thèm muốn nhìn bọn trẻ khác ăn quà, tôi uất ức tủi thân lôi em ra góc khuất đầu hồi, củng vào đầu em một cái rõ đau, rồi cả hai chị em cùng oà lên nức nở. Trại trẻ nơi sơ tán là một dãy dài những gian nhà lá đơn sơ với giường chiếu được ghép lại từ những miếng ván gỗ. Những miếng gỗ được kê lên hai đâu làm bằng tre ngâm bốc mùi thối hoắc. Đó là chiếc giường khổng lồ nối từ đầu này tới tận cùng của đầu kia lán trại. Những mảnh ván to nhỏ cong vênh dập dềnh dưới bàn chân chạy nhảy của lũ trẻ con. Không phân biệt con trai con gái, chúng tôi cứ sống chung với nhau như vậy. Chỉ đến khi đi ngủ, ranh giới mới được phân định bằng những chiếc chiếu xộc xệch, những chiếc màn xô vàng khè nom như những cái vó tôm của các bác nhà quê. Và khi đêm xuống, ánh trăng khuya hắt vào qua khe cửa hở, soi bóng những chiếc lá tre lay động trên góc màn như những bàn tay gầy đang múa… Lũ trẻ con chúng tôi ngủ rất say như không hề có bom đạn chiến tranh. Xa gia đình, chúng tôi tự tìm ra được một vài thú vui để khoả lấp nỗi nhớ cha mẹ. Bọn con trai, dùng vỏ chăn căng thành phông màn dựng nên một sân khấu nhỏ là giường phản; những mảnh vỏ chăn bạc màu được vặt lên dây làm thành màn kéo. Bọn con gái đi thu thập đầu mẩu bút chì đỏ, nghiền ra, cho tí nước lã vào tạo thành một thứ bột sền sệt. Chúng tôi dùng thứ bột dó bôi quét cho nhau như khi bố mẹ hoá trang ra sân khấu. Nhìn nhau, đứa nào cũng nhoe nhoét nhòe nhoẹt chì đỏ trông thật ngộ nghĩnh, tức cười. Chúng tôi thường diễn "vở kịch" phỏng theo câu chuyện cổ tích Thạch Sanh cứu công chúa Quỳnh Nga mà đứa nào cũng biết. Chẳng cần kịch bản, đạo diễn, với năng khiếu bẩm sinh của con cái các nghệ sĩ kịch, chúng tôi diễn theo kiểu tự phát, nghĩ tới đâu diễn tới đó, tự bịa ra những lời thoại cực kỳ thú vị. Tôi được vào vai công chúa. Tới doạn cứu được công chúa, chàng Thạch Sanh để nàng ngồi lên lưng ngựa vượt rừng lội suối. Đương nhiên, một cậu trai nhỏ phải đóng vai ngựa cho tôi cưỡi. "Chú ngựa" bò bằng hai tay và đầu gối, gặp phải phản gỗ mấp mô, đau quá, chú ngựa đổ sụm xuống khiến công chủa ngã nhào theo. Cả bọn được một phen cười thoả thích… Có lẽ đó là một cách dàn dựng kịch theo trường phái hiện đại của Brếch sau này cũng nên, bởi lũ trẻ con chúng tôi vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên, lại vừa là khán giả nữa… Cuối tuần, cả bọn lại ngong ngóng bố mẹ vào thăm. Vì phải đi diễn phục vụ khắp nơi nên không phải ai cũng đến được. Không phải tuần nào cũng có người đến. Nhưng tuần nào tôi cũng cứ hi vọng Tuần này mẹ không vào được thì gắng đợi đến tuần sau, tuần sau nữa… Có một thời kỳ chờ đợi như thế… Trời đã về chiều, nắng đã sắp tắt, bỗng nghe tiếng cô giáo gọi: "Vân, Khanh ơi, ra có người nhà đến thăm này". Bàn chân líu ríu chạy chực ngã. Trái tim hồi hộp đập dồn. Tôi chạy ào ra đầu khu lán trại. Cảm động đến sững sờ. Tôi nhìn thấy bảc tôi, bác Đoàn, chị ruột bố. Bác và người bạn gái, bác Lân, đèo nhau bằng chiếc xe đạp cà tàng vượt mấy chục cây số để vào thăm hai chị em tôi ư! Nét mặt hai bác nom phờ phạc vì đường xa bạt gió. Tôi đứng khựng lại, chẳng thốt được lời nà chức một bữa tiệc như là đám cưới?". Có một cái gì đó cứ ngăn mình lại. Tôi có quan niệm về tình yêu và hôn nhân rất rõ ràng, nghiêm túc, đúng mức và tôi cho rằng tôi quan niệm đúng. Cái sự ràng buộc với nhau bởi đăng ký kết hôn thực chất chỉ là thủ tục. Không có cách gì giữ được trái tim nếu không còn yêu nhau nữa. Tờ giấy phỏng còn có ý nghĩa gì? Xét đến tận cùng bản chất, sự "cộng sinh" giữa người đàn ông và người đàn bà trong đời thực và giữa hai vợ chồng trên giấy tờ, cái nào có giá trị hơn? Quan trọng là anh có làm mới được anh để cho tôi luôn yêu anh hay không? Còn tình yêu nghĩa là còn chúng ta. May sao, sau gần chục năm trời có nhau, bố hai đứa trẻ càng ngày càng chu đáo, tận tình chăm sóc mấy mẹ con tôi hơn. Và hạnh phúc của tôi là thứ hạnh phúc bền vững như tôi mơ ước. Chính hoàn cảnh xa xa gần gần như thế, với những khoảng cách về không gian thời gian như thế, lại là nguồn năng lượng nuôi dưỡng tình yêu. Xa thì háo hức, gần thì đầy đặn… (Hình như có nhiều người đàn bà cũng mong ước có một cuộc sống xa xa gần gần… như tôi hiện nay). Tuy nhiên, để có được niềm tin vào bản thân và tình yêu như vậy, chúng tôi cũng đã từng phải trải qua bao nỗi đau mất mát của cái sự chưa chính danh. Vào thời điểm tôi còn đang lùng nhùng là gái có chồng vụng trộm gặp gỡ Abraham, cứ vội vội vàng vàng, nhanh chóng đến một giờ khắc nào đấy là phải về nhà không sẽ bị nghi ngờ. Một lần, anh buột miệng than: "Anh là ai mà không thể giữ em ở lại?". Chỉ vậy thôi mà tôi bỗng nổi đoá lên: "Thế em là ai? Em đã là ai chưa? Chính em cũng chẳng biết em là ai. Còn anh thì sao? Những lúc anh kể về cái "my house, my family" xa xôi đâu đó của anh thì em là cái gì? Em có bao giờ hỏi anh thế đâu mà anh lại hỏi em thế!". Anh như hoá đá, biết đã lỡ phạm vào "vùng nhậy cảm" nhất trong cơ thể tình yêu, lặng lẽ để tôi ra về. Sau hôm ấy, chúng tôi, những người yêu nhau không còn trẻ nữa, cảm thấy như mình già thêm hàng chục tuổi. Hiện tại, hơn lúc nào hết, tôi cảm thấy giá trị to lớn của sự thanh thản trong đời sống tâm hồn. Một vài năm sau khi sinh con, cuối cùng tôi cũng đã tĩnh tâm để đi đến chỗ hàn gắn kịp thời mối quan hệ rạn nứt giữa tôi và những người ruột thịt. Làm sao có thể sống được với một khối độc tố như thế trong người. Phải trút ra, lấy ra hết thì mới sống lại được. Tôi mừng vô cùng vì đã cải thiện được mối quan hệ này, tình cảm giữa con người với con người trong nội bộ gia đình trở nên lắng dịu hơn, an bài hơn. Về kinh tế, chính lúc chưa có con cái gì, song song với làm nghệ thuật, tôi đã nghĩ đến chuyện củng cố kinh tế gia đình. Tôi đi vay tiền ngân hàng để xây nhà cho thuê. Thực tế, có người vì miếng ăn mà làm bậy và nhiều người khác cũng vì miếng ăn mà chịu nhục. Tôi không phải chờ người ta tăng lương cho mình. Chẳng chờ được ban phát bổng lộc đi nước ngoài. Người ta mời tôi đi vì đương nhiên tôi ở vị trí xứng đáng để đi. Với cuộc sống do chính bàn tay lao động của mình làm nên, tôi đã giải toả được những ham muốn bình thường nhất nhưng vô cùng quan trọng: tự mình nuôi được mình, vượt thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cơ chế. Nghĩa là tôi tự "cởi trói" cho tôi. Tôi đã "tự cứu mình trước khi trời cứu", theo lời hiệu triệu của vị chính khách có công mở cửa cho luồng gió đổi mới tràn vào cách đây hai chục năm. Tôi biết, mình may mắn hơn bao nhiêu người khác vẫn phải sống trong "vòng kim cô" khốn khó của cơ chế. Vẫn phải giả vờ, lấy lòng, khép nép, nịnh bợ. Còn tôi, tôi tự giải phóng mình, đem lại tự do làm người cho mình như đúng bản chất mình được sinh ra, như mình có. Tất cả đều tự mình vươn lên, tự mình mang lại cho mình. Về sự nghiệp, tôi cũng không phải xấu hổ với mấy chục năm lao động nghệ thuật, tuy không là cái gì ghê gớm, nhưng ít nhất tôi cũng đã làm hết sức, hết tấm lòng của mình rồi, được đến đâu là do tài năng của mình chỉ đến thế thôi. Do luôn ở vị trí diễn viên sô-lít của cả hai lĩnh vực múa và điện ảnh, nên lúc nào tôi cũng có việc làm. Bên này mời xong lại đến bên kia. Đi công tác về lại đã thấy công việc chờ ở nhà. Bắt đầu thấy nhàm chán công việc trên sàn múa, lại có lời mời đi đóng phim, lại được thay đổi không khí sáng tạo, được thoát khỏi trạng thái ao tù nước đọng. Rất may, tôi tranh thủ làm cả hai lĩnh vực, nuôi dưỡng sự say mê chọ mình để không bị bào mòn, không bị chán nản. Việc đến thì cứ hối hả làm, tuy nhiên, không vì thế mà lao vào nghệ thuật một cách u mê, không tỉnh táo. Bởi tôi không quên lời dặn khi mới vào đời: "Trái tim nóng phải có cái đầu lạnh". Về đường con cái, cho đến lúc này, tôi là một người mẹ hạnh phúc vì sinh hạ được hai cậu con trai bởi tình yêu và sự tự nguyện của cả cha và mẹ. Hai tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu thành công nhất của đời tôi. Đương nhiên, người mẹ nào cũng nói như thế, cũng ngưỡng mộ con mình và cảm ơn tạo hoá đã tặng người đàn bà cái khả năng tạo ra được một con người nhỏ bé khác. Đó là điều phi thường, là phép màu của đời sống. Nhưng với tôi, sự sinh nở còn mang một ý nghĩa lớn lao hơn thế. Nhớ lại giai đoạn tôi đã bốn mươi tuổi mà vẫn chưa có con, không ít người suy diễn: "Bà này nói vì nghệ thuật chỉ là để che đậy thôi, chắc là không sinh được nên ra vẻ thế. Đàn bà chẳng ai dám để đến năm bốn mươi tuổi mới nghĩ đến chuyện con cái…" Cái dư luận âm thầm về đường con cái của tôi như thế đấy! May làm sao, như cầu được ước thấy, tôi vẫn kịp sinh được mẹ tròn con vuông. Mà lại còn được một bé trai xinh ơi là xinh. Đến năm bốn ba tuổi, lại được thêm một bé trai nữa. Đúng là Trời thương. Chính cái điều trời cho này làm mọi người quên đi, không cần phải hỏi rằng: tôi đã chính thức lấy chồng hay chưa, quan hệ ra làm sao! Tại sao không làm đám cưới? Không mời bạn bè? Họ quên hết tất cả những thủ tục đương nhiên như xã hội qui định. Và một khi thái độ của tôi là chấp nhận thực tế, tự tôi sinh ra hai đứa con của tôi, không có gì giá trị với tôi hơn thế thì tại sao tôi lại phải quan tâm đến dư luận! Rất may là bây giờ, người ta công nhận quyền hợp pháp cho người phụ nữ có con ngoài giá thú và có quyền khai bố đẻ hoặc kho vì xót thương hai bác. Nếu tôi hé miệng, tiếng oà khóc sẽ buột ra, mà tôi không muốn để hai bác thấy mình khóc. Quà của bác là một nải chuối tây chín vàng và một cái bánh mỳ đổi bằng tem phiếu. Chẳng kịp nói gì nhiều, bác lại phải về ngay vì lo trời tối lạc đường. Tôi cứ đứng như trời trồng, không còn kịp hé răng nói lời cảm ơn. Nhìn hai bác vội vã quay xe, hai hàng nước mắt tôi lặng lẽ chảy dài trên má… Tôi đâu biết rằng sau này, cuộc đời tôi còn rất nhiều lần âm thầm lặng lẽ khóc một mình như thế. Chỉ mới bắt đầu thôi, hỡi Vân bé bỏng. Cuộc đời này còn nhiều điều tủi phận hơn thế nữa đang chờ… Dường như không chịu nổi cảnh xa con, mẹ lại đón chúng tôi về Hà Nội. Đoàn kịch diễn ở đâu, mẹ tha lôi chúng tôi theo đó. Hai chị em vạ vật bên cánh gà sân khấu lưu động. Không biết bao nhiêu vở kịch đã găm vào đầu tôi từ thủa ấy. Tôi thích nhất hình ảnh mẹ trong vai cô Diễm trong vở "Cái máy chém". Bởi trong vai đó, mẹ luôn mặc tấm áo dài trắng, mái tóc phi dê thả dài, trông mẹ thật đẹp, một nét đẹp mảnh mai trẻ trung. Sau đó, đời diễn kịch của mẹ chỉ toàn đóng vai các bà già. Mẹ đóng vai già khi mẹ còn rất trẻ, chưa đầy ba mươi… Khi cuộc chiến bị đẩy lên tới đỉnh điểm ác liệt, chính phủ huy động toàn quân toàn dân đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến. Tất cả lao vào chiến trường, trong đó có các đoàn nghệ thuật. Bố cũng ở trong số những nghệ sĩ đi B thời kỳ đó. Ngày bố lên đường, mấy mẹ con tôi đến tiễn bố tại trụ sở đoàn kịch nói Trung ương. Các nghệ sĩ được trang bị như những chiến sĩ. Cũng ba lô con cóc mũ tai bèo, tăng nhựa, võng bạt, đèn pin, lương khô nén và dù nguỵ trang. Bao trùm lên là không khí ngậm ngùi tiễn đưa người ra trận giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ với chồng, giữa những người đang yêu… Không ai nói nhưng đều hiểu một điều: có thể họ sẽ chia tay nhau mãi mãi. Cùng với vòng tay ôm ghì xiết chặt là những đôi môi mím lại để khỏi bật thành tiếng khóc. Và rồi chiếc xe tải chở họ đi mất. Mẹ và chúng tôi đứng nhìn theo bóng chiếc xe xa dần. Tôi thấy bố cố nhoài người ra vẫy. Cánh tay bố lẫn vào mấy chục cánh tay khác huơ huơ lên tiễn biệt. Những bàn tay như những chiếc lá trắng lay động, run rẩy. Vào thời điểm bố đi chiến trường, em út chưa tròn tuổi tôi Nhớ lần thấy mẹ nước mắt ngắn dài về nhà, túi xách nhỏ khoác vai, tay cầm một bơ gạo. Vì sao mẹ khóc? Tôi nghe lỏm bố gắt mẹ: "Có thế thôi mà cũng khóc. Quay lại bệnh viện đi". Thì ra, bố bẳt mẹ phải tự đi phá bỏ cái mầm thai đã 3 tháng tuổi. Mẹ bảo, đã ba lần mẹ đi bộ đến bệnh viện rồi nhưng cả ba lần đều không đủ can đảm. Cứ lên bàn nằm lại rên rỉ với bác sĩ… "hay là chị cho em về". Bơ gạo cầm theo là để đóng cho bệnh viện nếu sau đó phải nằm lại. Bà bác sĩ thương tình khuyên: "Chắc chồng em sợ sinh con gái nữa phải không? âu đó cũng là cái điềm. Số nó được làm người. Về đi em, về đi. Nếu sau này sinh được con trai, nhớ quay lại đây cho chị ăn mừng". Thế rồi lại con gái. Mẹ ngao ngán, nhưng tôi với em gái thì vui lắm, tranh nhau bế em. Em bé hay ăn chóng lớn, cực kỳ dễ nuôi và cả dễ tính. Thế nào cũng xong. Sáng ra, mẹ đặt em giữa sân với một chén sữa bột trộn đường. Ăn hết rồi mà em vẫn mút mát cái thìa thòm thèm, mặc cho ruồi bâu quanh mép. Như bù lại, em bụ bẫm dễ thương, ngay từ nhỏ đến khi lớn lên đều hợp mẹ nhất nhà. Từ khi có thêm em bé, tôi lại càng bị đẩy lùi xa mẹ thêm chút nữa. Chỗ của tôi bên cạnh mẹ nay phải nhường em. Tôi ấm ức tranh giành vú mẹ với em gái thứ hai. Đêm nào cũng diễn ra cuộc ẩu đả trên ngực mẹ. Mà mẹ thì quá mệt vì những áp lực có tên và không tên của cuộc sống rồi. Mẹ chỉ muốn được nghỉ ngơi, vậy mà cũng không được yên. Thế là mẹ rít lên: "Giời ơi, tao chỉ muốn giết bớt chúng mày đi. Thế này thì làm sao tao sống nổi". Cuộc chiến ngưng lặng. Lời mẹ làm tôi sợ hãi vô cùng. Tôi đinh ninh mẹ nói thật. Nghĩ rằng, một lúc nào đó, mẹ sẽ giết chết hết chúng tôi đi cho khỏi bị quấy rầy, tôi mếu máo van nài mẹ: "Mẹ ơi, nếu có giết thì mẹ giết em Khanh. Con lớn rồi, con còn trông em cho mẹ đi làm". Ôi, sao tôi có thể ngố tầu đến thế? Sao tôi có thể tin rằng mẹ muốn giết chúng tôi thật? Gần mười tuổi mà tôi vẫn thật ngây thơ khi tin vào tất cả những điều người lớn nói, kể cả những điều phi lý… Sau khi bố đi B một thời gian, đến lượt mẹ cũng đi vào tuyến lửa Vĩnh Linh. Thời đó, lên đường phục vụ chiến trường là điều đương nhiên phải thế. Không do dự đắn đo. Không viện lý do khó khăn để ở lại Hà Nội. Mọi người đều cố gắng thu xếp cuộc sống riêng tư để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Tôi và Khanh được mẹ mang đến phố Sinh Từ gửi bác Đoàn trông nom. Vy bị gửi vào vườn trẻ, tuần bác Đoàn đón về một lần. Tôi lúc đó đang học lớp bốn, trường cấp một Nghĩa Đô, ngôi trường rợp bóng mát của ba cây vú sữa. Sáng sáng, tôi đi bộ ra bến tàu điện Cửa Nam, lên tàu nhiều hôm trốn vé năm xu. Đến Bưởi, bến đỗ cuối cùng, tôi chẳng cần chờ cho tàu đỗ hẳn đã nhảy xuống rất thành thạo. Trước giờ vào lớp, tôi còn kịp ghé vào cửa hàng ăn uống mậu dịch làm một ly sữa đậu nành nóng hổi loãng toẹt và cái quẩy làm bằng bột mỳ viện trợ. Bữa sáng của tôi chỉ một hào rưỡi mà ngon thật là ngon. Hôm nào không trốn được vé tàu, tôi làm một bát mỳ không người lái giá một hào. Cái món "không người lái" rất phổ biến thời chiến tranh vì nó không có thịt không có nhân. Nhưng chẳng sao cả, miễn là nọ được cái bụng để có sức mà học… Thời điểm nhận trông nom ba chị em tôi, bác Đoàn vẫn chưa có chồng, và tất nhiên là chưa có con. Bác là một hình ảnh điển hình cho mẫu người con gái gia giáo, khép nép của Hà Nội cổ. Tôi không bao giờ quên ngày bác đạp xe vào thăm tôi nơi sơ tán, và những săn sóc ân tình của bác Đoàn khi sẵn lòng nhận nuôi nấng ba chị em chúng tôi. Bác hiền hậu thế, nề nếp thế mà tại sao đời bác sau này cũng chẳng sung sướng gì! Nhà cỏ thêm Khanh, tôi hết được là trẻ con, có thêm Vy, tôi thực sự khoác lên mình trọng trách của một người chị4&chuongid=9')">8.
9.
9. (B)
9 (C)
10.
11.
11 (B)
11. ( C)
12.
13.
14.
15.
Chương kết
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
http://eTruyen.com