1.Đó là những ngày cuối cùng của tháng ba, những ngày ấm áp đầu tiên trong năm khiến người ta lầm tưởng mùa xuân đã tới, thực ra sau những ngày ấy, năm nào trời cũng vậy trời còn rét dữ dội.Trong ngôi nhà của giáo sư Gromeko, mọi người đang vội vã chuẩn bị lên đường. Đối với tất cả những người mới kéo đến ở đầy các buồng - họ còn đông hơn cả bầy chim sẻ ngoài phố, gia đình Zhivago đã tìm được cách giải thích là mình đang tổng vệ sinh để mừng lễ Phục sinh.Zhivago phản đối cuộc hành trình này. Chàng không cản trở việc sửa soạn, vì tưởng dự định ấy là viển vông và cứ hy vọng rằng nó sẽ tiêu tan vào phút chót. Nhưng công việc vẫn tiến triển và đã gần xong xuôi. Đã đến lúc phải bàn bạc một cách nghiêm chỉnh.Trong một buổi họp tay ba của gia đình để bàn việc ấy, một lần nữa bác sĩ Zhivago nói với vợ và nhạc phụ về các mối nghi ngại của mình.- Vậy là ba và em cho rằng tôi sai và nhất thiết nhà mình phải đi hay sao? - Chàng hỏi sau khi đã đưa ra các ý kiến phản đối.Tonia lên tiếng:- Anh bảo chỉ vất vả một hai năm nữa, trong lúc đó các quan hệ ruộng đất mới sẽ được chấn chỉnh tử tế, ta sẽ xin một mẫu đất ở ngoại ô Moskva để trồng rau. Nhưng làm cách nào sống được từ nay cho tới đó, thì anh không nói. Trong khi, đó là điều quan trọng nhất mà ba và em muốn biết ý kiến của anh.- Một hy vọng hoàn toàn viển vông, - Giáo sư Gromeko ủng hộ con gái.- Thôi được tôi xin chịu thua, - Zhivago nhượng bộ. - Điều duy nhất khiến tôi băn khoăn là ta chưa biết gì hết về tình hình của Varykino. Cả gia đình liều nhắm mắt đưa chân, tới một nơi xa lạ. Trong số ba người thân từng sống ở Varykino, thì hai người là mẹ và bà đã mất, còn người thứ ba là ông nội Cruyghe có thể đã bị bắt làm con tin, ấy là giả dụ ông cụ còn sống.Trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, ông cụ đã giải quyết cánh rừng và nhà máy; để che mắt mọi người, ông cụ giả vờ bán cho một người nào đó hoặc nhà băng, hoặc giả bộ sang tên cho ai đó. Chúng ta biết gì về việc ấy nào? Bây giờ khu trại ấy thuộc về ai, tôi không nói đến văn tự, nó còn hay mất cũng thế thôi mà là chuyện ai chịu trách nhiệm vể khu trại kia?Chúng thuộc quyền kiểm soát của cơ quan nào? Người ta có chặt cây không? Các nhà máy có hoạt động không? Cuối cùng chính quyền địa phương thuộc phe nào và sẽ ra sao khi nhà ta lần được tới đó.Đối với ba và em, chỗ dựa chắc chắn là ông Mikulinsyn, người mà ba và em cứ luôn nhắc tới. Nhưng ai nói với ba và em rằng ông quản lý già ấy hiện vẫn sống ở Varykino? Và ta biết gì về Mikulinsyn, trừ một điều là ông nội phải vất và khi đọc họ tên ông ta, mà cũng chính vì thế nên ba và em mới nhớ được cái tên đó?Nhưng thôi, tranh luận thêm chăng ích gì! Ba và em đã quyết định đi thì tôi đi theo vậy. Bây giờ cần xác định rõ xem ta di chuyển như thế nào. Chả nên trì hoãn làm gì.2.Zhivago ra ga Yaroslap để hỏi cho biết các thể thức. Từng đoàn hành khách nối đuôi nhau dài dằng dặc, bị chặn lại giữa hai hàng rào chắn đặt ngang các phòng đợi. Ngay dưới sàn đá có những người mặc áo capốt màu xám nằm ngổn ngang, chốc chốc lại trở mình, ho và khạc nhổ; mỗi khi nói gì với nhau, họ lại cất giọng oang oang, quên rằng trần nhà khum khum dội lại tiếng nói khá mạnh.Phần lớn đấy là những người mới qua cơn bệnh sốt phát ban. Vì các bệnh viện quá đông, nên ngay sau khi thoát được giai đoạn trầm trọng, họ liền bị đẩy ra khỏi bệnh viện. Là bác sĩ Zhivago cũng từng phải làm cái việc bất đắc dĩ ấy, song chàng không ngờ số người bất hạnh này lại đông đế thế và các nhà ga lại là chốn nương thân của họ.- Ông phải kiếm một tờ công lệnh, - một bác phu khuân vác đeo tạp dề trắng bảo Zhivago. - Ngày nào cũng phải ra đây mà hỏi xem có tàu không. Dạo này hiếm khi mới có một chuyến, đó là vấn đề may rủi. Và tất nhiên phải có cái khoản này (bác ta xoa xoa ngón tay cái vào hai ngón bên cạnh)… Một ít bột mỳ hay một thứ gì đó… Không lót tay thì chớ hòng lên được tàu. Riêng cái khoản này (bác ta búng vào cổ họng mình)… chắc chắn quý hơn vàng.3.Khoảng gần thời gian đó, giáo sư Alexandr Gromeko được mời đến dự mấy cuộc tham khảo ý kiến ở Hội đồng kinh tế quốc dân Tối cao, còn bác sĩ Zhivago thì được mời đến thăm bệnh cho một vị bộ trưởng bị ốm nặng. Cả hai cha con đều được trả công dưới hình thức hay nhất thời ấy là phiếu mua hàng ở cửa hàng cung cấp duy nhất mới mở.Cửa hàng này được bố trí trong dãy nhà kho của quân đội gần tu viện Simonov. Hai cha con giáo sư đi qua hai cái sân, sân tư viện và sân của trại lính, rồi bước ngay xuống dưới vòm đá của một tầng hầm sau và mỗi lúc một thấp. Phần cuối cùng tầng hầm mở rộng dần, có một quầy hàng chạy suốt từ tường bên này sang tường bên kia. Đứng sau quầy là một viên thủ kho vẻ mặt thản nhiên, dáng điệu thong dong. Chốc chốc ông ta lại bỏ quầy vào kho, đem hàng ra cân đong hoặc đếm, và mỗi lần giao hàng lại dùng bút chì gạch một đường dài xoá tên món hàng kê trong tem phiếu. Người đến nhận hàng không nhiều.- Đồ đựng của hai đồng chí đâu? - viên thủ kho vừa hỏi hai cha con giáo sư, vừa lướt mắt nhìn qua các tấm tem phiếu của họ. Hai cha con trố mắt ngạc nhiên, khi viên thủ kho trút vào mấy cái áo gối mà họ giơ ra nào là bột mì, bột tấm, mì ống, đường, mỡ muối, nào là xà bông, diêm và còn đưa mỗi người một mẩu gì đó gói giấy, mà về nhà giở ra mới biết là món phomát Kavkaz.Hai cha con vội vàng nhét tất cả các túi nhỏ ấy vào trong hai chiếc đẫy lớn, họ làm thật nhanh để khỏi gây khó chịu cho viên thủ kho đã quá ư rộng lượng tặng họ ngần ấy thứ hàng.Họ rời tầng hầm đi ra ngoài sân với tâm trạng ngây ngấy say sưa, không phải vì niềm vui sướng của loài vật, vì họ ý thức rằng mình không đến nỗi sống vô dụng trên cõi đời này, họ cũng có giá trị và chắc chắn sắp được cô nàng nội trợ Tonia khen ngợi và công nhận khi về tới nhà.4.Trong khi hai người đàn ông chạy đôn chạy đáo đến các cơ quan xin công lệnh và các chứng thư công nhận chủ quyền các căn phòng mà họ sắp rời bỏ, thì Tonia lo lựa chọn các đồ dùng để gói ghém lại.Nàng bận rộn đi đi lại lại trong ba căn phòng bây giờ chính thức đứng tên gia đình Gromeko, nhắc thử lên tay cân lượng chán chê từng đồ vật dùng vặt vãnh trước khi đặt vào đống hành lý sẽ đem theo hoặc gói bọc lại.Chỉ một phần số nhỏ tài sản được xếp vào hành lý cá nhân, phần còn lại được xếp riêng để đổi lấy những thứ cần dùng trong cuộc hành trình và trong những ngày đầu tiên ở chỗ mới.Một làn gió xuân hiu hiu lọt qua cửa sổ thông gió bỏ ngỏ, đưa vào phòng mùi bánh mì trắng vừa được cắt. Từ bên ngoài vọng vào tiếng gà gáy và tiếng trẻ em nô đùa. Càng cố làm cho căn phòng thoáng khí bao nhiêu, thì càng thấy rõ mùi băng phiến nực lên từ đống quần áo rét vừa lôi trong hòm ra bấy nhiêu. Về vấn đề lựa đem đi thứ gì và bỏ lại thứ gì, có hẳn một lý thuyết do những người đã ra đi soạn thảo và được đám bằng hữa của họ còn ở lại Moskva lưu truyền và tuân theo.Các nguyên tắc của lý thuyết ấy, được diễn tả thành những chỉ dẫn ngắn gọn, dứt khoát, bất di bất dịch, đã in sâu trong óc Tonia đến nỗi nàng tưởng chừng đang nghe thấy chúng vọng vào từ ngoài sân cùng với tiếng chiếp chiếp của bầy chim sẻ và tiếng ồn ào của đám trẻ nô đùa, như có một giọng nói bí mật gợi nhắc cho nàng nhở đến các chỉ dẫn ấy."Vải vải vóc - lời chỉ dẫn đã nói, - tốt nhất nên xé lẻ ra, nhưng dọc đưởng vẫn bị lục soát nguy hiểm. Khôn ngoan thì đem khâu lược các tấm, làm bộ đang may dở. Nói chung có thể mang các thứ vải vóc, kể cả quần áo, loại mặc ngoài thì hơn, và chưa quá cũ. Tuyệt đối không mang những thứ nặng. Rất hay phải bê vác tất cả các thứ hành lý để chuyển chỗ, chớ dùng va li và giỏ lớn. Số hàng lý sau khi đã cân nhắc hàng trăm lần, thì cất gọn vào các tay nải mà một phụ nữ hoặc đứa trẻ cũng mang nổi. Thực tế chứng tỏ muối và thuốc là hai thứ sinh lợi, tuy khá nguy hiểm. Tiền thì nên dùng tiền Kerenski (1).Phiền phức nhất là các, thứ giấy tờ cá nhân, vân vân và vân vân.Chú thích:(1) Giấy bạc của Chính phủ lâm thời do Kerenski cầm đầu (1917). Sau Cách mạng tháng Mười. Kerenski tổ chức bạo loạn chống chính quyền Xô viết, rồi bỏ chạy ra nước ngoài. Song loại giấy bạc mang tên hắn vẫn được lưu hành chính thức thời đó.