Người đời nhà Hán, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, khi trưởng thành, nhớ công ơn cha mẹ, thuê thợ tạc tượng cha mẹ bằng gỗ để thờ phượng. Ngày dâng hai bữa cơm, tối đến lại lo quạt màn, sửa soạn gối chăn, hầu hạ chăm nom in như hồi cha mẹ còn sống. Phụng thờ như vậy trong mấy mươi năm. Về sau, vợ Đinh Lan sinh chán nản, lại dùng kim châm vào kẻ tay trượng gỗ xem có gì lạ không. Không ngờ nơi ấy cứ nhỏ từng giọt máu tươi xuống mãi. Đến bữa, Đinh Lan bưng cơm vào cúng, nhìn thấy tượng gỗ rươm nước mắt, kẻ tay lại chảy máu. Ông biết là vợ đã châm kim vào tay cha mẹ, liền đuổi bỏ người vợ ngay.
- Nguyên bản: Khắc một vi phụ mẫu, Hình dung tại nhật thần, Ký ngôn chư tứ diệt, Các yếu hiếu song thân. Có nghĩa là: Tạc gỗ làm tượng thờ cha mẹ, Thờ phượng giống như khi sống, Nhắn bảo các con cháu, Mọi người nên hiếu với cha mẹ Diễn Quốc Âm: Hán Đinh Lan thuở còn thơ ấu, Bóng xuân huyên khuất dấu non xanh. Đến nay tuổi đã trưởng thành, Cám công sơn hải, thiệt tình trân cam. Tưởng dung mạo khắc làm mộc tượng, Cứ bữa thường phụng dưỡng như sinh, Khi chăn gối, buổi cơm canh, Mấy mươi năm, vẫn lòng thành trước sau, Phải người vợ kính lâu nên trễ, Thử lấy kim châm kẻ ngón tay Bỗng đâu giọt máu chảy ngay, Ai hay tượng gỗ lâu ngày thiêng sao? Khi đến bữa chồng vào đặt lễ Mắt tượng rơi hàng lệ chứa chan Xét xem mới biết nguồn cơn, Nỗi bừng lá giận, dứt tan dây tình. Há phải nhẫn, mà đành phụ nghĩa, Hiếu với tình nặng nhẹ phải cân, Cho hai thành hẳn lên thần, Há rằng u hiển, mà phân vân, tồn