Nekhliudov không phải đợi lần lượt, chàng được viên trạng sư tiếp ngay và y nói luôn với chàng về vụ án mẹ con bà Melsov, y đã nghiên cứu hồ sơ, và rất công phẫn vì cái lối buộc tội vô căn cứ.- Vụ nầy thật là đáng phẫn nộ? Rõ ràng là tên chủ nhà đã tự nó châm lửa đất nhà để lĩnh tiền bảo hiểm. Nhưng cái chính là ở chỗ tội lỗi của mẹ con bà Melsov hoàn toàn không có lấy một tang chứng. Chẳng qua chỉ tại viên dự thẩm quá ư sốt sắng và viên phó chưởng lý làm ăn cẩu thả mà ra. Nếu vụ nầy được đưa ra xử ở đây chứ không phải ở toà án quận, thì tôi cam đoan cãi cho họ được kiện mà không lấy một xu tiền công. Còn về việc thứ hai, sớ xin đại xá của Fedoxia Biriukov đệ trình lên đức Hoàng đế, tôi đã thảo xong, nếu ông có đi Petersburg thì mang theo, đích thân đệ trình lấy và thỉnh cầu, nếu không, họ sẽ tự hỏi bộ Tư pháp, và ở đấy, người ta sẽ trả lời quấy phá cho qua chuyện, thế tức là công việc sẽ chẳng đi đến đâu. Ông phải cố tìm những vị cao cấp có thế lực mới được.- Đến tận Hoàng thượng à? - Nekhliudov hỏi.Viên trạng sư mỉm cười:- Đấy là cấp tối cao, còn cấp cao tôi muốn nói đây là bí thư hay chủ tịch Ban khiếu tố(1). Thế là đủ cả rồi.- Chưa, tôi có một cái thư của những tín đồ tông phái, - Nekhliudov vừa nói vừa rút ở trong túi ra lá thư. - Nếu chuyện họ kể mà có thật thì cũng khó mà tưởng tượng nổi. Tôi định sẽ đi gặp họ ngày hôm nay xem vụ nầy thế nào.- Tôi thấy thế nầy thì ông thành ra một cái phễu, một cái ống máng để tất cả những oán thán trong nhà tù trút qua – viên trạng sư mỉm cười, nói - những chuyện như loại nầy thì cơ man nào mà kể, ông không cáng đáng hết được đâu Nhưng đây thật là một vụ kỳ lạ, - Nekhliudov trả lời và chàng tóm tắt câu chuyện:Ở một làng nọ, nông dân tụ họp nhau lại đọc kinh Phúc âm, bị nhà đương chức đến giải tán. Hôm chủ nhật sau, họ lại tụ tập nhau lại, lần nầy tên đội trưởng cảnh sát huyện đến lập biên bản, rồi đưa họ ra toà. Viên dự thẩm mở cuộc điều tra, viên phó chưởng lý thảo bản cáo trạng, rồi toà án công nhận lời buộc tội. Lúc viên phó chưởng lý buộc tội tang vật nằm ở trên bàn chỉ là những bản kinh Phúc âm. Đám nông dân bị kết tội đi đày.- Thật là kinh khủng, - chàng nói thêm. - Có thể như thế được ư?- Cái gì làm ông ngạc nhiên kia chứ?- Thì tất cả ; Ừ, nếu chỉ là việc làm của viên đội trưởng cảnh sát thì còn có thể hiểu được, hắn ta chỉ biết chấp hành mệnh lệnh, nhưng đến phó chưởng lý, người đã làm ra bản cáo trạng, một kẻ có học thức…- Cái lầm chính là ở chỗ đó. Chúng ta cứ tưởng bọn biện lý, thẩm phán gồm toàn những con người mới, những người có tư tưởng tự do. Đúng, có một thời kỳ, họ là những con người như vậy đấy. nhưng giờ đây thì khác hẳn. Họ chỉ còn là những viên chức chăm chăm đợi đến ngày hai mươi mỗi tháng để lĩnh lương, mà lương thì họ muốn được tăng lên không ngừng. Tất cả những nguyên tắc làm việc của họ chỉ có thế thôi. Họ tuỳ tiện muốn buộc tội xét xử kết án ai, tuỳ ý thích của họ.- Vâng, nhưng có lẽ nào luật pháp lại cho phép đầy người ta đi Siberi chỉ vì đã tập hợp nhau lại đọc kinh Phúc âm? Không những nó cho phép đày họ đến những nơi xa xôi mà nó còn có thể lên án khổ sai nữa, nếu có chứng cớ rằng, khi đọc những bản kinh Phúc âm, những người nông dân kia đã tự tiện giảng cho người khác theo một ý nghĩa không giống ý nghĩa mà Giáo hội đã quy định; vì như vậy là chỉ trích lời giảng giải chính thức của Nhà thờ. Mà theo điều 196 thì làm tổn thương đến đức tin chính giáo ở nơi công cộng là bị tội đày đi biệt xứ.- Điều đó không thể được.- Tôi cam đoan với ông là đúng thế đó. Tôi thường bảo với ngài tư pháp, - viên trạng sư tiếp tục - rằng tôi không thể nào nhìn họ mà không cảm ơn họ, nếu tôi mà không bị bỏ tù, và cả ông nữa, cả mọi người chúng ta nữa, cũng vậy, là chỉ nhờ tấm lòng nhân đức của họ mà thôi. Chứ tước đoạt quyền công dân của chúng ta và đày mỗi người trong bọn ta đến những nơi xa xôi, thật không còn gì dễ hơn.- Nếu sự thể là như vậy và tất cả đều phụ thuộc vào cái sở thích của viên chưởng lý hoặc những kẻ có quyền tuỳ tiện thi thành hay không thi hành luật pháp thì còn cần gì đến toà án nữa.Viên trạng sư phá lên cười vui vẻ:- Ông nói gì mà lạ vậy? Đó, là triết lý đấy, ông bạn ơi. Chúng ta có thể thảo luận về vấn đề nầy được đấy? Vậy mời ông thứ bảy lại nhà tôi chơi, ông sẽ gặp những nhà bác học, những nhà văn, những nhà hoạ sĩ. Và chúng ta có thể thảo luận về những vấn đề chung đó - viên trạng sư vừa nói vừa mỉa mai nhấn mạnh mấy tiếng "vấn đề chung" - Nhà tôi đã được biết ông, vậy thế nào ông cũng đến nhé.- Tôi sẽ cố gắng, Nekhliudov trả lời, chàng cảm thấy đúng là mình nói dối và nếu chàng có cố gắng thì chỉ là để khỏi phải dự cuộc họp mặt buổi tối đó ở nhà viên trạng sư với các nhà bác học, các nhà văn, các nhà hoạ sĩ.Cái cười của viên trạng sư để trả lời Nekhliudov khi chàng nhận xét cho toà án là vô dụng nếu các thẩm phán có thể tuỳ tiện thi hành bay không thi hành luật pháp, và những "vấn đề chung" tỏ cho Nekhliudov thấy quan điểm của chàng về những vấn đề nầy khác hẳn quan điểm của viên trạng sư và chắc hẳn là bạn bè của y nữa.Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92
Chương 93
Chương 94
Chương 95
Chương 96
Chương 97
Chương 98
Chương 99
Chương 100
Chương 101
Chương 102
Chương 103
Chương 104
Chương 105
Chương 106
Chương 107
Chương 108
Chương 109
Chương 110
Chương 111
Chương 112
Chương 113
Chương 114
Chương 115
Chương 116
Chương 117
Chương 118
Chương 119
Chương 120
Chương 121
Chương 122
Chương 123
Chương 124
Chương 125
Chương 126
Chương 127
Chương 128
Chương 129 (chương kết)
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Anna Karenina
Bản Sonata Kreutzer
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH
PHỤC SINH
Truyện thơ ngụ ngôn
!!!8839_73.htm!!!>Chàng cảm thấy dù khoảng cách hiện nay giữa chàng với những bạn cũ như Sonbok có xa mấy đi nữa thì cái khoảng cách giữa chàng với viên trạng sư và giới của y vẫn còn xa hơn nhiều. Chú thích:(1) Ban Khiếu tố là một thẩm cấp đặc biệt có nhiệm vụ xét các sớ thỉnh nguyện (xin ân xá) trình lên nhà vua. Thẩm cấp nầy được đặt ra từ năm 1810 và là một bộ phận trong Hội đồng Chính phủ. Từ 1835 đến 1884 nó có quyền tự trị và trở thành một ban của Ngự tiền văn phòng của Nga hoàng (Chú thích của bản dịch Pháp văn của Edouard Beaux)