Dịch giả : Cao Ngân Hà & Bạch Liên
Chương 26
SỰ NÓI HÀNH

Con hãy xem coi sự nói hành làm những gì. Nó khởi đầu bằng những tư tưởng xấu xa, đó là một trọng tội, bởi vì trong mỗi người và trong mỗi vật đều có cái  tốt; trong mỗi người và trong mỗi vật đều có cái xấu. Chúng ta có thể tăng cường điều tốt hay điều xấu bằng cách nghĩ đến nó, và như thế thúc giục hay là trì hoãn sự tiến hóa. Chúng ta có thể vâng lời Ðức Thượng Ðế hay chống lại Ngài, nếu con nghĩ đến điều xấu của kẻ khác thì con làm ba việc quấy một lượt.
C. W. L.  Ðức Thầy gọi tư tưởng xấu là một tội ác. Khi chúng ta nhớ đến cách mà Ðức Thầy vô cùng thận trọng và ôn hòa trong khi Ngài nói, thì chúng ta sẽ  thấy rõ  rằng  tư tưởng ấy phải thật sự là một trọng tội. Một sự cố gắng tìm hiểu những duyên cớ của một người khác, theo dõi các cách thức suy luận của y có thể là rất sai lầm. Vì thế cái điều tối thiểu mà chúng ta có thể  làm lợi cho y là sự hoài nghi. Nói chung thì người đời đều rất đáng kính và có ý tốt, vậy chúng ta nên thừa nhận khuynh hướng tốt lành của họ. Nếu chúng ta lầm lạc, thì ý tưởng hơi tốt hơn mà chúng ta nghĩ về người nào đó sẽ hoạt động ở nơi y và khiến cho y trở nên thật sự tốt hơn trước vậy. Khi bạn nghe một sự phê bình bất lợi, bạn hãy tự hỏi coi bạn  có lập lại sự nói hành đó không, có rêu rao và thêm sức cho chuyện ấy không, nếu nó dính dấp với đứa con trai hoặc là người anh hay người em của bạn. Không, chắc chắn bạn không làm như thế. Trước hết bạn chống đối câu chuyện xấu xa đó và trong bất cứ trường hợp  nào bạn cũng không lập lại chuyện ấy. Tại sao bạn lại xử sự khác hơn đối với đứa con trai hoặc anh hay em của một người nào đó?
Một là con sinh ra chung quanh con đầy những tư tưởng xấu xa, chứ không phải những tư tưởng tốt lành, như thế con thêm sự khổ não cho đời.
C. W. L.  Ðối với chúng  ta, một  phần lớn cuộc đời do chúng ta tạo ra; nó cũng tùy thuộc cách chúng ta quan niệm nó. Tư tưởng của kẻ bi quan chỉ là tìm sự xấu xa, đen tối và tìm dịp để cảm thấy mình bị xúc phạm hay tổn thương, vì vậy y gặp điều y tìm kiếm. Như  Ðức Phật đã chỉ cho thấy rằng điều ác  đã ngự trị thế gian và có nhiều phiền não ở mấy cõi thấp. Chúng ta có thể cho các điều  ấy những tầm mức khó khăn, nghiêm trọng hoặc có thể suy xét cuộc đời một cách lạc quan, chúng ta nhất quyết rút lấy mọi ưu điểm trong một tinh thần an tịnh. Trong trường hợp sau này, chúng ta sẽ thấy không phải tất cả đều đen tối, rồi với đời sống ngoại giới cũng như năng lực tinh thần của chúng ta, chúng ta làm cho cõi đời trở nên vui tươi hơn đối với kẻ khác.
Nhiều người đã thực tập và tham thiền đều đặn trong nhiều năm. Lẽ dĩ nhiên  là họ phải tập suy nghĩ chính chắn hơn đôi chút so với người không hề thử tập như thế. Do đó tư tưởng của họ mạnh mẽ hơn nhiều. Nếu mấy người này có ý nghĩ xấu về kẻ khác, thì hậu quả sẽ cả ngàn cách trầm trọng hơn sự hành  động của những người thường về điều đó. Trước hết, vì thông minh hơn, nên họ phạm tội "nghịch với ánh sáng", nói theo danh từ Thần  Học. Thứ hai là tư tưởng của họ tạo nên những hình dạng rõ rệt và tương đối sống lâu hơn, chúng gây một ảnh  hưởng thường  xuyên và lớn lao trong chất khí của cõi Trung Giới và cõi Trí Tuệ. Vậy bạn hãy dùng quyền năng của bạn để mang đến sự tươi sáng và hạnh phúc cho thế gian. Bạn không tưởng tượng được những gì người ta có thể  làm được chỉ bằng cách xua đuổi tất cả những tư tưởng buồn phiền, ích kỷ và chứa đầy trong lòng bạn một tình thương tỏa ra khắp nơi chung quanh bạn.
Hai là: nếu trong người ấy có điều xấu như con nghĩ, thì con nuôi dưỡng và tăng cường nó. Như thế con làm cho người anh em của con trở nên xấu hơn trước, thay vì tốt hơn; nhưng thường thường người ấy không có điều xấu đó, con chỉ tưởng tượng mà thôi. Trong trường hợp như thế, tư tưởng xấu của con xui giục y làm quấy, bởi vì  nếu  y chưa trọn lành thì con có thể làm cho y  giống như ý con đã tưởng.
C. W. L.  Người có thần nhãn thấy được những tư tưởng của người này đi qua người kia và kêu vo vo chung quanh y như một đàn muỗi. Chúng không thể xâm nhập y được, khi y lo việc khác, nhưng khi tư tưởng của y hoạt động chậm lại hoặc lúc y đang tham thiền hay mệt mỏi, chúng sẽ nắm lấy cơ hội. Rồi hình tư tưởng bám vào hào quang của y như một hạt ngưu bàng1 và do sự rung động của nó, nó dần dần nhuộm màu chỗ tiếp điểm là nơi ảnh hưởng của nó truyền đi. Như  thế nó gởi ra một ý niệm hoặc xấu hoặc tốt và nếu có một  yếu tố đồng tính với nó trong người bị ảnh hưởng, như trường hợp thường xảy ra, thì nó sẽ làm cho yếu tố đó hoạt động lại.
Một sự đẩy nhẹ vào kẻ khác đôi khi không đáng kể, nhưng trong vài trường hợp hậu quả nó thành ra hệ trọng. Trong lúc chạy, học trò chen lấn nhau, lại xảy ra việc không ngờ chút nào là một trong mấy đứa đó, làm cho bạn nó rơi xuống hố. Chúng ta không thể biết được lúc con người đang suy nghĩ, sắp phạm một trọng tội, chỉ cần một tư  tưởng xấu đưa tới y, cũng có thể làm cho y sa ngã. Một  mặt khác, khi con người đang ở trong trạng thái lưng chừng giữa đều thiện và điều ác, chỉ cần một tư tưởng dũng mãnh cũng có thể đưa hẳn  y về phía tốt đẹp và giúp y đi theo chiều hướng tiến hóa nhanh chóng.
Tôi đã thấy nhiều trường hợp một tư tưởng xấu xa hướng về một người làm cho y phạm tội ác mà hậu quả kéo dài trong nhiều kiếp sau. Ðiều ác ở trên mặt, nhưng nó chưa biến thành sự hành động; một tư tưởng ác từ kẻ khác truyền đến và biến đổi tư  tưởng  của người ấy thành ra hành động, khiến cho y trở nên kẻ phạm một  đại tội. Ngày nào bạn chưa thấy điều này bằng thần nhãn, thì  dường như nó không phải là sự thật đối với bạn. Chỉ cần thấy mấy việc đó một lần thôi, thì bạn sẽ luôn luôn thận trọng, vì bạn đã hiểu biết sự ghê tởm ấy. Ðiều này đã cho bạn một cảm giác mới về trách nhiệm, một cảm giác đôi khi có hơi nặng nề. Bạn hãy nhớ lại ý kiến  của Thi sĩ  Schiller về vấn đề thần nhãn. Nhà Thi sĩ khao khát được trở lại tình trạng mù lòa thuở xưa. Ông nói: "Ngài hãy lấy lại ác phẩm của Ngài. Ngài hãy lấy lại món  quà ghê gớm ấy đi".
Ba là: con chứa đầy trong trí con những tư tưởng xấu xa chứ không phải những tư tưởng tốt lành; như thế con trì hoãn sự tiến bộ của con và phô bày trước mắt những người thấy được nó, một cảnh tượng xấu xa, khổ não, chớ không phải tốt đẹp và xinh tươi.
C. W. L.  Nhiều  người rất chú ý về diện mạo cũng như về duyên dáng và phong cách thuần hậu của mình; như thế chẳng  phải chỉ vì họ nhắm đến chỗ họ phải trình diện một cách tuyệt đẹp và tạo một ý tưởng tốt về họ, mà cũng vì đó là bổn phận đối với xã hội theo quan niệm chung. Ðành rằng thuở xưa bổn phận của mỗi người là dùng mọi cách để nhắm vào sự tận thiện, tận mỹ. Trong y phục, hình dáng, lời nói, hành vi, con người phải tập cho đúng đắn, duyên dáng và thích đáng để làm mọi việc. Cá nhân cũng như đồ bày trí chung quanh mình không những phải có tính chất hữu ích mà còn xinh đẹp nữa. Nếu một người nào đó muốn cất một ngôi nhà, thì bổn phận của y đối với những người lân cận là phải xây dựng một chỗ cư trú xinh xắn, trang nhã, dù không cần phải đắt tiền. Ðồ gốm, hình tượng và tranh ảnh của y cũng phải thật tuyệt hảo. Hiện  nay thường thường người ta chỉ nghĩ đến sự xây cất rẻ tiền chứ không bận tâm đến hậu quả xấu xí của nó. Người kia xây  cất một  ngôi nhà hoặc là một cái xưởng to lớn và xấu xí, ai nhạy cảm đều dội ngược ngay trước nó và tất cả những kẻ nhìn vào đó cũng bị  ảnh  hưởng  xấu xa. Người có trách nhiệm trong  việc xây cất này thực sự tạo quả xấu cho y. Người ta có thể nói với các bạn  rằng việc đó không có quan trọng; nhưng sự thật  thì  ngược  lại. Cảnh quang chúng ta phô bày một  tính chất tối hệ trọng. Chắc chắn một linh hồn dũng mãnh có thể thắng được điều đó, nhưng tại sao chúng ta không trưng bày chung quanh mình  những đồ vật thuận lợi cho sự cố gắng cho chúng ta, mà lại trang bị những vật tạo ra ảnh  hưởng bất lợi. Ai cất một ngôi nhà xinh đẹp đều có công lớn đối với đồng bào; vì người ấy đã phô bày trước mắt thiên hạ một kiến  trúc gây sự tốt đẹp cho những người ngắm xem nó. Cảm giác thú vị trong khi nhìn ngắm một vật đẹp có giá trị của nó. Tôi luôn luôn cảm thấy rằng chúng ta nên biết ơn bất cứ người nào mặc màu sắc tươi đẹp vì lẽ màu sắc này tạo nên hiệu  quả đối với nền văn minh  đen tối đáng sợ của chúng ta.
Tất cả những gì thật sự  đẹp đẽ ở cõi trần thì tự nhiên cũng đẹp đẽ hơn nữa trên các cõi khác. Người nào tự  bao bọc  mình với
một  Cái Vía đẹp đẽ, và tỏa ra khắp chung quanh y, tình thương  và sự  sùng tín  thì sẽ xứng  đáng được  đồng bào  tri  ân. Chúng ta thường có những thính giả trên cõi Trung Giới nhiều hơn ở cõi trần. Nếu chúng ta tự để cho sự xấu xa biểu lộ trên cõi Trung Giới, thì có vô số người phẫn  nộ hoặc  khó chịu  về hình dáng của chúng ta nhiều hơn ở cõi trần. Chẳng phải chỉ có những người trên cõi Trung Giới mới thưởng thức được vẻ đẹp, mà tất cả đều cảm được, cho đến những người không thấy được nó, cũng vậy. Những sự rung động  này có hiệu lực với họ và mỗi người đều nhận được sự tốt lành của nó. Người nào nhượng bộ trước những tư tưởng xấu xa, ích kỷ, tà vạy tức là đang tạo chung quanh y một sự  bất an, một cảnh tượng xấu xa, phiền muộn và khổ não. Ở dưới cõi trần con người có thể che đậy những nỗi khốn khổ trong thân mình y, nhưng  những người phong hủi trên cõi Trung Giới sẽ phô bày vết thương của mình trước mắt mọi người.
Kẻ nói hành đã làm tất cả tai hại này cho y và cho nạn nhân của y song y chưa vừa lòng, y hết sức kéo nhiều người khác chia sớt tội ác của y. Y vội vã đem chuyện độc ác của y nói với họ, hy vọng họ tin theo. Rồi tất cả những người này hiệp nhau rải một luồng sóng tư tưởng xấu xa vào nạn nhân đáng thương ấy. Và việc ấy cứ tiếp diễn ngày này qua ngày khác, không phải một người làm mà cả ngàn người như vậy. Bây giờ con có bắt đầu thấy tội ác ấy xấu xa và ghê tởm đến dường nào chăng? Con phải tuyệt đối đừng phạm vào tội ấy. Con đừng nói xấu ai mà cũng chớ nghe người ta nói xấu kẻ khác, và hãy nói  cho người ta biết một cách dịu dàng như sau: "Có lẽ điều đó không có thật, và nếu có thật đi nữa, đừng nói đến mới thật có lòng nhân từ hơn".
C. W. L.  Phải có một mức độ can đảm nào đó mới bày tỏ được như thế, nhưng cần phải có sự can đảm đó để tỏ ý tốt đối với kẻ bị nói hành, cũng như đối với người bị chỉ trích. Người ta có thể làm điều ấy một cách dịu dàng bằng lối dùng nhân xưng đại từ "chúng ta": "Có lẽ tốt hơn chúng ta đừng nói về việc đó nữa". Như thế chúng ta không có vẻ tỏ ra người trưởng thượng. Ðiều  này trái với nguyên tắc của Huyền Bí Học và làm cho người ta tức giận. Người đối thoại với bạn chắc chắn sẽ nghe lời bạn và ngưng câu chuyện lại.

Truyện Giảng Lý Dưới Chân Thầy !!!8921_26.htm!!! Đã xem 36566 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả : Cao Ngân Hà & Bạch Liên
Chương 25
LÒNG TỪ ÁI TRONG ÐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

--!!tach_noi_dung!!--
Trong đời sống hằng ngày, lòng từ ái có hai nghĩa: một là phải tránh cho khéo đừng làm hại một sinh vật nào cả; hai là phải sẵn sàng chờ đợi cơ hội để giúp đỡ.
C. W. L.  Ðây là hai khía cạnh  của một sự việc. Về mặt tiêu cực, thì không làm ác; về mặt tích cực, thì là làm lành. Ðôi khi người ta nói: "Các Tôn giáo Ðông Phương có tính tiêu cực; quan niệm phụng sự  mà chúng ta đưa vào các tôn giáo ấy quả là quan niệm của Thiên Chúa Giáo". Ðiều này không đúng. Chắc chắn như vậy. Dù Thiên Chúa Giáo hiện đại đem ý niệm phụng sự đó  vào hàng nhì đi nữa, nó cũng được trình bày và nhấn mạnh trong Thiên Chúa Giáo nguyên thủy: "Người lớn nhất trong các con sẽ là người phụng sự các con vậy". [99]
Người ta cũng gặp ý  niệm này trong tôn giáo xưa.
moät vaät naøo caû, nhöng tu vieän vaãn thaät giaøu vaø coù saün cuûa caûi ñeå cho nhaân vieân cuûa noù söû duïng ñeán moät möùc ñoä naøo ñoù.
Tröôùc heát, ñöøng laøm ñau khoå. Coù ba toäi laøm haïi hôn heát taát caû moïi vieäc treân ñôøi. Ñoù laø: söï noùi haønh, söï hung aùc vaø thoùi dò ñoan, bôûi vì chuùng laø nhöõng toäi nghòch vôùi  loøng töø aùi.
C. W. L. – Khi  ñaët vaán  ñeà toäi  aùc naëng nhaát, ngöôøi ta cöù nghó ñeán toäi saùt nhaân, cöôùp giöït, vaân vaân..., neân Phật giáo luôn luôn bị người ta cho là tôn giáo tiêu cực nhất. Thật ra nó chỉ cho con người điều gì phải tránh, nhưng ngũ giới cấm của nó không tiêu cực hơn mười điều răn của Moi-Sơ (Moise). Phật  Giáo không  nói: "Ngươi sẽ không làm". Mặc dù có bảo tín đồ phải tránh nhiều điều. Nó dạy như sau: "Tuân giữ giới luật, tôi không sát sinh, tôi không trộm cắp, (không lấy vật không phải của tôi), tôi không vọng ngữ (không nói điều thất thiệt), tôi không uống rượu và không dùng các chất ma tuý, tôi không gian dâm". Ðó là hình thức, nó không phải là một mệnh  lệnh nhưng là lời hứa.
Trong một bài kinh tóm lược cả giáo lý Ðức Phật do chính Ngài Thuyết minh, chúng ta thấy tính cách tích cực của nó:
"Chớ làm điều ác;
"Hãy tập làm lành;
"Rửa lòng trong sạch;
"Ðó là giáo lý của Chư Phật". [100]
Cũng tính chất đó đã được trình bày rõ rệt trong Bát Chánh Ðạo. Trong đó chúng ta có: "Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định". Hầu hết những điều này rất tích cực.
Trong quyển Thánh Ca Bhagavad Gita đối với hàng triệu người Ấn như kinh phúc âm của chúng ta, bạn thấy nó dạy sự hoạt  động tích cực nhất. Ðức Thượng Ðế trong  đó được  mô tả như một nhà Ðại Diễn Viên. Quyển ấy nói rằng kẻ nào không chịu noi theo gương Ngài và làm việc giúp đời, thì sẽ sống một cách vô ích. Và hiển nhiên sự bất động có thể là một trọng tội. Quyển Gita cảnh cáo con người, như là Bà Blavatsky đã thường cảnh cáo rằng phải sợ tội bỏ sót công việc cũng như đáng sợ những tội của việc đã được ủy thác. Ðối với người Sann­yasi là kẻ đã từ bỏ đời sống vật chất, kinh ấy dạy rằng: Y phải luôn luôn làm những việc từ thiện, phải hy sinh và sống khổ hạnh. Trong những Thánh Kinh chánh viết về lịch sử Ấn Ðộ chứa đầy chuyện tích của những người tận tụy hy sinh cho hạnh phúc quần chúng và những vị Giáo Chủ thường được xem như hóa thân của Ðức Thượng Ðế dạy dỗ việc phụng sự cho đồng bào.
Không thể nào nhấn mạnh về công việc phụng sự hơn các tôn giáo này, mặc dù chúng có những cách trầm tư mặc tưởng riêng,  như Thiên Chúa Giáo trong suốt thời kỳ Trung Cổ. Chỉ trong ít năm gần  đây - do sự  hoạt động mạnh mẽ là đặc tính thuộc giống dân  phụ thứ năm của giống dân chánh thứ năm - chúng ta có khuynh hướng khinh khi một cách kín đáo những tăng lữ, những người tu hành mà ca tụng tột bậc những con người hoạt động như  một vị tướng lãnh trong thời chiến, vị Ðại Vương hay Chính trị gia trong thời bình. Tuy nhiên ý niệm tổng quát dùng làm nền tảng cho những phái trầm tư mặc tưởng, cũng hết sức tốt đẹp. Những phái tăng lữ hoạt động phải giảng đạo và hoàn thành những công tác từ thiện - những người thuộc về phái trầm tư mặc tưởng phải hãm mình, trong tu viện chuyên lo tham thiền và cầu nguyện. Nói một cách khác, đó là vấn đề tạo nên những tư tưởng tốt lành, cao thượng và truyền rải nó ra xa với ý định thật rõ rệt là giúp đỡ người đời. Những vị ẩn tu phải chuyên lo cầu nguyện và tham thiền thay thế các huynh đệ của họ, vì nhiều lý do, những người này không thể thực hiện như thế một cách hữu hiệu và hoàn bị như họ. Theo lý thuyết của tất cả những tôn giáo, những tu sĩ này là một phần tử của nhân loại, đang cung cấp nhu cầu cho nhân loại. Họ không phải là những nhà tu biếng nhác tránh sự hoạt động tích cực. Công việc của họ khó nhọc hơn nhiều, mà kẻ khác không thể  làm được. Công việc của họ thực hiện trên những cõi cao và thường thường trong những điều hy sinh và khổ hạnh khiến  người đời cho là rất khủng khiếp.
giả". Nhưng sự nói hành xảy ra ở khắp nơi và nếu người ta nghĩ đến tai hại của nó gây ra luôn luôn trong bất cứ trường hợp cá nhân nào, nếu người ta nghĩ đến toàn  thể sự đau khổ về tinh thần mà nó có thể tạo ra và việc nó thường làm hạ giá lý tưởng của con người, rồi đem nhân cái hậu quả đó cho hàng triệu trường hợp xảy ra mỗi ngày,  thì người ta sẽ nhận thấy ngay rằng sự nói hành gây tai hại hơn những tội ác khác  vô cùng. Hủy diệt lý tưởng của một người, hạ giá nó, làm nhục nó và làm cho y có cảm giác rằng chung  quy lý tưởng này cũng không tốt  đẹp, không cao thượng gì như y đã tưởng thì là một điều đáng ghê tởm. Ðôi khi người ta nói rằng tiêu diệt Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Phụ Lục