Dịch giả: Nguyễn Xuân Thảo, Trịnh Như Lương
Chương 128

Chiếc chuông lớn của nhà thờ Ivan Veliki gầm vang trên thành Moskva, - hai mươi bốn gã thương gia khỏe mạnh kéo cái lưỡi chuông đồng. Người ta làm lễ cầu Chúa phù hộ quân đội Nga chiến thắng quân thù.
Ngày hôm ấy, sau buổi lễ, viên lục sự viện Duma, Prokofi Vozmixyn, theo một tục lệ cổ - mặc áo bông kiểu Nga, đội mũ lông và đi ủng da dê, bước ra ngoài thềm buồng ngủ của Sa hoàng cất giọng rành mạch đọc sắc chỉ của Sa hoàng trước đám đông dân chúng: tất cả các quân nhân phải ra chiến trường để tiến đánh các thành phố Thuỵ Điển. Tất cả các dapife, các viên đại tụng, các nhà quý tộc Moskva và sĩ quan cận vệ của Sa hoàng cùng tất cả các quân nhân khác đã từng qua nghề võ bị đều phải lên ngựa.
Mọi người chờ đợi tin đó từ lâu, tuy vậy nhân tâm Moskva cũng vẫn xúc động, xao xuyến. Từ sáng sớm các đơn vị quân sĩ và các đoàn xe kéo qua các đường phố, bụi bay mù mịt. Vợ các binh lính, tuyệt vọng chạy theo bên cạnh, vẫy cánh tay áo dài của họ. Dân các đại xã đứng nép vào hàng rào tránh các cỗ đại bác đang nhảy chồm chồm trên những rầm gỗ lát đường.
Qua cánh cửa mở rộng của những ngôi nhà thờ cổ, các viên trợ tế lớn tiếng gào: "Chi…ến thắ…ắng!". Cổng lớn các toà nhà quý tộc mở toang: đoàn kỵ sĩ vọt ra, có người mặc theo kiểu cũ, áo giáp và chiến bào, xuýt ngựa, phóng bừa vào đám đông, quất roi lên đầu họ. Xe ngựa bốn bánh húc phải nhau, trục xe kêu răng rắc, ngựa hí, cắn lộn nhau.
Tại nhà thờ Đức Bà thăng thiên, dưới ánh sáng của vô vàn ngọn nến, giáo trưởng Adrian, người vốn ốm yếu, khói hương bao phủ quanh mình, đang khóc nức nở, hai tay giơ cao lên trời. Các quan đại thần và sau lưng họ là đám đông dày đặc các thương gia thân hào đang quỳ. Mọi người đều khóc khi thấy những giọt nước mắt ròng ròng trên mặt vị giáo trưởng, đang người lên vòm nóc nhà thờ. Vị phó giáo trưởng, miệng há hốc, mạch máu trên thái dương căn phồng, cầu xin chiến thắng, giọng tựa tiếng kèn ngày Phán xét cuối cùng, át cả tiếng giáo trưởng. Áo lễ của vị giáo trưởng cũng đen sì như bộ mặt các vị thánh trong những bộ khung vàng, - nhà thờ rực rỡ ánh vàng và vinh quang.
Đây là lần đầu tiên người ta để các thương gia vào đông như vậy trong nhà thờ Đức Bà Thăng thiên, thành trì của giới quý tộc. Nhân dịp đó, Hội đồng các xã trưởng đã tặng hai mươi lăm pud cây nến sáp; ngoài ra cá nhân nhiều vị thân hào cũng tặng nến, người nửa pud, người một pud. Người ta đã yêu cầu trợ tế đừng dè sẻn hương thơm. Ivan Artemist Brovkin, khịt khịt mũi vì nước mắt, nhắc đi nhắc lại: "Vinh quang, vinh quang…" Bên phải lão chủ tịch Mitrofan Sorin, say sưa hoà giọng với ban hát; bên trái lão, Aleksey Xvesnikov đưa cặp mắt di-gan hau háu nhìn ánh vàng trên tranh thánh, trên các đồ trang trí và trên vầng hào quang của các hình ảnh thánh, tuồng như tất cả chỗ của cải quý giá đó là do y mà có… "Chi-ến thắ-ắng!" vị phó giáo trưởng quần áo lộng lẫy, gào lên, làm rung chuyển cả vòm nóc nhà thờ, - khói hương cuồn cuộn bay lên bao phủ những bông hồng đỏ thêu trên áo lễ.
Các con chiên tiến lên để hôn thánh giá. Người đi đầu, vưởng hầu chấp chính Fedor Yurievich, bụng phệ, tóc trắng xoá, - hôn thánh giá lâu đến trọn một phút, lắc lư đôi vai hom hem. Tiếp theo sau là các vị vương hầu, các quan đại thần, người nào cũng già nua, lọm khọm. - tất cả những người trẻ đều đi làm công vụ hoặc ra mặt trận - Các thương gia thành kính tiến lên. Họ ném những đồng tiền vàng, nhẫn, chuỗi ngọc rơi leng keng vào chiếc khay lớn của người thủ quỹ nhà thờ bưng trên tay. Họ rời khỏi nhà thờ, đầu ngẩng cao. Sau khi làm dấu một lần chót, cúi lạy bức tranh thánh lớn treo trên cửa ra vào, họ vuốt tóc, chụp mũ lên đầu, đi ngang qua quảng trường loang lổ, ngập cỏ mới để đi tới Hội đồng các xã trưởng. Họ khoan khoái nện vang gót giầy, nghênh ngang như những ông chủ nhìn đám dân hèn, nhìn cửa sổ các bộ.
Khi Ivan Artemist bước ra, chừng một chục bàn tay đen sì và co quắp túm lấy vạt áo nhung của lão: "Lạy vương hầu… xin vương hầu một đồng kopeik nhỏ, một mẩu bánh con!" những người ăn xin râu tóc bù xù, răng mất hết, ở trần, lở lói đầy người, gào lên… Họ bò dưới đất, chìa tay ra, rũ mớ áo quần rách rưới của họ. "Lạy vương hầu, lạy vương hầu!" Khiếp sợ, Ivan Artemist nhìn quanh tứ phía; "Chúng mầy điên à, đồ ăn mầy, ta có phải là vương hầu đâu!" Lão lộn hai túi áo tung ra những đồng kopeik… Một gã dở người, đầu chốc, vừa khua những que cời lửa lách cách vừa gào lên, không còn ra tiếng người nữa: "Ta muốn có những hòn than hồng…".
Vaska Reviakin đứng đó, cặp mắt xếch cười tít, vuốt râu. Khi đã cố gỡ được vạt áo, Ivan Artemist hỏi hắn:
- Nầy thương gia, có phải quân của ông đấy không? Tốt hơn là vào một ngày như hôm nay ông cũng nên làm dấu đi.
Reviakin hai tay áp vào bụng, cúi chào đáp:
- Ivan Artemits, tôi cũng như thiên hạ thôi. Thiên hạ cam chịu thì tôi cũng thế… Thiên hạ khổ cực thì tôi cũng vậy
Ivan Artemist khạc nhổ:
- Đồ chó, chỉ ba hoa? Thực là đồ chó?
Ivan Artemist bỏ đi. Gã dở người kêu be be sau lưng lão như một con dê.
 

Trời oi bức ngột ngạt, không có lấy một chút gió nào. Mái ngói các nhà trong thành Constantinop đã bạc màu. Thành phố bốc lên một làn hơi nóng rực.
Ngay trong các khu vườn đỏ hoe và bụi bậm của lâu dài hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ cũng không có lấy một bóng râm. Dọc chân tường thành, những người ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên những phiến đá bên bờ mặt nước phẳng lặng như gương. Thành phố im ắng. Chỉ có những tiếng ê a từ trên các tháp cao của giáo đường vọng xuống, nghe như một lời nhắc nhở sầu muộn. Và đến đêm, chó nghếch đầu lên sủa sao.
Vị đại sứ thần Emelian Ukrainsev và viên lục sự Sheredeev sống tại một khách sạn ở Pera đã trên một năm nay. Họ đã họp hai mươi ba cuộc hội nghị nhưng cả người Thổ Nhĩ Kỳ lẫn người Nga đều không tiến mà cũng chẳng lùi. Mới đây một người liên lạc đem tới một mệnh lệnh của Sa hoàng. Vua Piotr đòi phải ký kết hoà ước tức khắc: nhượng bộ người Thổ Nhĩ Kỳ tới mức tối đa, trừ Azop; tốt hơn là không nên nói tới Mộ Thánh để tránh động chạm đến những người theo Thiên chúa giáo. Nhưng một khi đã nhượng bộ rồi, thì phải kiên quyết đối với những vấn đề khác.
Tại phiên họp lần thứ hai mươi ba; Ukrainsev tuyên bố: "Đây là lời nói cuối cùng của chúng tôi: chúng tôi chỉ ở lại Constantinop hai tuần nữa… Nếu đến lúc đó chúng ta chưa ký kết được hoà ước thì sau nầy các ngài chỉ nên trách cứ các ngài thôi: hạm đội hồi năm ngoái không thể bì được với hạm đội hiện nay của đại hoàng đế… Chắc các ngài cũng đã nghe nói…". Để gây tác động, cả đoàn sứ thần rời khách sạn và dọn lên chiến thuyền. Chiếc La Sitadell đậu ở bến đã lâu không hoạt động, đến nỗi hai bên mạn tàu mọc đầy rêu xanh; gián, rệp lúc nhúc trong các phòng. Thuyền trưởng Pambur buồn chán phù nề cả người.
Trời chưa sáng, Ukrainsev và Sheredeev đã tỉnh dậy trong căn phòng ngột ngạt, vừa gãi vừa khục khặc ho. Hai người khoác khalat(1) kiểu Tarta ra ngoài quần áo lót rồi bước lên boong… Buồn chán làm sao! Một buổi bình minh không mây, báo hiệu trời sẽ nóng bức, đang lan rộng trên eo biến Bosfo còn mờ mờ tối, trên những ngọn đồi đỏ hoe. Họ ngồi vào bàn ăn sáng. Ao ước gì được một cốc kvas lạnh toát từ dưới hầm nhà đem lên… Trời, cá họ ăn thì tanh ngòm, nước thì chua như dấm, thật ăn uống chẳng ngon miệng chút nào. Thuyền trưởng Pambur, chưa ăn gì đã nốc một cốc vodka, mặc quần đùi ngắn, đi đi lại lại trên sàn tàu nứt nẻ vì hanh khô. Mặt trời màu da cam nhô lên. Và chẳng mấy chốc, mắt chịu không sao có thê nhìn được mặt nước nhấp nhô, những thuyền bè nặng trĩu dưa hấu, dưa bở đang uế oài đung đưa cạnh bờ, những nóc tròn của giáo dường phơn phớt màu phấn, những hình lưỡi liềm trên nén trời xanh non như chọc vào mắt. Tiếng nói, tiếng kêu, tiếng chuông của bọn lái buôn họp thành một tiếng ồn ào ầm ĩ từ những ngõ hẻm khu Galata(2) vọng lại.
- Emelian Ignatievich, ngài còn cần gì đến tôi nữa, - Sheredeev nói. - Ngài để cho tôi về… Nếu không tôi sẽ cứ đi bộ mà về đấy!
- Hãy kiên nhẫn một chút, Ivan Ivanovich, chúng ta sắp trở về rồi, về đến nơi rồi. - Ukrainsev trả lời, vừa nói vừa nhắm mắt lại để khỏi phải nhìn thấy cái thành phố mà chính ông cũng đã thấy ghê tởm.
- Emelian Ignatievich, tôi chỉ mong muốn một điều; nằm ngủ trong vườn nhà tôi, dưới những cành rau lê mát rượi… - Bộ mặt của Sheredeev vốn dài thườn thượt, với bộ râu nhọn, giờ đây càng héo hon vì thời tiết nóng bức và vì buồn bực đôi mắt sâu hoắm lại - Ở Xuzdan, tôi có một ngôi nhà nhỏ… Trong vườn có hai cây phong cổ thụ - tôi nằm mơ thấy hai cây đó… Tôi dậy từ sáng sớm tinh sương, đi thăm đàn gia súc nhưng người ta đã dắt chúng ra đồng… Tôi đi đến đõ ong, cỏ lút tới thắt lưng… Dưới sông, đám mugic đang quăng lưới. Đàn bà đập rũ quần áo. Cảnh thật là đẹp!
- Ai, ai, ai, đúng đấy, đúng đấy, đúng đấy, - vị đại sứ thần đáp lại, gật gù bộ mặt nhăn nheo.
- Bữa ăn trưa - một món chả cá nheo. - Ukrainsev lắc lư trên ghế, mắt vẫn nhắm. - Chà cá nheo à? Béo quá, Ivan Ivanovich ạ… Mùa hè nên ăn canh rau… Uống kvas pha bạc hà.
- Món xúp cá bống, thứ đó mới ngon, Emelian Ignatievich ạ.
- Ấy cá bống là không có được đem rửa, cái loại cá oắt đó cứ thế nào nấu thế. Khi chín rồi thì vớt chúng ra và bỏ cá chiên vào!
- Trời ơi, đất nước mới thích thú làm sao? Còn ở đây Emelian Ignatievich? Toàn đồ tà giáo! Một ảo ảnh chứ gì nữa. Còn bọn đàn bà Hy Lạp thì thực là một cái túi đựng ô nhục
- Cái của ấy lẽ ra ông phải nhịn đi đấy, Ivan Ivanovich ạ!
Mồ hôi lấm tấm trên cái mũi to tướng của Sheredeev, tựa những hột kê. Mắt y lại càng hoắm thêm.
Một chiếc thuyền sáu chèo phủ thảm, rời khỏi bờ và tiến về phía tàu. Thuyền trưởng Pambur bỗng quát to, giọng khàn khàn:
- Thuỷ thủ trưởng, cho mọi người lên cả trên boong! Thả cầu tàu xuống.
Trên thuyền thấy có Salomon, một trong số những viên thư ký của quan tể tướng Thổ Nhĩ Kỳ, lanh lợi, hoạt bát, khuôn mặt có đôi gò má cao và chiếc mũi tẹt.
Hắn vội vã leo lên cầu tàu, đôi dép lạch bạch và đưa mắt liếc nhanh nhìn chiếc tàu, đặt nhanh tay lên trán, lên môi, lên ngực và nói bằng tiếng Nga:
- Quan tể tướng chúng tôi yêu cầu tôi tới hỏi thăm sức khỏe của ngài, thưa ngài Emilian Ignatievich… Quan chúng tôi sợ ngài ở dưới tàu có chật chội quá chăng. Chúng tôi đã làm gì để ngài giận vậy?
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • Chương 47
  • Chương 48
  • Chương 49
  • Chương 50
  • Chương 51
  • Chương 52
  • Chương 53
  • Chương 54
  • Chương 55
  • Chương 56
  • Chương 57
  • Chương 58
  • Chương 59
  • Chương 60
  • Chương 61
  • Chương 62
  • Chương 63
  • Chương 64
  • Chương 65
  • Chương 66
  • Chương 67
  • Chương 68
  • Chương 69
  • Chương 70
  • Chương 71
  • Chương 72
  • Chương 73
  • Chương 74
  • Chương 75
  • Chương 76
  • Chương 77
  • Chương 78
  • Chương 79
  • Chương 80
  • Chương 81
  • Chương 82
  • Chương 83
  • Chương 84
  • Chương 85
  • Chương 86
  • Chương 87
  • Chương 88
  • Chương 89
  • Chương 90
  • Chương 91
  • Chương 92
  • Chương 93
  • Chương 94
  • Chương 95
  • Chương 96
  • Chương 97
  • Chương 98
  • Chương 99
  • Chương 100
  • Chương 101
  • Chương 102
  • Chương 103
  • !!!8960_127.htm!!! Đã xem 295255 lần.


    © 2006 - 2024 eTruyen.com