Chương Một

1. Đừng ưa chê bai kẻ khác. Con hãy nhìn vào gương. Khi chê ai, mặt con nhăn nhíu xấu xí. Khi khen ai, mặt con rạng rỡ xinh tươi. Hỏi còn có thuật trang điểm nào đơn giản mà hiệu quả hơn không?
2. Khi tuổi cao, người ta hay ngồi gợi lại Quá khứ và chừng như ở kỷ niệm nào cũng bắt gặp một nguời nay không còn nữa. Ký ức biến thành một nghĩa trang mênh mông.
3. Trong phiên tòa xử Lavoisier, ông chánh án Coffinhall đã hùng dũng phán: "Cộng hòa không cần những nhà bác học". Vậy đó, khi có quyền, nhiều người đã dùng tài hùng biện để tố cáo sự ngu dốt của chính họ.
4. Dẫu là Voi cũng phải tự trồng lấy cỏ mà ăn.
5. Chỉ có Chúa nhẫn nại đợi ngày phán xét cuối cùng mới kết luận. Người đời thì nhiều khi mới nghe 1 phần 8 câu nói đã lật đật kết luận rồi.
6. Người gây tai tiếng thường không được nghe tai tiếng do họ gây. Như sự lặng yên của trận bão lớn.
7. Người ta thường nói lòng tham không đáy, nhân dục vô nhai. Không hoàn toàn như vậy. Chín giờ tối ăn chè ngọt thì sáng hôm sau không thích uống cà phê. Năm giờ sáng uống ly nước cam thì nửa giờ sau tách trà không còn ngon nữa.
8. Khi nghe chê ai, tôi thấy tôi dễ có cái xấu của người đó. Khi nghe khen ai, tôi thấy tôi khó có cái tốt của người đó.
9. Người đàn bà soi gương nơi mắt của người đàn ông.
10. Ông bảo tôi vô thần. Bà nói tôi mê tín. Cô cho tôi lập dị... Sai ráo. Không có tĩnh từ nào được cắt đo theo kích thước của tôi. Tôi có mỗi thứ một ít. Như người cưỡi bò, chân bên này chân bên kia. Hơn thế, như con nhện, đứng bằng cả tám chân.
11. Hãy bằng lòng mức sống trung bình. Tài trí ta không bằng nhiều người, cả sự gian hùng ta cũng thua nhiều người.
12. Sự khổ đau nuôi dưỡng thiên tài. Nếu được thỏa mãn Hạnh Phúc thì đến hai phần ba danh nhân cổ kim trên thế giới đã bị xóa tên.
13. Bất hạnh cho kẻ nào không thấy còn ai xứng đáng để kính trọng.
14. May thay cuộc đời chỉ dài nhất trăm năm: bao nhiêu sai lầm, ân hận, hối tiếc... ta sẵn sàng quên đi khi nghĩ rằng cái chết rồi sẽ xóa hết. Ôi, nếu cuộc đời dài những ngàn năm!
15. Hãy diệt nơi ta những tính xấu nào mà ta chê trách nơi người khác. Với chừng ấy, ta đã là người khá rồi.
16. Mừng rỡ bấu vào một lời nói của người khác để dồn sức công kích, đó là cốt cách đồ tể. Chỉ căn cứ vào những điều phát biểu mà tự hào rằng hiểu hết tâm hồn một người, đó là cốt cách thầy lang, thầy bùa. Hiểu một người phải hiểu cả những điều người ấy không nói.
17. Ta biết về một người có thể nào rõ hơn một băng sơn? Ấy vậy mà cái phần nổi trên mặt nước mới chỉ là một phần mười của toàn khối.
18. Ra ngoài đường, người đàn bà cười tươi với người này, lời ngọt ngào với người nọ, mắt mềm với người kia. Ai cũng thèm địa vị của người chồng. Nào ngờ anh ta đang câm lặng ở nhà, chuyên nhận lãnh các tĩnh từ ngược lại.
19. Trà, cà phê, thuốc lá, rượu... không cần thiết nhưng chúng làm đẹp cuộc sống. Nghệ thuật cũng vậy. Không có thứ nghệ thuật nào lại không vị nhân sinh. Chỉ có trực tiếp hay gián tiếp, gần hay xa, nặng hay nhẹ mà thôi.
20. Quyền uy đòi hỏi sự hiện diện của ít nhất là hai người.
21. Nghe Radio báo tin một danh nhân từ trần, tâm hồn thính giả cảm thấy buồn, thương, tiếc. Nhưng sau đó lại có cảm giác yên bình nhẹ nhàng. Một sự tự an ủi có hơi tàn nhẫn.
22. Trên sân khấu chỉ có kẻ bại trận mới ngồi lại nói dai. Kẻ thắng trận đã mỉm cười bỏ đi mất với chiến lợi phẩm.
23. Hãy nhìn cây ớt có bón đủ phân, cành lá sum suê, hoa trái đầy cành. Sau ba tháng huy hoàng, nó héo, chết. Còn cây ớt không phân, mọc len lỏi giữa khe đá, còm cõi, nhỏ bé, đến nay đã mười tháng hơn mà vẫn cứ sống. Muốn rút ra từ đó bài học gì tùy bạn.
24. Có điều này để nhà làm phim giáo dục bớt lạc quan: khán giả trẻ con không thích nhớ đoạn chót của phim mà ưa nhớ đoạn giữa; không muốn nghe lời khuyên răn ở phần cuối; khoái bắt chước những hành động xấu ở phần đầu: du côn, ăn cắp, nói dối...
25. Đừng bao giờ trách kẻ khác. Có thể họ đang ân hận vì những điều họ đã lỡ làm phiền lòng bạn. Có thể họ đang tìm dịp để chuộc lại. Có bao giờ bạn cũng ân hận tự trách như họ không?
26. Truyện ngụ ngôn kể người cưỡi ngựa đã giết chết con chó chạy theo sủa, chỉ bằng một câu nói. Ngôn ngữ là một vũ khí. Gọi một người trí thức cẩn trọng, tinh tế bằng "ba phải" thì thật tiện lợi, bởi người dốt bao giờ cũng phán quyết dứt khoát hơn người học rộng. Nhị nguyên luận...Bất khả tri luận...là những danh từ họ thích dùng, vì chúng gần với Nhị Hà, tên một tiệm phở và Kha Nhi Luân, tên một nhân vật tuồng cải lương.
27. Tài cao không có để người phục, đức lớn không có để người trọng, thì chỉ còn một đức nhỏ để người mến: đó là nhường nhịn, ít nói.
28. Chỉ cần một lần tự trách mình sao nói quá ít, và 99 lần tự trách mình sao nói quá nhiều.
29. Này còn ánh sáng và khí trời dành cho mọi người. Đừng vội khinh ai.
30. Khi phải chê ai, hãy chọn lời nhẹ nhất, nhẹ bằng một phần năm ý mình muốn nói. Bởi lời phê phán độc ác hành hạ tâm hồn người nhận, đau nhức hơn roi vọt gươm đao.
31. Dẫu là chân lý khoa học cũng chỉ đúng 99 phần trăm. Bạn đang vội vã chụp nhằm cái phần ngoại lệ 1 phần trăm rồi.
32. Muốn làm một điều tốt cho người thì phải hao tiền tài, tốn sức lực. Có một điều tốt không đòi hỏi hao phí gì hết, đó là chọn một lời thân ái đem lại niềm vui cho người, góp một lời chân chính bày làm việc tốt cho người.
33. Người kia nhân đức, nhường cơm xẻ áo. Bạn nỡ keo kiệt đến mức không nhường cho ai được một lời sao?
34. Danh ngôn thường làm ta thích vì tính chất độc đáo của nó, chớ không hẳn là chân lý thập toàn, nó thường nhắm vào một điểm nóng nào đó nên nhiều lúc nó cực đoan. Và bởi cực đoan mà nó gây được sự chú ý.
35. Nói theo danh ngôn thì hay, làm theo danh ngôn thì nhiều khi lại dở.
36. Phải nhiều danh ngôn, hoặc thuận nhau, hoặc nghịch nhau, bổ túc cho nhau.
37. Cho dẫu lời nhận xét của kẻ kia là sai, thì thái độ giận dữ của bạn vẫn không đúng. Chẳng lẽ bạn không có đủ lòng nhân ái nằm nghe tiếng mèo gào trong đêm với nụ cười bao dung.
38. Nhìn quá xa, cái thấy ắt không đúng. Nhìn quá gần, cái thấy thường không đúng. Nhìn quá quen, cái thấy càng không đúng.
39. Bao nhiêu phi lý trong chiến tranh: Kẻ gây chiến thì được sống an toàn... vì sợ bị bắn mà phải bắn trước... vì vua nó và vua mình tranh giành nhau, giận nhau, mà mình và nó nhào vô giết nhau... Dù bên nào thắng thì kẻ bại trận vẫn là người lính chết trận, chưa biết hương vị ái tình hoặc phải bỏ lại vợ goá con côi.
40. "Chớ kết giao với người đáng ưa", cái chân lý sao mà sáng rực một ánh sắc lạnh như kim cương vậy!
41. Hỷ ái, tham ái, lạc dục, tham dục, ái dục: 5 cánh hoa làm êm cảm giác. Còn trên dĩa cân bên kia? - Chỉ có hai: Lo và Sợ.
42. Mọi người sinh ra đều có khiếu hội họa. Họ biết màu đen làm nổi màu trắng, do vậy họ thích nói cái xấu và nghe cái xấu của người khác. Cái xấu đó gián tiếp làm nổi cái tốt của họ, và cái tốt càng nhỏ, càng lợt thì càng cần cái xấu của người khác làm nổi bật lên.
43. Tùy vị trí của người áp dụng nó mà Trung Dung được ngợi khen là đạo đức hay bị chê là thái độ hèn. Tôi ngượng mỗi khi khen ai hòa hưỡn trung dung dẫu rằng tôi biết: Trung Dung tuy không giúp người anh hùng tạo nên sự nghiệp, nhưng giúp giữ được sự nghiệp.
44. Nhìn quá xa có thể làm mất Hạnh phúc.
45. Đánh chuông gõ mõ mà chú ý cho ăn rập nhịp nhàng, thì đó là làm văn nghệ. Nhưng nói vậy không có nghiã là tôi chê chuông mõ. Này, hãy nhìn bàn tay tôi đây: chê bai sự nhịp nhàng chuông mõ chỉ là đốt chót của ngón giữa. Còn đồng ý về nội dung tu tập là trọn bàn tay. Hãy nhận bài học này: Đừng lấy cái đốt chót của ngón tay mà nói rằng đó là cả bàn tay.
46. Tôi yêu biết bao cây mãng cầu đứng cạnh cửa sổ. Dáng đứng manh mảnh, cành nghiêng mềm nõn, màu lá xanh nhạt, sắc hoa nhũn nhặn. Nó lặng im đứng đó, không rực rỡ, không cạnh tranh hương sắc. Tôi cứ tưởng nó là tôi.
47. Giá trị của một người như một quả cầu đường kính 10 mét, bao gồm nhiều mặt. Ít khi người ta nhìn toàn khối trước khi phê phán. Tệ hơn, có cả những người cứ cúi sát rờ mó một khoảng hẹp rồi chợt đắc thắng mừng rỡ la to: "Biết rồi! Tôi ngửi thấy mùi cống rãnh ở gần đây. Chẳng ra cái gì đâu!"
48. Ta thường không an tâm, không phải vì nghĩ rằng người khác xấu, mà vì sợ họ nghĩ rằng ta xấu. Nếu họ xấu thật thì dễ: ta tránh họ. Nhưng nếu họ nghĩ rằng ta xấu thì ta biết làm sao để tốt theo ý họ? Thường ta không đủ khả năng để làm tốt theo ý họ muốn.
49. Ý kiến đó, nếu được phát biểu 3 giờ sau khi sự việc xảy ra thì tin được. Nếu phát biểu liền sau đó thì khoan tin. Nếu phát biểu giữa cơn tức giận thì đừng tin.
50. Sự thật nhiều khi không khó như ta tưởng. Sự thật nhiều khi không dễ như ta tưởng.

Truyện Trầm tư GIỚI THIỆU Chương Một Chương Hai Chương Ba Chương Bốn Chương Năm Chương Sáu !!!8934_10.htm!!! Đã xem 14203 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương Chín

--!!tach_noi_dung!!--
1. Tủ sách thật huyền diệu. Những gì loài người thấy và biết đều bị xếp nằm im lặng trong đó.
2. Khi nghĩ rằng rồi mình sẽ già, sẽ yếu, sẽ chết, cô Hoa hậu thấy mình có quyền được thưởng thức nhiều người đàn ông. Thì cũng như thay đổi hương vị cà phê, phẩm chất nước giải khát, nhãn hiệu nước hoa, mốt áo quần giày mũ.
3. Hãy mang kính lúp vào là bạn sẽ không dám ăn đĩa thịt xào quen thuộc.
4. Những triết gia, những giáo chủ có tư tưởng trái ngược nhau thường kính trọng nhau, coi nhau như thầy, như bạn, như anh em. Chỉ các đệ tử của họ mới coi nhau là thù địch.
5. Với chế độ nhà tù ngày càng nhân đạo, với tấm lòng thương xót bảo vệ thú hoang khỏi nạn diệt chủng, hy vọng tới ngày Phán xét cuối cùng, chế độ Địa ngục sẽ không còn đáng sợ nữa. Loài người mà còn biết vị tha, huống chi là Thượng Đế. Và lúc đó ta sẽ thích ở Địa Ngục hơn lên Thiên Đàng, vì nơi này có đông bà con, bè bạn, người quen.
6. Người hà tiện trở thành rộng rãi sau khi chết.
7. Con gà không biết hôm nay đã là 29 tháng Chạp rồi. Vẫn vui vẻ tự tin cất tiếng gáy dõng dạc kiêu hãnh.
8. Ở dưới phố người ta nhìn ngược nhìn ngang, hằm hằm nhìn vào sự sống. Ở trên Chùa và Nhà Thờ, người ta dịu dàng ngước mắt lên nhìn, nhìn cõi Hư vô.
9. Dễ thấy rõ cái Sai mà khó nhận ra cái Đúng. Cái Sai lộ ra trước mắt, đòi hỏi phải sửa ngay, còn cái Đúng thì tiềm ẩn, nhiều khi không nhận thấy.
10. Các ông Thánh đang xầm xì với nhau, ngạc nhiên về một số các hành vi và tư tưởng cao cả mà người đời cứ khăng khăng gán cho họ.
11. Cuộc sống trên trái đất duy trì được là nhờ những con người tầm thường chiếm đa số.
12. Nhiều lần sự im lặng đã cứu ta, tránh để lộ ra cái sai, cái dốt.
13. Sự huyền diệu của chữ viết và trang giấy là cứ nhìn vào đã nghe ào ào tiếng động, rực rỡ màu sắc, loạn mắt vì vật vì người, từ thời Cléopâtre đến ngày chinh phục vũ trụ.
14. Không cần bằng cấp, khỏi cần sắc đẹp, miễn nói đạo đức, dẹp đưa lý luận, ngu ngốc và bất tài, nhưng Vàng chiến thắng tất cả.
15. Làm nghề gì cũng phải nể nang khách hàng, là thạc sĩ Y khoa cũng phải nể nang ông bệnh nhân bác học, anh bệnh nhân dao búa. Chỉ có nghề giáo viên dạy lớp nhỏ là ngự trị trọn vẹn, như ánh sáng, như chân lý bất khả tư nghì.
16. Tục ngữ, danh ngôn là cái kho chân lý nhắc người đời làm việc tốt, nhưng đồng thời vô tình làm chỗ dựa, làm đồng minh cho việc xấu: Cây khô tưới nước cũng khô... Vô sự tiểu thần tiên...
17. Từ khi có đồng hồ, con người thêm lật đật. Từ khi có cuốn lịch, cuộc đời như ngắn đi.
18. Hàng ngày con người sống giữa sự nói láo cùng khắp bộn bề, nói láo trâng tráo, nói láo tế nhị, nói láo biến thành công thức xã hội. Từ việc mặc cả mua bán đến những báo cáo thành tích lấp lánh tĩnh từ, rộn ràng con số.
19. Ngôn ngữ khác nhau giữa các dân tộc, chỉ có sự im lặng là có nghĩa giống nhau.
20. Tôi ghét chữ "hiền thê" nhưng bởi tính vợ tôi quá hung dữ nên tôi không dám dùng chữ khác để thay.
21. Nếu cấm nói tốt về mình và nói xấu cho người thì bớt đi được bao nhiêu thì giờ trò chuyện.
22. Trong nhiều trường hợp, sự im lặng kèm theo ánh mắt còn thâm thúy hơn lời nói, khiến người nghe phải tinh tế hiểu. Im lặng là hứng chịu. Im lặng là từ khước.
23. Không dễ mà được lưu danh, cho dẫu ô danh. Bởi phải có can đảm làm việc thật xấu, làm điều thật ác thì cái xấu, cái ác mới đủ tầm cỡ được lưu truyền.
24. Có thể tin lời người thất bại, có thể nghi ngờ lời người thành công.
25. Người quân tử cỡ nhỏ thường có tính phục tùng nên ít giúp ích được cho ai.
26. Dư luận phê phán việc làm tốt xấu nên thường khuyến khích người làm việc tốt, cản tay người làm việc xấu. Nhưng quá tin dư luận thì sẽ thành mù quáng, quá coi trọng dư luận thì dễ thành đồng loã.
27. Người đàn bà nhiều khi phải gắng bấm bụng nín cười khi nghe đó đây người ta ca ngợi đạo đức và tài năng của chồng mình.
28. Khổ cho người giàu: vãi giống xuống miếng ruộng, nhẹ hơn khi gặt lúa. Ngồi vùi chơi một hột nhãn xuống đất, nhưng khi cây ra trái thì phải nhọc công mới leo hái hết.
29. Cái Xấu là bản chất của cuộc sống. Khi nghe kể về một người, ta tin ngay cái xấu của người ấy. Về cái Tốt thì còn nghi ngờ, đợi đã.
30. Chỉ khi trí thức thật, người ta mới nói năng giản dị. Chỉ khi giàu có thật người ta mới ăn mặc giản dị.
31. Đừng ân hận vì đã yêu, yêu một bài thơ, một loài hoa, một người đàn bà... Cho dẫu hôm nay anh đã đổi thay, thì chúng cũng đã làm êm đềm tâm hồn anh trong thời gian anh yêu.
32. Người đàn bà đẹp, giàu và nhiều quyền uy giận sao Tạo hóa ban cho chỉ một thân thể để chỉ được bận một bộ quần áo, chỉ một bộ ngực để chỉ được một bàn tay vuốt ve. Đáng lẽ phải có đến năm đến mười.
33. Nếu biết khéo nói, con người có thể mua được tiếng khen là hào phóng, là nhân từ... bằng đồng tiền của kẻ khác.
34. Hãy coi chừng kẻo tránh cái sai này ta lại rơi nhằm cái dở ngược lại.
35. Thi sĩ Ấn Độ Bhartrhari, thế kỷ thứ 8 viết: "Người đàn bà nói chuyện với một người đàn ông, nhìn một người đàn ông khác và nghĩ đến người đàn ông thứ ba". Tôi thêm: "Còn người đàn ông thì nói chuyện với một người đàn bà, nhìn hai người đàn bà đứng gần đó và nghĩ đến ba ngư2qtqv3m3237nnnnn0n0n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=">Bên đập đồng cháy
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Quangduc.com
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 8 tháng 3 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--