“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầyHội chèo làng Đặng đi ngang ngõMẹ bảo: thôn Đoài hát tối nay…”Đó là cả một câu chuyện ngày xuân và bắt đầu bằng: Cổ tích. Mưa xuân phơi phới rải mình trong không gian, lên những nụ xoan trắng trong, biêng biếc, lên xóm làng, đồng ruộng và thả mình vào mớ tóc của lũ gái xuân dậy thì, má đào chín đỏ.Trong cái đám chúng nó, có Lụa là xinh đẹp nhất. Làn da cô căng mịn như nước mặt sông. Môi cô hồng nhẹ phớt đào. Đôi mắt sáng trong tựa hồ soi thấy vài nụ xoan đang lung linh trong ấy. Và mái tóc, mái tóc ấy nồng nàn như mưa xuân, nhẹ nhàng như mưa xuân, dịu dàng hơn mưa xuân. Từ nhỏ Lụa thường hát chèo cho u nghe. Cũng được cái trời phú, giọng Lụa ngọt như nước giếng Đường Lâm. Các cụ trong làng đều bảo: Lụa có dáng con đào. Và Lụa thì luôn mơ ước được mang nghiệp cầm ca. Nó cứ nhức nhối mãi trong cô…Sáng nay, Lụa ra sông đãi đỗ, rửa lá với lũ con gái cùng xóm. Chúng nó í a í ới gọi nhau từ lúc tờ mờ làm u không ngủ được. Thế là, bà bèn dậy sớm lên thoi dệt lụa. Chộn rộn mái mới kéo nhau ra được bến. Đãi đỗ, rửa là thì ít hát hò trêu trọc nhau thì nhiều. Con Mận được ông nó dạy cho một điệu Chèo mới bèn ỉ eo hát. Lụa học lỏm được ngay. Rồi hát ngay còn hay hơn cả con Mận. Mãi tới lúc mặt trời lên cao gần ngọn sào chúng nó mới kéo nhau về. Lụa muốn hát cho u nghe điệu mới ngay lập tức bèn chạy về trước. Chạy về đến cổng vấp phải hòn gạch ngã sóng soài, đổ sạch cả đỗ. U vừa xót vừa giận, chẳng nói năng gì. Lụa lại tự nhặt lá, vét đỗ mang ra sông kì cụi, đãi rửa. Lụa nấu cơm trong bếp, khóc dấm dứt. U hỏi: Sao? Lại nói là tại khói gio. Rồi lại càng thổi tợn chọ bụi cứ bốc mù cả lên. Có mỗi niêu cá với niêu cơm mà nhá nhem tối u con mới được xới. Bữa cơm mặn mặn là. Lụa cứ len lén nhìn u và miếng cơm rồi nước mắt lã chã.- Nào tao đã chửi mẳng gì mày? Rõ thật…- Thì con…Vừa nói vừa khóc nấc lên Lụa lại thôi chả buồn thưa nữa. Gần xong bữa mới rành rọt nói một lèo thật chóng:- Là con muốn về nhanh hát cho u nghe điệu chèo mới học được… thế thôi…Rồi chạy ù ra sân, ôm gốc cau lại khóc dấm dứt. Một lúc khóc hết mới vào. Đã thấy u xếp mâm bát lại để qua một bên, ngồi ăn trầu. Lụa đằng hắng, bê mâm ra đi, ra chiều dỗi. U với theo:- Con cái Lụa mai thổi sớm, ăn cho khỏi tốn dầu đèn.- Lụa khe khẽ cười. Cô chẳng biết sau lưng cô u cũng đang mủm mỉm. Việc nhà xong, Lụa tựa cửa trông bốn bên hàng xóm, đưa tay hứng giọt mưa bay.- … Đào liễu có một…mình… em đi đâu hỡi cô nàng ơi… Đào liễu có một mình…- Phải điệu chị định hát u nghe không? Hay đáo để! Thôi đi trông nồi bánh cho nục mai u cho đi xem chèo nhá…- Thật U… mai ạ… con đi ngay đây. Rồi u xem bánh sắp chín rồi.- Cha chị… vừa bắc bếp mà đã chín với sống.Ngọn lửa cháy giòn làm mặt Lụa đỏ ửng như đĩa xôi gấc u thổi. Lụa chìm vào cơn buồn ngủ lúc nào không hay… không gian đầy khói sương, Lụa thấy mình đang đi trên thôi để sang thồn Đoài. Không phải cô đang đi mà đang lướt, bước chân nhẹ nhàng cứ quấn quýt vào nhau. Lụa cảm thấy cỏ đẫm sương đang cù nhẹ vào gan bàn chân man mát. Chỉ còn dăm thước nữa là tới nơi, Lụa thấy lòng xốn xang. Mà lạ lắm cơ! sao chỉ thấy mình Lụa đi trên đê đầy khói. Cô như đang đi sâu vào cơn mê. Vừa thích vừa sợ… Trống, phách chộn rộn làm cho mái trong người Lụa chạy xuôi, chạy ngược. Lụa đang hoà mình vào dòng người đi đi lại lại trong bãi.Họ chả nói, chả rằng. Ai ai cũng hững hờ vô cảm, đi vài bước rồi quay lại nhìn nhau chằm chằm. Họ xô đẩy chen vai thích cách làm bẹp cả nón của Lụa. Họ dẫm vào chân Lụa: Đau quá! Lụa thụp xuống rồi ngã. Áo xống lại bị giẫm bẩn, rách tả tơi. Chợt Lụa lại nghe tiếng sáo dặt dìu. Như có sức mạnh, Lụa đứng phắt dậy xô mấy người ngã, chen vào giữa mấy đám đông đang đi vòng quanh một chiếc chiếu. Cô trân trân dán mắt vào đôi Đào – Kép đang sắm vai. Cô nuốt từng câu hát, nuốt từng điệu nhạc, say đừ ra với ngón tay, bước xuyến. Rồi một bà trông nhợt nhạt, bơ phờ kéo cô lại, cài lên đầu cô vài cái lá lẩu, hoa cỏ, rồi đủn cô vào chiếu. Đôi Đào Kép sợ hãi dạt ra. Cô nhìn bà ta, bà ta nhìn cô. Rồi chả biết có cái gì điều khiển Lụa hát, Lụa diễn. Bây giờ, giữa chiếu là một cô Xuý Vân giả dại đang say sưa hát múa. Hết lớp diễn, Lụa kiệt sức ngã vật. Lúc ấy, mọi người vây quanh chợt giật mình, nom tinh khôn lạ. Họ vỗ tay, họ la ó rồi dần dần tan ra như khói. Chỉ còn lại mình Lụa và bà mặt nhợt.Mai, tôi với gánh đi vài làng khác. Lúc trở về sẽ đón cô đi theo. Thế nhá. Tôi đi. à! Cô tài lắm.Lụa thất thểu ra về. Đi mãi mà chả tới nhà, mưa rơi ướt hết áo. Sau đêm đó Lụa ốm nặng. U già thương con than thở.- Hồng nhan bạc mệnh, Lụa ơi!Lụa thở dài quay mặt vào vách. Vài ngày sau cô đỡ hơn, cô thường ra sông sớm ngồi trên bến sông trông đợi gánh hát về qua. Ngày trôi qua. Tháng trôi qua. Mùa trôi qua. Lụa sợ hãi mỗi khi thấy con đò chở khách qua sông.- Bớ đò, bớ đò cho tôi sang với!Cô tưởng rằng con đò đang trở đi khát vọng của mình. Đêm trăng, Lụa ra bến sông múa hát, gọi khát vọng trở về. Mệt thì nằm vật ra, rồi ngồi dậy lấy cỏ quệt ngang mày, lấy ngón tay di di xuống đất ẩm sương rồi vẽ lên môi. Chạy ào xuống mét nước, chạm gan bàn tay vào mặt nước rồi xoa xoa lên má. Sao mà Lụa thấy chúng thơm tho kỳ lạ. Y như phần son đoà kép vậy. Người làng nói Lụa điên.Cô không điên và cô vẫn tiếp tục đợi chờ. Hàng đêm Lụa lại ra sông đóng vai Xuý Vân và gào gọi tên mình.- Lụa…Lụa…Lụa…Chờ đợi…Khát vọng…- Lụa…Lụa…Dậy con. Dậy Lụa. Nát hết bánh rồi. Dậy…- Dạ! U à… Con ngủ quên mất. Bánh nát rồi ạ!- Là tôi nói thế chị mới dậy cho. Thôi để u trông.Lụa vào nhà, bàng hoàng cho tới sáng. Sáng sớm hôm sau cô ra bến từ tờ mờ giặt vuông đũi u dệt đêm qua. Giặt xong ngồi bó gối trên bờ cỏ nhìn con đò trôi xa. Lụa bước trên đê và nghĩ sẽ biến cơn mê thành sự thật xem sao? Nhưng nếu thế, Lụa sẽ sắm vai Thị Mầu. Sức sống hơn và bay bổng hơn. Nghĩ thế Lụa chạy ù về nhà dụi đầu vào lòng u.- U ơi! Đã có Đào nào, Kép nào sống thật với mình đâu. Chẳng qua là chôn tuổi xuân, chôn cuộc sống thật trong nấm mồ phần son giả tạo mà thôi.- Rõ dớ dẩn… Đi chợ âm phủ với u không?