Một ngày chủ nhật đầu hè, năm ngày sau hạ chí, đất trời bên Pháp vẫn âm u, mây mù giăng giăng, mưa rơi lất phất, làm cho thiên hạ ngỡ rằng thời tiết đã quá độ sang thu. Biết đâu chừng cảnh quang đang "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", để hòa điệu với hậu duệ của những người Gaulois mà buồn phiền vì nỗi niềm đau thương chín mươi năm về trước?
Thì ra, ngày chủ nhật đó người ta kỷ niệm chín mươi năm trận đánh lừng danh Verdun trong Thế giới Đại chiến I. Đặc biệt năm 2006 này, Tổng thống Pháp, Jacques Chirac đích thân đến vùng chiến trường xưa để khánh thành đài kỷ niệm, ghi nhớ công ơn những người chiến sĩ Hồi giáo trong cuộc chiến 1914-1918. Một hành động kể như trễ muộn, nhưng có còn hơn không. Có lẽ vì áp lực của tình thế, của thời sự sau mấy năm vừa qua, Hồi giáo đã làm cho thiên hạ phải chú ý.
Trong số những chiến sĩ đã nằm lại ở Verdun, có 70.000 người thuộc những thuộc địa cũ của Pháp. Qua bài hiểu thị đọc tại buổi lễ, ông Chirac đề cao: "Những con người này đã chiến đấu vì mảnh đất của họ và cũng vì phẩm chất của họ nữa. Những con người đã từng chiến đấu quyết liệt như thế, không phải vì tinh thần quốc gia dân tộc, cũng chẳng phải vì lòng hận thù đối phương. Không phải vì tinh thần quân phiệt mà vì tinh thần yêu nước, vì nghĩa vụ đối với nền cộng hòa. Quân đội ở Verdun là quân đội của nhân dân và toàn dân đã đóng góp phần mình vào trong đó. Đó chính là một nước Pháp đa dạng."
Verdun là địa danh của một trong những trận đánh vô nhân đạo nhất mà con người đã dấn thân vào. Trận đánh đó chưa hẳn là cuộc đụng độ thảm khốc hơn hết của Thế chiến I, nhưng nó đã hằn sâu vào ký ức nhân loại, do những điều kiện vô cùng ghê gớm đã xảy ra giữa quân Pháp và quân Đức trên một chiến trường không đầy một trăm cây số vuông (20cs X 4cs).
Trận Verdun bắt đầu ngày 21 tháng 2 và kéo dài cho đến ngày 19 tháng 12 năm 1916. Trong mười tháng dài đằng đẳng đó, hai phe lâm chiến đã phải hy sinh trên 220.000 con em mình (163.000 quân Pháp, 143.000 quân Đức). Những người lính "lông lá" (Poilus), theo cách gọi của Tây, dưới quyền chỉ huy của tướng Pétain, đã chống trả được cuộc tiến công của quân đội Đức.
 Trong trận Verdun, có đủ cả mọi điều kiện tồi tệ nhất của chiến tranh, nào là tình trạng sa lầy, tình cảnh chiến sĩ bị vùi lấp, những đợt đạn pháo dồn dập không ngừng nghỉ, rồi những cơn sóng khinh binh ồ ạt xung kích, hàng loạt chiến sĩ bỏ mạng giành qua giật lại vài ba thước đất, giằng co thắng thua giữa bạn và thù.
Trong mớ hỗn tạp trần ai đó, có một con người đã quyết định đúng đắn để đạt được chiến thắng. Nhân vật đó là Philippe Pétain. Nhưng nhất tướng công thành, vạn cốt khô. Và đáng tiếc hơn nữa là đến tháng 6 năm 1940, cũng con người lừng danh đó, vào tuổi mùa đông của đời mình, đã chôn vùi cái hào quang thời binh nghiệp dưới sự chọn lựa bất hạnh của cuộc đình chiến và mang nỗi ô danh "cộng tác với quân chiếm đóng". Quân chiếm đóng lại chính là quân Đức mà ông đã đánh bại ở Verdun hai mươi bốn năm trước đó. Vì vậy, ông Chirac đành phải công nhận: "Thảm kịch đó của nước Pháp nằm trong lịch sử đất nước chúng ta. Ngày nay, chúng ta có thể nhìn trực diện vào thực trạng đó."
Trông người mà nghĩ đến ta. Câu chuyện của Philippe Pétain làm cho những người tỵ nạn lưu vong, rời bỏ đất nước hình chữ "S", nhớ lại thân phận của chính mình hồi ba mươi mốt năm về trước. Cũng một ông tướng hào hùng trong trận đánh Bình Xuyên, dẹp Hòa Hảo, cũng hiên ngang trong làn tên mũi đạn, nhưng khi lạc sang môi trường chính trị rồi thì hư hỏng công trạng binh đao. Cờ tới tay trong cái gọi là "cách mạng 1-11", ông phất dở dang. Ðất nước lâm nguy, ông nhận lãnh chiếc "mù soa" lau giọt lệ làm kẻ đầu hàng "người anh em bên kia"! Và còn nhiều trường hợp Việt Nam mình, tướng lãnh hào hùng ngoài tuyến lửa, nhưng than ôi, khi lang thang vào chính trị rồi thì như cơm nếp mắc mưa!
Chưa đầy trăm năm mà Verdun dường như đã cách xa cái xã hội cá nhân chủ nghĩa - với những màn ảnh, màn hình và những cuộc vui chơi của Pháp ngày hôm nay - hàng bao nhiêu năm ánh sáng. Thế hệ hôm nay nói tới Verdun với một thái độ kẻ cả của người phương Tây, chán ngấy đủ mọi thứ. Đối với họ, một thế hệ tràn đầy những ý nghĩ khôi hài lệch lạc, Verdun mang dáng dấp một tấm ảnh cũ kỹ đã ngả vàng, chứa đầy hơi hướng của một thứ chủ nghĩa dân tộc buồn cười, không thể chấp nhận được.
Về thăm lại địa danh đó để nhớ lại chuyện ngày xưa, để tìm hiểu những điều bí ẩn của chiến tranh, để thấy cho được lòng kiên trì, can đảm và sức đối kháng chưa từng thấy của những chiến sĩ trên chiến trường đó. Qua những bức thư của những người cựu binh Verdun, không thể có gì kinh khủng hơn được cái địa ngục đó. Có người viết rằng: "Điều đó không thể nào kể ra đây được mà phải sống qua thôi." Mảnh đất đáng giá biết bao sinh mệnh người Pháp và người Đức kia dường như cô đọng trong đó tất cả những mâu thuẫn của loài người, như trong một bi kịch thời cổ đại.
Ngày nay, chín mươi năm trời đã trôi qua, bao nhiêu nước chảy dưới cầu, kỷ niệm đau thương thời xưa cũ chỉ còn mang máng, mơ hồ trên những trang sách sử giáo khoa. Những đồi xương khô chất thành đống, hàng hàng lớp lớp mộ bia làm chứng cho chiến trường, giờ đây được thiên nhiên khoác lên một dung nhan hiền hòa, êm ả.  Màu xanh cây cỏ phủ lấp vùng đất một thời bầm giập vì bị hàng triệu trái đạn pháo cày nát. Nhưng, những vết sẹo gần một thế kỷ sau vẫn chưa lành hẳn được vì những miệng lỗ đạn pháo quá to, vì những hầm hố công sự quá nhiều, vì những ngôi làng nay chỉ là bóng ma của một thời, vì những vòng kẽm gai không ai buồn gỡ đi... Tất cả những vết thương còn lại kia cứ trơ trơ cùng tuế nguyệt, để nhắc nhở cho đời đời con cháu mai sau nhớ rằng nơi đây có một thời đã là địa ngục trần gian, dẫu rằng cảnh quang hiện tại rất thanh bình và thơ mộng.
Nơi đài tưởng niệm những chiến sĩ Pháp theo đạo Hồi mà Tổng thống Chirac vừa khánh thành hôm chủ nhật vừa qua, có một cái tháp cao 46 thước, ngày đêm nhìn xuống khu rừng hơn 15 ngàn mộ bia kia. Vào những ngày lễ, tiếng ê a kinh kệ sẽ từ đó vang ra. Hàng đêm, ánh đèn pha sẽ rọi sáng vùng nghĩa trang thênh thang rộng cho người nằm xuống gần thế kỷ qua. Câu viết của nhà văn Roland Dorgelès, vì vậy, không có giá trị cho trường hợp của Verdun: "Thiên hạ rồi sẽ quên đi. Những chiếc khăn sô sẽ rơi rụng như những chiếc lá chết trong ngày thu lộng gió. Hình bóng người chiến sĩ đã hy sinh sẽ lần hồi tan biến trong cõi lòng khuây khỏa và cam chịu của những người đã hết lòng yêu thương họ. Thế là những người đã hy sinh lại chết thêm lần

Xem Tiếp: ----