« Phúc ơi! Có Lan đến!
Quay sang cô gái:
“Lan vào chơi. Phúc ra ngaỵ”
Cô chị vui vẻ gọi em trai mình. Ðó là cô bạn gái quen thân của Phúc, một nữ sinh Trung học cùng quê lên Saigon trọ học, con gái thầy dạy ở Tiểu học. Lan không đẹp rực rỡ nhưng nhìn qua là thấy có duyên với đôi mắt khá to một mí, nụ cười thoải mái, dáng dấp nhanh nhẹn nhất là mái tóc thề óng ả đen huyền.
- Gió nào mà đưa Lan đến đây vậy? Sao kiếm được nhà, giỏi thật. Không tưởng tượng là Lan tìm được ‘hốc bà to' nầy.Tập tành làm ’Nữ điệp viên 007’à. Phúc nheo mắt nói đùa.
Cô gái không trả lời nhưng niềm hãnh diện được khen làm rạng rỡ gương mặt, ánh mắt long lanh hơn.
- Sợ Phúc không có ở nhà thôi. Có dịp đến thăm nhà con bạn gần đây nên thử ghé qua thăm Phúc thình lình xem Phúc có dấu ai thì không kịp trở taỵ
- Mình à, lúc nào cũng đường đường chính chính mà. Thích bắt tại trận để đánh ghen dùm hả, ai nhờ đó nói nhỏ cho nghe đi rồi mình sẽ trả công chọCô nầy trông hiền lành thế mà cũng đáo để thật.
- Ðánh ghen, cái anh nầy, ai lại thế? Chắc Phúc nghe cô Quờn đốt chồng rồi rét à?Thời nay khác rồi, không dại vậy đâu? Bao nhiêu phương cách khác còn quỷ khóc thần sầu hơn nhiều.
- Cô nầy thấy khờ khạo ngây thơ thế mà cũng đáng sợ quá chừng thôi. Ðiệu nầy chắc phải báo cho Tân đề phòng trước mới được.
- Cũng phải tập tành trang bị vài chiêu phòng thân chứ nếu không, gặp những tay ‘be he ‘ ‘dê cụ ‘ thì ngả gục ngay tại chỗ không kịp ngáp sao?
- Vậy chứ không phải “ miệng hùm gan sứa” hả? Ủa, hôm nay sao đi một mình thế, Tân đâu?
- Lan tưởng ảnh đến đây chứ? Phúc mà còn không biết làm sao Lan biết được? Hai ông thân nhau như cặp bài trùng. Mà hổm rày Lan cũng không thấy bóng dáng ảnh đâu hết.
- Hai cô cậu giận nhau rồi hả? “ Thương nhau lắm cắn nhau đau” là vậy đó. Mới vắng nhau một tí là hờn dỗi rồị Cho mình can địNghi cậu ta đi chơi với người khác rồi à.
- Phúc cứ đùa dai hoàị Chọc tức Lan, coi chừng Lan mét cho xem.
- Không ngán đâụ Lan nghe đây:
A,a
« Ta là con ông Sấm, cháu bà Thiên lôi,
Xưa kia ta ở trên trời,
Ðứt giây,… rớt xuống làm người thế gian. » ư, ư, ự
Mà Lan mét ai mới được chứ?
- Phải năn nỉ Lan mới bật mí xì ra cho nghe. Mà thôi, Lan về đây, hẹn lần khác vậy.
Phúc Lan Tân học cùng trường, Tân Lan cùng bậc, Phúc lớn hơn nhưng vì ở quê,cùng xóm nhau nên thân nhau từ nhỏ. Do đó xa nhà họ thường liên lạc nhau hơn. Phúc lại ở trọ nhà bạn gái quen cùng trường với Lan là Trầm. Trầm tuy là dân thành phố nhưng hiền lành vui vẻ, Lan rất có cảm tình nên thường hay gán ghép ngầm với Phúc.
Hai chị em Phúc ở trọ nhà Trầm cho đến khi chị của Phúc đổ vào trường chuyên nghiệp nên dời chỗ ở. Càng ngày Phúc càng có dịp hiểu Trầm hơn. Phúc hay chỉ thêm bài vở cho Trầm, giải bài tập Toán khó chẳng hạn. Trầm xem Phúc như ông anh hào hoa phong nhã, lúc đầu cũng ngại trò chuyện riêng vì thấy Phúc có nhiều bạn gái viếng thăm. Mỗi lần Lan đến, Trầm đều nhanh nhẹn gọi Phúc và Lan hỏi điều gì về Phúc Tân là Trầm kể hết, vì vậy Lan rất thích Trầm và khen với bạn bè là có cô em gái kết nghĩa dễ thương.
Dần dần thân thiện hơn, Phúc cũng hay kể chuyện quen biết của mình cho Trầm nghe như người bạn nhỏ tâm tình. Riêng Trầm lần lần cũng cảm thấy thiếu vắng Phúc trong những ngày Phúc nghỉ lễ về quê. Ðôi khi Trầm cũng lấy làm lạ là dường như mình sống theo làn sóng tình cảm của Phúc, vui buồn theo nhịp tim của ông anh nầy.
Chỉ có một điều khác lạ là dường như trong thâm tâm Trầm cảm thấy bực bội khó chịu, bức rức không thích sư có mặt của các bạn gái đến với Phúc, nhất là chị nào thường xuyên đến hay có cử chỉ thân mật đặc biệt. Trầm chỉ nghĩ đơn giản là mình sợ Phúc lọt vào tay những chị giả dối không thật sự yêu Phúc. Trầm tưởng mình cần bảo vệ Phúc đừng mắc vào bẫy lưới tình quá sớm như Phúc thường nói nhỏ:
« Có gì anh làm mà Trầm thấy không đúng hay không thích, Trầm đừng ngại gì cả, thằng thắn bàn với anh nha. Em là tri kỷ nhỏ của anh đó, Trầm biết không? ».
 Trầm cảm động và hãnh diện cảm ơn anh thật lòng.
Nhớ lại bài « Ðường nào lên Thiên thai »:
« Cầm tay em anh hỏi đường nào lên Thiên thai, nơi hoa Xuân không hề tàn, nơi bướm Xuân không hề nhạt, nơi tình Xuân không bao giờ úa tàn…
Ơ kìa, nhìn trong đôi mắt đẹp,lòng chợt vui như say, kìa đường lên Thiên thai…
Ấy là đường qua ngỏ mắt thơ ngây,… đưa hồn anh lạc vào tận tim ai. »
« Ðường vào tình yêu có trăm lần vui… » không tên mà!
Thời gian qua, Phúc vào Ðại học. Phúc cảm thấy mình yêu Trầm hồi nào không hay, tình yêu học trò với tất cả tấm lòng của người con trai mới lớn. Bao nhiêu bài thơ không gởi tặng Trầm, những món quà quê hương nho nhỏ chứng tỏ tấm lòng nhung nhớ của anh, anh dệt mộng chờ Trầm ra trường. Lần nầy về quê, anh định xin ý kiến cha mẹ dạm hỏi Trầm. Phúc đinh ninh cha mẹ chấp thuận ngay nên không ngờ:
- Ba má cũng muốn cho con lập gia đình để có cháu ẵm bồng, nhưng bây giờ còn sớm quá, con mới vào Ðại học rồi còn việc nhập ngủ nữa.
Ba mẹ không chê gia đình Trầm cũng như Trầm nữa, nhưng rất tiếc ba má cũng đã chọn chỗ cho con từ lâu rồị Hai bên đã đồng ý xong xuôi, chỉ chờ con học xong là cưới ngaỵ Cha mẹ đã hứa nên không thể thất lời « quân tử nhất ngôn », con hiểu cho.
Phúc năn nỉ thế nào cũng không được, ba má Phúc còn dọa là nếu Phúc không nghe lời thì ông bà bắt Phúc nghỉ học ngay và làm đám cưới luôn. Sau đó tự ý Phúc muốn tiếp tục học thêm hay ở nhà phụ ông bà mở thêm tiệm cầm đồ riêng. Phúc đành tìm cách hoản binh, xin tiếp tục học lên rồi sau đó sẽ làm theo quyết định của cha mẹ.
Trở lên Saigon, Phúc không dám kể cho Trầm nghe vì Phúc vẫn còn hy vọng sau nầy sẽ thuyết phục được mẹ. Biết rằng Phúc cũng có nhiều bạn gái trước Trầm trong đó có Lan, nhưng Phúc vẫn dửng dưng chưa nghiêng về ai cả. Chính Phúc đã đưa dần Trầm về với mình bằng tình yêu thầm kín, hé lòng mình, mở ngõ, dệt mộng tương lai cho cô bé bước vào. Trầm vẫn ngây thơ không đề phòng gì cả chỉ biết là càng ngày mình không thể thiếu vắng Phúc được thôị Bây giờ quả thật, « tình yêu có vạn lần buồn rồị »
Cho đến một hôm, mẹ Phúc lên thăm con thình lình.
- Hôm nay tôi có việc lên Saigon nên sẵn dịp ghé thăm và cám ơn ông bà đã cho hai đứa con tôi trọ học bấy lâu. Nay chúng tôi đã mua được căn nhà nên xin phép cho Phúc tháng sau dời chỗ.
- Mừng cho các cô các cậu có cha mẹ như ông bà. Sẵn đây xin mời ở lại dùng cơm với chúng tôi.
- Cám ơn Ông bà. Xin để lần khác vậỵ Thật ra lên đây cũng một công hai ba chuyện. Ông bà quen thân như là người nhà rồi nên tôi cũng xin kể luôn cho ông bà mừng dùm cho Phúc. Chúng tôi định lo bề gia thất cho nó nên sẵn dịp lên đây tìm chọn nữ trang mua cho con dâu tương lai.
- Cưới vợ cho Phúc? Ông bà tính vậy cũng phải. Cậu Phúc vừa học lên cao vừa có gia đình, cũng tốt.
- Thật ra chúng tôi đã dự định cho nó từ lâu rồi. Hai bên suôi gia là bạn học quen nhau từ nhỏ, cùng quê nữạ Con bé tuy học không cao nhưng nết na đằm thắm lắm, con nhà nề nếp khéo dạy con. Phúc chẳng biết chuyện nầy, nhưng bên đàng gái ngại để lâu không tiện, như ông bà biết đấy, thời buổi tự do nầy mà, nên ngỏ lời xin chúng tôi chính thức lên tiếng.
- Vậy là mừng cho ông bà sắp có dâu vừa ý, cậu Phúc hạnh phúc.
Ðưa mẹ ra khõi nhà, Phúc trở vào nhà như người mất hồn, chết đứng, lặng im không nói một tiếng nào. Cả nhà không ai buồn nhìn cậu, chia vui hay hỏi han gì cả. Dân trọ học thường đến rồi đi mà. Thật ra khi nghe mẹ nói, Phúc muốn « độn thổ », ngăn mẹ lại mà không được. Phúc thẩn thờ cả ngày không biết phải làm gì nghĩ gì, nói sao với Trầm đây. Cô bé sẽ nghi Phúc biết chuyện từ lâu mà giấu giếm, mất lòng tin, thất vọng về ‘thần tượng’ của mình. Thế là tiêu tan hy vọng rồi! Tình yêu gảy cánh!
Nghĩ lại, Phúc biết mẹ chỉ làm như vậy mới cắt đứt được hai đứa thôi. Theo quan niệm của mẹ, tình yêu của người con trai mới lớn còn bồng bột, sôi nổi, thiếu suy xét chín chắn. Người ta đã chẳng bảo tình yêu thật của người con gái là mối tình đầu và của người con trai là mối tình cuối đó sao?
Vả lại, đối với bà, yêu là một chuyện, đi đến hôn nhân là chuyện khác. Có mấy ai lấy được người mình yêu đầu đời đâu? Bà còn lập luận: "Như ba với má đây, có quen nhau trước đâu, cưới nhau rồi tình nghĩa theo sau. Bây giờ, đọc tiểu thuyết, xem phim nhiều quá rồi tưởng tượng nhập thể mình với nhân vật trong truyện cho nó thêm lâm ly, thi vị, thơ mộng, rốt cuộc chỉ làm khổ thân mình thôi."
Vẫn biết mẹ có lý của bà, nhưng con tim cũa mỗi người khác nhau. Phúc nghĩ mình không thể quên Trầm dễ dàng. Không bao giờ Phúc đùa với tình yêu, ngay cả những bạn gái đến thường xuyên với Phúc, huống hồ là đối với Trầm. Tính vô tư, duyên dáng của cô bé đi vào lòng Phúc êm đềm âm thầm, tự nó vun quén đâm chồi nẩy lộc trổ hoa đượm sắc tỏa hương. Phúc yêu Trầm tự nhiên như ăn như thở không màu mè, tìm kiếm, đắn đọ Thực và mộng tưởng chừng như không ranh giới bến bờ.
Theo quan điểm của Phúc tình yêu thật sự phải thành thật, không gò bó ép buộc, cướp giật. Cũng không thể nói đã lỡ yêu ai, vì như thế đó là điều lầm lẫn sao? Và còn bao nhiêu lần như thế nữa? Không thể chạy tội mình yêu vì yêu đâu phải là cái tộị Không ai yêu mà không lý do gì cả, cái liếc mắt sắt hơn gươm, cái lạnh lùng khó hiểu,…nguyên nhân kích thích tố đó chỉ có người trong cuộc mới hiểu mà thôi.
Ðáng trách và đáng tội cho những ai không xem trọng tình yêu, không có hoặc không còn, lợi dụng tình yêu cho mục đích cá nhân thỏa mãn thú tính, tư lợi, cuồng vọng ích kỷ riêng mình.
Do đó yêu Trầm cũng như làm cho Trầm nghiêng về mình Phúc thấy mình không có lỗi nhưng làm cho Trầm mất lòng tin vào con người, cuộc đời, Phúc thấy ân hận khổ tâm nan giảị Liệu thời gian có là liều thuốc hàn gắn vết thương lòng không?Chờ xem.
Phúc dời về nhà mới nhưng hằng ngày vẫn đến ăn cơm như thường lệ. Trầm vẫn tỏ vẻ mừng vui khi gặp nhau, không bao giờ đề cập đến việc má Phúc nói. Phúc cũng đã kể cho Trầm biết chuyên hứa hôn do mẹ định đoạt mà Phúc cũng tưởng rằng mẹ chỉ nói để dọa thôi.Trầm như thường lệ, ít cho ý kiến về đời tư của Phúc, nhưng lần nầy thì nhỏ nhẹ bảo:"Áo mặc khó qua khỏi đầu " lắm đó anh.
Vào trường, có lần Lan đến gặp Trầm hỏi thăm Phúc:"Chị thật không ngờ, thời nầy rồi mà còn có việc hỏi vợ trước cho con từ thời còn để chỏm. Lạc hậu quá. Tội nghiệp cho Phúc hết sức.Không biết Phúc tính sao? Tân bảo mẹ Phúc khó thay đổi quan niệm lắm. Nhưng chị biết tính Phúc, anh ta yêu ai rồi là « trời gầm không nhả » đâu.
Gần một tuần vắng Phúc, Trầm lo âu bức rức không an. Linh tính như báo trước có điều không may xảy ra cho Phúc. Thế rồi, Lan đến cho Trầm hay Phúc bị sốt lại té xe nằm bệnh viện, rồi rủ Trầm cùng đi thăm. Vào bệnh viện, vừa thấy Phúc,Trầm quên mất vẻ bình tĩnh thường ngày, cả sự có mặt của Lan, Trầm chạy đến nắm lấy tay Phúc mà nước mắt chảy dài.Phúc cũng thế, nắm chặt bàn tay Trầm trong tay mình như sợ Trầm tan biến đị Hai con tim như cùng nhịp đập.
« Chị cho em hỏi có phải đây là phòng anh Phúc không? »
Lan đang đứng trước cửa nghe hỏi nhìn lại, đó là một cô gái tay mang túi giỏ như người từ xa đến đang tìm thăm người bệnh.
- Dạ phải. Mời chị vàọ Phúc ơi, có người đến thăm đấỵ
Phúc Trầm quay ra, bỡ ngỡ:
- Xin lỗi, chị có lầm phòng không? Tôi là Phúc đâỵ
- Dạ không có lầm đâu. Em là Vân. Hay tin anh nằm bệnh viện, hai bác không lên được nên nhờ em lên đây săn sóc cho anh, vài hôm nữa bác gái sẽ lên sau.
Rồi dường như không để ý đến ba cái mồm đang há hốc, ba đôi mắt mở trừng trừng, Vân tự nhiên mở túi lấy quà gởi lên để trên bàn, kể cả bức thư của mẹ Phúc. Lan Trầm, trước tình thế oái oăm nầy, chẳng biết thế nào nên xin phép cáo từ. Phúc chưa kịp hoàng hồn là hai cô gái đã nhanh chân ra ngoài cửa thoát rồi. Chuyện như trong mơ mà có thật! Một lúc sau, bình tĩnh lại, Lan vội kéo tay Trầm nói:
- Sao mình lại bỏ về trong lúc nầy vậy? Quay lại đi Trầm, mình phải hỏi cho ra lẽ mới được. Mà cô ta là ai mới được chứ? Hay là…Lan ngừng lại, một ý nghĩ thoáng qua định hình làm Lan nghẹn lời, ánh mắt trùng với cái nhìn vời vợi của Trầm cảm thông khẳng định.
- Mình về đi chị. Chuyện của anh ấy để anh ấy tự giải quyết. Ðừng làm cho anh ấy lo thêm, chẳng ích lợi gì.
- Trầm hiền quá, coi chừng sau nầy dễ mất người yêu như chơi. Giữ họ chằng chằng, theo sát gót họ mà có khi còn tiêu tan theo mây khói. Thả lỏng họ muốn làm gì tùy thích, kiểu « gửi gió cho mây bay ngàn phương » đó chỉ tổ như « thả thuyền theo nước », gặp bến nào cặp bến nấy thôi.
- Trường hợp nầy mình làm gì được chị? Có người săn sóc cho anh Phúc lúc nầy là quí rồi. Em về đây. Mai gặp lại chị ở trường. Cám ơn chị thật nhiều. Chị tốt với em quá.
Chia tay Lan, Trầm không vội về nhà ngay, tạt vào nhà thờ, quỳ trước Hang đá Ðức Mẹ cầu nguyện, dù Trầm không là con chiên đạo Chúạ
« Lạy Chúa con là người ngoại đạo,
Nhưng tin có Chúa ngự trên trờị »
Từ đó trở đi, Trầm lánh mặt Phúc luôn. Sau cơn bệnh, Phúc vẫn trở lại ăn cơm như thường lệ nhưng không lý do nào để gặp Trầm nếu Trầm không ra cười cười chào Phúc hỏi thăm vớ vẩn vài câụ
« Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu?...
Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì aị »
Ăn cơm xong, Phúc dắt xe đạp lửng thửng đi bách bộ để tiêu hóa khối ưu tư chưa giải tỏa được, qua lại không biết bao nhiêu lần trước cửa nhà Trầm, « xây dọc rồi lại xây ngang » xây hồ mộng trong đó chỉ có hai người lặn hụp yêu nhau.
Có lần từ cửa sổ lầu nhìn ra, Trầm nghe lòng mình thắt lại đau nhói khi thấy Phúc đứng bên kia đường, dựa góc cây dầu nhìn lên. Phúc vẫn nhớ Trầm thường học bài bên cửa sổ quay ra đường mà không dám vào xin gặp. Trầm muốn chạy ra gọi Phúc mời vào, Trầm cũng nhớ Phúc vô cùng nhưng lương tâm nàng không cho phép. Trầm định đóng bớt một cánh cửa sổ lại nhưng nếu thế lại không còn nhìn được hình ảnh thân thương.
Bị giằng co giữa lý trí và tình yêu, cuối cùng Trầm nại lý do tình bạn để tự trấn an, bước ra bao lơn, đưa hai tay cao lên vẫy chào và một tay chỉ vào đồng hồ, tay kia ra hiệu về nhà đi kẻo muộn.Phúc như mở cờ trong bụng leo lên xe đạp nhấn hết ga, lòng vui như hội.
Rồi ngày nào như ngày nào, Phúc như có hẹn, đến giờ Trầm lên lầu học bài, là có « chú Cuội » si tình Phúc dưới gốc cây dầu cao lênh nghênh chờ đợị Tình bạn đã biến thành tình si rồi!
Có những buổi chiều mưa Ngâu, những giọt nước nhẹ phất lên mái tóc bồng bềnh hay trên đôi vai gầy của Phúc làm Trầm cảm động vô cùng. Trầm muốn chạy đến Phúc, van xin Phúc, nếu thương nàng thì đừng hành hạ xác thân nữạ Nhưng để làm gì? Từ nay, Trầm sẽ không ra mặt nữa để Phúc quên dần đi, nhưng thật không dễ gì đối với hai người thành thật yêu nhau.
Chỉ cần nghĩ đến Phúc cho rằng Trầm muốn dứt khoát với mình, rồi sẽ không quay lại nữa, Trầm đã cảm thấy tiếc nhớ đến biếng ngủ mất ăn. Càng khổ hơn là Trầm không biết mình yêu Phúc lúc nào, Trầm cũng không bao giờ nghe Phúc thố lộ tình yêu, thế mà hành động cụ thể của hai người chứng tỏ rõ tình yêu đã nở hoa từ lâu rồị Trầm mỉm cười trong nước mắt hồi tưởng lại những ngày thắm thiết hồn nhiên đã quạ Trầm giật mình khi nghe ông phát thư ngừng trước nhà gọi:
« Có thư bảo đảm cho cô Trầm. Xin ký tên nhận thư. »
Trầm ngạc nhiên nhưng vẫn làm theo sự chỉ dẫn, rồi cám ơn ông phát thư xong quay phắt vào nhà. Không có tên người gởi trên phong bì, nhưng nét chữ, dù có khác trại đi đôi chút, không thế nào lầm lẫn được. Trầm nhét vội thư vào túi áo, tim đập thình thịch, vội vã lên lầu hồi hộp xé thư.
Ðúng là thư của Phúc nhưng chỉ vỏn vẹn có hàng chữ viết bằng mực đỏ « Thương gửi… » với vài bài thơ đề ngày tháng …xa xôi lúc Phúc mới vào ở trọ. Trầm đắm mình theo ý tình thơ, vui buồn lẫn lộn, nhẩm đi đọc lại đến thuộc lòng…Hạnh phúc làm con người ta lớn lên.
Từ đó trở đi, cứ vài ngày là Trầm nhận được bức thư « vô danh » với nội dung càng ngày càng thắm thiết, đau buồn, nhớ nhung trăn trở nhưng tuyệt nhiên không trách móc giận hờn. Càng đọc Trầm cũng không dám mơ nữ nhân vật chính trong thơ là mình, càng tìm hiểu Trầm càng thấy mình xao xuyến cảm động thương Phúc hơn và thông cảm với niềm tuyệt vọng của « người yêu không tên » của Phúc.
Rồi bẵng đi một thời gian, bặt tin. Trầm cũng bận rộn thi cử nên không dám chểnh mảng việc học. Vả lại để dấu nỗi lòng « không biết vì sao tôi buồn », Trầm vùi đầu vào sách vở hy vọng nguôi ngoai, nhưng đôi mắt đã « vương lệ sầu » hết tuổi thơ ngâỵ
Một hôm trong hè, Lan cùng Tân đột ngột đến mang thiệp cưới mời Trầm. Trong lúc chuyện trò vui vẻ, Tân vô tình tiết lộ cho Trầm biết về Phúc:
- Thằng Phúc nó đi hồi nào Tân cũng không hay nữa, nó dấu kín như bưng, ba má nó cũng không ngờ. Không biết nó buồn gì, tuyệt vọng hay sao mà không chịu thố lộ cùng ai hết, tự ý tình nguyện vào Hải quân. Tân cũng chỉ mới biết đây thôi qua thư của thằng bạn cùng khóa với nó. Nó có nói gì với Trầm không?
- Dạ không. Lâu rồi em cũng không có tin tức gì của anh Phúc hết, em thật tình cũng mong lắm mà không biết hỏi aị Thôi vậy cũng mừng cho ảnh mạnh khoẻ.
- Trầm thấy cái thằng nầy nó tệ chưa? Không biết đám cưới tụi nầy nó có về dự được nữa không? Nó không viết chữ nào cho mình biết đơn vị của nó. Lan thì từ lâu cũng tức nó nên không tìm gặp nó để biết tin. Tụi nầy con trai thường kể cho nhau chuyện nầy chuyện nọ, chuyện trên trời dưới đất, « bá láp », tào lao, « bồ bịch »,… còn thằng Phúc nó ít nói lắm nên chừng nó đi ai cũng té ngửa hết.
- Thôi đi ông tướng. Có một thằng bạn thân nhất mà không giúp gì được hết, đừng trách Phúc làm chi. Biết đâu Phúc có điều u uẩn không tiện giải bày thôi. Chừng nào gặp rồi tính saụ Bây giờ tụi nầy phải đi mời nữa, bận quá để khi khác mình sẽ nói chuyện nhau lâu hơn. Về nha Trầm, nhớ đi đám cưới mình nghe.
Cầm tấm thiệp trong tay sau khi Tân Lan về rồi, Trầm buông mình xuống ghế dài, nước mắt ứa ra. Trầm chỉ lờ mờ nghĩ rằng Phúc muốn tìm lãng quên trong công việc, xa mọi người thân trong thời gian khá lâu để tìm lại sự bình tâm, tự tìm hiểu rõ xem mình thật sự muốn gì.
Không nghe Lan nói đến việc cưới vợ theo ý muốn của gia đình, có lẽ Phúc muốn tỏ sự bất bình của mình bằng cách vào Hải quân chăng? Còn cô X nào trong những bài thơ ướt át lãng mạn mà Phúc đã gửi cho Trầm?
Phúc chắc chắn là không còn gì với Trầm nữa, ghét Trầm lắm nên chẳng có chữ nào gửi nhắn thăm…Bao câu hỏi không giải đáp quay cuồng trong đầu óc làm Trầm càng nhớ Phúc hơn, nhớ lạ nhớ lùng, nhớ đủ thứ lung tung…
« Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi, xa vắng mênh mông là buồn. » (Thế Lữ)
Một hôm, mẹ gọi xuống nhà có người muốn gặp mặt. Thì ra là Vân. Vân bây giờ trông khác trước nên Trầm lúc đầu còn ngờ ngợ, sau đó nhận ra ngaỵ Ngồi đối diện nhau, Vân xin lỗi là đường đột đến nhà mà không báo trước, nhưng vì có dịp lên Saigon nên tạt qua thăm Trầm thôi.
- Bấy lâu nay, mình hỏi thật nha, Trầm có tin tức gì của Phúc không?
- Không chị ạ, mà tại sao chị hỏi em? Có chuyện gì xảy ra vậy chị?
- Vậy là em không biết chuyện gì hết à? Chị cũng nghĩ như thế nên hôm nay mới lên gặp em đây.Chị sắp làm đám hỏi rồi, em có mừng cho chị không?
- Dạ mừng cho chị.
- Mừng mà sao nói nhỏ xíu vậy? Mặt lại buồn xo như thế kia. Thôi chị đùa một chút cho vui. Anh nầy không phải là Phúc đâu. Rồi Vân bắt đầu kể.
Sau khi Lan,Trầm ra khỏi bệnh viện là Phúc nổi trận lôi đình lên, yêu cầu Vân về ngay:
- Cám ơn cô đã nghe lời má tôi lên đây, nhưng tôi không muốn thấy cũng không cần sự có mặt cô lúc nầy.Cô có biết là cô đến không đúng lúc không, Cô ác quá.
- Ơ cái anh nầy ngộ ghê, sao anh lại cáu với tôi. Ði bao nhiêu cây số lên thăm nuôi mà còn bị ‘xì nẹt’ dữ dội phủ đầu luôn. Tôi về mét với má anh, anh không khỏi bị căng nọc ra đánh đòn cho mà coị
Thấy Vân nói tỉnh bơ như vậy, Phúc ngạc nhiên rồi nguôi ngoai/
 - Sao cô dạn quá vậy, lên một mình, mà lên làm chị Hai đứa mình chẳng quen biết nhau gì cả, cô không sợ sao?
- « Có vô hang mới bắt được cọp » chứ anh, còn cứ há mồm ngồi chờ sung rụng vô miệng thì biết đến chừng nào. Vậy là anh muốn đuổi tôi về thật sự phải không? Nhưng tiếc là bây giờ hết xe về quê rồi. Tôi cũng không có dự trù bị hất hủi mà đem theo địa chỉ bà con để xin ngủ nhờ qua đêm. Còn ở đây thì cũng như mọi người nuôi bệnh, ai làm sao tôi làm vậỵ
Ðuối lý, Phúc thở dài rồi xuống giọng:
- Dù sao tôi cũng phải cám ơn cô. Cô ăn uống gì chưa, ăn một chút đi. Tùy cô muốn làm gì thì làm, tôi không có ý kiến gì nữa hết.
- Anh biết điều vậy tôi mừng. Thật ra tôi cũng muốn gặp riêng anh để bàn với nhau về chuyện chúng mình. Anh để yên cho tôi nói hết rồi sẽ cho ý kiến sau nghe anh.
Phúc mệt mỏi gật đầu.
- Như anh biết, chuyện giữa anh và tôi là do cha mẹ định đoạt. Chúng ta cũng không nên trách hờn vì thật ra cha mẹ nào cũng muốn điều lành hay cho con cái. Quan niệm khác nhau thôị Do đó tình yêu không có.
Tôi biết anh không có liên lạc gặp gỡ tôi gì hết làm sao thông cảm nhau dễ dàng.Tôi lại ở quận, anh ở tỉnh, tôi quen với không khí cần cù chất phác hiền hòa của đồng ruộng vườn tược sông ao. Anh như công tử hào hoa phong nhả « dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. » Thanh niên thiếu nữ quê tôi cùng trạc tuổi nhau thường rất thích chàng trai cô gái thành có vẻ văn minh khôn ngoan đài các, nhưng ngại tính « tham đó bỏ đăng » lắm. Còn nói gì ít học như em thì khoảng cách giữa chúng mình một trời một vực.
Má anh cứ bảo gia đình em đừng lo, anh là con chí hiếu, hơn nữa « áo mặc sao qua khỏi đầu ». Nhưng gia đình em dọ hỏi thì biết anh chẳng bằng lòng mà vì sợ mẹ buồn nên tìm kế rút lui dần.
Nói cho anh biết luôn là hôm nay lên đây, chứng kiến cái nhìn của anh với cô bé ấy, em biết ngay là anh « trồng cây si » cổ thụ rồi.
- Chưa có gì đâu em.
Hai người như thấy gần nhau hơn.
- Ðừng dối lòng nữa anh ơi. Em có quyền gì trách anh đâu mà em cũng chẳng ghen hờn gì cả.Chúng mình nên sòng phẳng với nhau là hơn. Anh đâu có hứa hẹn gì với em cũng như em chưa có tình cảm sâu đậm với anh, thế sao chúng ta không tìm lối thoát êm đep cho nhau hả anh?
- Anh đang lắng nghe đây, em cứ nói hết ý em đi. Anh mừng là em hiểu hoàn cảnh trớ trêu của chúng mình. Không phải là anh có ý chê bai hay ghét bỏ em đâu, vì anh có biết em bao giờ. Anh là con trai nữa, việc quen biết gặp gỡ bạn gái rất thường tình ở thời đại ngày naỵ Ðiều anh không thể nào đồng tình được là « ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên » thôi.
- Cám ơn anh đã thành thật như vậỵ Mà nói cho vui nghe anh, phải chi em có dịp được biết anh trước, chắc có… ép duyên em cũng đưa hai tay lên gật đầu liền.
Thôi trở lại vấn đề. Em biết chúng mình chắc không duyên không nợ nhau, nên em xin anh hãy nói thẳng, quyết liệt với mẹ anh là anh chưa muốn lập gia đình, hay anh lấy lý do nào tùy ý, như muốn có sự nghiệp trước rồi sau mới tính… chứ đừng bắt cô gái mà hai bên gia đình đã hứa miệng ngầm trước, phải chờ …dài cỗ ra không hẹn đến ngày nàọ Cứ làm « kỳ đà cản mũi » hoài tội cho người ta, đâu còn ai dám nhào vô, « chống lầy » khó lắm.
Phúc phì cười:
- Em thật có duyên khôn ngoan tốt bụng, chàng trai nào sau nầy gặp em chắc có phúc lắm. Mà anh hỏi thật em nha, em như vầy tất phải có nhiều cậu gấm ghé lắm phải không?
- Trật quẻ rồi, ông anh ơi. Ở tỉnh mà, trong làng nữa, phải giữ tiếng tăm nề nếp chứ. Khó có chuyện gì qua mắt được hàng xóm đâu. Bây giờ anh cho em biết ý kiến anh đi.
- Em nói đúng đó. Phải dứt khoát chuyện chúng ta, đừng để kéo dài lê thê không tốt cho cả hai bên. Lần nầy, hết bệnh anh sẽ về thưa với ba má anh đến nhà em xin thứ lỗi vì có thằng con « nghịch tử » bất chấp lời hứa của mẹ cha. Mà theo em, ba má em có bằng lòng không?
- Chắc đồng ý thôi. Ba má em cũng không có quan niệm thủ cựu lắm đâu, quí anh và gia đình anh thì có, nhưng không bao giờ ép buộc con gái mình lấy người không thương nó.
Thật ra, em cũng may mắn có vài chỗ nhờ người đến dò ý nhưng em chưa có ý định rời ba má em. Chuyện hứa hôn giữa hai gia đình em cũng chẳng bao giờ nghe ai nói cho đến khi có người chính thức xin đi đến hôn nhân thì má anh mới quyết liệt với anh như thế.
Sau đó, em có biết về anh qua má anh kể, anh hiền ngoan có hiếu học giỏi vân vân và vân vân, chứ còn chuyện nào khác thì không ai đá động tới, kể như chuyện đương nhiên không có trở ngại chống đối.
- Vậy là đở lo rồị Dù sao anh cũng làm gia đình em buồn, em xin lỗi dùm anh nghe. Chuyện không ai biết, thôi để nó êm đềm trôi qua đi. Cám ơn em thật nhiều.
Kể xong, Vân thở phào nhìn Trầm đầm đìa nước mắt, hai tay nắm chặt bàn tay Vân mà Vân cũng không rút ra.
- Anh Phúc có phúc lắm mới gặp người hiểu tâm lý như chị.
- Chị đã nói hết với em rồi, em nên tìm cách liên lạc lại với Phúc đi. Chị biết anh ấy yêu em thật lòng. Má Phúc có lần tâm sự với má chị là Phúc bảo sẽ ở vậy suốt đời nếu má không cho cưới em đó. Phúc còn nói là chính má Phúc đã làm mọi cách để chia rẽ hai người, đưa chị lên nuôi bệnh làm em cắt đứt với Phúc luôn, không bao giờ cho gặp mặt lại. Em không thương Phúc nữa sao Trầm?
À, không khéo chị lại quên, đây là địa chỉ của Phúc mà má Phúc nhờ chị đưa lại cho em, may ra em khuyên Phúc nghe em yêu đời trở lại. Thôi chị về đâỵ Khi nào đám cưới, chị mời em dự nha.
Trầm cảm động đến nghẹn lời chỉ biết lí nhí cảm ơn rồi lấy lại bình tĩnh đưa Vân ra về.
Vào nhà, Trầm vội chạy lên lầu, đến bên bàn học nhìn ra cây dầu nhớ nhớ thương thương…quyết định viết bức thư đầu tiên gửi Phúc.
Thư đi không lâu thì Trầm nhận được một bao thư khá nặng trong đó cả một xấp thư viết đã lâu đặc biệt với hàng chữ viết bằng mực đỏ lần nầy có đề tên rõ ràng người nhận:Thương về Trầm. Phúc cũng báo tin cho Trầm biết là Phúc còn phải theo tàu đi công tác xa vài tháng, « nhớ chờ anh ».
Thế rồi, 30 tháng tư 75 chia lỵ Bặt tin luôn.
« Nước đượm màu ly biệt,
Trời vương hương biệt ly »
(Xuân Diệu)
Năm năm trôi quạ Mặc dầu bận rộn với cuộc sống nhưng chiều chiều không lúc nào Trầm quên nhìn cây dầu cao già nua theo năm tháng nhớ lại một bóng hình sâu đậm trong tim.
« Có thư nước ngoài cho cô Trầm. »
Run run xé thư, chỉ vỏn vẹn có câu:
 « Anh sẽ làm mọi thủ tục bảo lãnh. Chờ anh nghe Trầm. Phúc. »
Vào Xuân 06
 

Xem Tiếp: ----