Chương hai - ba

Ngọc uống từng ngụm cà-phê nóng thơm, mắt đăm đăm như nhớ lại quá khứ, rồi thong thả kể chuyện cho Thanh nghe. Chàng thổ lộ với Thanh cả những điều thầm kín nhất trong tâm hồn mà chàng chưa từng dám ngỏ cùng ai nhất là mối tình của chàng đối với Thuý từ khi chàng mới mười chín tuổi. Hồi đó vì nhà Ngọc sa sút chàng phải đi sang học nghề đan “den” ở làng bên cạnh. Ông Cả thân sinh cô Thuý nhận hàng ở Hà Nội về rồi thuê thợ nam nữ ở các vùng lân cận đến đan. Ông dậy cả con gái ông nữa. Lúc Ngọc đến vì chưa quen nghề, nên Thuý thường đến chỉ bảo. Thuý là con gái nhà quê nhưng hai má hồng tự nhiên và đôi mắt đen tinh nghịch đã quyến rũ chàng ngay từ buổi đầu gặp gỡ. Tính Ngọc cả thẹn nên không dám ngỏ tình ý gì; chàng chỉ thấy lòng mình lâng lâng mỗi buổi sáng sang bên làng La để học nghề. Chàng học đan rất tấn tới mặc dầu không kiếm được bao nhiêu để giúp đỡ nhà, gồm có một ông bố, một người chị và mấy đứa cháu họ mồ côi.
Trong bọn thợ đến làm den chỉ có chàng là người có học và mọi người không ai bảo ai đều gọi chàng bằng cậu vì họ biết chàng là con một ông đồ bên làng Bằng, chỉ vì nhà sa sút nên phải học nghề thợ den. Học được ít lâu chị chàng kiếm được cho chàng một chân dậy học tư ở nhà một cụ Phủ về hưu, công việc rất nhàn lại kiếm được gấp đôi tiền. Nhưng chàng từ chối nói với chị:
“Em thích học nghề.”
Thuý cũng cảm ngay Ngọc từ khi chàng tới. Cô con gái quê ấy lấy cớ dạy chàng đan den nên suốt ngày ở cạnh chàng; nàng rất vui tính và nói đùa với Ngọc trước mặt mọi người, không thẹn thùng gì cả. Thuý nhí nhảnh như con chim non và lần đầu tiên nàng biết thế nào là tình yêu.
Ông Cả bà Cả chỉ có hai người con: một trai và một gái. Người con trai đã lớn tuổi bỏ đi đâu, làm việc gì bố mẹ cũng không biết, thỉnh thoảng lắm, có khi tới nửa năm mới tạt qua nhà một lần, vì vậy hai ông bà rất đỗi chiều chuộng Thuý; hai ông bà không ai nói với ai nhưng đều ngầm tán thành việc con gái mình lấy Ngọc vì nhà Ngọc là nhà gia thế và tính Ngọc hiền hậu rất hợp ý hai ông bà.
Dần dà mọi người thợ den đều nghĩ thầm với nhau cho Ngọc sẽ là rể tương lai của ông bà Cả. Nhưng Ngọc vẫn chưa lần nào ngỏ tình yêu với Thuý. Mặc dầu vậy, Thuý đã biết rõ là Ngọc yêu mình; những ngày ông bà Cả không đem được hàng ở Hà Nội về thì Thuý đi ra vào không thiết làm gì cả, lúc nào cũng chỉ mơ tưởng đến Ngọc. Nhiều lần nàng sang bên làng Ngọc lấy cớ là đi chợ Bằng mong có dịp Ngọc ra chợ chơi và được nhìn thấy Ngọc cho đỡ nhớ. Song vì Ngọc không bao giờ ra chợ cả nên Thuý lúc trở về lại buồn hơn lúc chưa đi, và tuy biết là vô lý nàng cũng tức Ngọc như là chính Ngọc đã sai hẹn với mình. Có lần không chịu được nữa, nàng tạt vào nhà Ngọc, bảo chàng:
“Sáng mai có hàng ở Hà Nội về; nhân tiện tôi qua chợ Bằng có tí việc, thầy tôi nhắn sáng mai cậu lại sang làm giúp đúng giờ như mọi lần, vì thầy tôi sợ không đủ người để kịp làng hàng giao họ. Có một cái ‘com-măng’ rất gấp của một bà đầm cần phải giao kịp trước ngày bà ấy đi Hải Phòng xuống tàu thuỷ về Pháp.”
Sáng hôm sau Thuý trang điểm rồi đón Ngọc trên con đường từ làng Bằng đến làng La. Lúc gặp Ngọc, Thuý nói cái món hàng đó vì người đầm hoãn ngày đi Pháp nên vài hôm sau mới có món hàng khác.
Ngọc nói:
“May quá nếu không gặp cô, lại mất công sang tận làng La. Tôi lại về Bằng vậy.”
Hai người đứng nhìn nhau một lúc. Thuý ngả nón phe phẩy quạt cho mát; nàng kéo tà áo lên lau vừng trán lấm tấm mồ hôi. Ở cạnh đường có một khu rừng cây, đứng ngoài đường nhìn vào không rõ. Ngọc bảo Thuý:
“Hay cô hãy vào chỗ cây kia nghỉ cho mát rồi trở về La. Trời hôm nay mới sáng mà đã oi quá, tôi cũng nghỉ một lúc trước khi trở về làng Bằng.”
Ngọc nghĩ nếu Thuý ưng chịu vào khóm cây kín đáo kia thì chắc chắn Thuý đã yêu chàng và vào đấy chàng chắc sẽ có đủ can đảm ngỏ tình yêu với Thuý, nếu tiện.
Thuý đi nón lên đầu, nhìn vào khóm cây rồi thốt lên:
“Cậu có ý kiến hay quá. Tôi cũng đương nóng bức cả người. Ta vào nghỉ cho mát một lúc đã.”
Ngọc và Thuý đi theo con đường nhỏ, qua vài thửa ruộng rồi khi nhìn lại không thấy đường cái nữa hai người mới ngừng bước. Sẵn có một bờ cỏ sạch sẽ và râm mát, Thuý lấy nón kê rồi ngồi xuống. Ngọc cũng ngồi xuống bên cạnh, trên thảm cỏ:
“Mát quá nhỉ, cô nhỉ. Chỗ này tôi cũng đã có đến nhiều lần bắn súng cao-su. Chính ở đây tôi bắn chết được một con chim vành khuyên.”
“Chim khuyên bé thế mà cậu cũng bắn trúng được cơ à? Nhưng sao cậu ác thế, sao cậu không làm lồng bẫy cho nó khỏi chết, khi được con nào cậu cho tôi xin một con.”
“Cô Thuý ạ, bắn chết con chim xong tôi cũng thấy thương hại nó, cho nên khi về nhà tôi đã chôn cất nó tử tế. Phải đấy, từ nay tôi làm lồng bẫy, nhưng khi bẫy được hai con cho đủ đôi tôi mới đem biếu cô.”
“À nhưng tôi không có lồng, cậu làm một cái lồng tre rồi cho tôi xin luôn thể. Cậu đừng quên nhé.”
“Tôi quên thế nào được. À từ nay cô đừng gọi tôi là cậu nữa, cô cứ gọi tôi là anh cho thân mật hơn. Vả lại cũng nhờ cô chỉ bảo, bây giờ tôi mới thành một anh thợ lành nghề.”
Thuý bỗng nhìn thẳng vào mắt Ngọc mỉm cười:
“Từ hôm đầu tiên anh đến tôi đã thấy ngay anh là người có học. Vì cớ gì anh cứ muốn làm một người thợ.”
"Vì nhà tôi sa sút. Về sau làm được mấy tháng nhờ cô chỉ bảo cách thức rồi, chị tôi mới bảo có một ông Phủ về hưu muốn nhờ tôi dậy học tư mấy đứa trẻ, vừa nhàn vừa kiếm được tiền gấp hai. Nhưng tôi từ chối vì tôi thích làm thợ hơn, vả lại vì..."
Ngọc ngừng lại đột ngột nhưng Thuý đã hiểu. Nàng nói:
"Hôm nay không có việc chúng mình đi chơi đi. Anh đưa tôi đi xem khu rừng, lần này là lần đầu tiên tôi dám vào đây. Nghe người ta nói rừng này có nhiều rắn, có cả cọp nữa."
"Rắn thì hoạ hoằn có, nhưng để tôi đi trước nó có cắn thì nó cắn tôi."
Chàng cất tiếng cười:
"Ai bảo cô rừng này có cọp. Có con cọp đáng sợ nhất là tôi nhưng cọp này hiền lành lắm. Cô đi với cọp rồi còn sợ gì cọp. Nào ta đi đi."
Ngọc phủi áo đứng dậy; Thuý cũng đứng dậy bóp lại cái nón cho tròn rồi đi theo sau Ngọc:
"Em sợ rắn lắm."
Nàng tình cờ thốt ra tiếng xưng em; Ngọc nghe rõ nhưng làm như không để ý tới. Càng đi sâu vào rừng, cây cối càng rậm rạp. Con đường nhỏ vì ít người qua lại nên nhìn kỹ mới nhận thấy nhờ ở những cây cỏ nằm rạp xuống.
Bỗng một con rắn cạp nong dài hơn thước nằm chắn ngang lối cỏ. Thuý hốt hoảng nắm lấy người Ngọc:
"Anh Ngọc ơi! Con rắn! Con rắn!”
“Cô đừng sợ.”
Ngọc cúi xuống nhặt một cành cây khô quăng về phía con rắn. Con rắn vụt biến vào trong cỏ cao và bụi rậm. Thuý vẫn chưa dám bỏ người Ngọc ra, thở hổn hển:
“Chết, anh... nó hình như quay lại phía sau. Kìa, anh trông nó trở lại phía kia kìa! Chỗ... chỗ... lá... động cạnh em.”
Ngọc quàng tay ôm lấy ngang lưng Thuý nói thản nhiên:
“Tôi đã bảo cô đừng sợ mà! Cô cứ đi với tôi, có sao đã có tôi.”
Chàng lấy tay ấn vào lưng Thuý giục nàng tiến qua chỗ con rắn nằm lúc nãy. Đi khỏi chỗ cỏ cao và bụi rậm tay Ngọc vẫn ôm ngang lưng Thuý; hai người đứng lại ở một chỗ đất trống rồi không nói một lời nào Ngọc ôm chặt lấy Thuý, cúi xuống sát gần mặt Thuý. Thuý ngửa mặt lên như chờ đợi, Ngọc đặt lên môi Thuý một cái hôn đầu tiên.
Tình yêu bấy lâu vẫn ngấm ngầm giữa hai người lúc đó đã bộc lộ rõ ràng trong sự trao hôn.
Sau ngày hôm đó, đến khi Ngọc trở lại làm việc nhà ông Cả, thái độ Thuý thay đổi khác hẳn. Nàng không nhí nhảnh, không nói đùa với Ngọc nữa, thường ngồi xa chỗ Ngọc làm việc, chỉ thỉnh thoảng lắm hai người mới lặng lẽ nhìn nhau như trao hết cả tâm hồn cho nhau.
Những ngày nghỉ, Ngọc thấy mình tương tư Thuý; có khi đêm khuya chàng ra đi xuyên quãng cánh đồng tối cách làng Bằng và làng La nhưng đến trước cửa nhà Thuý, qua dậu duối thấy có ánh đèn sáng chàng chỉ nhìn vào một lúc rồi lại quay về nhà. Những đêm khuya trời mưa lạnh tiếng chó sủa ở phía sau nhà làm chàng thức giấc; chàng nghe ngóng tiếng chó sủa mỗi lúc một xa, chàng đoán người nào có việc cần hay đi bắt ếch và nghe tiếng chó sủa chàng biết người đó đi về phía làng La. Sau một lúc yên lặng vì người ấy đi qua cánh đồng không có nhà ở rồi sau lại có tiếng chó sủa rất xa như từ phía làng La đưa tới. Chàng nằm yên trong chăn ấm và vơ vẩn nghĩ đến Thuý có lẽ giờ này cũng đương tưởng nhớ tới chàng.
Dần dà có khi ông bà Cả bảo chàng ở lại ăn cơm và nghỉ trưa ở nhà để khỏi đi lại thêm vất vả. Nhờ vậy Ngọc được gần gũi Thuý, cùng ăn cơm với Thuý và một hai lần gặp Lễ anh Thuý.
Lúc đầu Lễ với Ngọc không để ý tới nhau mấy nhưng dần dà Ngọc thấy Lễ hay nói chuyện với mình để làm thân và toàn nói những chuyện bâng quơ. Lễ rất vui tính, cả ngày đùa với trẻ con. Chàng có một trò nghịch làm trẻ con bao giờ cũng thích: chàng lấy một sợi dây chỉ vo tròn một đầu rồi nuốt hẳn vào dạ dầy. Để một lúc lâu, Lễ cầm cái đầu dây hơi thòi ra ngoài môi rồi vừa há miệng cho trẻ con nhìn, vừa kéo dây cho trẻ con thấy rõ là mình có phép kéo được cái đầu dây cuộn tròn từ ở bụng ra. Trẻ con vì vậy thích Lễ lắm và Lễ đi lại dễ dàng các nhà trong làng. Còn thỉnh thoảng Lễ đi đâu làm gì thì ngay đối với Ngọc chàng cũng không nói rõ. Rồi sau một độ ở làng, Lễ lại biến đâu mất.
Bỗng một hôm Ngọc không thấy Thuý ra ngồi đan; nàng nằm lỳ ở trong buồng kín đến nửa tháng. Khi Thuý gượng dậy ra ngoài, Ngọc thấy nàng gầy hẳn đi, đôi má không còn hồng nữa, nước da xanh, hai con mắt đen sáng hơn trước và trông to hẳn ra. Ít lâu sau các ông lang có tiếng ở quanh vùng ai cũng nói Thuý bị lao. Một buổi trưa nhân lúc vắng người Thuý đến gần nói nhỏ với Ngọc:
“Em biết trong mình em lắm. Chắc em không còn sống được bao lâu nữa."
Nhìn chung quanh không có ai, Ngọc hôn lên vầng trán phẳng đẹp, hôn xuống đôi mắt to của Thuý, hôn vào đôi má gầy và đôi môi khô của người yêu, rồi nói giọng run run:
“Anh yêu em. Em chết chắc anh cũng không sống được nữa."
Khi Thuý sắp chết thì Lễ về. Lễ biết là Ngọc yêu em mình lắm, nhưng chàng vẫn thản nhiên đùa với trẻ con và đi chơi với các nhà trong làng.
Hôm Thuý hấp hối, nhân Lễ vào thăm, Ngọc cũng theo sau, đứng chắp tay lặng nhìn Thuý. Thuý lịm dần. Ông bà Cả vừa khóc vừa gọi; Thuý mở mắt ra và qua vai Lễ, nàng đưa mắt nhìn thẳng vào mắt Ngọc, như để vĩnh biệt người yêu. Một lúc sau mắt nàng mờ đi. Bà Cả sờ vào người con nói với ông Cả:
“Người nó lạnh ngắt, ông ơi, Thuý ơi! Con, con nỡ nào…"
Rồi bà khóc tru tréo lên, vừa khóc vừa gọi tên con. Lễ nói:
“Em con nó đi rồi.”
Chàng lấy tay vuốt mắt em. Ngọc đứng lại nhìn nét mặt và thân hình Thuý; cả người nàng như dẹp hẳn xuống trong chiếc mền trắng. Vầng trán thân yêu của Thuý đã nhiều lần chàng đặt môi lên, bây giờ chàng thấy yên lặng, một sự lặng yên hơn cả những tảng đá ở ngõ đi vào. Các đồ đạc trong phòng cũng hình như có một sức sống linh động chỉ riêng có nét mặt Thuý và nhất là vầng trán, chàng thấy lạnh hơn cả mọi thứ và yên lặng hơn cả mọi thứ.
Thấy đứng lâu bất tiện, Ngọc ra ngoài nói với bọn thợ ốt đời chỉ là hai người bạn, còn việc lấy Phương, tôi xin thú thực là tôi có yêu Phương nhưng cưới Phương làm vợ thì mặc dầu Phương đau khổ vì tôi, tôi xin thề với chị là không bao giờ lấy Phương cũng không bao giờ lấy ai cả. Tình hình Hà Giang hiện giờ đương nguy ngập; chưa có lệnh, tôi cũng cứ về để giúp sức các anh em khác chống cự lại Việt Minh. Dòng sông Thanh Thuỷ tuy tôi đã qua nhiều lần nhưng mỗi lần đứng bên bờ sông tôi vẫn thấy dòng nước ấy như ngăn cách tôi với một thứ gì mà tôi không hiểu. Đó chỉ là một linh tính, tôi không dị đoan, chị chắc đã rõ nhưng... Tôi biết nếu lần này tôi qua dòng sông Thanh Thuỷ thì không có ngày trở lại nữa, cũng như Kinh Kha không bao giờ qua sông Dịch Thuỷ lần thứ hai.’’
Ngọc chớp mắt luôn mấy cái rồi cầm lấy cốc cà-phê bảo Thanh:
“Tôi thương hại anh Tứ, tôi biết là tôi bị Tứ ám ảnh suốt đời. Tôi không bao giờ quên được lúc tôi... xin lỗi chị... lúc tôi lột hẳn quần đùi Tứ và trông thấy... Chị còn nhớ rõ hôm Nhật đầu hàng mấy người Tàu đem rượu đến bàn tôi với chị ngồi. Không lúc nào bằng lúc đó tôi cảm thấy người ta ai cũng tốt, cũng yêu hoà bình nhưng vì cớ gì họ giết lẫn nhau, vì cớ gì tôi giết người, hai bàn tay nhiều lần vây máu, không bao giờ sạch được, không bao giờ...’’
Chàng cúi mặt, hai bàn tay ôm đầu tiếp theo:
“Nhưng tôi không hối hận. Theo như lời chị nói, đấy là kiếp tôi như thế, đấy là định mệnh. Mấy nghìn năm nhân loại vẫn không thay đổi, chắc phải có một nguyên cớ gì...”
Tiếng Thanh lọt vào tai chàng như tiếng từ thời xưa vẳng đến:
“Tôi hiểu anh, vì tôi cũng cảm thấy như thế nhưng còn hiểu rõ được duyên cớ, thì tôi tin không ai hiểu nổi. Tôi, tôi sẽ tìm một ngôi chùa nào...”
Ngọc ngửng lên. Nắng tháng Tám khiến chàng chói mắt. Cũng như trên Côn Minh, qua cửa sổ vẫn có một khu vườn rau; khu vườn tuy rộng hơn nhưng vẫn có những cành cây lá bóng loáng ánh sáng, những tấm áo phơi rung động trước gió và cả cái thành giếng gạch ướt nước loé lên những ngôi sao lấp lánh. Cuộc đời vẫn tươi đẹp đơn sơ...
Bỗng có tiếng Lăng từ dưới nhà vẳng lên:
“Chị Kim đâu? Mời chị đến họp ngay. Có tin Hà Giang thất thủ. Tất cả hơn bốn mươi cán bộ đều bị Việt Minh thủ tiêu chỉ còn sống sót được một người chạy về Ma-Lì-Pố. Mới nhận được điện tối hôm qua của chị Nam ở Văn Sơn.”
Ngọc và Thanh đều đứng dậy cùng một lúc. Thanh nói:
“Anh cứ đi báo các anh em. Tôi sửa soạn rồi lại ngay trụ sở.”
Ngọc mắt vẫn nhìn qua cửa sổ nhưng không để ý đến khu vườn. Cuộc đời lại hết đơn sơ, toàn những sự chết chóc, giết hại lẫn nhau. Cái guồng máy bắt đầu quay. Người chàng choáng váng: Bốn mươi anh em bị bịt mắt đưa đi trong đêm tối, đến một cái huyệt lớn hay biết đâu chỉ là một cái rãnh hay một vực sâu giữa hai quả núi. Họ chắc bị tháo giầy đi chân không, áo quần bị lột hết để những người khác mặc thay, hoạ chăng chỉ còn lại mỗi người một chiếc quần đùi...
Thanh hỏi Ngọc:
“Này anh, tôi sẽ tình nguyện về Hà Giang. Anh thuộc đường, anh sẽ đưa tôi về như anh đã đưa Nghệ và Tứ. Còn bao nhiêu anh em rải rác ở biên giới Việt, chúng mình sẽ tìm cách đưa họ sang đất Tàu.”
Ngọc không nói nhưng trong bụng nghĩ thầm đã sắp đến ngày thoát khỏi mối tình éo le giữa chàng với Phương và Thanh.
“Chị cho tôi một cốc cà-phê phin nữa. Uống xong tôi đến họp trước, chị đóng cửa hàng hay nhờ bà Su trông coi, tuỳ ý. Chị sẽ tới sau tôi một lát.”
Lúc Ngọc đến, anh em trong Khu Bộ đã gần đủ mặt. Một lúc sau Thanh cũng tới. Anh Khu Bộ trưởng đọc điện văn của Nam ở Văn Sơn gửi về. Thanh đứng lên giơ tay:
“Tôi xin tình nguyện về tận Hà Giang dò xét tình hình. Tôi về được vì chưa ai biết tôi gia nhập hàng ngũ, tôi chỉ là một người làm ăn buôn bán lương thiện. Nhưng đường về Hà Giang tôi chưa đi bao giờ xin anh em cử một người thông thạo đường lối để đưa tôi về Thanh Thuỷ.”
Không cần bàn cãi, mọi người đều nói ngay:
“Đã có anh Ngọc.”
Sau khi nghe qua tình hình, Thanh và Ngọc xin về trước, nói là để bàn định cách thức đi. Thanh hẹn ba hôm nữa sẽ khởi hành. Anh giao thông viên nói không cần đi bộ từ Mông Tự đến Văn Sơn vì vấn đề đi nhờ xe Mỹ về Văn Sơn rất dễ. Hiện nay hết chiến tranh có những đoàn xe đi không để đem các vật liệu ở trường bay Văn Sơn về.
Ra đến ngoài Thanh nói với Ngọc:
“Tôi với anh chẳng cần phải bàn luận gì. Tôi về thu xếp hàng cà-phê còn anh... anh nên lại báo cho Phương biết và từ biệt Phương.”
Ngọc đến ngay nhà Phương vì biết chắc Hoạt và Khuê đương bận họp. Chàng không vào nhà, đứng ở khu vườn trước cửa, Phương chạy ra vui mừng nói:
“Sao lâu không thấy anh đến.’’
Ngọc yên lặng một lát rồi nói:
“Anh đến đây để từ biệt em. Hà Giang vừa thất thủ. Bốn mươi anh em đã bị Việt Minh thủ tiêu. Anh phải đi ngay về biên giới để đón các anh em nào sống sót đưa sang đất Tàu.”
Phương nhìn chàng ngây thơ. Tâm hồn nàng bình tĩnh như khu vườn nắng. Những việc giết chóc lẫn nhau như những việc xa lắc xa lơ không liên can gì đến nàng cả trừ có việc Ngọc sắp phải đi. Nàng nói với Ngọc:
“Em không hiểu việc các anh định làm. Có một điều cần là anh cứ ở bên phía biên giới Tàu, đừng về nước. Anh đón các anh em rồi đưa về đây. Còn thổ phỉ thì không ngại lắm vì em nghe người ta nói có bộ đội Tàu kéo về ngả Hà Giang. Anh có đi thì đi với họ.”
Nhìn Phương Ngọc thấy lòng mình thản nhiên như không. Chàng nói với Phương một vài câu để nàng yên tâm rồi từ biệt ra đi. Phương giơ tay vẫy, chàng cũng vẫy vẫy mấy cái rồi rảo bước về phía hàng Thanh Hương.
Tự nhiên chàng hết băn khoăn vừa đi vừa thổi sáo miệng. Phương cũng như bà Vĩnh, hai người đều sống một cuộc đời không bận rộn, yên lành; chàng ghé qua thế giới của họ thấy vui vui, êm ả trong lòng nhưng chỉ thế thôi. Còn Thanh, tâm hồn Thanh là cả một thế giới mông lung muôn mầu sắc, rất khó hiểu nhưng có một sức quyến rũ lạ lùng.
Ngọc cho cuộc đi với Thanh về Hà Giang như một cuộc đi tìm kiếm thiên thai. Thân chàng dù có bị guồng máy nghiến nát nhưng linh hồn chàng theo lời Thanh vẫn thường nói, sẽ tan đi như hạt muối trong nước hay biến thành một niềm vui hoà loãng trong cái mênh mông của hư vô. Phạm Lãi, Tây Thi chết đã mấy nghìn năm nhưng tâm hồn hai người vẫn còn tồn tại trong tâm hồn nhân loại. Tan đi là còn mãi mãi, sống đấy nhưng cái tan rữa đã ngầm ngấm bắt đầu. Hai mươi năm sau thân hình đẹp đẽ của bà Phương sẽ biến thành bà Vĩnh và sau cùng còn lại một bộ xương trắng nằm trong lòng đất lạnh. Thể xác Tứ bây giờ chỉ là một bộ xương khô dãi mưa nắng song hình ảnh Tứ vẫn còn lại được vài chục năm nữa trong tâm trí người vợ thân yêu.
Nghĩ vậy Ngọc lắc đầu để xua đuổi sự ám ảnh về Tứ. Tự nhiên chàng thấy trong người bồng bột muốn làm một việc gì rất nguy hiểm bên cạnh Thanh và tình yêu Thanh chàng lại thấy dần dần dâng lên tràn ngập trong lòng.
Hàng cà phê Thanh Hương lúc đó rất đông khách nhưng toàn khách người Tàu, bà Su và Thanh đương bận tới tấp. Ngọc lên thẳng trên gác ngồi đợi. Một lát sau Thanh lên một tay bưng cốc cà-phê:
“Đây là cà-phê tự tay tôi pha lấy không phải cà-phê bà Su pha mà sợ. Thế nào anh đã đến thăm cô Phương của anh chưa?”
“Có, tôi vừa đến thăm nói mấy câu để cô ấy yên tâm.’’
Thanh nhìn Ngọc thấy hai mắt chàng sáng hẳn lên và nét mặt lộ một vẻ sung sướng khác thường, nàng không thể lầm được. Thanh nghĩ thầm:
“Chắc hai anh chị đã ngỏ lời yêu nhau rồi. Vợ chồng Hoạt chắc còn bận họp, hai cô cậu tha hồ mà tự do nói chuyện.’’
Nàng thấy nhói ở tim, nhìn kỹ má Ngọc xem có vết son đỏ nào không, nhưng tuyệt nhiên không có dấu vết gì. Mặt Ngọc hơi tái lại nhưng ngầm có một nỗi vui háo hức hình như Ngọc vừa quyết định xong một việc rất quan trọng trong đời. Ngọc quên cả uống cà-phê, bàn tay chàng đặt trên bàn nắm chặt lại. Thanh ngồi yên đợi Ngọc bắt đầu câu chuyện. Một lúc sau Ngọc gạt cốc cà-phê sang bên cạnh để đưa người ra đằng trước như để nói thầm với nàng điều gì. Thanh nghĩ “dưới nhà toàn người Tàu việc gì cần nói thầm” nhưng nàng cũng nghiêng người sát lại gần Ngọc và lắng đợi. Ngọc nói khẽ nhưng giọng quả quyết:
“Tôi đã quả quyết rồi. Tôi không ở bên này biên giới, cũng không lẩn lút về phía Hoàng Su Phì. Tôi sẽ ở về hẳn tỉnh Hà Giang với chị.”
Thanh kêu lên:
“Anh muốn tự tử à? Tôi về được vì không ai biết tôi là ai, còn anh, Việt Minh biết rõ anh lắm rồi. Anh muốn tôi chết với anh sao?”
“Chị Thanh, bốn mươi người, thêm một người nữa cũng vẫn thế. Chị sợ chết thì chị ở lại phía bên này sông Thanh Thuỷ, tôi sẽ đưa dần người sang, nếu còn.”
“Tôi sợ? Anh tưởng tôi sợ à? Nếu anh đã nói vậy thì tôi sẽ sang bên kia sông Thanh Thuỷ, nghe anh nói thì có một bến đò buôn hàng lậu và một cái cầu sắt bắc ngang sông Thanh Thuỷ: cầu sắt hiện giờ chắc quân Việt Minh gác nghiêm nhặt lắm. Rồi anh xem, tôi sẽ cùng anh đi qua cầu nếu có sao thì...
Tuy Thanh bỏ lửng câu nói nhưng Ngọc hiểu ngay nàng định nói: “Nếu có sao thì cùng chết”.
“Cùng chết”. hai chữ ấy vang lên như những tiếng reo vui ghê rợn. Hai người yên lặng nhìn thẳng vào mắt nhau một lúc và cùng nghĩ thầm: “Yêu nhau đến bực ấy sao”. Ngọc nói thản nhiên:
“Cái đó tuỳ chị, tôi đã quyết tâm và không vì lẽ gì mà lùi bước.”
“Cái đó tuỳ ý anh, còn tôi, tôi sẽ đi thẳng qua mặt lính gác, ngang nhiên như người đi chơi mát. Rồi anh xem. Tôi sẽ qua dòng sông Thanh Thuỷ bằng cầu sắt. Dòng sông Thanh Thuỷ là của riêng tôi vì tên tôi là Thanh.’’
“Này chị Thanh, tôi không dị đoan nhưng xin chị chớ bén mảng đến dòng sông Thanh Thuỷ. Thanh là tên chị, Thuỷ là nước, chị chắc sẽ bị hại ở đấy và người chị sẽ tan thành nước.’’
“Vâng thì cho nó tan đi. Hồn tôi sẽ theo dòng Thanh Thuỷ trôi vào Thiên Thai... mà chỉ có một mình.’’
Nàng quay đi để giấu nụ cười:
“Tôi đã đọc kỹ năm bài thơ Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai của Tào Đường. rong đó chỉ có hoa đào, hoa mai, chó và chim hạc với gà... tuyệt nhiên không có châu chấu!’’
Chương ba mươi mốt
Sáng hôm sau Ngọc đến hiệu cà-phê Thanh Hương thật sớm xem Thanh đã thu xếp xong với bà Su chưa để giục nàng khởi hành ngay. Thanh nói:
“Ba hôm nữa tôi mới đi được vì cần phải đợi mấy nơi trả tiền.’’
“Hay là chị sợ nên trù trừ. Nếu vậy tôi đi trước.’’
Thanh không nói gì, nhìn ra ngoài mỉm cười. Nàng sắp phải rời bỏ khu vườn quen thuộc và thân yêu mà đi chuyến này không chắc đã có ngày về. Nếu nàng sơ ý để cho Khu Đảng bộ Việt Quốc Mông Tự biết là nàng ở trong hàng ngũ Việt Minh thì rất có thể dọc đường nàng sẽ bị thủ tiêu hoặc ở Văn Sơn như Vương Đức năm trước, hoặc ở Ma-Lì-Pố và có khi chính Ngọc sẽ giết nàng ở ngay chỗ chàng đã giết Nghệ. Thanh toan thú thực với Ngọc ngay nhưng Ngọc chỉ là một liên lạc viên; lệnh trên ban xuống, dù có cảm tình với nàng hay yêu nàng nữa, Ngọc cũng phải tuân lệnh chỉ trừ trường hợp Ngọc theo Việt Minh một việc nàng chắc không bao giờ Ngọc làm và chính nàng cũng không muốn làm, không muốn Ngọc làm.’’
Nàng dịu dàng nói với Ngọc:
“Đi chuyến này chắc đâu có ngày về, ngoài việc thu tiền nợ tôi còn muốn ở lại ít ngày để đợi xem mấy nụ hoa lựu kia có nở không. Từ nay không còn mong ăn lựu ngon nữa. Cái guồng máy bắt đầu quay. Tôi chui vào đấy là lỗi tại anh Tường và nhất là lỗi tại anh...’’
Thanh nghĩ thầm thật ra nàng đã chui vào guồng máy một lần rồi và đã bị lừa nhưng chưa thoát khỏi. Còn lần này nữa, hiện giờ nàng biết là đã đi đúng đường nhưng rất có thể nàng sẽ bị hại vì sự lầm lỡ trước. Có một điều là nàng đã chui vào hai guồng máy quay ngược chiều nhau; guồng cũ nàng đã tìm cách gần thoát khỏi, guồng mới nàng cho cả người vào hăng hái đầy tin tưởng nhưng rất nguy hiểm.
Nhưng sự nguy hiểm, Thanh không những không sợ mà lại cảm thấy mê đắm và có một sức quyến rũ khiến nàng có thể coi cái chết như không. Trước kia nàng đã trách Ngọc không tranh đấu cho một lý tưởng mà chỉ vì sự chán nản của cuộc đời vì cái chết của Thuý, bây giờ nàng cũng tranh đấu vì cảm tình riêng; còn lý tưởng Thanh lại nhớ đến câu của Pascal chỉ có khác là dẫy núi Pyrénées nay biến thành dòng sông Thanh Thuỷ.
Nàng nói tiếp giọng tinh nghịch đùa bỡn:
“Hay là chúng mình cùng chui ra đi tìm Thiên Thai ở ngay cõi trần.’’
Ngọc mỉm cười:
“Nếu tôi chui ra thì tôi sẽ lấy Phương. Nhà Phương giầu, tôi lại sẽ tìm một việc làm hay đi bán bánh bò Tàu. Hơn hai mươi năm nữa tôi với Phương sẽ biến ra hai ông bà Vĩnh. Phương làm bánh bò Tàu khéo lắm. Chắc tôi giầu to. Vàng của chị đã hết, tôi sẽ trả lại chị số vàng, trả đúng số.’’
Thanh chạy xuống nhà dưới đem lên cốc cà-phê:
“Xin lỗi anh, sáng nay cô hàng đãng trí quên chưa lấy cà-phê cho khách hàng. À nhưng nói làm gì đến chuyện vàng, anh còn nợ tôi hai chục cốc cà-phê. rước khi đi anh lo trang trải xong món nợ ấy đã.”
Ngọc nói:
“Về Thanh Thuỷ tôi sẽ trả nợ chị đủ số. Một bộ áo của tôi, một chiếc áo len, đôi giầy hài sảo, một khẩu súng chắc là đủ tiền trả vài nghìn cốc, ấy là không kể bông hoa trà bây giờ cánh đã vàng như vàng của chị và còn quý hơn vàng nhiều.”
Chàng uống một hớp cà phê rồi hai người nhìn ra ngoài cửa sổ. Cuộc đời lại giản dị đơn sơ như khu vườn chói nắng. “Nắng tháng tám nám vỏ bưởi”. Ngọc lại để tâm trí phiêu diêu tưởng nhớ đến chị. “Bây giờ chắc chị đã có chồng, em cầu chúc chị gặp được hạnh phúc ở đời”. Bỗng một ý nghĩ thoáng vụt đến. Từ lúc gặp Thanh mãi đến phút này chàng mới nhận ra là Thanh giống chị chàng từ dáng điệu đến cử chỉ: cả hai đều cao bằng nhau, tuy hơi béo nhưng béo lẳn, người thon và khoẻ mạnh, làm việc gì cũng lanh lẹ, mắt trong và sắc sảo mà nhất là khi cau mũi hay bĩu môi sao mà giống nhau thế.
Bóng một đám mây vừa bay khỏi, bức tường ngoài vườn lại càng sáng chói hơn khiến Thanh nhíu mắt, mũi hơi cau lại. Ngọc nói:
“Chị cau mũi thêm một tý nữa để tôi xem.’’
Thanh nhìn Ngọc:
“Anh thích tôi cau mũi.’’
“Tôi thích cả chị bĩu môi nữa.’’
Thanh cười:
“Có anh hay cau mũi bĩu môi thì có. Từ nãy đến giờ cứ uống một ngụm thì anh lại cau mũi và bĩu môi một cái. Cà-phê sáng nay do bà Su pha. Chắc anh đương rủa ngầm tôi sáng nay đãng trí pha cà-phê như bà Su. Cái gì chứ cái ăn, uống thì anh sành lắm. Về Hà Giang rồi anh xem, ăn gì, ăn đạn ấy. Tha hồ mà cau mũi. Có lẽ tôi không về Hà Giang nữa đâu vì đã lâu tôi bói Kiều đúng ngay vào câu: “Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu”. Hôm qua tôi tức mình bói lại một lần nữa thì gặp ngay câu: “Thôi, con còn nói chi con. Sống nhờ đất khách thác chôn quê người”. Bà Su nghe bấy nhiêu lời... Đấy hai lần thánh đã dậy, tôi chắc không về Hà Giang được đâu, đi dọc đường chắc bị thổ phỉ giết, thổ phỉ ấy là anh chứ ai vào đấy. Tôi cũng sẽ như Tứ còn trơ lại bộ xương trắng ở một khe núi trên đất Tàu, có khi ngay ở chỗ bộ xương Tứ, để có bạn cho vui. Nhưng theo câu bói sau có lẽ đúng hơn. Tôi sống nhờ đất khách tức là đất Tàu và anh còn thương hại tôi đôi chút nên chôn tôi chứ không bỏ xương trơ khe núi. Hôm nào đi anh nhớ đem theo một cái xẻng hay cái cuốc vác trên vai rồi vừa đi vừa hát: “Hồn nước muôn năm sống cùng non nước”. Ngày nay ta noi tấm gương anh hùng. Dù khó thế mấy quyết đào quyết cuốc, vùi chôn kín mít cái cô đồng chí lôi thôi.
Ngọc cũng bật lên cười:
“Mà lại ‘very lôi thôi’ nữa. Chị không lo tôi sẽ chôn chị như chôn vàng ở vườn nhà anh Tường, nhưng lần này đừng có hòng có ai đào lên nữa.”
Chương ba mươi hai
Hai ngày sau, Ngọc đương ngồi trên gác với Thanh thì có một người vào hiệu. Bà Su vì sớm quá nên chưa sang. Thanh phải xuống tiếp khách. Nàng ra phía cầu thang nhìn xuống, hỏi bằng tiếng Tàu:
“Ông xơi cà-phê phin hay cà-phê đen?”
Nàng quay lại nhìn Ngọc nhanh một cái rồi bước xuống cầu thang. Có tiếng guốc của Thanh, rồi tiếng đĩa đặt lên bàn rồi tiếng thìa khoắng đường trong cốc. Ngọc nghĩ thầm:
“Ông Tàu nào mà ít nói vậy.’’
Bỗng chàng sinh nghi, đi rón rén rồi nhìn xuống khe sàn gác. Chỉ nhìn thấy một cái bàn không, chàng đi thật nhẹ ra nhìn qua một khe hở khác. Chàng thấy Thanh đứng bên cạnh bàn một người Tàu mặc bộ áo cánh đã bạc màu và người ấy giơ tay gãi trán không nói gì. Thanh đưa tay ra như đón lấy tiền. Người Tàu uống một ngụm nhỏ rồi rút ra một cái ví lấy tiền nhưng Ngọc cũng thoáng thấy gấp trong tờ giấy bạc quan kim một hay hai (chàng không phân biệt rõ lắm) tờ giấy. Thanh vội vã cầm lấy giấy rồi đút ngay vào túi áo cánh; tờ giấy quan kim vẫn còn để nguyên trên bàn. Người khách uống vội vàng mặc dầu cà-phê nóng bốc hơi rồi cất tiếng hỏi Thanh:
“Bao nhiêu thế cô hàng?”
Thanh đưa trả người khách tờ giấy quan kim nói:
“Ông làm ơn cho tiền lẻ tôi không có giấy nhỏ đổi lại.”
Ngọc thấy người khách đưa Thanh tờ giấy quan kim, uống cạn cốc cà-phê đứng dậy nói:
“Tôi chỉ có tờ giấy này thôi cô cứ cầm lấy cả cũng được. Tôi mở hàng mà.”
Khi người khách đi khỏi, Ngọc lại rón rén về ngồi nhẹ xuống ghế, không một tiếng động nào. Chàng quay mặt nhìn ra khu vườn sau, rút bao thuốc lá châm hút và đưa mắt nhìn theo làn khói. Thanh lên gác ngồi xuống ghế nói:
“Sáng hôm nay hên quá, có bao nhiêu tiền còn lại ông ta đưa hết để mở hàng. Chắc tay giầu sụ, bộ quần áo Tây sang ghê.”
Ngọc suy nghĩ rất nhanh và hiểu hết. Chàng bảo Thanh:
“Có hai con bọ ngựa đuổi nhau ở đầu tường trông đến hay. Chị có biết con bọ ngựa có gì khác thường không?”
Thanh nói:
“Anh lại hỏi một người như tôi đã từng học rất nhiều về thảo vật học khi còn ở trường thuốc. Con cái lớn, con đực nhỏ, xong việc rồi nếu anh chàng không chạy kịp thì cô nàng xực anh chàng ngon lành lắm.”
“Cái đó thì tôi không biết nhưng anh Lễ thường ví mình như con bọ ngựa vì hôm nào chị thử mà xem, con bọ ngựa không bao giờ lùi cả.”
Thanh mỉm cười:
“Thế nghĩa là thế nào anh cũng về Hà Giang, tôi cũng là con bọ ngựa mà tôi lại đi trước anh đi qua cầu sắt, không lùi. Anh chỉ được cái nói mẽ: nếu về một mình chắc anh đi qua bến đò buôn lậu, thấy bên kia sông Thanh Thuỷ có biến anh lại lùi ngay, bọ ngựa gì anh. Anh suốt đời chỉ là châu chấu. Thấy Việt Minh chắc anh sẽ nhẩy lung tung, không nhẩy về ngả Hà Giang được anh lại nhẩy qua sông Hoàng Su Phì hay Quản Bạ. Nhẩy mãi cũng có ngày Việt Minh tóm được rồi nó đào nó cuốc, nó chôn kín mít cái anh châu chấu lung tung. Thôi bây giờ để tôi pha hai cốc cà-phê rồi cùng ngồi uống ngắm cảnh từ biệt vì ngày mai tôi nhất quyết đi mà đi không tính ngày trở lại.
Ngọc cau mũi nói:
“Chị bảo tôi là khách hạng quý nhất, tiền đã trả trước từ lâu. Thế mà chỉ vì một anh xạ-phang chị đã quên bẵng đi. Tôi từ lúc đến chỉ ngồi trơ như phỗng.
Khi Thanh bưng hai cốc cà-phê lên, Ngọc rút thuốc lá mời Thanh. Nắng đã bắt đầu chiếu vàng một góc tường và lấp lánh trên những lá cao cây lựu. Nụ hoa lựu từ đêm qua đã nở nhưng vì ở thấp nắng chưa chiếu tới nên những cánh hoa trắng trông mát dịu. Hai con mắt Thanh, Ngọc thấy trong mát và tươi như hai cánh hoa ướt sương, má nàng bớt hồng có vẻ lành lạnh.
Ngọc nghĩ nếu lúc đó bỏ được tính nhút nhát thì chàng sẽ áp má chàng vào má Thanh; hai người chắc sẽ kề má để cho hai tâm hồn bấy lâu ngăn cách sẽ truyền thấm lấy nhau, gặp gỡ nhau ở đôi làn da lạnh như hai hạt muối trắng cùng tan đi hoà lẫn nhau trong lòng nước.
Ngọc giật mình như vừa tỉnh mộng bảo Thanh:
“Thế chị xuống mời bà Su sang thu xếp với bà ta. Tôi cũng về để sửa soạn và từ biệt hay vĩnh biệt cô Phương của tôi.”
Ngọc ra ngay bưu tín cuộc đánh mật điện lên Côn Minh báo cho Tường biết chàng đã có chứng cớ rõ ràng Thanh là một cán bộ lợi hại của Việt Minh, ngày hôm sau chàng sẽ cùng Thanh đi Văn Sơn và dọc đường chàng sẽ tìm cách thủ tiêu Thanh.
Lúc trở về Ngọc ghé qua nhà Hoạt. Chỉ có mình Phương ở nhà. Chàng nói:
“Sáng sớm mai anh đi Văn Sơn. Chúc em ở lại mạnh khoẻ và cần nhất là đừng lo buồn gì về anh. Độ mươi hôm nữa anh sẽ về, anh chỉ đến Ma-Lì-Pố nghe ngóng tin tức rồi quay trở lại ngay.”
Phương dặn:
“Anh nhớ đem áo len của em đi mặc. Anh có cần gì không. Em có vốn riêng anh cầm đi mấy tấm vàng lá.”
Rồi nàng chạy vào buồng trong. Ngọc đứng lại một mình lẩm bẩm:
“Lại vàng.”
Phương ra đưa chàng hai tấm. Ngọc từ chối:
“Dọc đường đã có công tác trạm. Anh cần gì nhiều thế. Em cho anh mượn cái kéo.”
Chàng lấy kéo cắt đôi một tấm vàng, giữ một nửa còn bao nhiêu đưa trả lại Phương. Biết là lần này đi không trở về nữa nhưng chàng vẫn thản nhiên như khi từ biệt Phương mọi lần. Phương tiễn chàng ra cổng, giơ tay vẫy vui vẻ. Ngọc lặng nhìn Phương một lúc rồi quay mặt bỏ đi. Được tin chàng chết chắc Phương cũng buồn khổ ít lâu nhưng chàng chắc chỉ độ một năm sau Phương sẽ quên chàng. Nàng lại trở về sống cuộc đời êm ả và dưói bóng mát kia nàng lại đứng tựa vào gốc cây đắm đuối nhìn âu yếm một chàng thanh niên khác, không lôi thôi như chàng.
Ngọc quay lại nhìn Phương mỉm cười:
“Bà Vĩnh tương lai.”
Rồi chàng vừa đi vừa hát khe khẽ “Hồn nước muôn năm sống cùng non nước... Ngày nay ta noi tấm gương anh hùng...”
Ngọc cảm thấy trong người nhẹ lâng lâng. Tình yêu Phương đã chết hẳn trong lòng chàng rồi và chàng cũng không còn bứt rứt thương hại Phương nữa. Chàng chắc Phương sẽ sống một cuộc đời sung sướng yên ổn; tâm hồn nàng không thể có những giông bão như tâm hồn Thanh. Kiếp sống của nàng lúc nào cũng yên ổn như mặt hồ; tình Phương yêu chàng chẳng qua chỉ như làn gió thoảng qua làm mặt hồ gợn sóng lăn tăn trong chốc lát.
Ngọc tạt qua nhà Minh hỏi tin tức về việc đi xe của bộ đội Mỹ từ Mông Tự về Khai Viễn, Văn Sơn. Trong thâm tâm chàng chỉ mong ngày mai không có đoàn xe nào và bộ đội Mỹ đã lấy hết vật liệu ở trường bay Văn Sơn về rồi. Như vậy chàng sẽ được đi bộ với Thanh theo con đường tắt trong sáu bẩy hôm mới tới Văn Sơn. Minh báo cho chàng biết là còn xe và xe rất vắng khách, sáng mai bẩy giờ khởi hành rồi đưa cho chàng hai tấm giấy phép:
“Tôi có người Mỹ quen cho biết có một đoàn xe đi qua Khai Viễn chỉ nghỉ lại trong trại binh độ nửa ngày. Thế nào, anh đưa chị Kim đến bên này sông Thanh Thuỷ rồi chờ tin tức...”
“Không tôi sẽ sang. Tuy đã có khẩu hiệu và giấy của anh Tường cấp cho chị Kim nhưng chỉ có tôi là có thể tìm kiếm nhà các anh em vì tôi thuộc đường lối.”
“Tôi e anh đi không ngày về.”
Ngọc cười:
“Tôi muốn nhờ anh một việc riêng. Nếu trong mười lăm hôm không có điện ở Ma-Lì-Pố hay Văn Sơn tức là tôi đã bị họ thủ tiêu; nếu vậy anh đến thăm anh chị Hoạt anh cố tìm Phương báo tin là tôi đã về hẳn trong nước, bình an vô sự.”
Minh nói:
“Chị Kim thực can đảm, còn anh thì liều lĩnh. Anh đi cùng chị Kim tức là anh giết chị Kim đấy.”
Bất giác Ngọc nghĩ đến bức điện tín và việc chàng dự định giết Thanh ở dọc đường.
Chương ba mươi ba
Thanh và Ngọc lên ngồi riêng một xe cam-nhông. Phía trước chỉ có một quân nhân Mỹ lái xe. Anh em không ai ra tiễn vì sợ lộ. Ngọc mặc áo nhà binh không phù hiệu còn Thanh mặc chiếc áo tàu màu lam xẫm. Khi qua phố hai người ngồi xoay mặt vào trong, đợi khi đi khỏi mấy nhà gần sân bay mới ngửng lên và nhìn nhau mỉm cười. Gió thổi mạnh làm xoã cả tóc Thanh xuống trán. Ngọc cũng bỏ mũ nhà binh ra. Hai người biết là cùng đi đến chỗ chết nhưng trong lòng lại vui hớn hở. Thanh nói:
“Thích quá. Xe Mỹ đưa chúng mình vào Thiên Thai.”
Ngủ trong trại binh Mỹ ở Khai Viễn được già sáu tiếng đồng hồ, ba giờ sau đoàn xe đã khởi hành.
Lúc qua chỗ đèo cao nhỏ hẹp, đường vẫn trơn như năm trước. Thanh lấy tay chỉ xuống vực sâu thẳm. Nàng ngồi lên thành xe rồi ngả người bỏ cả hai tay ra:
“Nhẩy xuống đây một cái thì tới Đào Nguyên ngay.”
Ngọc vội vàng kéo chân Thanh rồi đẩy Thanh một cái ngã vào trong xe. Người tài xế Mỹ thấy tiếng động cất tiếng hỏi. Thanh đáp luôn bằng tiếng Anh:
“Tôi chán đời định nhẩy xuống đây để tự tử nhưng ông này cứ bắt tôi sống để chịu khổ.”
Rồi Thanh rũ ra cười. Người lính Mỹ cũng có tính khôi hài:
“Nếu cô định tự tử thì để tôi mời người lính Tàu này xuống xe rồi tôi chỉ rẽ tay lái sang bên trái. Tôi sẽ cùng cô tự tử vì bây giờ hết chiến tranh, không bao lâu tôi sẽ về nước gặp bà vợ tôi, tôi còn sợ hơn là cả bọn Nhật.”
Thanh đến gần chỗ cửa sổ, lật cái bạt che gió lên rồi nói chuyện với tài xế, mỗi lúc một thân mật hơn. Ngọc kêu Thanh:
“Chị cứ nói chuyện với tài xế, họ đãng trí một tí là chết nghẻo cả ba.”
“Vâng thì thôi vậy, nhưng anh nhát gan lắm.”
Ngọc đâm cáu, nói như ra lệnh:
“Đồng chí phải nhớ là đồng chí ở trong chi bộ tôi. Chưa làm xong phận sự, đồng chí chưa có quyền chết. Tôi cũng vậy.”
Thanh bĩu môi:
“Anh nên nhớ tôi không phải đồng chí của anh mà cũng chưa từng ở trong chi bộ anh. Tôi vẫn là cán bộ hờ ở trong chi bộ ma, chi bộ Ích kỷ và chi bộ Vị tha.”
Rồi nàng quay nhìn Ngọc cười vui sướng:
“Anh không có quyền cáu với tôi, ra lệnh bắt tôi theo.”
Thấy Ngọc cứ nhìn mãi xuống vệ đường, Thanh đến ngồi gần sát Ngọc và cũng nhìn xuống:
“Anh tìm cái gì thế?”
“Tôi tìm xem cái kính của Tứ có còn không?”
“Anh tìm làm gì. Chắc ai đi qua đã nhặt mất cái gọng vàng còn đâu mà tìm?”
Ngọc nhìn thẳng vào mắt Thanh hỏi:
“Sao chị biết kính anh Tứ gọng vàng?”
“Sao tôi lại không biết. Tứ là nhân tình của tôi. Cái kính ấy chính tôi cùng Tứ đi chọn mãi ở Côn Minh. Tôi đã phải bỏ tiền ra mua biếu Tứ để làm kỷ niệm. Bây giờ kính cũng mất, người cũng mất, à, người vẫn còn, một bộ xương trắng mà chỉ mình anh biết chỗ. Tôi bắt đền anh đấy. Hôm nào đi qua chỗ ấy thế nào anh cũng phải đưa tôi đến. Tôi sẽ chôn cất cho tử tế. Đến Ma-Lì-Pố anh phải đem theo một cái xẻng. Nếu anh hứng chí thì anh chôn tôi luôn thể, cùng một huyệt để tôi với Tứ được gần nhau trọn đời... trọn đời chết. Mấy nghìn năm sau có tay khảo cổ nào đào thấy chắc cho là chúng tôi cùng tự tử và tự tử xong thì cùng nhau lấp đất, vùi kín ngộ nhỡ có ai một trong hai người sống lại thì người ấy khỏi đi tìm một cô hay một cậu nhân tình khác.”
Nói xong Thanh cười. Thấy Ngọc cứ nhìn mình nàng tiếp theo:
“Mặt tôi có gì lạ mà anh nhìn mãi thế. Anh bảo ở đây phong cảnh đẹp lắm. Hay ta cùng ngắm cảnh. Có phải kia là nhà người Mèo anh nói mãi với tôi là anh muốn đến đấy ở không? Đúng rồi, có bụi tre mai lớn ngay cạnh. Hay là chúng mình bỏ cả công tác, đến đấy ở, cục ta cục tác với nhau như những con gà trong bài thơ Thiên Thai của Tào Đường: ‘Vãng vãng kê minh nhan hạ nguyệt’ mà tôi tạm dịch là: ‘Trong nhà mèo hai con gà dưới bóng trăng đêm đêm gọi nhau’. Nhưng không xuôi, mèo đói thì mèo xực cả gà.”
Ngẫm nghĩ một lát thì Thanh lại nói:
“À bây giờ nói đứng đắn không đùa nữa. Hôm nọ anh băn khoăn mãi về điều tại sao người ta lại giết hại lẫn nhau từ mấy nghìn năm không thay đổi, tôi nghĩ ra rồi: chẳng qua là vì cần xực nhau cả, mèo đói mèo sực gà, gà đói gà sực châu chấu, châu chấu đói châu chấu sực cỏ. Bây giờ anh đã đói chưa?’’
Thanh vừa nói vừa lấy trong túi vải ra hai chiếc bánh mì và một hộp pa-tê nhỏ. Ngọc đỡ lấy rồi bẻ bánh mì ăn với pa-tê một cách ngon lành. Đi hết đèo, người lính Mỹ cũng đỗ xe lại lấy hộp đựng các thức ăn ra.
Thanh nói:
“Đấy anh xem nếu lính Mỹ không có hộp đồ ăn họ sẽ sực tôi trước vì tôi chân tay không mà họ có súng Thompson, nếu anh không có bánh mì anh sẽ sực tôi vì anh có súng lục, chỉ có tôi đành chịu, có ít vàng giắt trong người không lẽ gặm vàng mà sống nổi. Cá lớn nuốt cá bé, từ mấy ngàn năm trước đến giờ vẫn vậy.”
Ba giờ chiều, xe qua các đèo sau cùng trước khi tới Văn Sơn. Ngọc chỉ tay xuống thung lũng:
“Chị trông, con đường kia là con đường Mã Quan đi Hoàng Su Phì. Giữa thung lũng là dòng sông Lô chẩy qua Văn Sơn về tận đất nước nhà; chính con sông ấy năm ngoái nước dồn về khiến tôi phải ở lại nhà chị Nam sáu hôm, chị phải ăn ruốc xót ruột mất mấy hôm. Chắc độ bốn giờ thì tới Văn Sơn, tôi sẽ đưa chị ăn ‘cô sèo mi siển’ trước khi đến nhà chị Nam.”
Gió trên đèo thổi mạnh. Thanh lấy chiếc khăn tay buộc phủ khỏi đầu cho tóc khỏi xoã xuống mắt và che gió lạnh. Chiếc khăn nhỏ quá, Thanh loay hoay buộc nút ở cằm không được:
“Anh buộc hộ tôi.”
Thanh ngửa mặt chờ đợi. Ngọc cũng loay hoay buộc mãi nhưng chiếc khăn vẫn nhỏ quá. “Để chị lấy khăn tôi rộng hơn”. Chàng phủ khăn lên đầu Thanh, choàng kín cả hai má và nhét tóc vào khăn; chàng cố ý để thừa một ít tóc lơ thơ trên trán và sửa lại chỗ tóc ở má cho nét mặt đỡ trơ và đẹp hơn.
Tay chàng lần đầu tiên chạm vào làn da mặt Thanh, vào đôi gò má ửng hồng như hai trái đào Côn Minh sau một ngày phơi nắng. Chàng xoay đầu Thanh về phía mình và áp lòng bàn tay vào hai má lạnh của Thanh:
“Má chị lạnh quá. Tôi khôn nên lúc nào cũng thọc hai tay vào túi. Chị không biết đèo này cao nhất vùng, gió thổi mạnh và rét lắm nhưng được cái đường dễ đi.”
Ngọc làm như chỉ để ý đến câu nói nhưng tay chàng vẫn áp mạnh vào má Thanh. Chàng cảm thất hơi nóng của hai bàn tay chàng truyền sang má Thanh và hơi lạnh của má Thanh thấm vào lòng bàn tay chàng như hoà lẫn với nhau. Ngọc buông tay ra, nói:
“Bây giờ thì chị tha hồ ấm mặt và hết ngứa má.”
Thanh nhìn xuống thung lũng rộng, có con sông chẩy giữa, quanh co lượn khúc. Nàng hé môi mỉm cười sung sướng vì chàng đã thừa biết ý định của Ngọc. Má nàng tuy có ấm hơn trong lòng bàn tay nóng của Ngọc nhưng vẫn còn những sợi tóc lơ thơ xoã ra ngoài khăn; mỗi lần xe chạy vòng, gió lại thổi hắt vào khiến nàng thấy ngưa ngứa một cách dễ chịu ở gò má và khoé môi. Nàng nói với Ngọc:
“Chưa bao giờ tôi thấy một cái thung lũng đẹp như thế này. Hay thôi chúng mình ở lại đây. Tôi đã đi học trường thuốc, tôi lại học cả đỡ đẻ, tôi sẽ tranh hết khách của chị Nam. Chúng mình sẽ giầu to. Lúc nào muốn về nước thì đi đường Hoàng Su Phì qua Pakha, tôi sẽ biến thành người Lô Lô còn anh sẽ là một chàng công tử lên Pakha nghỉ mát hay anh biến thành anh chàng gì ném thằng tình nhân phụ bạc của tôi xuống thác như ném ông ‘ba đi ghệt’ trong truyện ‘Một đêm trăng’.’’
Lúc gần tới Văn Sơn vì đường trơn nên xe Mỹ phải đỗ lại, đợi xe ở sân bay ra kéo về. Thanh cảm ơn rồi bắt tay người lính Mỹ từ biệt.
“Bye bye! “
Ngọc giơ ngón tay cái lên nói:
“Tinh hao.”
Chương ba mươi bốn
Hai người vác túi đi bộ một quãng khá xa, qua một cái cầu đá rồi rẽ về phía tay trái. Khi qua nhà Nam, Ngọc kéo mũ xuống đi thẳng. Nam ở trong nhà nhìn ra nhận được ngay Ngọc:
“Ô kìa, ai như chú Ngọc. Chú Ngọc ơi chú quên nhà hay sao?”
“Em định đánh một đòn bất ngờ.”
Ngọc vẫy Thanh. Thanh cũng vào theo. Nam chưa hiểu là ai nhưng một người đã đi với Ngọc nếu không là cán bộ Việt Quốc thì cũng là Việt Minh trá hình, nàng cần phải đón tiếp niềm nở. Khi lên trên gác, Ngọc giới thiệu:
“Đồng chí Kim.”
Thanh đưa Nam coi giấy phái nàng đi công tác do Tường ký và dấu đóng Hải ngoại Bộ, lại kèm theo giấy của Khu bộ Trưởng Mông Tự phái nàng về xem xét tình hình Hà Giang do nghị quyết của một hội đồng đặc biệt trong có thêm mấy dòng yêu cầu đồng chí Nam ở Văn Sơn và hai đồng chí Tính, Hân ở công tác trạm Ma-Lì-Pố hết sức giúp đỡ về mọi mặt. Nói xong Thanh cho giấy vào túi áo cánh trong. Tự nhiên Ngọc và Thanh mỉm cười: cả hai người cùng trong một lúc đều nghĩ đến hai tờ giấy khác nhau. Thanh nói với Nam:
“Anh Ngọc nói dối chị đấy. Lúc còn trên xe anh ấy bảo em đi ăn cô-sèo-mi-siển đã rồi mới vào chị. Thế mà cũng dám mở mồm nói với chị là đánh một đòn bất ngờ. Anh Ngọc có cái tài đặc biệt là lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Bán áo da Mỹ đi để ăn phở cừu; ở ga Pô-Si ăn cả một đĩa xôi với một cái tỏi gà sống thiến, em ngồi ngay bên cạnh mà anh ấy để em nhịn đói rồi anh ấy lại nói là không giới thiệu các anh em chi bộ Pô-Si vì công tác bí mật. Công tác bí mật của anh ấy có mỗi một môn là công tác ăn và bí mật ăn mảnh, giấu kín cả anh Tường, anh Ninh.”
Nam bật cười rồi ngồi nói chuyện với Thanh thân mật như hai chị em ruột. Thanh bảo Nam:
“Để em thết chị với anh Ngọc cô-sèo-mi-siển vì tên em là Kim nên có nhiều vàng lắm, em lại phụ trách về tài chính cho Đảng. Nhưng em chưa đói đâu. Để lát nữa ăn trừ cơm.”
Thanh đi dọn dẹp nhà cửa quét gác sạch sẽ rồi xuống xếp lại phòng khám bệnh của Nam. Nhưng nàng tinh ý không tỏ cho Nam biết là nàng đã học qua trường thuốc sợ chạm lòng tự ái của Nam. Ngọc nói:
“Trong khi cô Kim xếp dọn, tôi với chị vào đảng bộ trình giấy, sợ hết giờ họ đóng cửa.”
Đến một nơi vắng, Ngọc ngừng lại bảo khẽ Nam:
“Em có bằng cớ chắc chắn rằng Kim tức Thanh là một cán bộ Việt Minh mà lợi hại gấp mấy lần Nghệ nữa. Trong người Kim có hai tờ giấy do Quân cấp để về Hà Giang, muốn lợi dụng em để biết hết tổ chức của anh Ninh đặt từ Quản Bạ tới Hoàng Su Phì rồi báo cho Việt Minh biết. Lại thêm mấy chục anh em nữa bị Việt Minh thủ tiêu. Em có chứng cớ rõ ràng.”
Nam suy nghĩ một lát rồi nói:
“Tôi, tôi cũng thấy Kim lợi hại lắm. Kim về phía mình thì giúp việc rất đắc lực, nếu là cán bộ Việt Minh thì là một tai hại ghê gớm lắm. Hay để đêm nay tôi cho hắn ngửi thuốc mê rồi lục túi xem hai tờ giấy kia là giấy gì.”
Ngọc đáp luôn:
“Không được, chị không biết là Thanh đã học trường thuốc gần hai năm. Chị khó lòng cho hắn ngửi thuốc mê. Hắn tỉnh ngủ lắm mà lại khoẻ hơn chị nhiều. Chính hắn cho tôi biết thuốc giết Nghệ là cyanure de potassium. Bây giờ hắn đương xếp dọn những lọ thuốc của chị. Hắn cũng đã biết chuyện chị giết Vương Đức, nếu hắn là Việt Minh thì bao nhiêu thuốc độc, thuốc mê của chị đều hoá ra nước lã hoặc biến thành thuốc tiêm bổ tì bổ thận.”
Nam cũng phải bật cười. Ngọc nói:
“Việc ấy chị để tôi lo liệu. Tôi sẽ bắn hoặc bóp cổ Thanh ở dọc đường. Chị phải làm như không nghi ngờ gì cả. Cần nhất là Thanh không nghi ngờ gì chị vàthành thực. Câu đầu tiên Thanh hỏi Ngọc là về Thuý:
“Thế bây giờ anh đối với Thuý như thế nào?”
“Còn như thế nào nữa. Lòng tôi đối với Thuý trước thế nào bây giờ vẫn nguyên như vậy.”
“Sao độ rày anh hay đến thăm cô Phương em ông Hoạt thế?”
Ngọc đáp:
“Cũng như tôi đến đây luôn vì có cà-phê ngon.”
Thanh mỉm cười mỉa mai:
“Nhà cô Phương cũng có cà-phê ngon à?”
Ngọc nói:
“Sao việc gì tôi làm cô cũng biết cả. Tôi cũng chẳng cần giấu cô làm gì. Lòng tôi đối với Thuý vẫn như trước, điều ấy đúng, nhưng Thuý đã chết rồi. Còn đối với Phương quả thực đến luôn không phải vì nhà Phương có cà-phê ngon. Nhưng vì...”
“Thôi tôi hiểu rồi, anh chẳng cần nói... Nhưng cái cớ thúc đẩy anh sang đây làm cách mệnh kể cũng hơi kỳ. Không nói thì anh cũng rõ, làm cách mệnh là vì một lý tưởng mình cho là cao đẹp, phải gác mọi tình cảm lại để đạt được lý tưởng. Anh thì làm cách mệnh theo lối tài tử, như một nghệ sĩ.”
“Sao chị bảo tôi không lý tưởng, chị bảo đuổi Pháp đi, lấy lại độc lập không đủ là một lý tưởng à?”
“Đấy cũng là một lý tuởng nhưng không đủ, còn việc kiến quốc: nếu độc lập rồi, có chính phủ người Việt cai trị người Việt, nếu chính phủ đó - tôi thí dụ bọn cộng sản lên nắm chính quyền – lại áp bức dân quá ư đế quốc thì có phải công anh vất vả là công toi, việc anh giết người là việc vô ích. Nhưng thôi bàn những chuyện ấy làm gì cho anh bận tâm. Để tôi lấy anh một cốc cà-phê phin nữa anh ngồi uống cà-phê, tha hồ ngắm hoa lựu nở. Sáng mai đến, tôi cũng mời anh lên đây ngồi ngắm cảnh đẹp. Anh là khách quý cơ mà, tiền cà-phê trả trước, không như các anh khác túi rỗng lại hay uống trạc.”
Thanh vừa bưng cốc cà-phê phin đặt trên bàn thì có tiếng người ở dưới nhà gọi:
“Cô Thanh.”
Thanh bước vội xuống cầu thang rồi nói:
“À anh. Anh xơi cà-phê phin hay cà-phê đen.”
“Xin lỗi cô. Hôm nay tôi vội quá. Tôi chỉ muốn hỏi cô xem anh Ngọc sáng nay có lại đây không? Tôi cần gặp anh ấy ngay."
Tiếng Thanh vọng lên chỗ Ngọc ngồi:
"Có, sáng sớm anh Ngọc có đến đây uống cà-phê nhưng đi đã lâu rồi."
Ngọc chỉ nghe tiếng, cũng biết là Lăng, thư ký của Khu Đảng bộ Việt Quốc ở Mông Tự. Đợi cho Lăng đi khỏi, Ngọc chạy xuống gác bảo Thanh:
"Thôi cốc cà-phê phin vừa đem lên, cô chịu khó uống giùm tôi. Tôi quên mất một việc cần phải về nhà ngay. Lúc nãy khách nào thế?"
"Anh Lăng đến hỏi anh, nhưng tôi không dám nói anh ngồi trên gác vì e bất tiện, vả lại tôi muốn anh ngồi uống ung dung ngắm hoa lựu."
Ngọc tỏ bộ ngạc nhiên:
"À, anh Lăng. Chắc anh ấy muốn đòi nợ tôi. Thôi mặc anh ấy đấy, tôi về nhà ngay bây giờ. Chào cô; sáng mai tôi lại đến. Đến bẩy giờ sáng cho sớm để xem lại nụ hoa lựu đã nở to được chừng nào rồi. Mai, cô nhé.”
“Vâng. Chào anh. Mai bẩy giờ sáng tôi sẽ đợi anh đấy.”
Ngọc đi về cùng phía với Lăng. Khi đã khuất hiệu cà-phê chàng chạy thật mau để cố đuổi kịp Lăng. Thấy Lăng ở xa, chàng chậm bước lại rồi gọi to:
“Anh Lăng ơi, anh đi đâu thế?”
Lăng ngừng lại đợi Ngọc tới rồi khẽ bảo Ngọc:
“Anh Ninh ở Côn Minh về tối hôm qua, có bảo tôi triệu tập Khu Đảng bộ sáng nay hồi mười giờ ở nhà anh Kính. Anh Ninh bảo có việc kín và rất cần. Tôi đến nhà anh kiếm thì anh đã đi rồi. Gặp anh may quá.”
“Có việc gì thế?”
“Anh Ninh không cho biết là có việc gì, chỉ dặn rằng cần có mặt anh lắm. Anh Ninh giữ việc sắp đặt hệ thống tổ chức ở biên giới. Ninh cố nhiên là tên giả.”
Ngọc nhớ lại lời Thanh nói: chàng nghĩ thầm chắc Thanh và người khách lạ mặc bộ quần áo Tây màu xám tro là những người bí mật của Ninh và chắc Ninh sẽ phái chàng về biên giới Hoa Việt.
“Thanh chắc đã được Ninh huấn luyện kỹ nên mới giỏi như vậy. Thế này chưa chắc mình đã được mặc áo len của Phương, vì chắc là việc gấp phải đi ngay.”
Lúc ở nhà Kính, anh em ở Khu Đảng bộ đã tới đông đủ. Có cả Ninh ngồi đăm chiêu ở góc phòng. Sau mấy lời của anh Khu trưởng về lý do buổi khai hội, Ninh đứng lên nói:
“Tôi có lệnh của Hải ngoại bộ về đây nhờ anh em giúp cho việc đưa mấy đồng chí về biên giới. Vậy yêu cầu đồng chí giữ về giao thông đi giao thiệp ngay với bộ đi Mỹ, xin cho ba người đi xe nhà binh lên Khai Viễn để chuyển sang xe về Văn Sơn. Việc gấp. Ba đồng chí ấy cần sáng mai đi sớm. Vậy yêu cầu đồng chí phụ trách giao thông đi thương lượng ngay với Mỹ. Còn các anh em khác cứ nhân buổi họp này mà bàn bạc. Lần này tôi đề nghị thảo luận về thời cuộc đệ nhị lục cá nguyệt năm 1944 và các anh cho ý kiến về việc phe nào sẽ thắng, Nhật hay là Đồng minh.”
Ngọc thấy Ninh vừa nói vừa nhìn về phía chàng đăm đăm. Chàng ngẫm nghĩ:
“Sao lại ba người, trong số đó chắc có mình vì Thanh đã nói vậy. Còn hai người kia là ai. Hay có lẽ là Thanh và người khách mặc bộ quần áo màu xám.”
Ninh rút ra khỏi phòng họp mắt vẫn nhìn Ngọc:
“Thôi để các đồng chí bàn việc. Tôi cần đi một vài nơi.”
Lúc tan buổi họp, khi Ngọc đi qua mấy phố vắng để về nhà ăn cơm thì bỗng gặp Ninh. Ninh có vẻ như đợi chàng từ lâu, thấy Ngọc đến Ninh tiến lại gần nói nhỏ:
“Tôi cần gặp chú. Chiều nay bốn giờ tôi đợi chú ở Cổng Tây, trên con đường đi Cơ Cầu. Chỗ ấy vắng. Chú sửa soạn sẵn sàng để đi. Còn nhiều việc tôi sẽ nói rõ với chú khi gặp nhau.”
Ngọc về nhà đồng chí Việt, nơi chàng ở trọ. Ăn cơm xong chàng không ngủ trưa, đợi cho hai vợ chồng Việt ngủ yên, chàng lấy cái túi vải quàng vai ra, yên lặng xếp các thứ cần dùng vào. Nghĩ tới việc được đi với Thanh về biên giới chàng thấy trong lòng nhẹ lâng lâng. Con đường từ Khai Viễn đến Văn Sơn rồi Ma-Lì-Pố chàng đã nhiều lần đi qua. Từ Văn Sơn đi Ma-Lì-Pố chàng sẽ chọn con đường cao, vì con đường ấy đẹp nhất, có nhiều suối trong; chàng sẽ đưa Thanh vào những quán trọ chàng đã quen thuộc, chàng sẽ chỉ cho Thanh lạch suối nào nhiều rau cải soong. Nếu Thanh không quen đi bộ, chàng sẽ vào Đảng bộ Trung Hoa mượn con ngựa thật hiền để nàng cưỡi. Chàng sẽ cùng chung sống với Thanh ở Văn Sơn ở nhà chị Nam làm nữ khán hộ và ở công tác trạm Ma-Lì-Pố, còn nếu cần phải về nước chàng sẽ đưa Thanh vào nhà đồng chí Long ở Thanh Thuỷ và cố nài Thanh uống rượu ngô... Chàng dự tính mọi việc, coi lần đi này như một cuộc ngao du đầy thú vị. Song chàng chỉ mới theo ý muốn của mình dự tính chứ thực ra từ Văn Sơn có hai con đường về nước, chàng chưa biết Ninh sẽ ra lệnh cho chàng đi theo con đường qua Ma-Lì-Pố về Thanh Thuỷ, Hà Giang hay con đường qua Mã-Quan về Hoàng Su Phì hay Mường Khương.
Sửa soạn xong thì vợ chồng Việt đã dậy. Ngọc ra đứng cạnh cửa sổ huýt sáo miệng và hát một bài hát Tàu thịnh hành nhưng lại hát bằng tiếng Việt:
Ăn cháo hoa hay là... là ăn súp.
Chàng không nghĩ đến rằng chàng đã quên hẳn Phương đi trong lúc mình vui và quên hẳn chiếc áo len Phương định tâm biếu mình.
Xuân vợ Việt hỏi:
"Chú có việc gì mà vui vẻ thế? Thổi sáo miệng rồi lại hát lại mãi câu: ‘Ăn cháo hoa hay là ăn súp’".
"Không em có gì vui đâu? Đấy có lẽ là em ở nhờ anh chị mà anh chị thì nghèo, cháo hoa được ăn luôn, có khi được ăn thay cả cơm, nhưng súp thì chẳng bao giờ em được ăn với anh chị."
Ngọc mỉm cười nhìn Xuân. Đối với hai vợ chồng Việt, chàng như là một người nhà - một người em thì đúng hơn - nên tuy nói vậy mà Xuân vẫn cười xoà:
"Chú cứ đợi ít lâu nếu anh Việt mở được cửa hiệu cơm Tây cho bộ đi Mỹ ở trường bay thì chú tha hồ ăn súp. Lúc đó chị sợ chú lại thèm cháo hoa. À, hay là chiều nay chị nấu cho chú một nồi súp ngon. Súp rau với xương ống thôi."
"Phải đấy chị. Chiều nay mấy giờ xong súp để em về. Đừng ăn mảnh trước đấy nhé."
Xuân lại cười:
"Có chú ăn mảnh thì có. Chiếc áo da Mỹ đâu, chắc chú bán lấy tiền ăn ‘Cô Sèo mi siển’ rồi chứ gì."
"Chị đoán đúng đấy. Thôi em đi."
Ra Cổng Tây đợi một lát thì Ninh cũng tới nơi. Hai người vừa đi trên đường vắng vừa nói chuyện. Ninh tháo chiếc đồng hồ đeo tay giao cho Ngọc và nói:
"Giờ giấc rất quan trọng. Còn áo mặc đi đường thì chú không phải lo, đã có người trù liệu sẵn."
Nhưng Ngọc vẫn chưa hiểu được việc chính, hỏi Ninh:
"Công tác chính của em là gì?"
Ninh suy nghĩ một lát rồi nhìn thẳng vào mắt Ngọc:
"Công việc của đồng chí đi phen này rất quan trọng. Tôi rất tin chắc chắn đồng chí làm xong phận sự Hải ngoại bộ giao phó. Nhưng việc chuyến này hơi khó khăn. Một mình chú đi dọc đường từ Văn Sơn tới Ma-Lì-Pố phải thủ tiêu hai tay Việt Minh và thân Pháp."
Ninh giơ tay vỗ lên vai Ngọc, rồi nói:
"Chú không khéo một chút thì chú sẽ bị hại."
Ninh lấy ở túi ra một tờ giấy rồi đưa Ngọc xem:
"Đây là nghị quyết của Hải ngoại bộ. Chú xem cẩn thận và nhất là dấu đóng."
Ngọc nhìn qua rồi đưa trả lại Ninh:
"Em không cần xem. Em tin ở anh. Đời em có kể làm gì, anh đã biết rõ. Nếu cần chết thì em sẽ chết. Nhưng anh cứ tin là em làm nổi việc."
Ngọc nghĩ ngay rằng đây không phải là một cuộc ngao du với Thanh nữa. Nhưng chàng không hỏi xem Thanh và người khách sáng ngày có phải là hai người sẽ đi với chàng không, vì nếu vậy, chàng phải giết cả Thanh.
Thấy Ngọc suy nghĩ, Ninh nói:
"Hay chú lưỡng lự, chỗ chú với tôi chú cứ nói thật."
Ngọc ngửng lên nhìn Ninh.
"Việc này em làm được. Cần giết bất kỳ ai em cũng giết."
Ninh lại lấy ở túi ra một gói giấy thiếc nhỏ:
"Đây là một thứ thuốc độc rất mạnh, uống vào chết ngay. Tới Văn Sơn trước khi đi bộ về Ma-Lì-Pố chú bảo chị Nam pha cho một cái bi-đông nước cà-phê thật đặc để át mùi thuốc độc. Còn lúc nào cho thuốc độc vào cà-phê là tuỳ chú định liệu. Con đường từ Văn Sơn về ngang qua Ma-Lì-Pố chú đã đi nhiều lần; chú biết rõ hơn tôi là ở khu rừng nào cần ra tay và ra tay cách nào là tuỳ chú. Nhưng chuyến đi này, tôi nhắc lại, rất quan trọng. Hạ thủ xong chú phải lột hết quần áo hai người đó cho mất tang tích. Khi về công tác trạm Ma-Lì-Pố hay về Văn Sơn chú đánh điện cho tôi nói là: 'Mọi việc đều tốt đẹp’. Nếu trong sáu ngày không thấy chú trở về công tác trạm Ma-Lì-Pố hoặc nhà chị Nam ở Văn Sơn thì họ sẽ đánh điện lên cho tôi rõ. Như vậy tôi sẽ biết chú đã bị hại rồi. Công việc Đảng cũng không đến nỗi nào, vì bọn họ không có người ở Văn Sơn và Ma-Lì-Pố - nhưng biết đâu họ không có liên lạc với những người Tàu thân cộng ở hai nơi đó - họ sẽ đi lọt được về nước để cổ động tuyên truyền dân Hà Giang hoặc liên lạc với vua Mèo ở Quản Bạ Yên Ninh. Chúng nó rất có thể mưu mô với Pháp để phá tan hệ thống tổ chức của mình ở biên giới hoặc bắt các anh em rải rác từ Đồng Văn tới Lào Kay."
Ngọc từ biệt Ninh về trước. Ninh dặn thêm tối nay còn gặp Ngọc một lần nữa. Kim đồng hồ đeo tay đã chỉ năm giờ; đáng lẽ về nhà, Ngọc tạt qua hiệu cà-phê Thanh Hương. May lúc đó không có khách. Thanh hỏi:
"Anh lại nhớ hoa lựu đến ngắm, có phải không? Anh lên gác trước đi. Tôi sẽ đem cà-phê lên ngay."
Thanh vừa ngồi vào ghế, Ngọc hỏi ngay:
"Ngày mai cô cũng về biên giới?"
Thanh nhìn Ngọc ngơ ngác:
"Anh điên à? Tôi còn phảlạnh cả người: rõ ràng từ quá nửa đêm đến giờ không có ai đến gọi cửa mời Nam đi. Chắc Nam ngồi ở dưới nhà đợi sẵn, pha cà-phê rồi bỏ thuốc độc để Ngọc bưng lên nàng uống. Trong hai cốc để ở bàn một cốc cà-phê thường Ngọc uống còn một cốc có thuốc độc để phần nàng. Ngọc tiến về phía giường Thanh rồi đặt trước mặt nàng một cốc cà-phê đặc, vẻ mặt vui tươi.
“Chị xơi cho tỉnh. Hôm nay tôi là chủ hiệu và chị là khách. Chị phải trừ đi một cốc vào số cốc tôi còn nợ chị.”
Nói xong, Ngọc ngồi xuống giường bên cạnh nhìn Thanh. Thanh cầm cốc lên:
“Cùng uống cả cho vui.”
Nói vậy nhưng Thanh không đợi Ngọc, nàng đưa cốc lên môi, không lưỡng lự, không ngửi mùi cà-phê, uống một hơi cạn nửa cốc.
“Cà-phê anh pha khéo quá, lại ngon hơn cả cà-phê của tôi pha nữa. Hay tại tôi khát.”
Rồi nàng dốc dốc uống thêm một hơi nữa, nước cà-phê ứa ra hai bên mép. Nàng lấy tay cho vào túi rồi quờ quạng quanh chỗ ngồi:
“Cái khăn tay của tôi đâu rồi. Anh cho mượn khăn anh để tôi lau miệng.”
Thanh đỡ lấy chiếc khăn Ngọc đưa, âu yếm nhìn vào hai con mắt thân yêu của Ngọc mà nàng chắc chỉ lát nữa không bao giờ còn thấy lại. Biết mình sắp ứa nước mắt khóc, Thanh lau qua miệng rồi đưa khăn chấm hai mắt, nàng đặt tay lên ngực, ho lên mấy tiếng, để mặc nước mắt trào ra. Người nàng hơi choáng váng; thuốc chắc bắt đầu ngấm. Thanh vo tròn chiếc khăn rồi áp vào miệng; qua làn nước mắt nàng nhìn Ngọc chỉ thấy một hình bóng lờ mờ. Bỗng nàng khóc nức nở. Tiếng khóc tuy nhỏ và nghẹn ngào ú ớ vì có khăn che nhưng Ngọc cũng thấy. Chàng nhìn Thanh ngạc nhiên nói:
“Chị làm sao thế?”
Chàng kéo chiếc khăn ở hai tay Thanh ra:
“Chị khóc đấy à? Sao thế.’’
Thanh lấy tay gạt nước mắt và nhìn thẳng vào hai mắt Ngọc. Không, hai con mắt kia vẫn là hai con mắt yêu nàng không ngầm một ác ý gì ở trong. Thanh nhếch mép mỉm cười:
“Không hiểu sáng hôm nay làm sao tôi cứ muốn khóc. Tôi nghĩ đến Phương mà thương hại. Nếu tôi bị thủ tiêu, anh trở về được một mình thì điều mà tôi mong hơn hết là anh cưới ngay Phương, đừng chậm trễ hơn nữa. Tôi biết rõ Phương yêu anh lắm và tuy anh hay nói đùa bỡn về tình yêu ấy, nhưng trong thâm tâm anh vẫn yêu thương Phương hơn cả mọi người. Có lẽ sáng nay nghĩ rằng anh đi không trở về nên tôi chạnh lòng vì Phương mà khóc.’’
Nghe Thanh nói xong, Ngọc biết chắc không phải vì Phương mà Thanh khóc một cách khổ sở như vậy. Nhưng vì cớ gì? Ngọc yên lặng suy nghĩ, mắt vô tình nhìn vào cốc cà-phê uống cạn đặt trên giường. Bỗng nhiên chàng hiểu hết. Việc Nam định đánh thuốc mê Thanh đã thừa biết là Nam định thủ tiêu nàng như thủ tiêu Vương Đức. Thanh biết nên Thanh không thể nào ngủ say được. Không có ai gọi cửa mà chàng lại nói là Nam đi vì có người đến mời chữa bệnh và nhất là cốc cà-phê. Thanh chắc là chàng đã mưu mô với Nam bỏ thuốc độc vào cà-phê. Nhưng Thanh vẫn cứ uống không ngần ngại. Thanh khóc chỉ vì biết chàng muốn giết mình và Thanh cũng có một ý nghĩ như chàng hôm nằm nghỉ ở chân đèo ông Tháo. Trong óc Thanh nổi bật lên một ý nghĩ: Thanh đã yêu chàng đến một mực độ cao nhất của tình yêu cũng như chàng yêu Thanh.
Biết là Nam không còn ngồi dưới nhà nữa, Ngọc cầm lấy khăn lau mắt, lau má Thanh cho sạch hết nước mắt. Chàng ra bàn lấy cốc cà-phê của chàng đổ một ít vào cốc cà-phê của Thanh, xoay cốc đi mấy vòng cho chỗ còn lại tan hết rồi uống một hơi. Chàng lại đổ thêm một lần nữa và rốc cốc uống cạn.
Hai người yên lặng không nói gì. Thanh thấy mình tỉnh dần. Tiếng Nam ở dưới vọng lên:
“May đứa bé không việc gì. Không phải sài uốn ván. Tôi chắc là bệnh giun. Lát nữa cho một liều thuốc giun là khỏi ngay.’’
Thanh cũng cất tiếng hỏi to:
“Chị đã về đấy à? Mấy giờ chị phải đi Mã Quan đỡ đẻ?’’
Nam bước lên gác nhìn vào hai cốc cà-phê:
"Cô pha hay chú Ngọc pha. Chú Ngọc pha thì có ma uống được. Độ chín giờ thì tôi đi.’’
Tình cờ Nam dùng đúng câu của Thanh và Ngọc vẫn dùng về bà Su nên hai người bật cười. Nam không hiểu gì nữa. Chính nàng đã pha cà-phê và dặn Ngọc lấy một ít bột nhân ngôn cho vào một cái cốc sứt miệng. Bây giờ chính cái cốc ấy Ngọc lại đương cầm trong tay và uống chỗ cà-phê còn lại một cách ngon lành, dốc ngược cốc lên uống hết cả cặn. Uống xong Ngọc nhìn Nam nói:
“Em pha mà chị Thanh khen ngon, mà em uống cũng thấy ngon. Chị cứ trông hai cốc thì đủ biết, dốc không còn một giọt nào.’’
Thanh đứng dậy xếp chăn cả hai giường, điệu bộ vẫn nhanh nhẹn như thường. Nàng cất tiếng hát vui vẻ: “Việt Minh nó đào nó cuốc, vùi chôn kín mít cái anh châu chấu...’’.
Rồi nàng xuống nhà dưới rửa mặt.
Nam ngồi xuống cạnh Ngọc nói nhỏ, giọng hơi cáu:
“Sao chú không làm theo lời tôi dặn?’’
Ngọc đáp lại, giọng cáu hơn:
“Chị đã làm bại lộ việc của tôi. Bây giờ Thanh đã rõ hết, việc tôi trở thành rất khó. Chị đừng trách là tôi đã không báo chị hay trước, vả lại chị không có phận sự dúng tay vào việc này. Tôi sẽ đánh điện ngay lên báo cáo anh Tường.’’
Nam mở to hai mắt long sòng sọc và hung ác:
“Chú biết vì lẽ gì mất Hà Giang không? Vì lẽ gì bốn mươi cán bộ thiệt mạng, trong số đó có anh Phấn đặc phái viên của Hải Ngoại Bộ. Cái gương tầy liếp đó. Anh Hoàng chỉ vì mê gái, nữ đồng chí Quỳ. Quỳ cũng đẹp như Thanh, có ở đây với tôi hai tháng, cũng con người nham hiểm nhưng còn kém Thanh một bực. Bây giờ chú lại muốn Việt Minh thủ tiêu thêm mấy chục anh em nữa, trong đó có cả chú. Tôi khuyên chú nên đưa Thanh tới bên này sông Thanh Thuỷ, rồi quay trở về nếu chú không đang tâm hạ thủ Thanh dọc đường.’’
“Chị đừng vơ đũa cả nắm. Đối với tôi công việc là công việc. Tình yêu là tình yêu. Chị thử nhìn vào mắt tôi, chị sẽ hiểu.’’
Vừa lúc đó Thanh lên, đi nhẹ không một tiếng động. Mặt nàng tươi sáng như là không có chuyện gì xẩy ra.
“Thế nào chị Nam, ta đi ăn cô-sèo-mi-siển rồi sửa soạn là vừa.’’
°°°
Thanh xách cái cặp da nhưng đi rất mau, Nam theo không kịp. Tới Si-lồ-Chai vừa đúng lúc người đàn bà dở dạ đẻ. Thanh chuẩn bị sẵn mọi thứ cần dùng. Quả nhiên phải dùng đến mỏ vịt. Nam lo sợ luống cuống. Thanh cầm lấy cái mỏ vịt nói với Nam:
“Chị để em giúp một tay.’’
Nàng bình tĩnh như không, cứu được đứa bé. Ông chủ nhà mời hai người ở lại ăn cơm trưa. Lúc tiễn ra về, ông đưa Nam một gói tiền lớn và cám ơn mãi. Nam nói:
“Bây giờ về kẻo chú Ngọc mong.’’
Thanh cười nói:
“Anh ấy thì mong ai. Trưa nay chắc anh ấy đánh hết ba bát phở chua. Họ đưa bao nhiêu chị?
“Gấp ba mọi lần vì ông ta nhà giầu lại hiếm con trai. Hôm nay chúng mình đi may quá, đã cứu được đứa bé mười phần chết chín mà lại là con trai. Nếu anh em trong nước ra được, tôi đỡ lo tiền.’’
Thanh vui vẻ nói:
“Qua Ma-Lì-Pố em có ít vốn cũng giúp một số để anh Tính chi dùng vì chắc có nhiều anh em ra theo ngả ấy.’’
Về tới nhà Ngọc đương ngủ trưa. Nam và Thanh yên lặng nằm xuống giường nghỉ, phần vì chuyện lục đục đêm trước, phần vì vất vả trong công việc đỡ đẻ, lại đi về lúc giữa trưa nắng gắt.
Nam nhìn Thanh nằm ngửa mắt lim dim gò má ửng hồng vì nắng. Nàng gọi khẽ:
“Chị Kim.’’
Thanh quay lại. Nam đặt tay mình lên tay Thanh, nhìn Thanh một lúc nói giọng dịu dàng:
“Cám ơn chị.’’

"Chú tưởng? Từ rầy chú đừng tưởng như thế! Bây giờ việc hỏng rồi thì phải thôi hẳn đi. Đồng chí đã biết thế nào là kỷ luật Đảng, tôi không cần nói nhiều. Bây giờ chú phải đi ngay báo cho đồng chí Khu bộ trưởng và cắt đặt người suốt đêm nay canh gác nhà tôi thuê cho Tứ, Nghệ ở và nhất là cho ngay lập tức người lại gác hiệu cà-phê Thanh Hương."
Ngọc đứng lên nói:
"Em xin lỗi đã làm phiền lòng anh, em xin chịu hình phạt Đảng đã định, nhưng theo ý em thì công việc chưa hỏng. Mai em sẽ đi với Tứ, Nghệ và em sẽ làm tròn phận sự. Nếu em lầm thì em sẽ chết về tay họ, Đảng không cần đem kỷ luật ra nữa. Nhưng em tin là em không lầm. Em chưa rõ lắm nhưng em nhận có cái gì uẩn khúc giữa Thanh và Việt Minh. Đối với em, có khi lại là việc hay. Em sẽ lại ngay đằng Thanh và bảo Thanh không được ra khỏi cửa cho đến ngày em về. Khi em đi rồi anh cứ bảo anh em canh gác cầm chừng. Em thấy Thanh là người rất tài giỏi; nếu Thanh đứng về phía mình thì là một việc rất hay cho Đảng."
Ngọc ngừng lại đợi chờ Ninh suy nghĩ một lát rồi hỏi:
"Xin anh thuận cho em làm như thế. Chỉ có hai đằng một là em sẽ chết về tay Thanh hai là nếu em nghĩ đúng thì Đảng thêm được Thanh một nữ cán bộ rất giỏi. Em đợi anh trả lời rồi em sẽ đi ngay lại nhà Thanh."
Ninh cũng đứng dậy, giơ tay bắt tay Ngọc một cái mạnh:
"Được, tôi tin ở chú. Nếu chú lầm thì tôi sẽ chia sẻ trách nhiệm với chú."
"Em cảm ơn anh."
Nói xong Ngọc chào Ninh và đi ngay tới nhà Thanh.
Chú thích
[1]Một thức ăn đặc biệt của tỉnh Vân Nam
[2]Qua cầu mễ phẩn
[3]"Đưa lên núi" là chỉ việc giết người vì ở bên Trung Hoa, các nghĩa địa đặt trên các gò đống hay núi đồi
--!!tach_noi_dung!!--

Sưu tầm: Gương Soi
Nguồn: Nhất Linh -Đời Nay xuất bản, Sài Gòn 1961
Talawas
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 8 tháng 1 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---