Ngày hôm sau, Ngọc về Mông Tự. Việc đầu tiên khi chàng xuống xe là đến ngay hàng cà-phê của Thanh. Tới nơi, cửa hiệu còn mở nhưng các bàn đều trống, không có một người khách nào. Thanh đương xếp dọn các thứ ở trong cùng cửa hiệu. Dưới ánh đèn dầu lạc lờ mờ, nàng chưa nhận được là ai, hỏi vọng ra: “Ông xơi cà-phê phin hay cà-phê đen?” Ngọc đến một cái bàn sáng nhất, ngiêng vai tháo dây quàng rồi đặt túi vải xuống bàn: “Chị cho tôi một cốc cà-phê phin.” Thanh thốt lên: “Tiếng ai như tiếng...” Nàng chạy vội ra; khi biết là Ngọc nàng đứng dừng lại. Ngọc nói vui vẻ: “Tôi đây mà, tôi vừa mới về.” “A, anh Ngọc, anh mới về.” Nàng nói nhưng không nhìn Ngọc vẻ mặt lạnh lùng vội quay trở vào để sửa soạn. Ngọc thấy tức ứ lên tận cổ, định tìm cách thoái thác rồi bỏ đi ngay, nhưng chàng vẫn ngồi yên đợi. Thanh nhìn cái túi vải để trên bàn biết là Ngọc mới về mà lại đến ngay nhà nàng, một nỗi vui nở dần trong lòng, nhưng khi bưng cốc cà-phê ra vẻ mặt nàng lầm lỳ; nàng chưa chịu làm lành trước với Ngọc, tuy biết rằng ngoài chuyện Phương ra, Ngọc không có lỗi gì với nàng cả. Ngọc kéo cốc cà-phê lại gần phía mình rồi mở nắp cái phin xem nhiều hay ít nước. Chàng hỏi Thanh: “Hiệu chị độ này có đắt hàng không? Tôi vừa đi đúng hai mươi hôm rồi đấy.” “Cám ơn anh, cũng khá.” Ngọc giơ hai bàn tay ôm lấy cái cốc nóng. Gió lạnh từ ngoài cửa thổi vào làm lung lay ngọn đèn. “Chị làm ơn khép giùm tôi cái cửa, tôi đi xe gió quá, lạnh giá cả chân tay. May nhờ có cái áo len đàn bà...” Thanh ra đóng cửa, cài cả then trên then dưới, rồi hỏi Ngọc: “Đêm nay chắc anh lại ngủ đây?” Ngọc ngửng lên, lúc đó hai người mới nhìn nhau yên lặng một lúc lâu. Ngọc mỉm cười hỏi: “Chắc chị giận tôi về việc ăn ruốc mười hôm xót ruột.” Thanh ngồi xuống cùng bàn với Ngọc: “Tôi đâu có quyền giận anh. Mà tôi cũng chẳng xót ruột. Bao nhiêu lựu chín ngoài vườn tôi đều ăn hết, không còn một quả nào.” “Thế còn quả chị để dành tôi.” Đôi lông mày hơi cau lại, Thanh nói: “Quả ấy ngon nhất cây. Hột to vừa mộng nước vừa thơm vừa ngọt.” Ngọc nói: “Tiếc quá nhỉ. Tôi mong về cho chóng, chỉ cốt được ăn quả lựu chị đã chọn. Vả lại, đã năm sáu hôm nay chị muốn ăn thức gì thì ăn, việc gì mà xót ruột. Xót ruột nói đúng ra là sốt ruột hoạ chăng chỉ có tôi. Tôi biết vừa chẵn mười hôm chị đã khỏi cả sốt lẫn thương hàn, tha hồ lượn phố; ăn ‘cô sèo mi siển’, chẳng trách mà người đẫy hẳn ra, da dẻ hồng hào tươi tốt thế kia.” Thanh giục: “Anh uống cà-phê đi không nguội. Dọc đường chắc chẳng có cà-phê ngon thượng hạng như ở hiệu tôi. Mà chắc cũng không có cà-phê mà uống nữa.” Ngọc mỉm cười: “Có chứ. Tôi được uống thứ cà-phê đặc biệt. Tôi đã nốc cả một bi-đông mà không việc gì. Hai anh em bạn đồng hành với tôi cứ nằng nặc đòi uống cho kỳ được. À quên, chị pha cho chị một cốc cà-phê, rồi đem lên trên gác ngồi để cho khách khỏi thấy ánh đèn lại gõ cửa.” Lúc hai người lên trên gác và ngồi vào hai cái ghế vẫn ngồi, Thanh nói mắt có vẻ tinh nghịch: “Ý hẳn anh lại muốn đến canh gác tôi và ngủ đêm ở đây như lần trước.” Ngọc nói: “Ý kiến ấy hay đấy. Hay là tôi lại ngủ một đêm nữa ở đây. Nhà có hai chăn hay chỉ có một. Có một thì tôi xin đi, còn màn thì không cần, trời lạnh không có muỗi đâu mà sợ.” Thanh chỉ vào góc gian gác: “Nhà có đến ba cái chăn. Nhưng lần này thì anh cần gì canh gác tôi nữa.” “Vẫn cần lắm chứ.” Ngọc vừa nói vừa rút hai khẩu súng đặt lên bàn. “Lần này mà chị trốn thì tôi bắn.” Thanh nói: “Tôi đợi anh ngủ tôi sẽ bắn anh trước. À, nhưng mà cả đời tôi không rờ đến cái súng lục. Cách cho đạn ra sao? Hôm nào anh dạy tôi bắn nhé.” “Chị tập bắn làm gì? Chị định bắn lựu rơi để đỡ công trèo chắc.” Thanh cười: “Cần gì súng. Bao nhiêu quả tôi bắn hết từ lâu rồi. Tôi thích tập bắn súng để khi nào có dịp thì...” Ngọc cũng cười theo. “Để khi nào thong thả, tôi sẽ đưa chị về cánh đồng phía Cô Cầu để chị tha hồ mà tập; hay là đợi khi nào về Ma-Lì-Pố hay về biên giới. Bây giờ tôi bảo qua chị cách thức lắp đạn. Có hai thứ súng...” Ngọc cầm hai khẩu súng của Tứ và Nghệ rồi giảng giải: “Đây là thứ Colt bốn mươi lăm, bắn một phát vỏ đạn sẽ bật ra và có một viên đạn mới sẽ tự động lên thay. Còn đây là súng quay, có sáu lỗ, cứ bắn một phát thì cái lỗ có đạn lại quay lên đúng vào chỗ mổ cò.” Thanh nói: “Hay nhỉ? Sao anh phải đem hai súng đi. Ý hẳn mỗi súng bắn một người. A, tôi nghĩ ra rồi, anh bắn được cả hai tay như những cao bồi trong xi-nê.” “Không chị ạ, đây là súng của Tứ và Nghệ, còn tôi, tôi đi tay không.” Rồi Ngọc kể cho Thanh nghe những chuyện dọc đường và cách thứcx;'>
Tưng bừng này bác này em Quả hoa nhẫn sạch say mềm mới thôi Ngổn ngang chén bát rơi đây đó Gối đầu nhau ngủ ở mạn thuyền; Êm êm mơ giấc mơ tiên Vầng Đông ai đã treo lên lúc nào! Chú thích:[7]Vérité en decà des Pyrénées, erreur au delà (Pascal)