II. UYÊN- NGUYÊN CỦA HỌC- THUYẾT TRANG TỬ: Cái học của Trang tử, tuy do Lão tử mà ra, nhưng biệt lập ra một phái riêng: phái Trang học. Sử- Ký cho rằng" cái học của ông không đâu là bàn không đến, nhưng gốc ở lời dạy của Lão tử…" (1) Phê- bình học- thuyết Trang tử, thiên Thiên- Hạ trong sách Trang tử có nói:" Đạo vẫn thâm mật, vô hình mà biến hóa vô thường. Chết, Sống cùng Trời Đất ngang nhau, cùng thần minh qua lại và lui tới mà thấy không thiết- thực. Vạn- vật bao la mà lúc trở về, không thêm cho Đạo. Đó là chỗ nghiên cứu của người xưa. Chỗ đó Trang Châu nghe qua, đẹp ý. Muốn truyền- bá nó ra, Trang Châu mượn câu chuyện mậu- ngộ, tiếng nói hoang- đường, lời văn không bền, thường phóng- túng mung- lung mà không cao dị… Trang Châu thấy đời chìm đắm trong ô- trọc, không hiểu được lời mình nên dùng" chi ngôn" mà gieo khắp, dùng" trùng ngôn" làm thực sự, dùng" ngu ngôn" cho rộng hiểu. Rồi riêng một mình lại qua cùng trời đất tinh- thần mà không ngạo- nghễ vạn- vật không hỏi tội thị phi, lại sống chung cùng thế- tục. Sách của Trang Châu thì khôi- vĩ mà dịu dàng, không hại. Lời tuy sâm- si, mà thầy đặng ý răn lòng khi trá. Chỗ sung- thực của đó không dừng đặng. Trên thì dạo cùng tạo vật, dưới bạn cùng" ngoại tử sanh, vô chung- thủy". Bản nguyên của đó thì hoằng- đại mà sáng sủa, sâu rộng và phóng túng. Tông chỉ của đó có thể thích- hợp với bậc thượng- trí. Tuy nhiên, tông- chỉ và bản- căn đó đều ứng theo tạo hóa mà đạt đến vạn- vật. Lý của đó thì không cùng." (Thiên- hạ) Như vậy, ta thấy rằng học thuật của Lão và Trang, có chỗ không đồng nhau. Lão tử cho rằng" cứng rắn thì dễ bị bể nát, nhọn bén thì dễ bị mòn lụt"; và" Kiên cường giả, tử chi đồ" (chương 76) (cứng và mạnh hơn là bạn của cái chết), cho nên ông chỉ cho con người con đường để mà tránh khỏi sự đổ nát mòn gẫy…" Trì nhi doanh chi, bất như kỳ dĩ; suy nhi chuyết chi, bất khả trường bảo, kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ; phú quí nhi kiêu, tự di kỳ cữu; công toại thân thối: thiên chi đạo". (Ôm giữ chậu đầy, chẳng bằng thôi đi. Dùng dao sắc bén, không bén được lâu; vàng ngọc đầy nhà, khó mà giữ lâu; giàu sang mà kiêu, tự vời họa ưu; nên việc lui thần, đó là đạo Trời). (Đạo Đức Kinh chương 9). Trang tử thì chủ trương sự" vô chung- thủy, ngoại tử sinh", cho nên chỗ mà Lão tử thắc- mắc chăm- chú, thì Trang tử lại nhìn với cặp mắt thản nhiên, lạnh- lùng như không đáng kể. Trong thời kỳ Tiền Hán (2), tư- tưởng của Lão học được truyền bá, còn tư tưởng của Trang học thì mãi đến thời Hậu- Hán (3) mới được đề cập đến và phổ- biến. Buổi đầu nhà Hán, danh từ Hoàng- Lão được xưng- tụng và phổ- thông, nhưng đến cuối nhà Hán (4) mới đổi ra thành danh- từ Lão Trang. Các nhà chú giải Lão tử, sống vào khoảng đầu nhà Hán, không hề nói đến tên Trang tử, còn các nhà chú- giải Trang tử thì thuộc về khoảng nhà Tần (265- 420) sau Tây- lịch kỷ- nguyên, tức là triều- đại nối liền với nhà Hán (Tam- Quốc). Cho nên, các học giả đời Hán, khi nói đến Lão học là chỉ nghĩ đến Lão tử mà thôi, nghĩa là chỉ quan tâm đến vấn đề đối phó với thời cuộc. Cho nên trong Nghệ- Văn- Chi sở dĩ cho rằng Lão học (tức là cái học của Lão tử) là" phương- pháp của các bậc vương- đạo tại- vị", là vì thế. Thật vậy, Lão tử soạn quyển Đạo- Đức Kinh là cho các nhà cầm quyền trị nước thời bấy giờ: ông đề- xướng giải- pháp" vô- vi nhi trị". Tư- Mã- Thiên nói về cái học của Lão Trang có viết:" Triết- lý của Trang tử, khác với Lão tử, lại muốn siêu- thoát khỏi vấn- đề nhân- gian thế- sự. Khi ông nói đến các vì vua đầu tiên của nhà Hán, cho rằng các bậc ấy lấy" vô vi nhi- trị" là có ý muốn nói rằng các bậc trị nước ấy áp dụng triết lý của Lão tử. Chỉ đến cuối đời nhà Hán (220 sau T. L) thì người ta mới bắt đầu chú ý đến Huyền- học, bấy giờ sách của Lão tử cũng được người ta dùng cái học của Trang tử mà giải thích. Như vậy ta thấy rằng, tuy khởi thủy hầ như lập trường triết- lý của hai nhà đứng riêng nhau mà vẫn có sự liên hệ với nhau luôn." Chỗ tương đồng của Lão tử và Trang tử là cả hai đều cùng một quan niệm về Đạo và Đức, và cả hai đều chống đối tư tưởng truyền thống và chế độ đương thời. Và, vì vậy mà Tư- Mã- Thiên đặt tên học- phái nầy là Đạo- Đức Gia, vì ông cho rằng hai quan niệm Đạo và Đức là nền tảng chung của Lão học. Trang tử sống vào khoảng nửa thế kỷ thứ ba trước Tây lịch kỷ- nguyên (369- 298 trước T. L kỷ- nguyên) tức là thuộc về một thời- kỳ hỗn- loạn nhất của Trung- Hoa: thời Chiến- quốc. Bởi vậy, có người cho rằng" trước một hoàn- cảnh xã hội nhiễu nhương mà phải trái rối bời, thật giả không phân, chúng ta hẳn không lấy chi làm lạ mà thấy Trang tử chủ trương tư tưởng siêu nhiên, đem cặp mắt bình thản mà lạnh lùng mà nhìn xem xã hội sự vật". Nói thế, không hẳn là không có lý do, vì nếu xét chung tư tưởng của Trang tử, ta thấy ông cực lực phản đối hầu hết mọi học thuyết, chế độ của đương thời… ở thiên Tề- Vật- Luận, ông nói:" Cố hữu Nho, Mặc chi thị phi, dĩ thị kỳ sở phi, nhi phi kỳ sở thị". (bởi vậy mới có cái Phải Quấy của Nho Mặc. Nho Mặc thì lấy Phải làm Quấy, lấy Quấy làm Phải) Đại diện cho Nho- học thời bấy giờ thì có Mạnh- tử; còn đại diện cho Mặc- học thì có Tống Hinh, Huệ- Thi và Công- tôn Long thì đại diện cho nhóm danh gia. Ở thiên Tề- Vật- Luận ông nói:" Vị thành hổ tâm nhi hữu Thị Phi, thị kim nhật thích Việt nhi tích chi dã… Cổ dĩ kiên bạch chi muội chung" (Lòng mình vì chưa thành mà có Phải Quấy. Nên chi ngày hôm nay đi sang nước Việt mà từ bữa hôm qua đã tới đó rồi vậy… Cho nên, suốt đời cam chịu tối tăm vì thuyết" Kiên Bạch"). Câu" kim nhật thích Việt nhi tích chí dã" là ám chỉ biện- thuyết của Huệ Thi; còn câu" dĩ kiên- bạch chi muội chung" là nói về thuyết Liên bạch của Công- tôn Long. đó là những chỗ mà Trang tử phê bình học thuyết của người đồng thời, đem cái thuyết" tề thị phi, đồng dị, tiểu đại" của ông ra mà châm đối các nhà thích dùng bịên luận. Theo ông thì" đại diện bất ngôn", còn những biện giả trên đâu chỏ là những bọn người biện đặt. (tiểu biện). Thời ấy có Tử- Hoa- tử chủ trương sự" toàn sinh vi thượng" và Đảm- Hà chủ trương" vị- thân, bất vị quốc", đều là những kẻ thừa hưởng cái học của Dương- Chu. Trang tử đem cái thuyết Tề- Vật để đánh đổ lòng tư- kỷ, chia phân Nhĩ- Ngã của người đồng thời còn sống thiên trong giới Nhị- nguyên. Là vì, theo Trang tử, hễ còn nói" vì mình" tức là còn thấy chỉ có mình mà không thấy có người, trong khi sự thật thì" Vật Ngã vi Nhất". Ở thiên Đại- Tông- Sư ông viết: Cố chi chân- nhân, bất tri duyệt sanh, bất tri ố- tử… Bất tri sở dĩ sanh, bất tri sở dĩ tử, bất tri tựu tiên, bất tri tựu hậu" (Bậc chân nhân đời xưa, không tham sống, không ghét chết… Không biết chỗ sở dĩ sống, không biết chỗ sở dĩ chết, không biết chỗ đến trước, không biết chỗ đến sau) … Nghĩa là người đạt Đạo phải là kẻ đứng trên vấn đề Sanh, Tử, không vị kỷ, không quá chú trọng đến bản thân mà suy tính lợi hại quá đáng như các chủ trương nói trên. Phản đối những tư tưởng vị kỷ, tức là phản đối lòng tham lam ích kỷ, ông lại cũng phản đối cả sự" Xá- ký thích- nhơn", nghĩa là bỏ cái chân- tanh của mình mà chạy theo kẻ khác. ở thiên Đại- Tông- Sư ông nói:" Hành danh thất kỳ, phi sĩ dã. Vong thân bất chân, phi dịch nhân dã. (Làm theo danh, mà bỏ mất mình, không phải là kẻ sĩ. Làm mất thân mình, không rõ cái lẽ chân thật nơi mình, cũng chẳng phải là kẻ sai được người vậy). Ông cho rằng" như Hồ- Bất- Giai, Vụ- Quang, Bá- Di, Thúc- Tề, Cơ- Tử, Tử- Dư, Kỷ- Tha, Thân Đồ- Địch, thị dịch nhân chi dịch, thích nhân chi thích nhi bất tự thích kỳ thích giả dã. (Đại- Tông- Sư) Và, như Lão tử, ông cũng cực lực phản đối Nhân, Nghĩa của phái hữu- vi thời ấy. Cái học" trục- vật" và sự" cầu- tri" cũng bị ông đả phá:" Ngô sinh đã hữu nhai, nhi tri đã vô nhai. Dĩ hữu nhai, tùy vô nhai, đãi hĩ!" (Dưỡng-Sinh- Chủ). Tóm lại, đối với thời đại, ông phản đối hầu hết các học thuyết cùng chế độ thời đó: phản đối Nho, Mặc, phản đối nhóm danh gia biện thuyết như Huệ- Thi, Công- Tôn- Long, phản đối lòng vị- kỷ, trọng tử- sinh, sát lợi- hại, phản đối cả Nhân, Nghĩa và cái thói" cầu- tri", " trục- học", " xá- kỷ thích nhơn", nhất là những hành động hứu- vi của nhóm pháp- gia thời bấy giờ. Tuy nhiên sự phản đối ấy của Trang tử không phải là lối phản đối công kích của người phản thế (ghét đời là vì bất mãn đối với đời) mà thực ra là lối lập- ngôn đặc biệt của người đã" vượt qua bến bên kia" " đáo bỉ ngạn", theo danh từ nhà Phật, con người giải thoát" để trở về nguồn cội" của cái" Sống Một" mà ta sẽ thấy trình bày sau đây.