Raxkonikov đã vào nhà. Chàng bước vào với cái vẻ như đang cố hết sức nhịn cười. Razumikhin ngượng ngùng theo sau, mặt đỏ như hoa vông, nhăn nhúm lại vì tức giận, thân mình dài lêu nghêu trông hết sức vụng về. Bộ mặt và cả dáng người anh lúc ấy thật là một lời giải thích hùng hồn cho tiếng cười của Raxkonikov. Chưa kịp được giới thiệu, Raxkonikov đã nghiêng mình trước chu nhân đang đứng giữa phòng đưa mắt dò hỏi hai vị khách. Vừa bắt tay ông ta, chàng vừa làm ra vẻ cố hết sức nhịn cười và nói lấy đôi ba tiếng gọi là để tự giới thiệu. Song vừa mới nghiêm được nét mặt lại và lúng búng được mấy tiếng chàng đã lại dường như bất giác nhìn về phía Razumikhin, thế là không sao nhịn được nữa: tiếng cười vừa rồi bị nén chặt bao nhiêu, thì nay lại bật ra mạnh bấu nhiêu không sao cưỡng nổi. Cơn giận dữ điên cuồng của Razumikhin tiếp theo tiếng cười "hồn nhiên" đó của Raxkonikov đã tạo cho cái cảnh nầy một vẻ hoan hỉ thành thật và nhất là rất tự nhiên. Razumikhin tựa hồ như cố ý, đang giúp thêm vào màn kịch của bạn.- Hừm! Đồ quỷ! - Anh gầm lên và vung tay một cái va ngay vào một chiếc ghế con trên đặt một cái cốc trà nhỏ đã uống cạn. Ghế và cốc rơi đánh xoảng một tiếng.- Tại sao lại phá hoại bàn ghế thế, hở các vị, thiệt hại cho công quỹ đấy? - Porfiri Prtrovich vui vẻ kêu lên.Màn kịch tiếp diễn như sau: Raxkonikov cười chán chê rồi, tay vẫn để quên trong tay chủ nhân, nhưng vẫn biết giữ mức vừa phải, chàng chờ dịp rút tay ra cho thật nhanh và thật tự nhiên. Razumikhin hết sức luống cuống với chiếc ghế đổ và cái cốc vỡ, ngẩn người ra nhìn mấy mánh cốc, vẻ mặt hầm hầm, đoạn nhổ toẹt một bãi nước bọt và quay phắt ra cửa sổ, đứng quay lưng về phía công chúng, mặt khó đăm đăm, nhìn bâng quơ ra ngoài cửa kính, chắc cũng chẳng trông thấy gì. Porfiri Petrovich cười, ông ta cùng muốn vui chung với khách, nhưng hiển nhiên còn đang chờ đợi người ta giải thích cho. Trong góc phòng, Zamiotov ngồi trên một chiếc ghế dựa. Hắn nhổm dậy khi thấy khách vào, và chờ đợi, môi nhoẻn một nụ cười, vẻ ngỡ ngàng và thậm chí hầu như ngờ vực nữa trước cái cảnh vừa diễn ra, riêng khi nhìn Raxkonikov thì hắn lại có vẻ bối rối nữa. Sự có mặt bất ngờ của Zamiotov khiến Raxkonikov ngạc nhiên và khó chịu."Lại thêm một điều cần phải suy xét?" - chàng nghĩ.- Xin hai ông thứ lỗi. - Raxkonikov mở đầu, cố làm ra vẻ ngượng nghịu.- Có gì đâu! Tôi rất, thích thú. Các anh đến chơi thật là vui vẻ. Sao, lại không thèm chào hỏi ai nữa kia à? - Porfiri Petrovich hất hàm trỏ Razumikhin nói tiếp.- Quả tình tôi cũng không hiểu tại sao cậu ta lại tức giận tôi. Dọc dường, tôi chỉ nói là cậu ta giống Romco và và chứng minh cho cậu ta thấy, ngoài ra hình như không còn lý do nào khác.- Rõ khỉ! - Razumikhin đáp, vẫn không ngoảnh lại - Thế thì chắc phải có những lý do rất nghiêm trọng cậu ấy mới có thể nổi giận lên như vậy vì mỗi một câu nói đùa cỏn con - Porfiri cười xoà.- Chà, quan dự thẩm toà án đấy nhá! Thôi, ma quỷ bắt hết các cậu đi cho rảnh - Razumikhin cắt ngang và cũng bật cười theo, vẻ mặt vui hẳn lên tuồng như không có việc gì xảy ra cả. Anh đến cạnh Porfiri Petrovich.- Thôi, đủ rồi! Toàn một lũ ngốc, vào việc thôi! Đây là bạn mình, Rodion Romanovich Raxkonikov, trước hết là vì nghe nói nhiều đến cậu nên muốn làm quen với cậu, sau nữa cùng có tí việc muốn nhờ đến cậu. Kìa, Zamiotov! Sao cậu lại ở đây? Thế hai người có quen nhau à? Từ bao giờ thế?"Lại chuyện gì thế nầy nữa?" - Raxkonikov hoảng hốt nghĩ thầm.Zamiotov như có vẻ ngượng nghịu, nhưng chỉ thoáng một chút thôi.- Ấy chúng tôi mới quen nhau từ hôm qua, ở nhà cậu đấy hắn nói, giọng ung dung.- Thế thì thật là Trời giữa tớ: tuần trước hắn cứ khẩn khoản mình tìm cách giới thiệu hắn với cậu, thế mà cũng chẳng cần gì kẻ nầy, các người cũng đã đánh hơi được nhau… Thuốc lá cậu đâu? Porfiri Petrovich ăn vận kiểu trong nhà: áo dài ngủ, đồ lót khá sạch, chân đi giầy vải vẹt gót. Đó là một người tuổi trạc ba mươi lăm, vóc dáng người hơi lùn, to béo và hơi có bụng nữa, râu ria cạo nhẵn, tóc cắt ngắn, đầu to tròn, gáy dô ra một cách kỳ quái. Khuôn mặt tuy tròn và béo phị, mũi hơi hếch, nước da vàng vọt song vẫn không thiếu vẻ hoạt bát và lại có phần hóm hỉnh nữa. Lẽ ra khuôn mặt ấy trông còn có vẻ thật thà là khác nếu không có cái thần sắc của cặp mắt sáng loáng như màu nước, ẩn dưới hàng mi bạc phếch luôn luôn hấp háy như muốn ra hiệu cho một người nào. Cái nhìn của cặp mắt đó tương phản lạ kỳ với toàn bộ con người trông như có dáng dấp đàn bà của ông ta và điểm cho nét mặt ông ta một vẻ nghiêm nghị hơn là người ta có thể tưởng khi mới nhác trông.Vừa nghe nói ông khách có "tí việc" cần bàn với mình, Porfiri Petrovich lập tức mời khách ngồi lên ghế sofa, còn ông ta thì ngồi vào cuối ghế và chú mục nhìn Raxkonikov, chờ đợi chàng trình bày công việc, với cái vẻ quan tâm có dụng công và trang nghiêm quá mức khiến người ta phải lúng túng khó chịu, nhất là người chưa quen biết khi mới gặp lần đầu, và nhất là khi nghĩ rằng điều mình sắp nói ra lại không tương xứng với thái độ chăm chú trịnh trọng khác thường của ông. Nhưng Raxkonikov, qua mấy câu ngắn gọn và mạnh lạc, trình bày việc mình một cách rõ ràng, chính xác và thấy hài lòng với bản thân đến nỗi còn có đủ thì giờ quan sát, Porfiri khá ký. Porfiri Petrovich cũng nhìn khách không rời mắt trong suốt thời gian nói chuyện. Razumikhin ngồi bên kia bàn sốt ruột và háo hức theo dõi câu chuyện, mắt cứ luôn luôn chuyển từ người nầy sang người kia, chẳng chú ý mấy đến phép lịch sự."Thằng ngốc!" -Raxkonikov chửi thầm.- Thế thì anh phải khai với sở cảnh sát. - Porfiri dùng một giọng đặc biệt sự vụ trả lời khách - Anh sẽ viết là vì được tin xảy ra sự kiện như thế - có nghĩa là vụ ám sát - nên cần báo cho viên dự thẩm phụ trách việc đó biết là có những vật nầy vật nọ thuộc quyền sở hữu của anh và anh muốn chuộc lại. Hoặc là thôi cũng chẳng cần rồi người ta sẽ viết cho anh.- Nhưng phiền một nỗi là hiện nay? - Raxkonikov nói tiếp, cố làm ra vẻ thật ngượng nghịu: tôi cũng không sẵn tiền lắm, và ngay những đồ lặt vặt ấy, tôi cũng không thể… Ông ạ, bây giờ tôi chỉ muốn khai rằng những vật ấy là của tôi, rồi khi nào có tiền…- Không hề gì - Porfiri Petrovich đáp, có vẻ dửng dưng đối với những lời giãi bày về tiền nong đó, - vả lại, nếu cần anh có thể viết thẳng cho tôi mấy chữ cũng theo kiểu như trên, đại ý: được biết thế nầy thế nọ, và kê khai những vật nầy vật kia là của tôi, yêu cầu.- Thế viết trên giấy thường có được không? - Raxkonikov vội vã ngắt lời, một lần nữa tỏ ra quan tâm đến mặt tiền nong của công việc.- Ồ, giấy gì ma chả được? - Và bỗng Porfiri Petrovich nhìn chàng với một vẻ giễu cợt ra mặt, nheo nheo đôi mắt tựa như muốn nháy chàng. Vả chăng, có thể là Raxkonikov tưởng tượng ra thế thôi, vì cái đó chỉ thoáng qua trong giây lát. Song ít nhất cũng phải có một chuyện gì đây. Raxkonikov cứ đinh ninh là ông ta đã nháy mắt với chàng, có trời biết tại sao. Hắn biết!" - Ý nghĩ đó vụt thoáng qua tâm trí chàng như một tia chớp.- Xin ông thứ lỗi vì đã đến làm phiền ông vì những chuyện không đâu như thế! - chàng nói tiếp, hơi lúng túng. - Những vật ấy đáng giá cả thảy chỉ độ năm rúp, nhưng đối với tôi thì nó quý lắm, vì đó là những vật kỷ niệm của người thân, và xin thú thực là tôi rất lo sợ khi được tin…- À, à, thế ra hôm qua khi nghe tớ nói với Zoximov là Porfiri đã tiến hành hỏi cung những người có cầm đồ, cậu đã giật nẩy mình lên là vì thế đấy - Razumikhin nói với một dụng ý lộ liễu.Cái nầy thì thật quá thể. Raxkonikov không chịu được nữa, đưa đôi mắt đen sáng quắc lên giận dữ nhìn Razumikhin Nhưng chàng lại trấn tĩnh được ngay.- Cậu muốn giễu tôi đấy hẳn? - Chàng nói với một vẻ tức giận giả vờ rất khéo - Tôi xin nhận rằng có lẽ tôi có lo lắng quá nhiều đến những vật mà dưới mắt cậu chỉ là những đồ bỏ đi; nhưng cũng không nên vì thế mà coi tôi là một thằng ích kỷ, một thằng tham lam, vì dưới mắt tôi những vật vô nghĩa đó rất có thể không phải là những đồ bỏ đi. Lúc nãy tôi đã nói với cậu là chiếc đồng hồ bạc chỉ đáng giá vài xu ấy là vật duy nhất của cha tôi còn để lại. Cứ tha hồ mà giễu tôi đi, nhưng kỳ tình mẹ tôi đã lên đây - chàng chợt quay sang nói với Porfiri - và nếu bà cụ biết - chàng lại vội quay về với Razumikhin và cố nói giọng run run, - nếu bà cụ biết chiếc đồng hồ ấy không còn nữa, tôi thề với cậu là bà cụ sẽ chết điếng đi. Ôi! đàn bà họ thật…- Nhưng có phải thế đâu! Mình không hề có ý như thế. Ý mình trái hẳn lại! - Razumikhin khổ sở kêu lên."Thế có được không? Có tự nhiên không? Mình có cường điệu quá không? Raxkonikov lo âu tự hỏi - Sao mình lại nói "đàn bà"?- Thế ra cụ nhà đã lên đây rồi? - Porfiri Petrovich hỏi, không rõ để làm gì.- Vâng.- Lúc nào?- Chiều hôm qua.Porfiri lặng thinh như suy tính điều gì.- Những đồ vật của anh dù sao cũng không thể mất được, - hắn nói tiếp, giọng điềm tĩnh và lạnh lùng. - Mà tôi đợi anh ở đây cũng đã từ lâu.Rồi, coỉ như khong có việc gì xảy ra, Porfiri sốt sắng trao cái gạt tàn thuốc lá cho Razumikhin, đang thẳng tay gạt tàn thuốc xuống thảm không chút thương tiếc. Raxkonikov giật nẩy mình, nhưng Porfiri dường như không nhìn chàng vì đang bận tâm với điếu thuốc lá của Razumikhin.- Sao? Cậu đợi cậu ấy à? Thì ra là cậu biết cậu ấy có đồ cầm ở đằng ấy à? - Razumikhin kêu lên.Porfiri Petrovich quay hẳn sang Raxkonikov nói.- Cả hai thứ anh đem cầm đằng mụ ấy. - chiếc nhẫn và cái đồng hồ - đều được gói vào một mảnh giấy và tên anh được ghi rõ ràng bằng bút chì trên giấy gói, có cả ngày tháng nhận cầm.- Sao ông nhớ kỹ thế? - Raxkonikov cười nhạt một cách vụng về, cố nhìn thẳng vào mắt ông ta, nhưng rồi không ghìm nổi và bỗng nói thêm: - Sở dĩ tôi nghĩ thế là vì có lẽ có nhiều khách cầm đồ lắm. Thành thử ông cũng khó lòng mà nhớ hết được. Thế nhưng đằng nầy, ông lại nhớ hết, mà rất rõ và và…Ngốc thật! Kém lắm! Sao lại thêm câu ấy làm gì.- Chả là hầu hết các khách cầm đồ đều đã đến gặp tôi, chỉ còn anh là người duy nhất chưa quá bộ đến đây - Porfiri đáp, trong giọng nói thoáng có một sắc thái giễu cợt khá rõ.- Vừa rồi tôi hơi bị mệt.Vâng, tôi cũng có nghe nói. Tôi lại nghe nói là anh còn có điều gì bối rối khó chịu nữa. Đấy bây giờ trông anh vẫn còn xanh lắm.- Có xanh tí nào đâu, ngược tại tôi rất khỏe - Raxkonikov đột nhiên chuyển sang giọng cục cằn và giận dữ ngắt lời.Cơn giận sôi sục lên trong người chàng, không tài nào nén được. "Cơn giận nầy sẽ phản mình mất - chàng chợt nghĩ "Sao họ lại cứ làm khổ mình như thế"- "Tôi hơi bị mệt!" - Razumikhin kêu lên - Thật khéo nói. Mãi đến tận hôm qua cũng vẫn còn mê sảng đấy. Nầy Porfiri, cậu có tin được không, cậu ấy vừa mới tấp tểnh đứng dậy được, thế mà Zoximov với mình vừa mới quay lưng một cái là cậu ta mặc quần áo lặng lẽ chuồn đi; lang thang mãi tận đâu gần đến nửa đêm mới về, mà xin nhắc lại là đang mê sảng đấy nhé. Cậu có thể tưởng tượng được không? Một trường hợp đến kỳ quặc?- Sao? Đang mê sảng à? Có thể như vậy đ chuyện đó với các bà ấy nữa chứ gì?- Giờ mới biết là mình ngốc! Cậu cứ nện cho mình một trận cũng được. Nhưng có thật cậu đã nghĩ đúng như vậy không?- Thì đã bảo là toàn chuyện vớ vẩn mà lại? Nghĩ đúng cái gì? Chính cậu, khi cậu dẫn mình đến nhà hắn, cậu đã nói với mình là hắn có chứng thiên chấp… Và hôm qua nữa, những câu chuyện về thằng thợ sơn của cậu cũng như đổ thêm dầu vào lửa trong khi có lẽ hắn phát điên lên vì chuyện ấy. Giá tớ biết đích xác câu chuyện xảy ra ở sở cảnh sát, và biết có một tay chó má nào đã làm nhục cậu ta với những mối nghi ngờ của hắn. Hừm… thì hôm qua tớ đã không để cho câu chuyện trò như vậy. Những tay mắc tính thiên chấp là hay thổi phồng giọt nước lên thành đại dương lắm, mọi ảo mộng đối với họ đều là sự thực hết. Cứ như tớ nghĩ lại thì câu chuyện của Zamiotov kể cho chúng ta nghe hôm qua nay đã giải thích được một nữa vấn đề rồi. Đúng thế đấy! Tớ còn nhớ lại một ca ưu uất một ông đã bốn mươi tuổi, vì không chịu được những lời che riễu hàng ngày của một thằng bé lên tám trong một bữa ăn, đã cắt cố thằng bé chết tươi. còn đây là một con người khổ sở, rách rưới, bị một viên cảnh sát xấc xược lăng mạ, bệnh thì đã chớm mà lại bị nghi ngờ như vậy! Một con người bị chứng ưu uất trầm trọng lại thêm cái tính sĩ diện quá đáng, ngông cuồng chút ít nữa chứ! Có lẽ đó chính là xuất phát điểm của căn bệnh! Phải rồi! Mẹ kiếp! Mà nầy, cậu nói đúng. Zamiotov là một thằng bé dễ chịu đấy, duy có điều… hừm! Hôm qua hắn kể chuyện kia ra làm gì thế không biết! Thằng cha ba hoa lạ?- Nhưng hắn kể cho ai nghe?- Cho cậu với mình nghe chứ còn ai nữa!- Cho cả Porfiri nữa!- Thì đã sao?- Nầy, cậu có uy tín gì đối với họ không? Vôi bà cụ và cô em ấy mà! Hôm nay đối với Raxkonikov nên thận trọng hơn một tí?- Họ sẽ dàn xếp được với nhau thôi - Razumikhin miễn cưỡng đáp.- Mà sao cậu ta lại ghét căi thằng Lugin thế nhỉ? Một con người lắm tiền, mà cũng không đến nỗi mất cảm tình đối với cô ta lắm. Còn họ thì không có nổi một đồng xu nhỏ, phải không?- Cậu có cái lối hỏi cũng ở đâu thế? Razumikhin bực tức quát lên. - Họ có còn xu nhỏ xu lớn nào không thì tớ biết đâu đấy. Muốn biết thì cậu cứ đi mà hỏi họ.- Chà! đôi khi cậu cũng ngốc thật đấy? Thôi cậu đi nhé, cảm ơn hộ tớ bà Praxkopia Paplovna đã cho tớ ngủ trọ. Sáng nay bà ta cố thủ trong buồng đóng chặt cửa lại, tớ đứng ở ngoài cửa chào vọng vào, bà ta cùng chẳng thèm lên tiếng, tuy đã dậy từ lúc bảy giờ; người nhà đã đem ấm xamovar từ nhà bếp đi qua hành lang lên cho bà… Tớ không được hân hạnh chiêm ngưỡng dung nhan bà ta.Đúng chín giờ, Razumikhin đến nhà Bakaleyev.Hai mẹ con bà Punkheria Alekxandrovna đợi anh ta đã khá lâu, đang nóng điên cả ruột lên. Họ dậy lúc bảy giờ, có lẽ còn sớm hơn nữa. Anh bước vào, vẻ mặt u sầu như đêm tối, cúi chào một cách vụng về, và điều đó lập tức làm anh tức giận, dĩ nhiên là giận mình. Nhưng những nỗi lo sợ của anh đều tỏ ra không đúng: bà Punkheria Alekxandrovna vồ vập nắm lấy hai tay anh, và thiếu chút nữa bà đã đưa lên môi hôn. Anh rụt rè liếc nhìn Avdotia Romanovna, song trên gương mặt trang nghiêm ấy giờ đây không hề có những nét riễu cợt không hề thoáng thấy vẻ khinh bỉ giấu không kín như anh vẫn chờ đợi; gương mặt ấy chan chứa lòng biết ơn và tình trìu mến, chan chứa một niềm tôn kính chân thành và bất ngờ đến nỗi anh nghĩ thà họ cứ sỉ vả mình đi còn hơn, chứ thế nầy thì anh tự thấy xấu hổ quá chừng. May sao, anh đang sẵn có một đề tài nói chuyện, bèn vội vàng bám ngay lấy.Nghe nói là "Rodia chưa dậy", song "mọi việc đều ổn", bà Punkheria Alekxandrovna lại tỏ ý hài lòng hơn vì bà "đang rất cần, rất cần bàn bạc trước với Razumikhin đã". Kế đến, hai người hỏi anh đã ăn sáng chưa và mời anh cùng uống chén trà; họ cũng chưa dùng trà vì muốn chờ anh một thể. Avdotia Romanovna lắc chuông: một cậu bé bẩn thỉu, rách rưới chạy vào và được lệnh bày ấm chén ra. Mãi một lát sau, khay trà mới được bưng lên, nhưng nó bẩn thỉu và luộm thuộm đến nỗi hai mẹ con bà Punkheria Alekxandrovna cũng phải thấy xấu hổ. Razumikhin toan lên tiếng chửi rủa thậm tệ, nhưng sực nhớ đến Lugin, anh lại nín lặng, lúng túng, và thật là sung sướng cho anh khi bà Punkheria Alekxandrovna dồn dập hỏi anh một tràng liên tiếp.Anh phải nói trong bốn mươi lăm phút liền để trả lời cho hết những câu hỏi đó, liên tiếp bị ngắt lời và hỏi đi hỏi lại. Anh kể hết những sự kiện chủ yếu và quan trọng mà anh biết được về cuộc sống của Rodia trong một năm nay, và kết thúc bằng một câu chuyện tỉ mỉ về bệnh trạng của Rodia. Tuy vậy anh cũng đã bỏ qua nhiều điều cần phải giữ kín, kể cả cái màn kịch xảy ra ở sở cảnh sát và những hậu quả của nó. Hai mẹ con háo hức nghe anh kể, và khi anh yên trí đã nói cạn lời và đã thoả mãn được thính giả, thì họ lại tưởng đâu anh chỉ mới mở đầu…- Thế còn anh, anh cho biết ý kiến của anh ra sao! Ồ, xin lỗi, mãi đến bây giờ tôi vẫn chưa được biết tên riêng và phụ danh của anh! - bà Punkheria Alekxandrovna nói vội.- Dmitri Prokofich.- À vâng, đấy, anh Dmitri Prokofich, tôi rất mong, rất mong được biết, nói chung… hiện nay Rodia quan niệm, vấn đề như thế nào, nghĩa là… anh có hiểu ý tôi không, làm thế nào cho anh hiểu được nhỉ, nghĩa là không biết nói thế nào cho rõ hơn. Rodia ưa cái gì và không ưa cái gì? Lúc nào nó cũng dễ cáu bẩn như vậy sao? Nó ham thích gì, Và nếu có thể, anh làm ơn cho tôi biết nó đang mơ ước những gì? Đối với nó thì hiện nay cái gì có ảnh hưởng mạnh nhất… róm lại, tôi muốn biết…- Ồ mẹ ơi, làm sao có thể trả lời một lúc ngần ấy câu hỏi được? - Dunia nhận xét.- Lạy Chúa, bởi vì tôi không hề ngờ là khi gặp chúng tôi nó lại như vậy anh ạ.- Dạ cái đó là lẽ hoàn toàn tự nhiên thôi ạ - Razumikhin đáp - Tôi không còn mẹ nữa, nhưng tôi có một ông chú hàng năm hay đến thăm tôi và hầu như lần nào ông cũng không nhận ra được tôi, ngay cả mặt mũi cũng vậy. Thế mà ông là người thông minh đấy. Còn như bà thì đã xa Rodion từ ba năm nay, bao nhiêu nước đã chảy qua chân cầu! Tôi còn biết nói thế nào bây giờ? Tôi quen Rodion đã một năm rưỡi nay, bao giờ trông anh ấy cũng vẫn buồn bã, lầm lì, kiêu hãnh và tự hào. Gần đây (và có lẽ lâu hơn nữa), anh ấy sinh ra đa nghi, thần kinh suy nhược. Anh ấy vốn cao thượng và tốt bụng. Anh không thích bộc lộ tình cảm, thà làm một việc gì tàn nhẫn chứ không chịu hé môi thổ lộ tâm tình bao giờ. Vả lại đôi lúc anh không phải là yếu thần kinh mà chỉ lạnh lùng dửng dưng đến mức phi nhân tính, cứ như thể trong người anh có hai tính cách đối lập nhau cứ lần lượt thay thế nhau. Đôi khi lại ít nói lạ lùng. Lúc nào anh ấy cũng không có thì giờ, lúc nào anh ấy cũng than phiền là người ta cứ hay phá quấy mình. Tuy anh chỉ nằm dài, không làm gì cả. Anh ấy không hay chế nhạo ai, không phải vì không đủ sắc sảo mà dường như chỉ vì không đủ thì giờ để làm những chuyện nhảm ấy. Ai nói gì, anh ấy không nghe được đến đầu đến đũa đâu. Không bao giờ anh quan tâm đến những việc mà mọi người đều đang chú ý. Anh tự đánh giá mình rất cao, và tôi nghĩ cũng không phải hoàn toàn không có lý. Gĩ nữa nhỉ? … Theo tôi thì bà và cô đến thăm như thế nầy sẽ có một ảnh hưởng rất tốt đối với anh ấy.- Ôi lạy Chúa, thật thế ư? - Bà Punkheria Alekxandrovna kêu lên, lòng day dứt về những nhận xét của Razumikhin về con trai mình.Mãi đến bây giờ Razumikhin mới dám mạnh dạn nhìn Avdotia Romanovna. Trong khi nói chuyện, anh cũng có liếc nhìn nàng mấy lần, song chỉ vụng trộm nhìn thoáng qua thôi, rồi lại vội nhìn sang phía khác ngay. Avdotia Romanovna lúc thì ngồi xuống trước bàn chăm chú nghe, lúc thì lại đứng dậy và theo thói quen, dạo bước đi đi lại lại từ góc nầy sang góc kia, tay chắp trước ngực, môi mím chặt, thỉnh thoáng lại cất tiếng hỏi một câu, chân vẫn không dừng bước, vẻ đăm chiêu tư lự. Nàng cũng có cái thói quen không nghe được cho đến hết câu. Sáng hôm ấy nàng mặc một chiếc áo dài mỏng thẫm màu, quanh cổ thắt một chiếc khăn quàng trắng bằng thứ hàng trong mờ mờ. Razumikhin nhận thấy có nhiều dấu hiệu tỏ ra rằng hai mẹ con nàng sống trong một hoàn cảnh nghèo khổ cùng kiệt. Ví thử Avdotia Romanovna phục sức như một bà hoàng, có lẽ nàng sẽ không làm cho anh e dè chút nào; giờ đây có lẽ chính vì nàng ăn mặc tồi tàn và anh đã nhận rõ được cảnh sống nghèo khổ của họ. Razumikhin bỗng thấy e sợ cho mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của mình, và lẽ tất nhiên là tình huống ấy rất khó xử đối với một người đã sẵn thiếu tự tin như anh.- Anh đã cho chúng tôi biết nhiều chi tiết kỳ lạ và tính tình anh tôi… và anh đã nói một cach vô tư. Thật là tốt, trước đây tôi cứ tưởng là anh sùng bái anh tôi, - Avdotia mỉm cười nhận xét. - Còn có một điều anh nói đúng: thế nào cũng phải có một người con gái bên cạnh anh tôi, - nàng trầm ngâm nói thêm.- Tôi có nói chuyên đó đâu, song có lẽ cô nói đúng, nhưng…- Sao kia ạ?- Anh ấy không yêu ai và có lẽ anh sẽ không bao giờ yêu ai cả - Razumikhin nói giọng dứt khoát.- Thế nghĩa là anh ấy không biết yêu?- Cô Avdotia Romanovna ạ, cô giống anh cô lạ lùng, giống về mọi phương diện nữa là khác! - anh ta bỗng thốt lên một cách bất ngờ đến đỗi anh cũng phải tự lấy làm lạ, nhưng nhớ lại những điều mình vừa nói về Rodion, anh đỏ dừ mặt lên và đâm ra lúng túng.Nhìn anh, Avdotia Romanovna không nhịn được cười.- Về Rodia thì có lẽ cả hai người đều nhầm rồi đấy - bà Punkheria Alekxandrovna nói xen vào, hơi phật ý. - Dunia ạ, mẹ không nói đến việc hiện nay. Những điều Piotr Petrovich viết trong thư… và những điều hai mẹ con chúng mình đã dự kiến có lẽ đều không đúng cả, nhưng anh Dmitri Prokofich nầy, anh không thể hình dung được tính nó kỳ quặc và bất thường đến ngần nào. Tôi chưa bao giờ có thể yên tâm về tính khí của nó, ngay hồi nó mới mười lăm tuổi cũng vậy. Bây giờ nữa, tôi tin chắc rằng nó có thể liều lĩnh làm một điều gì mà chưa bao giờ có ai dám nghĩ đến… Đừng nói đâu xa, anh có biết không, mới cách đây một năm rưỡi thôi, nó đã làm tôi kinh hoảng cuống cuồng lên và suýt chết đi được vì ý định lấy cái cô… cô gì nhỉ? Con gái bà Zarnitxyna, chủ nhà của nó ấy mà?- Anh có biết được ít nhiều chi tiết gì về chuyện ấy không? - Avdotia Romanovna hỏi.- Anh có tin… - bà Punkheria Alekxandrovna hăng hái nói tiếp - anh có tin là những tiếng khóc, những lời van xin, bệnh tật và có thể là cái chết của tôi, nỗi khốn cùng của mẹ con tôi có thể làm nó từ bỏ ý định đố được không? Nó có thể vượt qua mọỉ trở ngại một cách bình tĩnh vô cùng. Nhưng có thể nào, có thể nào nó lại Không biết thương chúng tôi?Anh ấy không hề nói gì về chuyện ấy với tôi bao giờ cả - Razumikhin thận trọng đáp - Nhưng tôi cũng có nghe được ít nhiều từ chính miệng bà Zarnitxyna bà ta cũng không hay chuyện lắm, và những điều tôi biết được, có lẽ nghe ra cũng khá kỳ quặc.- Sao, anh nghe nói những gì? - cả hai mẹ con cùng hỏi một lúc.- Ồ! Cũng chẳng có gì đặc biệt lắm. Tôi chỉ biết là cuộc hôn nhân đó đã được quyết định và sắp xếp xong xuôi, nhưng sở dĩ không thành chỉ vì cô dâu chết. Bà Zarnitxyna rất không hài lòng về cuộc hôn nhân nầy. Mặt khác, nghe nói cô dâu cũng không lấy gì làm đẹp lắm… xấu xí nữa là đằng khác… lại ốm yếu và, kỳ dị… song dù sao cũng có một vài tính tốt. Chắc phải có, vì nếu không thì thật không thể nào hiểu nổi… Cô ta không có của hồi môn, vả lại anh ấy cũng không đời nào đi nghĩ đến chuyện đó… Nhưng nói chung, trong một trường hợp như vậy khó lòng có thể hạ lời phê phán.- Tôi tin chắc rằng cô ấy là người tốt - Avdotia Romanovna khẳng định.- Lạy Chúa tha tội, nhưng quả tình tôi đã mừng trong bụng khi nghe tin cô ta chết, tuy tôi cũng chưa biết rõ trong hai người ai là kẻ sẽ làm hại người kia nếu cuộc hôn nhân ấy thành, - bà Punkheria Alekxandrovna kết luận; đoạn bà lại ngập ngừng lựa lời dò hỏi Razumikhin về tấn kịch xảy ra giữa Rodia và Lugin hôm qua, mắt luôn liếc trộm nhìn Dunia khiến nàng khó chịu rõ rệt. Có thể thấy rõ bà Punkheria Alekxandrovna lo ngại nhất về sự việc ấy, nó còn làm cho bà phải sợ hãi đứng ngồi không yên nữa là khác.Razumikhin một lần nữa kể lại câu chuyện, đi sâu vào chi tiết, song lần nầy có thêm lời kết luận của mình: anh thắng thắn buộc tội Raxkonikov đã có chủ định sỉ vả Piotr Petrovich; lần nầy anh không đưa bệnh tình của bạn ra để bào chữa nữa.- Ngay từ trước khi ốm, anh ấy đã nghĩ đến việc nầy - Razumikhin nói tiếp.- Tôi cũng nghĩ như vậy - bà Punkheria Alekxandrovna nói, vẻ thất vọng. Song bà rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Razumikhin lần nầy nói đến Piotr Petrovich một cách thận trọng mà lại có vẻ như kính nể nữa. Avdotia Romanovna cùng ngạc nhiên không kém.Thế ý kiến của anh về Piotr Petrovich là như vậy hẳn? - bà Punkheria Alekxandrovna buột mồm hỏi.- Đối với người chồng tương lai của cô, tôi không thể có kiến gì khác được. - Razumikhin đáp, giọng rắn rỏi và nhiệt thành, - tôi nói như vậy, cũng không phải vì một thứ lễ độ sơ đẳng, mà là vì… bởi vì… có thể chẳng qua vì có Avdotia Romanovna đã thuận lòng chọn người ấy. Hôm qua sở dĩ tôi quá nặng lời như thế: là vì tôi say bí tỉ và hơn nữa… là vì tôi mát cả trí khôn… vâng, mất trí khôn, tôi điên, hoàn toàn điên… và hôm nay tôi thấy xấu hổ quá?Anh đỏ mặt lặng thinh. Mặt Avdotia Romanovna cũng đỏ bừng lên, nhưng nàng không nói gì. Từ khi hai người nói đến chuyện Lugin, nàng cứ lặng thinh.Còn bà Punkheria Alekxandrovna, không được con hưởng ứng, cũng đâm ra do dự trông thấy. Mãi lát sau, mắt không ngớt liếc nhìn con gái, bà mới ấp úng nói rằng hỉện nay có một điều khiến cho bà rất bận tâm.- Ông Dmitri Prokofich ạ, - bà mở đầu. - Mẹ sẽ nói thẳng với Dmitri Prokofich nhé, được không, Dunia?- Tất nhiên rồi, mẹ cứ nói, - Avdotia Romanovna khuyến khích mẹ.- Đấy, số là thế nầy, - bà Punkheria Alekxandrovna vội vã nói, dường như được phép bộc bạch nỗi buồn của mình là bà đã cắt bỏ được một tảng núi đang đè nặng trên ngực. - Hôm nay từ sớm tinh mơ chúng tôi có nhận được một mánh giấy của Piotr Petrovich từ Petersburg gửi về phúc đáp bức thư chúng tôi gửi hôm qua đi báo tin đã lên đến đây. Anh xem, lẽ ra anh ta phải ra ga đón chúng tôi như đã hứa. Thế nhưng anh ta lại sai một người đầy tớ ra, cầm theo địa chỉ nhà trọ nầy và chỉ đường cho chúng tôi; còn Piotr Petrovich thì anh ta nhắn là ngáy sáng hôm nay sẽ đến đây. Thế nhưng sáng nay không thấy anh ấy đến, chỉ thấy mảnh giấy nầy gửi lại. Tốt hơn là anh cứ đọc lấy; trong giấy có một điểm làm tôi thắc mắc quá… anh sẽ thấy ngay đó là điểm nào… và anh Dmitri Prokofich ạ, anh sẽ nói thẳng cho chúng tôi biết ý kiến! Anh là người biết tính tình Rodia hơn ai hết, và cũng hơn ai hết anh có thể khuyên bảo chúng tôi. Tôi cũng báo trước để anh biết là Dunia đã quyết định mọi việc ngay từ đầu nhưng tôi thì tôi chưa biết xử trí ra sao cả, thành thử tôi… tôi cứ đợi anh…Razumikhin mở lá thư đề ngày hôm qua, và đọc được những giòng sau đây:"Bà Punkheria Alekxandrovna kính mến.Tôi rất hân hạnh được báo tin để bà biết là vì bận những việc bất ngờ nên tôi không thể ra đón bà ở sân ga được, vì vậy tôi đã cử một người rất tháo vát ra đón hộ tôi. Tôi cũng không được cái vinh hạnh đến thăm bà sớm mai được vì có những công việc cần kíp ở nguyên lão viện đang đợi tôi, và cũng là để khỏi làm phiền đến cuộc gặp gỡ giữa bà với con trai, giữa cô Avdotia Romanovna với anh cô. Vậy tôi sẽ được hân hạnh đến chào hỏi bà ở tại trú quán vào tối mai, đúng tám giờ, và đồng thời nhân đây tôi xin được phép đề đạt một lời yêu cầu mà tôi xin nói thêm là một lời yêu cầu khẩn khoản, - là Rodion Romanovich sẽ không dự vào cuộc gặp gỡ chung của chúng ta, vì anh ấy đã lăng mạ tôi một cách vô lễ chưa từng thấy, nhân dịp tôi đến thăm hôm qua trong khi anh ấy ốm, và ngoài ra vì tôi cần giãi bày riêng với bà một số điểm cần thiết mà tôi muốn được biết ý kiến cả nhân của bà. Ngoài ra tôi có hân hạnh báo trước với bà là nếu trái với lời yêu cầu của tôi, tôi vẫn gặp Rodion Romanovich ở nhà bà thì tôi sẽ buộc lòng phải cáo lui ngay tức khắc, và trong trường hợp đó, bà chỉ nên tự trách mình mà thôi. Tôi viết như vậy là vì Rodion Romanovich, tuy khi tôi đến thăm thì có vẻ đau yếu như thế, song chỉ hai giờ sau đã đột nhiên khỏi bệnh, đã đi ra phố được và do đó, cũng có thể đến thăm bà. Tôi có thể khẳng định được như vậy vì chính mắt tôi trông thấy anh ấy ở trong nhà một lão say rượu vừa bị xe ngựa cán chết; anh ta đã cho con gái lão kia, một cô gái mà ai cũng biết là hư hỏng, đến hai mươi lăm rúp lấy cớ là để trả tiền ma chay, điều đó khiến tôi rất ngạc nhiên vì biết số tiền ấy bà đã tốn bao nhiêu công sức mới gom góp lại được… Với tấm lòng tỏn quý đặc biệt của tôi đối với cô Avdotia Romanovna đáng kính, tôi xin bà nhận ở đây những tình cảm tận tuỵ và thành kính của người đầy tớ hèn mọn của bà.P. Lugin".- Tôi biết làm thế nào bây giờ, hở anh Dmitri Prokofich, - bà Punkheria Alekxandrovna rơm rớm nước mắt hỏi - tôi làm thế nào bảo Rodia đừng đến đây được? Hôm qua nó một mực đòi phải cự tuyệt Piotr Petrovich, thế mà nay chính Piotr Petrovich lại cấm tôi tiếp nó. Nó mà biết được thì thể nào nó cũng cố ý đến đây không biết rồi sẽ ra sao?- Bà cứ làm theo như cô Avdotia Romanovna đã quyết định. - Razumikhin điểm tĩnh đáp không chần chừ.- Ối trời ơi! em nó nói… em nó nói là… có trời biết được ý nó muốn gì, nó không hề nói rõ chủ định của nó với tôi. Theo nó thì tốt hơn hết, không, không, hay là tốt hơn hết mà nhất thiết mà Rodia phải đến đúng vào tám giờ tối hôm nay và cả hai người nhất thiết phải gặp nhau… Tôi thì tôi không muốn đưa cho Rodia xem lá thư nầy, tôi muốn tìm cách nhờ anh thu xếp thế nào cho nó đừng đến…vì tính nó nóng quá… Với lại tôi cũng không hiểu được sao lại có chuyện người say rượu bị chết ở đây, lại còn cô con gái nào kia nữa, và sao nó lại có thể cho cô con gái kia hết số tiền cuối cùng… mà…- Mà mẹ đã phải chịu khổ sở bao nhiêu mới có được mẹ ạ - Avdotia Romanovna tiếp lời.- Hôm qua anh ấy không được tĩnh trí, - Razumikhin nói, vẻ đăm chiêu. - Bà không biết chứ hôm qua trong quán rượu anh ấy đã dở quẻ bày ra một trò đùa kỳ quặc, tuy cũng khá tinh khôn… hừm! Quả tình hôm qua trên đường về nhà anh ấy có nói với tôi mấy câu về một người chết và một cô con gái nào đó, song tôi chà hiểu đầu đuôi ra làm sao cả. Vả lại chính tôi, hôm qua tôi cũng…- Mẹ ơi, tốt hơn hết… là ta cứ đến đằng anh con, con xin quả quyết với mẹ là đến đấy ta sẽ biết ngay cần phải làm gì. Mà trời ơi đã đến giờ rồi đấy, mười giờ hơn rồi? - nàng thốt lên khi liếc nhìn đồng hồ vàng tráng men rất đẹp đeo trên cổ bằng một sợi dây chuyền thanh thanh đánh kiểu Venexy,… tương phản lạ lùng với toàn bộ trang phục của nàng… "Quà tặng của vị hôn phu" - Razumikhin thầm nghĩ.- Ôi, đến giờ rồi Dunia ạ! đến giờ rồi - bà Punkheria Alekxandrovna nói, vẻ cuống quít, - khéo không thấy chúng ta đến nó lại nghĩ là từ hôm qua đến nay chúng ta vẫn còn giận. Ôi, trời ơi!Vừa nói bà vừa vội vàng khoác áo choàng và đội mũ. Dunia cùng mặc áo vào. Razumikhin nhận thấy găng tay của nàng không những cũ mà còn bị thủng nữa; tuy nhiên cảnh nghèo nàn lộ rõ trong trang phục của họ lại càng làm tăng cái phong thái chững chạc đặc biệt mà người ta vẫn thường thấy ở những người biết cách ăn mặc những quần áo sờn cũ. Đôi mắt Razumikhin thành kính nhìn Dunia và cảm thấy tự hào khi nghĩ rằng mình sẽ được đi cạnh nàng: "Vị hoàng hậu kia - anh nghĩ thầm - ngay khi ngồi vá bít tất trong ngục tôi chắc hẳn còn uy nghi lộng lẫy hơn cả trong những ngày hội rực rỡ, tráng lệ nhất của cuộc đời đế vương".- Trời ơi! - bà Punkheria Alekxandrovna kêu lên, - có bao giờ tôi lại có thể tin được rằng tôi sẽ sợ một cuộc gặp gỡ với con tôi, với đứa con yêu quý, với thằng Rodia của tôi như lúc nầy… Tôi sợ, anh Dmitri Prokofich ạ, - bà nói tiếp.- Đừng sợ gì cả mẹ ạ - Dunia hôn mẹ, nói. - Mẹ cứ tin ở anh ấy thì hơn: Con thì con tin lắm.- Ôi lạy Chúa! Mẹ cũng tin ở anh con chứ, tuy thế suốt đêm mẹ cũng không sao nhắm mắt được - người mẹ đáng thương kêu lên.Họ đi ra phố.- Dunia ạ: hồi sáng mẹ vừa mới chợt thiếp đi một tí đã mơ thấy bà Marfa Petrovna quá cố… mặc toàn đồ trắng… bà đi đến gần mẹ, cầm tay mẹ rồi bắt đầu nhìn mẹ một cách nghiêm khắc tưởng như oán trách điều gì. Phải chăng đó là một điềm xấu? Trời ơi anh Dmitri Prokofich à, hẳn anh chưa biết: bà Marfa Petrovna mất rồi!- Vâng, tôi chưa biết, bà Marfa Petrovna nào kia ạ?- Bà ta chết đột ngột quá. Anh thử tưởng tượng…- Sau hẵng hay mẹ ạ! - Dunia xen vào, - anh - Ấy đã biết bà Marfa Petrovna là ai đâu.- Ồ anh chưa biết à? Thế mà tôi cứ tưởng anh đã rõ cả. Anh Dmitri Prokofich, anh thứ, lỗi cho tôi nhé, hai ngày hôm nay, đầu óc tôi cứ rối tung lên. Quả tình tôi coi anh như một vị ân nhân cho nên tôi cứ đinh ninh là anh đã tỏ tường hết mọi chuyện. Tôi coi anh như bà con ruột thịt ấy! Tôi nói thế anh đừng giận nhé! Trời ơi! tay phải anh làm sao thế kia? Anh bị thương?- Vâng ạ, tay tôi bị dập - anh vui sướng nói lúng búng.- Tính tôi nhiều khi cứ hay bộc tuệch quá thế đấy thành thử Dunia cứ phải la rầy tôi luôn… Nhưng trời ơi nó ở trong cái xó xỉnh nầy ư? Không biết bây giờ nó đã dậy chưa? Còn cái bà chủ nhà của nó ấy, một cái ổ như thế nầy mà bà ta có thể coi là một căn buồng được ư? Nầy, anh nói là nó không thích thổ lộ tâm tình phải không, thế thì không khéo tôi lại sẽ làm nó bực mình vì những… tình cảm mềm yếu của tôi mất! Anh, Dmitri Prokofich ạ, anh bảo tôi với nhé? Tôi phải ăn nói với nó ra sao đây? Anh biết đấy, tôi cứ như người lạc hướng.- Nếu bà thấy anh ấy chau mày thì đừng có hỏi nhiều: nhất là đừng hỏi thăm nhiều quá về sức khỏe: anh ấy không thích đâu?- Ôi, anh Dmitri Prokofich ạ, làm mẹ thật là vất vả! Lại cái cầu thang nầy nữa… Cầu thang gì mà khiếp thế?- Mẹ ạ, trông mẹ xanh quá, cứ bình tâm, mẹ ạ! - Dunia trìu mến nói với mẹ. - Chắc chắn anh con sẽ rất vui sướng được gặp mẹ, thế mà mẹ lại rầu rĩ lo lắng nàng nói thêm, mắt long lanh sáng.- Khoan hẵng, để tôi lên trước xem anh ấy đã dậy chưa.Razumikhin đi lên trước, hai người đàn bà rón rén bước theo sau. Lên đến tầng gác thứ tư, hai người nhận thấy cánh cửa buồng của bà chủ he hé mở và từ trong cái khe hở nhỏ ấy hai con mắt đen sắc chăm chú theo dõi họ trong bóng tối. Mấy luồng mắt vừa gặp nhau thì cánh cửa bỗng đóng lại đánh sầm một tiếng khiến bà Punkheria Alekxandrovna suýt bật lên tiếng kêu hãi hùng.