Ngoài trời mưa rả rít... Trong căn phòng gắn máy điều hòa nhiệt độ, ngài đại tá về hưu đã yên vị trên chiếc giường nệm rộng rãi, êm ái. Bên cạnh ông là bà vợ già. Bà nằm quay lưng về phía ông, ho khúc khắc. ở tuổi ngoài 60, từ lâu bà đã không còn màng đến chuyện chăn gối nữa. Ngược lại, chồng bà, ông Thành còn rất khỏe mạnh, sung mãn... Những năm gần đây, thời cuộc đã có quá nhiều thay đổi. Từ một ngài đại tá về hưu "đầu đường vá xe" thoắt cái, ông trở thành tỷ phú, nhờ sở hữu một khu vườn ngoại thành mà hơn 10 năm trước, nếu Nhà Đất có ý định cấp cho cán bộ còn sợ có người dọa cho công an bắt. Ông nhận miếng đất đó vì bản tính thích trồng tỉa, thích gần gủi thiên nhiên. Dòng máu nông dân còn tràn ngập trong huyết quản đã cho ông có được một dịp may. Ông dự định khi chán chê sự đời, tích cóp được số vốn, ông sẽ đưa bà vợ già về đây hủ hỉ, để lại ngôi nhà trong nội thành cho hai đứa con. nào ngờ giá đất tăng vùn vụt khi có con đường được phóng qua khu vườn khi xưa quá đổi hẻo lánh, hoang sơ. Ông có trong tay hàng trăm cây vàng và nghiễm nhiên trở thành tỷ phú. Ông có một cuộc sống nhiều người thèm muốn: địa vị, giàu có, đạo đức. "Chà, đạo đức". Ông chép miệng khoái trá vì ít ai biết được chuyện "lònh thòng" của ông đã chôn chặt mấy mươi năm rồi. Về khoảng sống nghiêm túc, chung thủy vợ con ông là tấm gương sáng ngời cho cả đơn vị noi theo. Ông có hai con: một trai, một gái. Hồng Phúc, con trai ông hiện đang làm giám đốc một công ty dịch vụ. Thiên Hương, con gái ông là bác sĩ một bệnh viện lớn. Ông còn sức khỏe, thừ thông minh, giàu kinh nghiệm cuộc đời nên mặc nhiên trở thành "Ông cố vấn" cho con trai trong công việc kinh doanh. Phúc đang ở Thái Lan vừa gọi điện về, nhờ ông ra miền Trung nghiên cứu một hợp đồng bất động sản. Anh tỏ vẻ băn khoăn về sự vắng mặt của mình. Ông trấn an: "Con yên tâm, trong mọi trường hợp, ba phải chọn cách giải quyết ít bị tổn thương nhứt". Ngay đên đó, ông đã chuẩn bị cho chuyến đi xa, lòng phơi phới vì sự tin cậy của con trai về sự tráng kiện, nhanh nhẹn và năng động của mình... Ông đáp máy bay đến một thành phố của miền Trung. Chiếc xe con bóng lộn của đơn vị đối tác đã đợi sẵn ở phi trường, đưa ông đến một thị trấn đầy cát trắng. Những đồi cát trùng điệp vây bủa ông. Dưới cái nắng chói chang, những bụi dứa gai trở nên cằn cỗi, héo úa. Một đàn bò gần trăm con ốm đói, giơ những chiếc mông nhọn hoắt vượt qua bãi cát làm bụi tung mù mịt, phía sau là những đứa trẻ lốc thộc. Đa phần chúng mặc quần đùi, phô những tấm thân đen nhẻm, gầy đét. Ông tự hỏi đàn bò sẽ tìm cái ăn ở đâu giữa mênh mông cát trắng này. Ông là người đa sầu đa cảm nên những gương mặt đen cháy, gầy nhom của những đứa bé chăn bò thoáng làm tim ông nhoi nhói. Hợp đồng kinh tế sẽ được ký kết. Con trai ông sẽ mua 1 lô đất dọc theo bờ biển. Nơi đây đã được Nhà nước quy hoạch thành một khu công nghiệp mới thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Chẳng bao lâu, giá đất nơi đây sẽ tăng lên vùn vụt. Ông đã cố vấn cho con trai đi trước một bước để đầu tư. Ông rất hồ hởi, phấn khích vì sự thành công quá lớn trong chuyến đi. Chiều, ông đành ở lại một khách sạn mới xây của thị trấn vì không thể kịp chuyến bay về Sài Gòn. Sự xuất hiện của ông ở thị trấn này là 1 dịp cho đơn vị đối tác tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ, vừa để phô trương sự may mắn của mình. Một buổi tiệc linh đình được dọn ra ở khách sạn với những món đặc sản chiêu đãi ông. Rượu ngon, gái đẹp khiến ông thấy phấn khích, có cảm giác như trẻ đi hàng chục tuổi. Bao nhiêu rượu từ tay người đẹp chuốc ông uống cạn, cho đến khi say khước... Hải, giám đốc đơn vị đối tác mới trạc 30 có gương mặt tròn bóng nhẫy nháy mắt ra hiệu cho cô gái xinh nhất đám:
-Chiều "Ông ngoại" hết ý nghen em, anh sẽ thưởng.
Cô gái tủm tỉm cười, đôi mắt ánh lên tia nhìn ranh mãnh rồi trở lại vẻ ngoan ngoãn, phục tùng. Cô dìu ông về phòng. Thật vất vả, cô mới đặt ông nằm trên chiếc giừng nệm trải drap trắng muốt. Trong cơn say chếnh choáng, ông cản thấy vui vẻ khác thường. Ông mở mắt nhìn, gương mặt cô bé chập chờn, nửa lạ nự quen. Dù say, ông vẫn nhận ra cô gái rất xinh đẹp. Cô chỉ trạc 18, mái tóc dài óng mượt buông xuống tận chiếc eo thon, gương mặt trái xoan được phủ lên lớp lông tơ trên làn da phấn mịn màng. Đôi mắt cô luôn luôn mở to ngơ ngác trêngương mặt thoáng buồn, thoáng vui. "Con nhỏ đẹp lắm, rất xinh đẹp, lại rất đổi quen.ở đâu vậy cà? ờ, mình nhớ ra rồi...". Nhưng lập tức ông cắt ngang dòng nhớ ấy. Cái dòng nhớ đôi khi thít chặt vào trái tim làm ông đau đớn đến nghẹt thở. Ông hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ có tim bị trục thặc đôi chút mỗi khi nghĩ ngợi về quá khứ. Nguyên nhân của chứng tim mạch đó cũng chỉ mình ông biết. Nhưng giờ đây ông đang cố gạt bỏ cơn nhói đau bất chợt dội lên từ lồng ngực. Trước mặt ông là 1 cô gái đẹp. "Cái thị trấn xa xôi đầy cát trắng này lại có được 1 cô gái đẹp, tươi mát, mềm mại đến thế sao?". Ông ôm cô vào lòng. Gương mặt ông và cô phản chiếu trên tấm gương gắn xung quanh tường: Một già, nhăn nhúm, vẹo vọ. Một trẻ sáng rỡ, tròn căng sức sống. Cô gái phá lên cười, giơ tay chỉ vào tấm gương:
-Ông ngoại xem kìa, con giống ông ngoại quá chừng!
Ông cười xòa:
-Bậy nào, em trẻ hơn qua nhiều thì có!
Máu văn chương nửa mùa của ông trỗi dậy. Ông bẹo má cô gái:
-Ngày xưa, người thiếp của Nguyễn Công Trứ hỏi ổng bao nhiêu tuổi trong đêm động phòng. Em biết ổng trả lời sao không: "Ngũ thập niên tiền nhị thập tam", chắc là cũng giống hoàn cảnh của qua với em bây giờ thôi. Ông quan văn kiêm quan võ ấy tài thiệt! Câu pha trò của ông làm má cô gái ửng hồng. Cô nép gương mặt tròn căng, vành vạch thơ ngây vào bộ ngực đã bắt đầu chảy của ông. Ông chợt cảm thấy thương cô gái đến xót xa và muốn được che chở cho cô. Ôm chần cô vào lòng, nhìn sâu vào mắt cô, ông hỏi:
-Em quê ở đâu, con nhà ai, học đến lớp mấy rồi?
Cô gái dẩu môi tỏ vẻ khó chịu:
-Ông ngoại quê một cục. Có ai làm nghề này mà khai thiệt gốc tích của mình đâu. ừ thì "Ông ngoại" cứ tin con là dân Quảng Ngãi vì nhà nghèo, ít học nên mới đi làm cái nghề mạt hạng này, thực chất là đĩ điếm thôi, ông ngoại ơi! Ông Thành tỏ vẻ phóng khoáng, hiểu biết:
-í, đâu phải. Một nhu cầu nghề nghiệp mà! Cô gái tỏ vẻ bường bỉnh, thẳng thắng:
-Nghề nghiệp gì thứ này, cay đắng, ê chề lắm "Ông ngoại" ơi! Tụi con cần 1 khoảng tiền giải quyết chuyện gia đình, phần còn lại dành dụm làm lưng vốn hay học 1 nghề gì đó, đi thật xa để kiếm chồng... Cách nói chuyện của cô gái chợt làm ông buồn mênh mang. Cô gái kéo ông về thực tại:
-Kìa ông ngoại, ông ngoại có muốn uống nữa không? Tự dưng con muốn say quá, say cho vui, cho quên!
Ông bị cuốn vào sự hứng khởi của cô gái:
-ừ, uống đi, uống cho vui, cho quên, mà đừng uống bia nữa, đầy bụng lắm, rượu thôi, rượu "xịn" ấy, em uống với qua nghen!
Cô gái mở tủ lạnh lấy ra chai rượu... Ông uống, cô gái cũng uống, hết ly này sang ly khác. Rượu làm cô gái vui thật. Cô khật khưỡng, ngả nghiên hát. Bài hát của cô làm ông giật thót mình:
-Ai dạy em hát vậy?!
-Tự dưng em nhớ mà hát vậy thôi, ông ngoại không thích hả? Thôi em không hát nữa...
-Không, không, hay lắm. Em hát nữa đi...
Cô gái hồn nhiên hát. Bài hát đưa ông trở về 1 dòng sông đầy trăng. Nơi ấy ông đã từng hẹn hò với cô thiếu nữ thị thành. Cô là nữ sinh trường Collège bỏ nhà vào chiến khu. Cô bước vào dòng chảy của cuộc chiến tranh đầy lãng mạng như những câu chuyện tiểu thuyết mà cô đã đọc. Đi kháng chiến mà cô còn mang theo bộ quần áo tắm biển. Chiều chiều, cô cùng bạn bè rủ nhau ra bến sông tắm. Họ hồn nhiên té nước, đùa giỡn phô những thân hình thon lẳn như thần vệ nữ. Tất nhiên quang cảnh ngoạn mục này không kéo dài được lâu. Các cô tiểu thư thị thành bị Hội phụ nữ góp ý, xây dựng ngay tức khắc. Ngày đó, ông là đại đội trưởng đơn vị tự vệ có được khẩu súng ngắn đeo bên hông. Ông lúc đó trông cao lớn, đẹp trai và kiêu hùng lắm. Ông đã yêu say đắm cô nữ sinh trường Collège kia. Dĩ nhiên cô không thể từ chối tình yêu của một người hùng. Mối tình của họ lúc đó đầy nồng nàn, thi vị giữa máu lửa chiến tranh... Ông dụi mắt: "ồ, sao mình lại nhớ lại chuyện chết tiệt ấy làm gì. Chuyện đã qua lâu lắm rồi như một bài ca buồn, nhớ lại chi cho mất vui. Lâu lâu sổ chuồng khỏi con vợ già, đêm nay hãy vui và cứ vui...". Ông với tay tắt đèn. Cô gái hoảng hốt la lên:
-Đừng ông ngoại, tối thui, con sợ ma!
-Ma cỏ gì!Có "Ông ngoại" ở đây bé còn sợ gì - Rồi ông gắt - Mà đừng gọi anh là ông ngoại nữa!
-ứ ừ... Cô gái ngộp đi trong vòng tay của một ông già đang hồi xuân...
áp thấp nhiệt đới đột ngột tràn vào thị trấn miền Trung. Ngoài trời đầy mưa gió. Mặc sấm chớp, gió mưa thét gào,gầm rú, trong căn phòng của tòa nhà được xây dựng kiên cố, chỉ có ông và tấm thân mềm mại, trẻ trung của cô gái... Ông thiếp đi trong vòng tay dịu êm, ngoan ngoãn của cô.
Trong bóng tối dày đặc, cô thủ thỉ bên tai ông:
-Ông ngoại được mấy cháu rồi?
-Hai. Một trai, một gái. Cháu nội, cháu ngoại đủ cả.Có đứa trạc tuổi em đó.
-Chúng nó ra sao?
-Hết ý. Tụi nó đẹp, học giỏi lắm...
Ông không khỏi chạng lòng khi khoe với cô gái khốn khổ về những đứa cháu của mình. Hằng Mai, cháu gái ông trạc tuổi cô đã vào đại học. Nó sống trong nhung lụa, đi học có người đưa kẻ đón. Căn phòng của nó được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, máy vi tính. Ông rất cưng cháu ngoại nên Hằng Mai vừa đậu đại học, ông đã thưởng ngay cho nó chiếc Dream. Hằng Mai mới vào đại học mà đã có bao công ty lớn dàng chỗ cho nó. Cháu của ông đẹp như tiên đồng ngọc nữ, ngập trong sự may mắn và những tiện nghi. Còn cô bé này... ý nghĩ so sánh ấy chợt làm lồng ngực ông nhói lên một cơn đau. Hình như có điều gì trỗi dậy trong tâm tư khiến cô gái không ngủ được. Cô cất giọng hát nho nhỏ, dường như để dỗ giấc ngủ cho ông và cả cho cô. Ông thiếp đi... Dư âm bài hát len vào giấc ngủ, đánh thức vùng nhớ mà ông đã khóa chặt, vùi sâu trong nghĩa trang ký ức. Trong giấc mơ, chuyện "lòng thòng" thời trai trẻ của ông chợt sống dậy. Ông nhìn thấy Nguyệt trong bộ đồ tắm phô thân hình vệ nữ đứng trên cầu ao lao xuống nước. Cô hồn nhiên đùa giỡn cùng các tiểu thư thị thành theo tiếng gọi của non sông vào chiến khu. Các tiểu thư ấy tham gia kháng chiến một phần vì ảnh hưởng những bộ tiểu thuyết lãng mạn. Cuộc chiến đấu gian khổ, khắc nghiệt dần dần làm cho họ hiểu ra nhiều điều... Một trong số họ thực sự lột xác, hội nhập không mấy khó khăn vào quần chúng lao khổ. Một số cô đã bỏ cuộc về thành. Sau những trận nước mắt rơi như mưa do tổ chức phê bìng lối sống tiểu tư sản, Nguyệt dần vứt bỏ những bộ đồ tắm, những chiếc áo ngủ bằng voan mỏng, mặc đồ bà ba bằng "vải ta" đen, quàng khăn rằn, búi tóc cao. Cô trở thành một cán bộ phụ nữ đầy năng lực, được nhân dân thương yêu, tổ chức tin cậy. Đó cũng là lúc mối tình của cô và đại đội trưởng Thành đang thời kỳ nồng thắm. cô vượt qua bao gian khổ, thử thách của cuộc kháng chiến nhờ vào sức mạnh của tình yêu đó. Tình yêu đã chấp cánh cho cô, là lẽ sống khiến cuộc chiến đấu luôn đối mặt với hiển nguy, cái chết của đôi tình nhân trở nên đầy thi vị. Rồi Nguyệt có mang... Toàn, chính trị viên trung đoàn gọi ông lên. Khi căn phòng chỉ còn hai người đàn ông, Toàn nhìn sâu vào mắt Thành:
-Mình với cậu là bạn cùng học chung lớp từ thời tiểu học. Chà, chuyện này cần phải giải quyết sao cho gọn nhẹ. Nè Thành, cậu tính sao?
-Tính cái gì kia?
-Thôi đi "Ông nội", đừng vờ vịt nữa - Chính trị viên Toàn độp thẳng vào mặt Thành - Nguyệt có thai rồi, ông chớ còn ai nữa. Mấy bà phụ nữ đã kiểm điểm cô ấy tả tơi. Thực lòng, mình rất thương ông, quý Nguyệt. Bây giờ ông quyết định sao? Nếu thực sự yêu Nguyệt, không thể thiếu Nguyệt trong cuộc đời thì ông phải chấp nhận trả giá, thẳng thắng trình bày với đơn vị, cắt đứt vợ cũ, cưới Nguyệt - Toàn hấp háy mắt nhìn Thành - Rồi hai người sẽ hạnh phúc bên nhau, có gì được mà chẳng mất hả ông?
Thành như đĩa phải vôi:
-Làm sao được, vợ tớ có lầm lỗi gì đâu?!
Đúng là vợ ông không có gì "lầm lỗi". Khi đi vắng về nhà ông cũng nghe được những lời lẽ bóng gió xa xôi của hàng xóm về mối quan hệ thân mật giữa vợ ông và "ông anh họ" hào hoa phong nhã, giàu có. Nhưng theo ông biết thì đó là ông anh tốt bụng, hết lòng giúp đỡ gia đình ông. Miệng lưỡi thế gian vốn độc địa, tin vào có nước tán gia bại sản. Ông cũng không muốn nghĩ ngợi nhiều thêm. Dù sao, gia đình nhà vợ đã từng cưu mang, nuôi nấng ông ăn học. Hoàn cảnh mẹ góa con côi không có mảnh đất cắm dùi như mẹ con ông làm sao đủ tiền cho ông theo học tới diplome. Rồi ông tham gia kháng chiến... Khi ông trở thành "người hùng" vùng vẫy dọc ngang cả một lãnh địa vùng châu thổ, vợ ông vò võ ở nhà nuôi con thơ, mẹ chồng già. Ông vốn hàm ơn nhà vợ, thoáng thấy mình có lỗi với vợ...
Toàn gắt:
-Ông quyết định đi chớ!
Khi bị dồn đến chân tường, trong đầu ông tích tắc diễn ra một phép tính. "Phải chọn lấy cái gì ít mất mát, thương tổn hơn. Mình đã một vợ hai con. Nguyệt mới có mang. Lấy Nguyệt, mình phải làm lại từ đầu. Cấp trên sẽ "dần" cho mình một đòn nhừ tử. Mình sẽ bị giáng cấp. Từ chàng lính trơn đến vị chỉ huy mình đã phấn đấu, đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt mới có được địa vị cho mọi người thòm thèm này. ừ, yêu Nguyệt thì mình rất yêu nhưng đành phải chọn cái gì ít tổn thương hơn vậy...". Nghĩ như thế nhưng biết toàn quý Nguyệt nên ông làm kế hoãn binh. Ông lắc đầu vẻ đau khổ.
-Mình rối trí quá, cậu cho mình nghĩ thêm vài hôm!
Đêm ấy, nơi chỗ hẹn quen thuộc của hai người, Nguyệt úp gương mặt đẫm nước mắt vào ngực ông, thổn thức:
-Em đành phải về thành thôi. Mấy bà phụ nữ không còn tín nhiệm em nữa, chỉ tại mối tình mình quá đỗi ngang trái. Em đã không cưỡng lại được trái tim mình. Biết làm sao được, em hăng hái công tác nhưng em cũng phải yêu. Em sẽ về thành sinh con. Em sẽ chờ anh. Hứa là anh sẽ không quên mẹ con em dù có đi đến bất cứ phương trời nào, hứa là sẽ về với em, anh nhé!
-ờ, anh sẽ về với em!
Ông ngoéo tay với Nguyệt. Cô cười, nụ cười rạng rỡ, mãn nguyện đầy thách thức với nghịch cảnh. Dưới ánh trăng cô cởi phăng chiếc áo, dâng hiến cho ông. Bờ ngực trần trắng muốt nổi bật lên vết son đỏ rực, nốt ruồi son bên ngực trái đã từng làm ông đắm say, theo suốt ông trong cuộc đời. Ông áp môi vào vết son ấy... Nguyệt thì thầm:
-Em sẽ sinh cho anh một đứa con gái. Nó cũng sẽ có một vết son bên ngực trái như em, chắc chắn là như thế!
Ông siết chặt lấy Nguyệt...
Nguyệt về thành. Cô chờ đợi ông ngày này qua ngày khác nhưng bặt vô âm tín. Những năm ấy phải rời bỏ kháng chiến vì một cái thai hoang là một nỗi nhục nhã lớn lao cho dòng họ. Nguyệt bị gia đình từ bỏ. Cô đã làm đủ thứ nghề để nuôi con giữa thời chiến tranh với những cặp mắt ghẻ lạnh, khinh bỉ, bao lời dị nghị. Cô chờ người tình, chờ mãi. Nước mắt và nỗi nhọc nhằn đã làm dung nhan cô héo hắt, tàn tạ. Ông đã một lần trông thấy cô sau ngày chiến thắng. "Người hùng" ấy đã lủi nhanh xuống chiếc tàu tập kết ra Bắc, để lại người thiếu phụ bị xô đẩy bởi dòng người cuồn cuộn trên bờ, khàn giọng vì gọi mãi "Thành, Thành ơ...i".
Từ ngày ấy đến nay vậy mà đã hơn bốn mươi năm...
"Người hùng" ngày xưa giờ đây đã trở thành một ông già tráng kiện ngót nghét 70 nhờ cuộc sống đầy đủ, sung túc. Ngoái nhìn lại dĩ vãng, ông không có gì phiền hà về sự thành đạt của mình: Lên chức đều đều, đẻ những đứa con đều đều. Thầy tướng xem mặt ông có hậu nên về già tiền cũng chảy vô túi đều đều. Thảng hoặc, ông nhớ đến chính trị viên Toàn pha chút ngậm ngùi: "Thằng đó thẳng thắn, bốp chát vậy mà chơi được. Sau ngày đó gặp mình nó không thèm đả động đến chuyện cũ nữa. Thằng tốt như vậy mà đã hi sinh lúc vào Nam...". Về già nhiều tiền nên ông cũng hay làm chuyện từ thiện, hào phóng trong những cuộc vui. Và cũng thật kỳ lạ thay, càng về già, chuyện cũ cứ chực sống dậy dù ông cố dẹp bỏ. Ông cũng không khỏi chạnh lòng khi nhớ tới Nguyệt. Nhưng rồi ông an ủi: "Thời đó, mình cũng không thể làm khác hơn được, chắc Nguyệt cũng hiểu và tha thứ cho mình. Vả chăng chuyện cũng đã xảy ra hơn 40 năm rồi, xinh đẹp, giỏi giang như cô ấy chắc cũng không khó tìm 1 tấm chồng. Biết đâu họ đang sống êm ấm bên nhau...". Ông tâm niệm:"Nếu biết được chổ ở của Nguyệt mình sẽ lén vợ gửi cho mẹ con cô ấy 1 số tiền lớn, mong chuộc lại lỗi lầm. Nếu trực tiếp gởi không tiện thì mình sẽ gởi qua bưu điện bằng ngân phiếu. ái chà, chắc bà ấy ngạc nhiên lắm!". Ông mỉm cười một mình vì ý nghĩ lãng mạn này. Vậy mà đã hơn 40 năm ông chưa gặp lại Nguyệt. Sao đêm nay Nguyệt lại trở về trong giấc mơ của ông với gương mặt nồng nàn, nụ cười rạng rỡ, mãm nguyện, thách thức với nghịch cảnh dưới ánh trăng năm cũ. Ông giật mình thức giấc, người rã rời, cổ họng khô đắng. Cô gái đang ngủ vùi trong vòng tay ông. Không muốn làm cô gái thức giấc, ông khe khẽ, nhẹ nhàng rời khỏi cô. Với ý muốn tìm chút nước lọc uống cho đỡ khát, ông mò mẫm bật công tắc. Cũng không quen trần truồng để ngủ, ông lồm cồm mặc quần áo... ánh đèn làm sáng căn phòng, thân thể cô gái hiện ra rờ rỡ... Nốt ruồi son tươi đỏ trên ngực cô gái đập vào mắt ông. Nghĩ mình nhìn lầm, ông dụi mắt. Bớt son đỏ ngoan cố vẫn bám chặt trên vòm ngực trắng muốt của cô gái. Ông giật mình kinh hãi: "Nốt ruồi son trên ngực trái, di truyền ư?! Nguyệt ở đâu?!". Ông lặng người khi nhận ra gương mặt thân quen của cô gái. Hơn 40 năm trước, cũng đôi mày vòng nguyệt này, chiếc mũi dọc dừa này, vành môi đa tình này... và nốt ruồi son thắm đỏ trên ngực trái. "Trời ơi, sao mình không nhận ra ngay lúc ban đầu. Không, không thể được, thiếu gì người có nốt ruồi son trên ngực trái chỉ là sự nhầm lẫn thôi...". ánh đèn chói chang làm cô gái thức giấc. Cô nũng nịu dụi mắt, giọng ngái ngủ:
-Ông ngoại bật đèn chi vậy, em cay mắt quá, tắt đèn đi!
Ông máy móc làm theo mệnh lệnh của cô gái. Bóng tối dày đặc lại tràn lấp căn phòng. Ông rụt rè hỏi cô gái:
-Nè, nói thiệt qua nghe,quê bé ở đâu? Cô gái dụi đầu vào ngực ông thủ thỉ,tin cậy:
-Em thấy mến ông ngoại nên mới nói thiệt đó nghen! Hồi chiều em nói xạo với ông ngoại là quê em ở Quảng Ngãi chứ thực ra em gốc gác Sài Gòn hẳn hoi.
-Em con cái nhà ai?
-Mẹ Cầm em chết rồi, chết hồi mới sinh ra em lận, vì bị băng huyết. Em không hề được biết mẹ, chỉ nghe ngoại nói vậy thôi...
-Bà ngoại của em...
Giọng của ông bắt đầu run. Nghe nhắc tới bà ngoại, cô gái như phấn khích hẳn lên dù giọng kể vẫn còn ngái ngủ:
_Em thương bà ngoại lắm. Đời em chỉ có ngoại. Bà ngoại em thời còn trẻ đẹp lắm. Bà học trường đầm, vậy mà đi kháng chiến. Bà yêu ông đại đội trưởng nào đó, mang bầu đẻ ra mẹ Cầm, đành phải về thành. Cuộc đời của bà là 1 bài ca buồn. Đời mẹ em cũng là 1 bài ca buồn. Mẹ sinh em, chết sớm, người ta nói tài hoa bạc mệnh. Rồi từ đó bà cháu nương nhau...
-Bà ngoại em... làm gì để sống, có khá không?
Trong bóng tối, ông cảm nhận được nụ cười cay đắng của cô gái:
-Làm gì à, ngoại em đủ thứ nghề để sống. Bà thêu thùa, may vá. Bà thêu đẹp lắm. Nhưng càng lớn tuổi mắt mũi bà càng kèm nhèm nên không thêu được nữa. Vả lại con gái bây giờ chuộng đồ mô-đéc chứ ít ai mặc đồ thêu. Bà ngoại nuôi em bằng chiếc máy may cọc cạch. Đang học lớp 10, thấy bà khổ quá em không chịu được. Em muốn tuổi già của bà được sống đầy đủ nên em đi làm cái nghề này. Tất nhiên là em giấu ngoại. Em sẽ dành dụm 1 số vốn kha khá...
Ông cắt ngang trớn kể chuyện của cô bé bằng một giọng dường như vô cảm:
-Bà ngoại em tên gì?
Cô gái cười khúc khích úp mặt xuống gối:
-Đời bà nghèo khổ vậy mà tên đẹp lắm! Nguyệt, Thu Nguyệt, trăng mùa thu ấy mà!
Ông bật đứng dậy như chiếc lò xo,thụt lùi ra cánh cửa, hai tay ôm lấy đầu hét lên đau đớn:
-Không, không phải như vậy, co nói dối, nói dối!
Ông lùi dần ra cánh cửa... Gió lùa vào căn phòng mang theo những hạt mưa buốt lạnh. Cô bé quấn tròn người trong chăn càu nhàu:
-Ông ngoại kỳ quá, ngủ đi, lạnh thấy mồ!
Và cô rúc đầu vào chăn, bé bỏng, bất cần, mệt mỏi. Bộ dạng của cô gái giống y như Nguyệt ngày xưa...
-Không, không thể như thế được, nói dối, nói dối! Ông hực lên đau đớn, lao vào màn trời đêm đầy mưa bão. Có một cái gì đó vừa vỡ ra trong lòng ngực ông. cảm giác đó đến cùng lúc với nhận thức khái niệm tổn thương "nhiều" và "ít" mà ông luôn lấy làm phương châm chọn lựa trong ứng xử cuộc sống đã trả thù ông trong vô thức. Ông không ngờ số phận truy đuổi ông đến tận cái thị trấn miền Trung đầy cát trắng này, những mảnh đời bị lãng quên, xô dạt... Ông ngã quị trên cát bị nước mưa làm nhão nhoét, ngước mặt nhìn trời đêm. Một tia chớp lóe lên trên nền trời đen kịt. Những giọt nước mưa quất vào mặt ông. Giọng của cô gái trong căn phòng văng vẳng bên tai ông, thảng thốt:
-Ông ngoại ơi, ông ngoại đâu rồi, đừng bỏ con!

Xem Tiếp: ----