Buổi giỗ ông hôm nay gần đầy đủ con cháu trong nhà. Thông thường đám giỗ ngày xưa được tổ chức hai ngày, kỷ niệm ngày người quá cố còn sống là tiên thường, ngày mãn phần là chính giỗ. Chiều tiên thường dành cho con cháu trực hệ và buổi chính giỗ dành đãi họ hàng gần xa, khách mời.
Dân tộc ta phần đông theo tục thờ cúng tổ tiên nên nhà nào cũng có bàn thờ ông bà, từ một đến năm, tùy theo nhà lớn nhỏ rộng hẹp. Mỗi bàn thờ gia tiên gồm phía trước một tủ thờ, một chiếc bàn phía sau dựa vào tường vách, trên tường thường là một bức tranh sơn thủy, hình ảnh người quá cố hay một chữ Nho to đậm nét viết bằng mực tàu kèm hai bên đôi liễn viết bằng chữ Nho sơn son thếp vàng. Tùy theo nên kinh tế gia đình tủ thờ được đóng bằng gỗ quí như gõ, mun, cẩm lai khi được chạm trổ cầu kỳ hay đơn giản, khi đươc khảm xa cừ theo kiểu, hoa văn tùy địa phương
Nóc tủ thờ được trưng bày bằng bộ lư đồng, thau mạ đồng, gỗ, hai bên là hai chưng đèn thường được đánh bóng sáng choang trong ngày Tết hoặc giỗ chạp. Từ ngoài nhìn vào, phía sau bộ lư là lư hương bằng sành có đế gỗ, bên phải là bình hoa, bên trái là đĩa quả tử đặt trên đế gỗ ba chân cao cũng được khắc chạm cầu kỳ tinh xảọ Mâm cơm cúng thường được bày biện trên chiếc bàn mỗi bên dài hơn độ 1-2 tấc bề dài chiếc tủ, phủ lên trên bằng chiếc khăn bàn dầy kết tua tụi đẹp viền quanh.
Ở tỉnh ngày xưa người ta thường dùng cơm trên bộ ván trong những ngày giỗ kỵ hay lễ đông người vì bộ ván ban ngày là nơi các bà nhất là các cụ bà ngồi để đãi trầu tiếp khách, một chân xếp bằng, chân kia co đứng, ban đêm dùng thay chỗ nghỉ. Cũng có nhà thì đặt bàn để các ông ngồi nhâm nhi nhậu nhẹt thoải mái hơn.
Thật là hãnh diện cho các thiếu nữ đến tuổi cập kê được mời nhờ đi « dọn giổ » đải ăn ở xóm làng họ hàng quen thuộc gần xa, điều nầy chứng tỏ các cô được tiếng giỏi giắn nết nạ Ðây cũng là dịp tốt để các cô trổ tài nội trợ bếp núc phong cách cư xử và có cơ hội gặp gỡ, trình diện hợp tình hợp lý nhất. Riêng đối với những người hàng xóm ở thôn quê, chỉ nghe phong phanh « động chài động cối » là luôn lo tìm cách xắp xếp việc nhà để đi phụ giúp, đi đám giỗ. Ðó là một tập tục xã giao thông thường thôi mà quả là sợi giây thắt chặt tình thân gắn bó làng mạc quê hương.
- Mời anh chị vàọ Hôm nay là ngày giỗ ông nội các cháu lại gặp ngày nghỉ nữa nên phần đông gia đình bà con đều có mặt. Lát nữa xin anh chị cho chúng tôi giới thiệu luôn nếu thuận tiện, bà Tùng tươi cười mời khách vào nhà.
- Dạ tùy anh chị thôị Rất hân hạnh, ông bà Thịnh đáp lờị Xin anh chị nhận chút lễ vật chúng tôi xin kính dâng cúng Cụ Ông.
Trong phần nghi lễ, đèn nhang được đốt lên khói hương nghi ngút, con cháu thay phiên nhau lạy trước bàn thờ mỗi người bốn lạỵ Buổi cơm diễn ra ồn ào vui vẻ. Tiếng chén đũa khua lách cách, mùi thơm từ món ăn, tiếng gọi « rội » thêm thức ăn tiếp cho khách, tiếng khề khà sau vài chun rượu, tiếng nói chuyện hỏi thăm bàn tán lào xào rộn rã làm không khí thêm phần ấm áp hòa đồng. Các cụ già được các cô gái đến « vẽ » cá chan canh gắp thức ăn vào chén, các cụ như trẻ ra hơn vì được nuông chìu săn sóc.
Ở thôn quê, đám giỗ là một dịp bà con họp mặt để tưởng nhớ kỷ niệm người quá cố mà còn là cơ hội thắt chặt tình hàng xóm bạn bè. Ngày thường ai cũng bận rộn đi làm hoặc đi tứ tán hết, lập gia đình hoặc làm ăn xa, lâu ngày rồi có khi ít gặp nhau nữạ Gia đình nào đông con thì còn khó đi đâu hơn họa chăng ngày Tết mới có dịp thăm viếng nhau thôi nên quả là « bà con xa không bằng láng giềng gần ».
Ðặc biệt hôm nay còn có sự hiện diện của ông bà Thịnh ba má của Sơn suôi gia tương lai của ông bà Tùng con gái là Thùỵ Hai bên đã gặp nhau, lễ vấn danh đã được cử hành, đàng trai đã đặt « hàng rào thưa » chính thức lên tiếng để cho đôi trẻ danh chánh ngôn thuận tìm hiểu nhau hơn. Sơn hơn Thùy năm tuổi đi dạy ở trường Trung học xa nhà. Thùy đang ở trọ nhà ông cậu ở Saigon, học Dự bị Văn khoạ Gia đình hai bên quyết định chờ Thùy học xong là tổ chức lễ cưới.
Ðây không phải là cuộc hôn nhân « đo ni đóng giày », môn đăng hộ đối, do mai mốị Càng không phải là tiếng sét mà có lẽ là duyên tiền định, tình cờ hai người gặp nhau nhân ngày đám cưới của Chi chị họ của Thùy với Danh bạn thân của Sơn. Thùy là dâu phụ, Sơn rể phụ.
Theo lời Sơn kể lại sau nầy, vừa thoáng thấy Thùy lần đầu tiên Sơn hơi ngạc nhiên là mình ở đây từ nhỏ đến lớn mà sao không biết mặt cô gái trẻ nầy dù có nét quen quen.
Thật ra với vóc dáng cao ráo dễ nhìn anh cũng khá nổi danh trong đám bạn bè là đào hoa nữạ Anh vẫn được tiếng thơm là đứng đắn đàng hoàng khiêm tốn điềm đạm, không « ba hoa » khua môi múa miệng tán phét khoác lác hợm người ra vẻ ta đây là trí thức. Anh phân biệt rõ ràng ranh giới giữa thầy trò, không hề lạm dụng nghề nghiệp mình do đó anh rất được người trong tỉnh nhà nể trọng. Anh cũng khá hoạt bát, nói năng không đến nổi nào, thế mà không biết tại sao hôm nay anh cảm thấy mình lơ đảng, mặt mày ngây ngây ra như bị ai hớp hồn bất ngờ cho đến nổi mà Danh ngạc nhiên nheo mắt thúc nhẹ bằng cùi chõ vào Sơn rồi vỗ vỗ vai giới thiệu:
- Ðây là Sơn, giáo sư Toán trẻ nổi tiếng một cây vùng nầy.
- Còn đây là Thùy, em họ con chú ruột của bà xả mình.
À ra thế, Sơn chợt vui vẻ khám phá ra là khi thoạt nhìn Thùy, Sơn đã có cảm giác như mình đã gặp ở đâu rồi, nhưng thật sự là vì hai chị em họ có nhiều điểm giống nhaụ Tự tin hơn, Sơn xoay qua Thùy tươi cười bắt đầu gợi chuyện hỏi sơ về việc học hành của Thùy thân tình như một người anh với em gáị Thùy cũng hồn nhiên chuyện trò không hậu ý nào khác dù thỉnh thoảng Thùy bắt gặp cái nhìn ấm áp hiền lành như xoáy lòng người đối diện thật nhanh sâu.
- Em nghe danh thầy lâu rồị Em họ em ca tụng thầy lắm, thầy dạy giỏi nhưng rất nghiêm minh, đâu ra đó không dám « giởn mặt » thầy đâụ
- Cám ơn Thùy đã lên tinh thần thầy giáo trẻ chúng tôị Còn mặt nào khác nữa, Thùy cho biết thêm, cứ thẳng thắn nói « hoạch tẹt » ra, đừng e ngại gì cả.
- Em đâu dám. Thành thật mà nói, phần đông các nam giáo sư, các thầy là thần tượng bé hay to của nữ sinh chúng em, tụi em cũng khá lớn rồi phải không thầy nên khó có gì lọt qua mắt tụi em đâụ Các thầy đứng trên bục giảng nhưng tuổi đời xê xích đâu có bao nhiêụ Do đó lời nói cử chỉ hành động nhất là khuyết điểm nhất nhất đều được điều nghiên phóng đại truyền bá không bỏ lỡ cơ hội nàọ Thầy cũng từng là học sinh, thầy đâu lạ gì những mẩu chuyện của thời hoa phượng đỏ đó. Các thầy cũng nên đề phòng những trường hợp quá trớn vì tính dễ dãi, không muốn làm mất lòng đôi khi không đúng chỗ của các thầy có thể bị xuyên tạc bóp méo ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp tương laị
- Thùy có khắc khe với chúng tôi không? Tuổi trẻ khác chứ, thầy cũng phải sống theo tuổi đời thời đại, đâu thể nào bo bo giữ lấy nếp sống ngày xưạ Nhìn thấy các bạn cùng bàn nhìn anh nheo nheo mắt cười cười, anh vội lên tiếng: - Các bạn thấy không, Thùy nghĩ tôi già cho đến nổi mà một tiếng cũng thưa thầy hai tiếng cũng thưa thầỵ
- May cho cậu đó, cô Thùy chưa gọi cậu là « sư…cụ » là nể nang lắm rồi.
- Cô Thùy không biết thôi chứ thầy Sơn nầy có tu lâu cũng không đắc đạo được vì không có lòng trắc ẩn trước nước mắt giọt dài giọt vắn của phái yếu. Hễ khoanh zéro là gạch dưới không nhân nhượng vớt vát cho cây gậy gì ráo - Thế mà vẫn được lòng học sinh cả nam lẫn nữ đó. Lắm lúc chúng đến thăm chúng tôi mà cứ hỏi dò về thẩy luôn làm chúng tôi phải phì cười và xúi chúng nó đến hỏi trực tiếp thầy phải hơn không.
Bạn bè Sơn thay phiên nhau trêu Sơn thật vui nhộn, Thùy cười theo và quay qua Sơn chống chế:
- Thưa không phải như thầy nghĩ đâụ Vì thầy là nhà giáo và lại là đồng nghiệp với anh chị Chi Danh của em nên em kính nể gọi thầỵ
- Cám ơn Thùy đã nói thế. Nhưng trong tiệc vui hôm nay, cứ ai lớn là anh chị ai nhỏ là em, các bạn có đồng ý không?
- Nếu các anh chị định thế, em xin nghe theo vậy.
Buổi tiệc vui nào cũng kết thúc. Lúc chia tay ra về Sơn đến chào Thùy nhìn sâu vào mắt Thùy rồi nhẹ nhàng nói: Mong có dịp gặp lại.
Rồi cũng trong mùa nghỉ hè năm đó, Sơn thưa chuyện với cha mẹ xin chính thức cầu hôn Thùy và sẵn sàng chờ đợi đến ngày Thùy học xong. Cuộc tình của họ thật đơn giản và thành thật vô cùng. Sơn đến với cô gái mới lớn biết nhớ biết thương lần đầu nầy thật dịu dàng, Sơn là hiện thân của mộng mơ, lòng mến phục và tin yêu.
Thời gian bên nhau rất hiếm quý, họ chỉ có dịp gặp nhau trong những ngày nghỉ lễ, như đôi chim ríu ra ríu rít tâm sự bàn chuyện tương laị Khu vườn cây ăn trái rộng sau vườn in đầy dấu chân dẫm lên. Ðây là chiếc võng bện bằng giây đay mắc ngang qua hai thân cây cau cao vút, Thùy đã ngồi trên ấy để Sơn đu đưa theo làn gió thổi rì rào. Kìa là hai mẫu tự S&T lồng vào nhau được khắc trên thân cây dừa cây mít. Họ trân trọng nâng niu đánh dấu các cuộc gặp gỡ hạnh phúc một cách thành khẩn thiết tha như chim liền cánh, như cây liền cành.
  Tình quen biết đã sang trang qua tình bạn để rồi trầm mình trong tình yêu lúc nào không đoán được. Họ chỉ biết lúc vắng thì nhớ, gặp nhau là như chỉ còn có hai người. Sơn lo cho Thùy từng ly từng tí như người anh săn sóc em gái, lắng nghe những chuyện buồn vui trăn trở như người bạn thân, làm thơ đề tặng viết thư thăm hỏi thường xuyên như một người yêu. Tình của họ thật êm đềm không vẫn đục bởi những thứ không cần thiết khác, họ chỉ có mục đích duy nhất là làm thế nào để xứng đáng với tình yêu thât sự cho nhaụ
  Năm sau đó, cả hai họ đều đồng ý là sẽ làm đám hỏi trong dịp nghỉ hè và sang năm tới nữa thì cưới. Ngày niêm yết kết quả cuối năm ở Ðại học văn khoa, chính Sơn cũng vội vã lên Saigon cùng đi với Thùy và sau đó vui sướng bên nhau dạo phố mua quà. Họ cũng dự định để Thùy thi tuyển vào Ðại học Sư Phạm nếu đỗ thì tốt, không thì sẽ xin dạy giờ chuẩn bị lập gia đình. Mọi việc đều trôi chảy tốt đẹp, hạnh phúc như quyện lấy mọi ngườị
- Thùy đấy phải không, bà đi đâu mà lạc trên nầy vậy?
Thùy quay lại mừng rỡ nhận ra Nhung cô bạn gái thời Trung học.
- Mình đang đi học đấy chứ, trở lại thành Sinh viên « già cốc cú đế » đây. Còn Nhung bây giờ thế nào? 
- Mình tốt nghiệp Ðại học Sư Phạm ra trường về tỉnh dạy được hai năm rời nhờ ông xã làm việc ở đây nên được đổi về. Lâu quá bặt tin tức của bà, mình có dọ hỏi nhiều bạn bè, nhưng không ai có tin gì cả. Sao bà không liên lạc gì với mình hết vậy?
- Trước khi đám cưới mình định nhờ bà làm dâu phụ mà không làm sao liên lạc gửi thiệp cho bà được dù có lần đến nhà bà ở trước kia. Dường như ông cậu bà đã đổi chỗ rồi như mình hỏi thăm. Ba má mình cũng nhắc bà luôn nhất là ông anh họ mình, anh Nhân đó bà còn nhớ không, đến bây giờ cũng còn ở vậy nữa. Bà có bận gì không, nếu rảnh thì về nhà mình chơi luôn, hoặc là vào tiệm kem nào gần đây cũng tiện.
- Thôi mình vào tiệm kem nầy đi, bà có cần đi gấp thì hẹn lần sau cũng được mà.
- Bà tưởng bắt cóc được bà là dễ lắm à? Thôi chúng mình vào tiệm đi. Ngồi đối diện trước ky kem ba màu, hai cô gái nhìn nhau vui mừng vì cuộc gặp gỡ đột ngột nầy. Họ học chung trong bảy năm Trung học rất thân nhau, thế mà sau hè bặt tin luôn rồi thôi.
Phần đông các thiếu nữ ngày xưa khi còn ngồi ghế nhà trường thường rất thân nhau tưởng như cho đến già. Nhưng rồi khi rời trường, người lập gia đình, cô độc thân, cô học cao lên có chức phận, người giàu có, người gia đình hạnh phúc người khác ly tan,… thật họ ít còn dịp gặp nhau. Ngay cả trong một tỉnh nhỏ, họ cũng không có nhiều cơ hội nữa là huống hồ bạn bè của 21 tỉnh miền Nam tập trung về học ở Saigon.
Thùy phá tan im lặng trước:
- Kể về bà đi, thấy tướng bà rạng rỡ mình tin bà hạnh phúc. Bây giờ bà ở đâu?
- Vẫn ở với ba má mình. Anh Sâm bằng lòng về ở rể vì mình con một, bên anh nhiều anh em. Anh ấy hiền lành nên được ba má mình thương. Mình không dám cằn nhằn nói lớn tiếng gì với ảnh hết, ông bà nhạc gia của ảnh bênh ảnh chằng chằng như ảnh là con trai ruột vậỵ Riết rồi mình cũng quen luôn. Hai đứa con mình cũng do ông bà ngoại săn sóc nên mình cũng rảnh rang dễ thở, chứ nếu không, có con bây giờ thật không dễ đâụ
Anh Sâm là bạn thân với anh Nhân đấỵ Bà biết rõ gia đình mình, ba má mình cũng không khắt khe với con cái nhưng lúc đó như bà thấy, mình không để ý gì ngoài việc học và … diện nữa cho vui thôi. Bây giờ tới phiên bà, mình nóng ruột quá rồi. À, hồi đó có nghe phong phanh bà đã đính hôn, hôm nay ông xả đâu mà bà « cà lơ xích cụi » đi lơn tơn ở đây vậy?
- Ảnh « đi Tây » lên núi « tu lâu » rồi.
- Trời đất! Bà làm gì mà để ảnh phải đi tu?
- Ai nghe tin cũng đều nghĩ như bà hết, tưởng lỗi là do mình. Thật ra mình cũng chẳng biết vì sao mà ảnh đi luôn không giải bày cho mình hay một tí ti nào. Mình vừa đùa nói ảnh đi Tây vì nghe đồn anh về Tây ninh hay Tây đô tức Cần thơ đó, tu lâu đọc trại tiếng Anh to love, anh Sơn lập gia đình rồi.
Thùy nói mà nước mắt ứa ra, tay nhẹ run mở ví tìm chiếc khăn tay. Nhung như bị nghẹn thở nhìn Thùy nghẹn ngào không biết phải làm gì. Thùy lấy lại bình tỉnh, gượng cười mếu nói:
- Mình nghĩ chắc phải có nguyên do nào ghê gớm lắm mà anh ấy không thể nào biện minh được nên mới dứt tình êm ru không kèn không trống như vậy. Nhưng mà tại sao ảnh không kể cho mình, mình buồn thế thôị Anh chỉ cần thẳng thắn nói với mình là ảnh muốn hay phải dứt khoát với mình, đủ rồi không cần nêu lý do cũng được, tai sao lại trốn tránh âm thầm mà đi.
- Lạ lùng quái ác thật. Rồi bên đàng trai xử sự như thế nào?
- Ba má ảnh có đến thắp nhang trước bàn thờ nhà mình, lạy bốn lạy xin tạ lỗi đã không làm tròn lời hứa vì « có đứa con bất nghĩa ». Ông bà cũng xin phân trần thêm là hoàn toàn không biết mảy may về sự thay đổi quá ư đột ngột hoàn toàn phi lý nầỵ Không có hôn lễ cưới xin, cũng như ông bà không bao giờ nhìn nhận con dâu đó.
Có điều lạ là anh Sơn, sau khi đi đám cưới của người bạn về, thì khác hẳn, như người mất hồn, rồi đột nhiên lẳng lặng xin lỗi cha mẹ và nhờ cha mẹ đến hồi hôn. Hỏi gì cũng không trả lời hết. Rồi đi luôn nghe đâu là về bên vợ.
« Giết nhau chẳng lựa lưu cầu.
Giết nhau bằng cái ưu sầu độc chưa! ».
- Thương bồ làm sao, vậy mà bấy lâu nay mình cứ tưởng bồ hạnh phúc lắm. Vậy là anh Sơn chỉ ở cùng quê với Thùy còn đi dạy thi ở tỉnh khác. Bây giờ Thùy định lên đây tiếp tục học lên để quên? Bà vẫn còn ở nhà của ông cậu chứ? Thế là từ nay lâu lâu mình sẽ bắt cóc bà đến chơi với tụi nầy. Cho mình địa chỉ mới đi. Ông xã mình hiện đang đi tu nghiệp ở nước ngoài một năm nữa mới về, bà đừng ngại gì cả, mình không có anh chị em gì hết, bà lại là bạn thân của mình từ trước đến giờ mà.
- Mình đang học năm thứ hai Ðại học Sư Phạm rồi. Chuyện xảy ra năm năm rồi đó.
- Thùy chưa quên anh ta là đúng thôi, nhiều kỷ niệm đẹp quá phải không Thùy? Thùy định ở vậy đến già hay sao, thật ra người thế nầy người thế khác chứ. Vẫn biết khó quên nhưng chuyện đã xảy ra rồi, không ai có thể quyết định cuộc đời mình bằng mình. Hiện giờ mình cũng không biết phải khuyên Thùy gì nữa đây. Nhưng gặp Thùy hôm nay mình yên tâm hơn thấy Thùy có nghị lực vượt niềm đau.
- Cám ơn Nhung. Ðấy là Nhung chưa thấy mình trong thời gian « bị tình phụ » đó. Mình yếu ớt lắm Nhung biết mà lại còn hay mơ mộng nữạ Nhung nhớ không có lần tụi mình đi xem bói, ông thầy không chịu xem cho Nhung mà chỉ xem cho mình hôm đó thôị
- Nhớ ra rồi, ông ta bảo số cô nầy lộn lạo lạ, được mất khó lường, phúc họa bất thường trong cuộc sống tình cảm lúc trẻ. Hiền hậu có tương lai hậu vận tốt không sao đâu. Ông còn không ăn tiền xem bói nữa.
- Mình cũng quên khuấy ba cái bói toán ấy đi khi anh Sơn đến với mình như là thần tượng, người tình lý tưởng. Rồi lúc bất chợt mất anh, mình chới với tưởng như không còn sức sống nữa, mình không còn nước mắt để khóc, có miệng như câm không buồn phát biểu một lời, không còn cảm giác vui buồn, lưỡi đắng nghét nhìn cuộc đời sao bạc trắng như vôi.
Hai năm trôi qua như thế đấy, mình chỉ thích dạo vườn đọc thư anh gửi thuở nào, thuộc lòng như cháo mà cũng không tìm ra một chữ bạc bẽo kết tội anh. Càng nhớ càng tức anh hơn, có khi còn « quân tử Tàu » tự trách mình quá ích kỷ giận mình rồi giận anh, dù anh ta chẳng một lần trở lạị
- Rồi sau đó…
- Trong lúc « dầu sôi lửa bỏng » như vậy, mình định thi vào trường nghề nào đó nhưng còn lòng dạ nào mà ôn bài được. Biết thế, ba má mình xin cho mình đi dạy gần nhà, nghĩ để mình khuây khoả khi tiếp xúc với giới trẻ, và mình đi vào nghề cho tới năm ngoái thi đổ vào ÐHSP.
Mình quên kể cho bà chi tiết quan trọng nầỵ Có lần má anh Sơn đến nhà mình thình lình, cả nhà đi đám giỗ, thấy mình nằm óp xọp thu mình cong queo trên võng trong vườn nhìn thất thần vào hai mẫu tự S&T khắc trên thân cây, cảm động bà kéo chiếc ghế thấp ngồi bên dịu dàng bảo:
- Thùy ơi, cháu có tin rằng hai bác thương cháu thật tình và rất muốn cháu làm dâu hai bác không. Cháu đừng bao giờ ngờ vực là hai bác đã giấu giếm chuyện thằng Sơn. Chính hai bác cũng đau khổ vô cùng mà không biết tỏ cùng ai về sự ra đi đột ngột của đứa con trai duy nhất của mình như vậỵ Bây giờ cháu là nguồn an ủi của hai bác đó, từ nay bác sẽ xem cháu như là con gái của mình cho đến suốt cuộc đời hai bác.
- Thùy trả lời thế nào? Nhung nắm lấy tay Thùy siết chặt thương cảm.
- Chỉ biết khóc và thì thào cám ơn thôị Vậy mà từ đó mình khoẻ lại và dồn cả nguồn sinh lực vào đám trẻ quê nhà dù
« Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày là đến với đớn đaụ Nhưng sao ta cứ vẫn yêu vẫn nhớ »
vì mình chỉ
« yêu ai yêu cả một đời » thôị
Ðấy Nhung thấy không cho đến bây giờ mình vẫn mù tịt chẳng biết tại sao và cũng chẳng biết trả lời làm sao với bạn bè thân thuộc. Thôi bây giờ chúng mình chia tay nhau nghe, hẹn lần khác vậỵ
- Mình sẽ tới thăm Thùy nhiều hơn để sau nầy e ra trường khó còn cơ hội liên lạc với nhau nữa quá.
Gặp lại Thùy, ông bà Nhậm ba má của Nhung xem Thùy như con cái trong nhà khi biết được hoàn cảnh đáng thương của Thùỵ Nhất là Nhân anh họ của Nhung, trước kia anh cũng đã có cảm tình với Thùy, nhưng sau đó biết tin Thùy sắp lập gia đình nên không liên lạc nữạ Bây giờ trở ngại không còn, công danh sự nghiệp khá vững vàng rồi, anh thấy anh có thể lo cho Thùy chu đáo hơn. Nhân cũng hiểu tâm lý là hiện giờ Thùy chưa sẵn sàng và biết đâu sau nầy với tình yêu thật sự của anh, hy vọng Thùy sẽ tìm lại được niềm tin vào cuộc đờị Nhân chỉ chờ khi nào Thùy học xong sẽ thố lộ cùng Thùy, không muốn làm Thùy chia trí xao lảng việc học bây giờ.
Có lần đang đi bát phố với Nhung, thình lình Thùy dừng lại, mặt mày tái xanh, miệng há hốc, một tay nắm chặt tay Nhung tay kia để trên ngực run run khẻ bảo: « Ai như là… mà không phài rồi ». Vậy là Thùy vẫn còn mong gặp lại Sơn, dù chỉ một lần.
Thùy cũng tâm sự với Nhung là đi đâu mà nghe tiếng nói trầm ấm, tiếng cười dòn tan của ai vang lên, nhìn dáng dấp dong dỏng cao gầy gầy với mái tóc quăn dợn sóng, Thùy lại nhớ đến Sơn khi mỉm cười vu vơ khi nước mắt chực trào rạ Bạn bè trong lớp, trẻ trung và hồn nhiên chưa biết tâm sự buồn của Thùy thường đùa gọi chị là « người đẹp trong mơ » vì nhiều khi bắt gặp chị thẩn thờ xa vắng như thi sĩ đi tìm vần thợ
Tuy nhiên dù Thùy không quên nhưng vẫn cố vươn lên vì tình yêu của Thùy không bị hoen ố bởi dục vọng, ích kỷ, oán thù mà là sự tổng hợp tăng trưởng vun bồi bởi bao thứ tình cảm sâu đẹp khác như niềm tin trọn vẹn ở nhaụ Chưa bao giờ họ có ý lợi dụng dối trá đẩy đưa đùa chơi cho biết, họ thành thật đến với nhau êm đềm thơ mộng, họ không chỉ yêu nhau bằng lời mà bằng cả khối óc trái tim. Vẫn biết Sơn đi là không còn đường trở lại nữa, bạc tình như thế là bằng chứng hiển nhiên khó dung, nhưng Thùy vẫn chưa thể nào quên Sơn được, dù trái ngang hi hữu đã chia đôi ngả.
Ba năm trôi nhanh, Thùy tốt nghiệp và được bổ nhiệm về quệ Cả nhà Nhung, lúc bấy giờ Sâm đã về, quyết định làm một bửa ăn chia tay có cả Nhân đến dự. Nhìn Thùy vui tươi hân hoan như yêu đời trở lại, Nhân cảm thấy vừa mừng điểm chút lo âụ Vì anh e rằng khi trở về quê cũ, Thùy lại nhớ chuyện xưạ Nhân chỉ biết hé mở lòng mình một chút là anh hứa sẽ đến thăm Thùy một ngày thật gần đâỵ Thế mà Thùy thật vô tư vồn vã mời cả nhà nếu có dịp viếng quê Thùy luôn, Thùy sẽ là ngưòi hướng dẫn đắc lực nhất giới thiệu phong cảnh đẹp, đặc sản, di lích lịch sử quê mình. Hy vọng!
Thời gian vút qua, mới ngày nào trở về quê mà bây giờ gần kết thúc niên học. Nhung Thùy vẫn còn thư từ cho nhaụ Có lần Nhung cho hay Nhân vừa được đi tu nghiệp một năm ở nước ngoài và rất mong ngày về để đến thăm Thùy như đã hứạ Thùy vẫn sống độc thân với mẹ và dì hai, em trai Thùy đã lập gia đình đi làm xạ Ba má Sơn lâu lâu cũng đến thăm Thùy và ngược lại nhà có trái cây ngon hay có giổ đều đem biếu và đến mời chung vuị Nghĩa tình hai bên sui gia hụt nầy thật đẹp làm sao!
Thùy rất tận tâm với nghề và đối tượng nguồn vui bấy giờ là các em học sinh quê nhà. Thùy tỏ ra tế nhị thông cảm các em hơn vì hiểu rõ phần nào hoàn cảnh từng làng mạc địa phương, phong thổ tỉnh mình. Nhìn Thùy hăng say trong sinh hoạt nhà trường, liên lạc với gia đình phụ huynh lớp mình chủ nhiệm, mẹ Thùy hiểu ngay là con gái mình đã chọn đúng đường để sống lại và quên. Thời gian cũng là liều thuốc hồi sinh cho những người biết sống.
Mùa hè năm nay, còn vài ngày nữa là Thùy lại lên đường đi gác thi ở Cần thơ và về chấm thi như thường lệ tập trung tại Saigon. Nhân cũng vừa về và Nhung cũng đã hẹn gặp nhau ở nhà Nhung như lần nào Thùy có dịp về đâỵ Ðu đưa trên chiếc võng mới treo Thùy ngâm nho nhỏ những vần thơ ngày xưa Sơn gửi, nước mắt lưng tròng. Theo dòng thời gian, niềm hờn đau như vơi dần chỉ còn những kỷ niệm đẹp dấu ấn của tình yêu đầu đờị
Có tiếng gõ cửạ Thùy vội đứng dậy ra xem. Thì ra là Chi, chị họ đồng nghiệp của Thùỵ Thùy vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ hỏi huyên thiên:
- Gió nào mà đưa chị đến đây? Lâu rồi không gặp chị, « gái một con trông mòn con mắt » thật đó. Anh Danh và bé Trí đâu mà chị đi một mình vậy?
- Ở nhà với ông bà ngoại, ảnh nhậu với ông già, bà ngoại bế cháu đi khoe với hàng xóm họ hàng, các cậu dì thay phiên nhau cưng chìu nựng cháụ Mới có đứa cháu đầu cả nhà thích lắm. Nhớ Thùy vội đến thăm đâỵ Nghe nói Thùy được cảm tình học sinh, đồng nghiệp. Mừng cho Thùy nhạ
- Cám ơn chị. Chị uống nước dừa xiêm với em, dừa mới hái ngọt lịm hà.
Dì Hai mang lên hai trái dừa, trên đầu vỏ xanh đã được vạt đi chừa lại phần xơ trắng, chính giữa sâu hơn để lộ chút cơm dừa chỉ vừa đủ để cấm ống hút vào trong.
Nước vào lời ra hai chị em vui vẻ kể chuyện vui trường lớp. Thình lình Chi trầm giọng xuống bảo:
« Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối diện bất tương phùng. »
Thùy à, tuần rồi chị đi thăm một chị bạn sanh, ra về chạm mặt ngay với ai em biết không? Thùy hơi tái đi nhẹ lắc đầụ
- Anh Sơn, nhìn ảnh không ra, trước kia đã ốm ròm bây giờ gầy nhom, tóc hoa râm coi già dặn phong trần lắm, nếu ảnh không chào chắc chị cũng không nhìn ra đâụ Chị cũng ngài ngại hỏi thăm nhưng ảnh dường như cũng biết thế nên nói ngay:
- Lâu quá không gặp anh chị và bạn bè ngày xưa, nay gặp chị mừng thật mừng. Nghe tin chị sanh cháu trai đầu lòng nữa, chúc mừng chị.
- Cám ơn anh, mà anh đi đâu trong nầy vậy? Chị sanh à?
- Dạ không, nhà tôi đang nằm trị liệu ở đâỵ
- Bệnh tình chị bây giờ thế nào vậy anh?
- Theo lời bác sĩ điều trị, khó bình phục lắm, nhưng « còn nuớc còn tát » thôị
- Anh có thể cho tôi vào thăm chị không?
Sơn hơi ngần ngừ rồi dẫn Chi vào phòng bệnh. Thùy ơi, một người đàn bà khá đẹp tuổi đời xấp xỉ tụi mình thế mà bị chứng bệnh nan ỵ Ðáng thuơng làm sao! Anh Sơn giới thiệu chị xong, chị ngạc nhiên khi nghe thấy cô ta có vẻ vui lên khi gặp chị. Cô ta mời chị ngồi chiếc ghế sát bên giường như để dễ nói chuyện hơn. Biết ý vợ, anh Sơn xin phép ra ngoài một chút.
- Cô Chi phải có họ hàng gần với cô Thùy không? Lâu nay tôi có ý muốn đến nhờ cô giúp tôi đến gặp cô Thùy mà ngại quá sợ cô không bằng lòng, lần lựa rồi bệnh càng nặng thêm. Cô để cho tôi nói hết rồi tùy cô thôị
Anh Sơn chẳng biết là tôi biết rõ quá khứ của anh đâu, anh cũng không bao giờ để ý đến chuyện gì khác ngoài công việc của anh. Anh như là một cái robot hoàn tất tốt bổn phận đối với gia đình, xả hội không chê vào đâu được nhưng lại là con robot có hồn có tim đó cô Chi ơị Vì vậy khi ngưng hoạt động là hồn anh bay trở về chốn xưa đầy kỷ niệm riêng, tim anh như sống bằng quá khứ hằn sâu anh không quên được.
p - Chị đừng nghĩ ngợi gì cả, anh Sơn nổi tiếng đứng đắn đàng hoàng không có lãng mạn đâụ Chị cố gắng dưỡng bệnh cho chóng khỏi đị Chị được mấy cháu rồị
- Một cháu trai 6 tuổi, cháu Tùng đeo bố lắm. Anh có hiếu nên thường tự bế cháu về thăm ông bà nội, tôi có xin về anh cũng tìm cách ngăn luôn. Mà thật vậy ba má anh thấy tôi về cũng không nói rằng gì cả, chỉ đối với thằng bé là ông bà vui vẻ không bao giờ có thái độ ghét bỏ giận hờn. Nhưng nhất định là cũng chỉ vì thằng bé, nếu cháu thích thì có thể về ở chơi với ông bà bao nhiêu ngày cũng được, riêng chúng tôi thì không. Ông bà cứ gọi tôi một thưa cô hai thưa cô, không nói nặng ra vẻ đuổi xô gì hết mà lạnh nhạt như đối với khách lạ hay người dưng vậỵ
- Chị có phiền ông bà không?
- Ông bà có lý của ông bà, tôi không dám phiền vì thật ra là lỗi tại mình nên cố gắng làm cho ông bà thương mà như anh Sơn vậy, gia đình nầy, cha mẹ nào con cái nấy. Họ chí tình chung thủy quá độ, không thay đổi theo năm tháng thời gian gì hết.
- Chị nói vậy tôi nghe vậy, chứ nếu không thương chị sao anh lại chịu về ở rể luôn.
- Ðấy là mấu chốt của vấn đề mà bấy lâu nay tôi giấu chặt. Thật ra chỉ có tôi là yêu ảnh. Ba má tôi biết thế, thương chìu đứa con duy nhất mà tôi thì muốn gì là được nấỵ Ba má tôi, cũng thấy anh đứng đắn hiền lành nên tìm mọi cách « bắt » anh.
Lúc đầu mời anh đến dạy thêm với vài đứa bạn khác, rồi lần lần mời về nhà cho ở trọ, dạy kèm anh từ chối mà ở trọ cũng không nhận luôn. Hồi thầy còn ở riêng, xin nấu cơm tháng cho thầy, đến nhà dọn dẹp, mang quà bánh biếu, thầy sợ quá trôn luôn sang trọ chung với đồng nghiệp ở xa khác.
Phần tôi cũng muốn anh Sơn để ý nên cố gắng học thật giỏi, diện thật đẹp, hoài công vì nghe ra ảnh đã có người rồi mà cô ấy cũng còn là sinh viên, học tận Saigon xa lắc xa lợ Không nản chí, ba má tôi nay mời thầy cùng các bạn đến nhà ăn giỗ, mai sinh nhật, tiệc tùng ở nhà bạn bè,…Anh cũng giữ tiếng lắm, đi còn ít hơn các thầy khác nhiềụ Thế mà tôi vẫn chọn anh, càng khó chừng nào tôi càng cứng đầu muốn đạt cho được kỳ vọng của mình thôi bất cứ bằng giá nàọ - Nhưng « nếu mộng không thành thì sao? »
- Chừng đó tính sau? Thầy lại đang « quen thân » với chị Thùy nên không để ý đến ai ngoài chị ấy hết làm tôi càng tuyệt vọng.
Có nhiều khi tôi liều mạng định mời thầy đến, thố lộ tâm tình, rồi hăm dọa tự tử nếu thầy không thuận ý. Nhưng sợ e chết thiệt nên thôị Riêng thầy, vì tôi cũng không có học với thầy nên thầy đâu có để ý gì nhiều đến tôi, tôi càng buồn nhưng không nản chí dù biết rằng khó thay lòng đổi dạ anh được. - Làm sao mà anh chị lại thành hôn với nhau?
- Ðịnh mệnh. Số là nhân đám cưới ông anh con ông bác cũng là bạn học cùng lớp với anh Sơn ở Saigon, anh được mời làm rể phụ và tôi là dâu phụ cùng với thầy Tri, cô Loan ở trường. Thật sự thì chúng tôi hoàn toàn không hề biết trước việc sắp xếp nầy chỉ biết là mình được mời đóng vai trò đó. Hôm lễ mới ngạc nhiên thích thú. Tôi vui mừng chứ còn anh thì cũng thế thôi dửng dưng, lịch sự.
- Chị làm tôi sốt ruột quá, vậy chứ « cú sét » xảy ra lúc nào?
-Trong lúc vào bàn tiệc, mọi người hỏi thăm nhau và biết tôi đi một mình lên đây bằng xe đò và như vậy chờ đến sáng sớm mai mới có xe về, cô Loan bèn đề nghị là để thầy Sơn lái xe Honda một mình chở dùm cùng về luôn với thầy cô Tri Loan. Tỉnh tôi không xa Saigon lắm nên di chuyển bằng xe gắn máy thật nhanh và tiện lợi vô cùng. Thế là mộng của tôi đã bắt đầu thành hình rồi, tôi mơ như thế. - Chỉ có như vậy rồi anh chị cưới nhau, chớp nhoáng ly kỳ.
- Trên đường về, lâng lâng trong hạnh phúc riêng tư, tôi như quên hẳn là mình đang ngồi trên xe hai bánh vút nhanh.Tôi chỉ còn nghe tiếng xe thắng gấp tiếng hét thất thanh rồi …thôị Tỉnh dậy là tôi biết tôi đang nằm bệnh viện, anh Sơn đang đứng gần đó nhìn ra cửa, thất thần. Lúc đầu tôi như không nhìn ra được anh, không bao lâu mà anh trông tiều tụy, già sọm đi lạ thường. Tôi bị thương nặng ở đầu, cổ bị trẹo, một chân gãy, hậu quả có thể trở thành một người tàn phế. - Thật là một chuyến xe định mệnh.
- Bấy giờ tôi thấy mình có lỗi một phần nào đó trong chuyến đi nầy, phải chi tôi cẩn thận hơn đừng say sưa thả hồn mình trong giấc mơ tương lai huyền ảo viễn vông, biết đâu tai nạn chẳng xảy rạ
Từ nay mình đâu còn nguyên vẹn như xưa, chỉ cần nghĩ đến đây là tôi muốn chết đi chứ sống tàn tật, thật khó tưởng tượng làm saọ Vì vậy tôi lặng người không còn muốn nhìn gặp ai nữa hết ngay cả anh. Gia đình tôi xót xa cho con nên lúc đầu cũng giận anh lắm nhưng bấy giờ mạng sống của tôi là cần hơn cả nên mọi người tạm bỏ qua mọi giận hờn, tính sau.
- Rồi vì trách nhiệm gây ra tai nạn, anh đành…xin cưới chị luôn.
- Không hẳn như thế vì trạng thái tâm lý của hai nhân vật chính bị cú sốc nầy cũng có đổi thay lung laỵ Từ một cô gái được cưng chìu tôi rơi xuống vực thẳm khổ đau, mất hết rồi cả niềm tin hy vọng. Sau mấy ngày âm thầm khóc thương thân trách phận, tôi lặng im không thốt một lời than vãn trách móc thù hận gây gổ.
Hơn thế nữa tôi tìm lại dần được chút bình an tâm hồn nhờ chứng kiến sự tận tâm săn sóc của anh. Còn anh, dù biết rằng tai nạn xảy ra là vô tình thôi nhưng anh vẫn cảm thấy mình có lỗi trong đó nên quyết định lo lắng bệnh tình của tôi cho đến ngày bình phục tương đối hoàn toàn.
- Anh Sơn có đề cập gì đến Thùy không?
- Không một lời tâm sự. Nhưng nhìn sâu vào mắt anh, chính tôi còn cảm thấy muốn rưng rưng. Anh chu toàn bổn phận của người nuôi bệnh khó có ai hơn đến nổi ba má tôi còn ứa nước mắt thương xót anh nửa là. Ba má tôi còn khuyên tôi nếu lành bệnh trở lại nên thông cảm anh hơn trả anh về với chị Thùy.
- Thật trớ trêu nan giải quá!
- Sau một thời gian trị liệu, nằm liệt trên giường bất ly cục kịch chỉ nhờ sự chăm sóc của người khác, tôi chợt khám phá cái tánh ích kỷ quá độ trước đây của mình, luôn tưởng mình là trung tâm điểm thích nhiều người chiêm ngưỡng hướng về.
Nhìn nụ cười buồn chịu đựng của anh, sự hiện diện thường xuyên túc trực bên tôi, ẵm bồng tôi khi cần thiết, giọng nói trầm như nén tiếng nấc nghẹn trong tim, dần dần tôi thấy mình vừa không nên làm khổ anh nữa vừa biết rằng mình khó sống nếu vắng anh.
Cái mâu thuẫn tình cảm ấy xâu xé tôi càng làm tôi mở mắt nhận chân rằng anh chỉ thương hại tôi thôị Không thể được, tự ái cao ngạo còn sót lại trong tôi làm tôi uất ức lên, tôi phản ứng mạnh không chấp nhận thứ tình cảm « ăn xin » ân huệ ấỵ Tâm bệnh tái phát nặng, tôi biếng ngủ mất ăn, không nói năng nước mắt cứ tự nhiên tuôn rơi không vơị
Chị ấy khóc nức nở làm tôi lính quýnh tìm cách xin kiếu từ hẹn sẽ đến thăm chị tuần sau, nhưng chị khẩn khoản cho chị giải bày hết kẻo muộn..
Rồi Chi kể tiếp cho Thùy nghe diễn biến xảy ra sau đó. Nằm liệt giường, Dung mới xót xa cho những mối tình ngang trái, mới ngộ ra rằng con người vẫn không giữ được ngay cả chính tính mệnh và hạn chế trong hiểu biết dù ngày nay khoa học kỷ thuật tiến bộ không ngừng. Dung thương thân mình và cảm thông với hoàn cảnh Sơn Thùy hơn. Nếu Dung trở thành tàn phế liệu Dung có thể sống hạnh phúc với Sơn không? Dung lịm dần trong những giấc mộng rối bời buồn vui lẫn lộn. Hơn nửa năm sau, may mắn Dung từ từ hồi phuc lại được. Trong thời gian nầy, Sơn vẫn đều đặn đến chăm sóc Dung. Bao lần Dung định bụng rằng sẽ khuyên Sơn đừng đến nữa để Dung cố gắng quên mối tình đầu đơn phương của mình nhưng rồi Dung không can đảm mất mát sự hiện diện và nhất là sự đụng chạm quen thuộc ấy. Mà dù trong thâm tâm Dung có ý định rời xa Sơn đi nữa, theo Dung nghĩ, ba má Dung vì tiếng tăm, vì thương con, vì miệng đời khó để mất Sơn đâụ Rồi càng ngày càng không dằn lòng được nữa, Dung quyết định liều bắt chẹt Sơn để mình « trả ơn » bằng cách hiến dâng mình một lần rồi sau đó chia tay. Lửa gần rơm!
Chuyện bí mật phòng the một chìu ấy tưỏng chừng như trôi theo thời gian không đoạn kết nhưng ba tháng sau Dung khoẻ ra trông thấy dù đi đứng còn chậm chạp. Thì ra Dung có thaị Phần Sơn, tưởng mình sắp kết thúc trách nhiệm để trở về với Thùy, nào ngờ số mạng lại đưa mình về hướng khác. Hết thật rồi, Sơn nghĩ mình có lỗi với Thùy và khó quay trở lại vì đứa con định mệnh. Ðám cưới được cử hành trong vòng thân mật, không có bên đàng trai tham dự.Từ đấy, Sơn không còn hy vọng gì để gặp Thùy xin thứ lỗi phân trần, lâu lâu chỉ về thăm cha mẹ ánh mắt xa xôị
- Lỗi tại tôi hết đó chị Chi ơi, Dung kết luận. Bây giờ bệnh tôi trầm trọng rồi, theo lời bác sĩ tôi không sống lâu đâu. Thương anh Sơn vì mẹ con tôi mà mất mát nhiều thứ quá. Sau nầy không biết cha con anh sống làm sao nữa. Thằng bé cần có mẹ lắm chị Chi ơi. Anh Sơn cũng cần có hạnh phúc nữa chứ đâu có thể ở vậy mãi làm gà trống nuôi con….
- Xin lỗi, đây có phải là nhà cô Thùy không thưa bà?
Dì hai quay lại, thì ra là một cô khách với một đứa trẻ đang tìm nhà.
- Dạ phảị
- Chị Thùy có ở nhà không bà? Cho tôi xin gặp chị được không? Lâu lắm tôi không có dịp về quê nên không thể bỏ cơ hội thăm chỉ.
- Xin cô cho biết cô là ai để tôi báo cho cháu tôi biết trước.
- Dạ xin bà… để xem chị có nhìn ra được tôi là ai không?
Dì hai vừa định quay vào nhà thì thấy bóng Thùy vừa bước ra:
- Mời cô vào luôn, Thùy ơi, có khách đến thăm.
Hai người nhìn nhau, không ai nhận ra ai cả. Dung không ngờ. Trước mặt mình là một cô gái thùy mị, dù không còn trẻ nữa vẫn còn giữ được nét đẹp dễ gây cảm tình trời chọ Thùy ngạc nhiên rõ rệt lên tiếng trước:
- Xin lỗi, tôi hoàn toàn không nhớ chị là aị
- Bao nhiêu năm rồi làm sao nhận ra được chị, chúng mình chỉ có học cùng trường nhau vài năm ở Tiểu học rồi gia đình tôi dời đi nơi khác nên mất liên lạc luôn. Nay có dịp về ngang đây nên ghé qua và cũng để hỏi thăm chị chút việc. Nếu chị có thì giờ,..
- Dạ được, mời chị vào nhà để cho cháu nghỉ một lát.
- Tùng chào cô đi con.
- Cháu ngoan quá, cháu mấy tuổi rồi học lớp mấỷ
Tùng lễ độ trả lờị Thoáng nhìn Tùng mặt mày sáng sủa Thùy bổng dưng thảng thốt, một thoáng suy tự Dì hai mang nước lên mời khách và mang kẹo dừa cho bé Tùng.
- Chị Thùy à, tôi đang bệnh trị hoài không hết, hồi nhỏ tôi cũng ở đây nên nhớ ở vùng nầy có ông thầy thuốc Nam hay lắm trị bá bịnh, nên mới hỏi chị xem bây giờ ông còn sống không, chị có biết ở đâu chị chỉ dùm.
- Thật tình tôi không biết rõ, có nghe nói đi nữa cũng không để ý. Vả lại có bệnh thường đi bác sĩ, nặng thì đến các nhà thương lớn hoặc lên bệnh viện đa khoa ở Saigon. Ba tôi hồi xưa cũng chửa trị ở Saigon mà rồi còn không qua khỏi được nên tôi chẳng thiết tin đâu nữa hết.
- Xin lỗi chị, vì nhiều người khuyên nói uống thuốc Tây nóng lắm, thử trị bằng thuốc Nam biết đâu gặp thầy gặp thuốc nên sẵn dịp về đây hỏi thăm luôn. Vậy thôi cám ơn chị, nảy giờ làm mất thì giờ của chị quá, xin phép chị chúng tôi về. Tùng cám ơn cô và chào cô về đi con.
Hai mẹ con người khách ra về rồi mà Thùy còn như ngây người ra trầm ngâm quên luôn cả việc hỏi tên cô khách lạ nữạ Tia nhìn của Bé Tùng sao mà trông lại quen quen!
Dung mất, Sơn xin thuyên chuyển về quê dạy học và ở nhà cha mẹ. Bé Tùng thật ngoan nên được ông bà nội thương yêụ Trong nhà từ đó có tiếng nói cười chơi đùa làm không khí đở ngột ngạt hơn. Tuy nhiên Sơn càng ngày như càng già trước tuổi, tóc đã pha nhiều sợi trắng, nhiều khi ôm con trong lòng mà hồn như bay tận đâu đâụ
Thùy vẫn sống độc thân mặc dầu có lần Nhân đã xuống thăm và hỏi ý kiến Thùy để tiến tới hôn nhân. Thùy chưa trả lời dứt khoát được, vì cho đến bây giờ Thùy chỉ có thể xem Nhân như người bạn, người anh kết nghĩa mà thôị Tình cảm quá khứ của Thùy Nhân đâu có quên cũng không đòi hỏi Thùy phải xóa đi nhưng cũng không thể sống mãi như hai người bạn được. Nhân cần có Thùy bên cạnh như Thùy cũng nên có nguời để chia xẻ ngọt bùi, hạnh phúc không thể một chìu cô đơn. Ðiều mà chính Thùy cũng không hiểu nổi mình nữa là tại sao mà ngần ấy năm rồi vẫn không dứt khoát được với kỷ niệm đầu đờị Nhớ lúc bất ngờ gặp lại Sơn ở hành lang trường quê nhà khi Sơn đến trình diện nhiệm sở mới sau bao nhiêu năm chẳng thấy mặt một lần, thế mà họ nhận diện nhau ngay trong ánh mắt rưng rưng.
“Chào…cô Thùy”, “chào anh” nghẹn ngào hồi hộp bước nhanh. Sau đó trước mặt mọi người, trong các cuộc họp giáo sư, họ xem nhau như đồng nghiệp lịch sự đàng hoàng. Chuyện “anh đi đường anh, tôi đường tôỉ” người ngoại cuộc dường như ít ai còn nhớ đến nữa.
Hôm ấy lại là ngày đám giỗ ông nội Thùy hằng năm. Lần nầy bà Thịnh mẹ Sơn cũng có mặt cả bé Tùng đi theo. Ai cũng trầm trồ khen thằng bé ngoan lễ độ, ai mà biết Sơn thì bảo là giống cha như đúc.
Sau buổi tiệc, trước khi về, thằng bé khi cúi đầu chào Thùy xong thì thưa:
- Má con và con có đến đây một lần gặp cô, cô còn nhớ con không? Thùy bàng hoàng trầm ngâm. Trong đời dạy học của mình, việc phụ huynh đến gặp không phải là không xảy rạ Còn đang suy nghĩ thì dì hai lên tiếng nhắc:
- Chắc là cô bạn học cũ của cháu đến hỏi thăm về ông thầy thuốc Nam đó. - Cháu không biết nhưng bà cho cháu ăn mứt dừa ngon lắm. Về nhà, má cháu cứ dặn đi dặn lại riêng với cháu là lớn lên nên đi tìm cô, má cháu bảo má cháu sanh cháu ra nhưng cô mới là mẹ thật của cháu.
Mọi người nín thở, Thùy như chết đứng sững sờ. Ai nấy ràng rụa nước mắt. Bé Tùng còn khoanh tay trước Thùy thành khẩn nói thêm:
- Má con xin lỗi cô và bảo con xin phép cô cho con gọi cô bằng mẹ. Mẹ thương con nghe mẹ?
Cảm động đến nghẹn lời, hướng lên trời cao, Thùy chỉ còn biết dang rộng đôi tay ôm bé Tùng vào lòng, nước mắt long lanh!

Xem Tiếp: ----