Phần thứ nhất: (Bình thản)
Chương 4
Mua rượu của ông Năm Bụng

Mười mấy hôm sau quả như lời bà chủ Nhật Trình nói, vợ cả ông Hai Vinh "củ nâu" đến Xóm Cầu Mới vào lúc nửa đêm, bắt gặp chồng và vợ bé, đánh chửi hai người một trận rầm cả xóm rồi đuổi vợ bé đi, đuổi cả con sen (vì bà cho là cùng một tụi với nhau) còn chồng thì bà ta nhốt lại với bà ta ở trong nhà luôn mấy hôm.
Mùi mừng rỡ lắm nhưng nàng khó chịu không tìm được cách nào tỏ cho ông Hai Vinh biết là mình định thuê nhà. Ông Hai Vinh không được ra khỏi cửa; còn nàng không dám đến vì không quen bà ta, vả lại có đến cũng không biết nói thế nào cho khỏi mất lòng.
Ba ngày hôm sau, nhà ông Hai Vinh lại bắt đầu mở cửa. Mùi vờ sang thăm cụ Hai Huế để có dịp đi qua trước cửa nhà ông Hai Vinh mong gặp ông ta và nếu tiện thì hỏi về việc thuê nhà.
Nàng đưa mắt nhìn vào thấy ông Vinh ngồi ở một đầu giường, bà Vinh ngồi ở một đầu giường, hai người cùng nhìn ra phố. Ông Hai Vinh rõ ràng trông thấy nàng nhưng không cất tiếng chào. Bà Hai Vinh nhìn nàng một cách tò mò và đầy ác cảm. Nàng có cái cảm tưởng là cả hai vợ chồng đều cho là nàng xấu bụng, định đến xem mặt họ. Nhìn mặt bà Hai Vinh không biết vì sao nàng thấy đáng ghét tệ. Nàng cũng không cất tiếng chào, vội vàng quay mặt đi.
Lúc trở về, khi đi qua trước cửa nhà ông Vinh nàng ngửa mặt nhìn thẳng như muốn tỏ cho họ biết là không phải nàng xấu tính muốn sang xem mặt họ; nàng thấy trong người tức bực và lại càng ghét bà Vinh hơn.
Hôm sau nàng lại đến thăm bà Năm Bụng để có dịp gặp mặt ông Vinh. Đến gần nhà ông Hai Vinh, nàng chợt nghĩ chắc thế nào bà Vinh thấy nàng đến cũng rủa thầm: con bé này vờ vờ vĩnh vĩnh. Nghĩ thế Mùi lại không dám rẽ vào, mắt nhìn thật thẳng, không dám cả liếc vào nữa. Lúc trở về Mùi lại quay hẳn mặt nhìn sang nhà trước cửa ông Hai Vinh.
Mùi lấy làm khoan khoái đã tỏ ra được cho bà Hai Vinh đáng ghét kia biết rằng nàng không thèm nhìn đến cái mặt người bà ta. Nhưng nàng thấy bực tức là việc thuê nhà của nàng, nếu cứ thế, thì không tiến được bước nào.
Nàng thấy mình có chịu khó gặp ông Hai Vinh một lần cũng vô ích; trong khi vợ chồng người ta đương ở một tình trạng như thế không có cách nào hỏi thẳng ngay, phải đợi người ta nói ra trước và như vậy cần phải lân la sang chơi một vài bận và nói chuyện lâu với cả hai vợ chồng, nghĩa là phải tìm cách làm thân với bà Hai Vinh. "Làm thân với bà Vinh?’’ Mùi nghĩ thế và cười hắt ra một cái. Nàng chỉ còn cách là đợi. Nàng cũng không sợ ai thuê tranh vì ngoài nàng ra còn ai thuê nhà ở xóm làm gì.
Một hôm bà Ký Ân vào hàng và hỏi ngay:
"Cô không thuê nhà nữa à?"
Mùi nhìn bà Ký Ân hơi ngạc nhiên:
"Ai bảo bà thế?"
"Tại sao cô không hỏi Hai Vinh."
Mùi ghé vào tai bà Ký nói cho bà rõ những sự khó khăn. Nghe Mùi nói xong, bà Ký Ân thở dài một cái bảo Mùi:
"Nhà ấy có người thuê rồi."
Mùi sửng sốt nhưng tự nhiên nàng lại thấy trong lòng vui vẻ nhẹ nhõm hẳn.
"Ai thế? Chắc bà chủ Nhật Trình thì phải biết."
"Ông giáo Đông Công Ích Tin lành."
"Thế sao ông ấy biết mà thuê?"
"Ông ấy quen Hai Vinh và ông ấy hỏi thẳng Hai Vinh không như cô."
Ông "Giáo Đông Công Ích Tin Lành" có cái tên dài thế vì ông làm rất nhiều nghề nhưng chỉ có một nghề là nghề thật; ông làm người đi cổ động và bán phiếu cho hãng Công Ích để dành tiền. Muốn cho người ta tin, ông tự gán cho ông là một ông giáo mặc dầu ông không đi dậy học bao giờ và đi đâu ông cũng rút ở trong cặp ra cùng với những giấy giảng giải về cách thức để dành tiền, lời lãi, sổ số v.v. một hai cuốn sách đạo và ông nói vài câu cổ động cho hội Tin lành.
Chính bà Ký Ân vẫn thường nói chuyện với Mùi về ông giáo Đông luôn; có một lần đương khen ông giáo Đông và bà lại chêm vào một câu nói ông ta chưa có vợ. Giá là người khác nói thì Mùi đã cho là ông giáo Đông nhờ người bắn tin nàng nhưng đối với bà Ký Ân lúc nào cũng chỉ nghĩ đến sự kén chồng cho sáu cô con gái đến tuổi hay xấp xỉ đến tuổi lấy chồng thì Mùi không để tâm.
Bỗng nàng vừa sực nghĩ ra điều gì, đưa mắt nhìn bà Ký rồi cười nhạt. Linh cảm vừa báo cho nàng biết là chính bà Ký đã bảo ông giáo Đông biết là Hai Vinh sắp dọn đi, để ông giáo thuê cái nhà đó, ở gần gũi bà và năng đi lại nhà bà tự nhiên.
Nàng cất tiếng nói với bà Ký:
"Bà này, cái ông giáo Đông thế mà giỏi nhỉ không kém gì bà chủ Nhật Trình. Cháu ở ngay bên cạnh không biết... phải nhờ bà bảo, thế mà ông ta ở xa cũng biết được... mà không cần bà bảo."
Ngừng một lát, nàng lại hừ lên một tiếng rồi tiếp theo:
"Ông ta tài thật đấy nhỉ, bà chủ Nhật Trình nhỉ."
Khi Mùi nói tiếp câu sau cùng sau một hồi ngừng lại và sau một tiếng "hừ" ngầm nhiều ý nghĩa, bà Ký chột dạ. Chính bà đã bảo ông giáo Đông thuê tranh Mùi. Thấy Mùi có ý nghi ngờ, bà vội nói dối thêm một câu nữa cho Mùi hết nghi:
"Thì chính ông giáo Đông bảo tôi là vợ cả Hai Vinh biết Hai Vinh có vợ bé ở đây."
Thấy Mùi vẫn có vẻ không tin, cứ nhìn chòng chọc vào miệng mình nói, bà Ký ngượng quá, cái môi dưới đương uốn éo định nói thêm bỗng rung rung rồi yên tắp. Bà Ký đứng dậy:
"Thôi con này đi về thôi."
Mùi không tức gì về việc không có nhà thuê; sự thực thấy sự bất đắc dĩ không thuê được nhà nàng lại mừng nghĩ đến cái vui được ở cùng nhà với Siêu trong ít lâu. Nàng chỉ đâm ghét bà Ký Ân xấu bụng mà xưa nay nàng vẫn không ưa gì và sáu cô con gái của bà xưa nay nàng vẫn có ác cảm thì nay nàng lại thấy đáng ghét, đáng ghét như mẹ.
Nàng lại lấy làm bằng lòng vì đã không cần dùng lời nói rõ ràng mà cũng tỏ ra được một cách rất rõ ràng rằng nàng biết bà Ký Ân đã xấu bụng đánh lừa nàng; nàng đã làm cho bà Ký Ân bứt rứt để báo thù bà mà bà không dựa vào cớ gì để giận nàng được.
Nàng vừa sực nhớ là bà Ký Ân quên không ăn trầu và nàng cũng quên đứt không mời bà ăn trầu như mọi lần. Mùi nhìn theo bà Ký đi về phía chợ; bỗng nàng cau mũi:
"Nói thế nào với ông cụ bây giờ."
Nàng bực mình và tự trách mình nhanh nhẩu đoảng chưa chi đã nói ngay với cha là thuê được nhà của ông Hai Vinh mà lại nói cả số tiền thuê là hai đồng một tháng. Mùi thấy ngưa ngứa ở gáy và cho tay lên gãi và càng gãi càng ngứa thêm.
Chợt thấy ông Ninh Ký đương thố lố hai mắt lồi nhìn mình, Mùi lẩm bẩm:
"Người ta đương bực mình đây. Nhìn cái gì?"
Nhưng Mùi không quay mặt đi nhìn ra chỗ khác như mọi lần: nàng nhìn thẳng vào mặt ông Ninh Ký không chớp và mắt nàng cũng cố mở to như mắt ông Ninh Ký. Nàng cứ nhìn như thế cho đến lúc ông Ninh Ký chịu thua phải cúi mặt xuống.
"Xem nào, còn nhìn nữa không nào."
Mùi gọi Bé lên:
"Chị trông hàng, tôi phải về nhà có tí việc cần."
Mùi về nhà không phải để báo cho ông Lang biết không thuê được nhà nữa, tin ấy nàng muốn để chậm lại càng lâu càng hay. Bao giờ cũng thế, hễ khi nào có việc bực mình là Mùi về thẳng nhà rồi ra vườn xới rau nhặt sâu để không nghĩ ngợi gì nữa.
Mùi về đến cổng nhà, gặp ông Năm Bụng đương đứng nấp sau dậu dâm bụt. Ông Năm thấy Mùi về, mừng rỡ nói:
"May quá."
Mùi nhìn vào bụng ông Năm Bụng, hiểu ý và mỉm cười nói:
"Ông cứ vào không sợ gì."
Không sợ đây tức là không sợ chó. Ông Năm Bụng có cái tài giắt ở bụng tới năm chai rượu lậu mà lúc đi vẫn ngang nhiên như trong bụng không có chai nào; dẫu những người đã biết chắc chắn là ông có rượu ở bụng nhìn cũng chỉ thấy bụng ông hơi phình một tí thôi. Có một lần đương đi ở phố Phủ Lệ gặp một bọn tây đoan và lính đoan ở ga xuống đi ngược lại phía ông mà bụng ông lúc đó cũng như mọi lúc dắt năm chai rượu lậu. Cả phố Phủ lo sợ nhưng họ thấy ông mặt vẫn lầm lì và thản nhiên như người đi chơi mát. Vì người ông cao lớn, trán rộng mắt sâu lại có một bộ râu quai nón đen và dài như râu một ông cố đạo, trông ông bệ vệ và đạo mạo như một vị quan to; bụng ông có to một tí cũng là sự thường. Lính đoan nhìn ông không đời nào ngờ được trong bụng ông chứa đến năm chai rượu lậu. Khi tây đoan đi xa rồi, có người hỏi ông có sợ không, ông thản nhiên đáp:
"Không sợ bằng chó."
Họ tưởng ông ghét tây đoan nên nói xỏ một câu chơi nhưng chính ra ông Năm Bụng cả đời không nói xỏ ai bao giờ, dẫu cho là nói xỏ tây đoan mà cố nhiên vì nghề ông phải ghét. Một lần phải chống cự lại một con chó dữ ông đã đánh rơi và vỡ mất cả năm chai giắt ở bụng và từ hôm ấy ông bắt đầu sợ chó hơn sợ tây đoan. Vì thế ông đi đâu cũng cầm một cây gậy trúc để đuổi chó và trong túi ông bao giờ cũng có kẹo vừng kẹo bột để cho trẻ con chạy ra đánh chó cho ông. Trẻ con nhà nào có chó lành không bao giờ được ăn kẹo của ông.
Ông vừa vào đến trong nhà, thoáng một cái Mùi đã thấy năm chai đặt trên phản trước mặt ông Lang. Mỗi khi ông bán bao nhiêu thì ông chỉ lấy ra bấy nhiêu thôi; nhà Mùi thì chỉ cần rượu cúng và vì thế thường mua rượu tốt để được lâu trong nhà không sợ. Có mua giúp ông Năm Bụng thì nàng chỉ mua một chai ngâm thuốc thỉnh thoảng cha nàng uống hay đề phòng xa thết khách.
Thấy ông rút ra cả năm chai, Mùi vội kêu:
"Nhà tôi làm gì mua nhiều rượu thế!"
Ông Năm Bụng quay mặt về phía ông Lang nói:
"Ông mua giùm cho lấy may."
Rồi ông lại quay về phía Mùi:
"Lần này lứa rượu tốt. Cô mua cho cả năm chai. Không uống thì để đó có thiệt đi đâu."
Mùi mỉm cười:
"Để đấy tây đoan nó khám phá, ông bắt tôi ngồi tù thay ông à? Mà đào đâu ra thuốc mà ngâm cả năm chai, hỡi trời!"
Ông Năm Bụng nói nằn nì mãi, sau cũng ông nói với ông Lang:
"Thì ông mua hộ tôi hai chai vậy. Đã đến kỳ trả tiền học cho cháu Nghĩa."
Ông Năm Bụng sở dĩ đi bán rượu lậu không sợ tù tội một phần lớn để nuôi người con trai đi học. Mỗi năm hai lần cứ khi nào đến kỳ trả tiền học là ông đi tất cả các nhà quen thuộc và gần như bắt mỗi nhà mua thêm mấy chai. Ông vẫn nói:
"Ông cố mua thêm mấy chai, không có tiền trả tiền học, nhà trường có đuổi cháu đi rồi ông có mua thêm cũng vô ích."
Thường thường thì ai cũng nể và mua thêm. Cả vùng ấy và ngay cả đến bà chủ Nhật Trình nữa không một ai biết là ông ở đâu đến và vì cớ gì ông lại đến ở Xóm Cầu Mới làm cái nghề hèn hạ ấy. Nhưng thấy ông diện mạo khôi ngô ra vẻ con nhà dòng và cách cư xử cùng lời ăn tiếng nói đường hoàng đứng đắn (đã có lần cả nhà ông chịu đói hai hôm liền mà ông nhất định không chịu đi vay ai cả) nên ai cũng đoán ông thuộc về một nhà gia thế chỉ vì một việc buồn uẩn khúc nên phải bỏ đi tha phương cầu thực. Trước kia chưa biết, thỉnh thoảng có người vô tình hỏi ông về lai lịch của ông; những lúc đó ông không đáp lại, hai mắt ông nhìn thẳng vào quãng không một cách đau khổ và mắt ông vốn lúc nào cũng đỏ thì lúc đó đỏ thắm lên như tiết lợn, trông thật ghê sợ, nét mặt đã sẵn lầm lì của ông lại lầm lì hơn và ông ngồi yên không động đậy một thớ thịt - sự yên lặng ấy lại làm cho người hỏi ông sợ ông hơn là ông tỏ vẻ tức giận - rồi sau một lúc ông đứng dậy và bỏ đi thẳng, vẫn không nói nửa lời bất kể người hỏi là ai và bất kỳ giữa hai ngư!!!9403_8.htm!!! Đã xem 61567 lần.


Nguồn: Talawas
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 26 tháng 6 năm 2007

Truyện Xóm Cầu Mới ---~~~cungtacgia~~~---
Bác Lê gái thấy ông Năm Bụng rút cả năm chai rượu giắt ở bụng ra đặt xuống phản rồi lừ lừ đi đến phía bà Năm và bà Năm thì cứ lùi lùi dần vào cửa buồng. Ông Năm vẫn không nói gì giơ tay ấn mạnh vào má vợ một cái. Bà Năm khóc oà lên.
"Cứ đánh chết người ta đi, đồ vũ phu."
Ông Năm Bụng vẫn không nói gì, đẩy mạnh vợ vào trong buồng rồi khép cửa buồng lại. Ông thong thả cầm năm chai rượu đút vào trong bụng; mắt ông lúc đó, bác Lê gái thấy đỏ thắm hơn cả chỗ tiết lợn mua hôm qua. Bác Lê vội quay trở ra và hối hận. Bác tưởng ông Năm đánh vợ vì vợ mắng mình là con đĩ dại và bác phục ông Năm là người lớn biết điều.
"Con ông Bố có khác."
Và sự tức mình của bác lại dồn cả vào bà Năm mà bác cho là khinh người và hợm mình.
Lúc bác về tới nhà thì Tý đã tỉnh và sốt nhẹ hẳn người đi. Mùi nói:
"Tại nó nôn ra được."
Bác Lê gái thì cho là vì bác đi lễ và đã lễ đúng vào cái bụi cây hay đống đất mà Tý đã nghịch. Bác bế Tý vào lòng, nói lẩm bẩm một mình:
"Ông Năm Bụng thật là người tốt, biết điều."
Bác Lê trai nhìn vợ một cái. Bác biết là vợ mình vừa rẽ qua nhà ông Năm để mắng ông ta bán rượu cho mình, nhưng còn tại sao lại biết là ông Năm bụng bán rượu cho mình và tại sao khi về lại khen ông Năm là người tốt thì bác không hiểu. Bác thấy ngầm sung sướng vì bác vừa chợt nghĩ ra là lần sau có thèm rượu thì có thể lại đến ông Năm mua được.
Đỗi bước vào nhà bác Lê ngạc nhiên thấy nét mặt mọi người đều vui vẻ; tự nhiên Đỗi cũng vui vẻ đoán Tý đã khỏi và nhất là thấy Bé cũng ngồi đấy đương nhấc một bên khăn trắng lên nhìn mình. Đỗi lại hồi hộp vì lần đầu tiên vào nhà bác Lê mà chàng coi như là nhà vợ mình. Chàng nhìn vào mặt mọi người cất tiếng chào, chỉ trừ riêng Bé là chàng làm như không nhìn thấy.
Đỗi hất hàm hỏi Tý:
"Khỏi rồi à?"
Rồi Đỗi nhe răng cười với Tý. Bác Lê gái nói:
"Sao anh lại không bảo nó về để nó câu cả ngày quên cả ăn cơm?"
"Thì nó bảo tôi là chính bác cho nó đi chơi."
Bác Lê gái lúc đó mới sực nhớ ra:
"Thật là mình lú gan lú ruột, đánh oan con một trận."
Bác mủi lòng ứa nước mắt.
Tý hỏi:
"Chỗ tôm của con hôm qua đâu?"
"Ăn rồi, sáng ngày anh Nhỡ đem rang."
Bác Lê gái nói thế rồi quay nhìn Đỗi hỏi:
"Tự nó câu được nhiều thế hay là anh cho thêm?"
"Một mình nó câu được. Trước cháu chỉ dậy nó cách thức câu có một hai lần, nó tinh ý và học chóng lắm".
Bác Lê gái nghĩ chỗ tôm ấy cũng bán được đến bốn năm xu và định bụng để nó đi câu tôm lại có lợi hơn là ở nhà làm việc khác. Bác cúi xuống bảo Tý:
"Cố chóng khỏi đi, thầy mày vót cho ít cần đi câu tôm cả ngày cũng được."
Tý mỉm cười nhìn lại mẹ.
Mùi đứng lên đi về nhà, nàng mừng rằng Tý đã đỡ, khỏi phải mời làm phiền cha mình ra. Bé cũng đứng lên sang bên cửa hàng. Đỗi cũng muốn đứng lên đi về nhưng không dám vì sợ cùng đi một lúc với Bé; trừ khi mới vào còn thì không một lần nào Đỗi được nhìn mặt Bé cả. Chàng định gợi chuyện nói với hai bác Lê để làm thân nhưng không biết nói về chuyện gì. Chàng nghĩ mãi không ra câu bắt đầu. Thấy tay Đỗi cứ vặt mãi những cái đầu cói làm chỗ rách ở chiếu to dần ra, bác Lê gái nói:
"Rứt mãi làm chiếu rách to ra bây giờ".
Đỗi giật mình ngửng nhìn bác Lê gái và đứng lên:
"Thôi, cháu về đây."
Lúc đi qua cửa hàng bánh cuốn, Đỗi đánh liều nhìn vào và thấy Bé lật khăn lên để hở cả hai mắt cho chàng nhìn và mỉm cười nhìn lại chàng. Lần đầu tiên Đỗi thấy Bé lật khăn cho mình nhìn mà chàng không cần bảo mà lại lật những hai lần và lại mỉm cười cả với chàng nữa. Đỗi sung sướng bàng hoàng và đi chập choạng như người say rượu.
Ngày hôm sau Tý không sốt nữa và cách ba hôm sau Tý khỏi hẳn và khoẻ khoắn như thường. Bác Lê gái mua lòng và dồi về cho Tý ăn và bữa cơm nào cũng có nồi trứng để riêng cho Tý. Buổi sáng nào Mùi cũng gọi Tý sang cho ăn hai chiếc bánh cuốn nóng, nhưng không cho Tý ăn ớt và cà cuống.
Bác Lê trai lại ngồi vót cho Tý đến chục cái cần câu... Tý mới ốm khỏi trong người dễ chịu, khoan khoái lạ thấy cái gì cũng khác hẳn trước, nó như sống một đời đổi mới. Mẹ nó lại không cốc đầu nó nữa và cũng không cốc đầu các em nó.
Hôm đầu tiên đi câu tôm, Tý trở nên nghiêm trang. Nó thấy không phải là đi chơi nữa mà là đi câu để được nhiều tôm đem về bán lấy tiền; nó nghĩ nó cũng sắp được như anh Nhỡ nó, mỗi buổi chiều kéo xe về đưa cho mẹ bao nhiêu là tiền. Nó cũng có thể để dành riêng một ít tiền, thỉnh thoảng ra chợ ăn bánh đúc riêu của bác Mành.
Ăn cơm sáng xong, bác Lê gái đập nhẹ một cái lên vai Tý nói:
"Chiều về cố đem thật nhiều tôm về. Đừng đi chơi lăng quăng và thấy có cái đống hay bụi cây thì đừng có nghịch, đừng có đái vào mà lại sốt như hôm nọ."
Mùi thấy Tý đi qua, vai vác cần câu tay xách giỏ, vội gọi vào và cho ăn hai chiếc bánh.
"Bây giờ khỏi rồi thì mai không có bánh ăn nữa đâu."
Bé hỏi Tý đi câu ở đâu. Tý đáp:
"Em sang bến đò Trò, ở chỗ ấy nhiều tôm lắm."
"Ngày nào mày cũng đi câu ở bến Trò?"
"Vâng ngày nào cũng thế. Chị hỏi làm gì cơ?"
Bé giật mình nhưng cũng tìm ngay được câu ứng phó:
"Như thế tao không phải thỉnh thoảng sang bến Trò mua tôm nữa."
Tý đi khỏi, Bé chạy ngay xuống bếp vò đầu vò tai, miệng lẩm bẩm:
"Đã bảo đừng cho nó câu lại cho nó câu để bây giờ thế này? Còn mình nữa, tự nhiên lại nói câu ấy ra với Tý để bây giờ không còn cớ gì sang bến Trò nữa."
Bé tức Đỗi và tức cả chính mình. Nàng rứt mạnh cái khăn che xuống, ngồi thừ người ra một lúc:
"Thì cần gì sang bến Trò! Đáng ghét cái mặt."
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Talawas
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 26 tháng 6 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Bóng người trong sương mù Bướm Trắng Cái Tẩy Câu Chuyện Mơ Trong Giấc Mộng thật nhanh và khi đến cổng một cái nhà tranh, chàng dừng lại, đứng sát vào cửa cho người đi ở ngoài đường cái làng không trông thấy.
Hải nhìn qua những cành tre ở cạnh cổng. Một cơn gió thoảng qua; bóng lá tre và bóng nắng chạy loang loáng trên sân đất nhẵn bóng và quét sạch. Tuy trời giá rét nhưng chàng thấy cái cảnh bóng lá tre rung động là mát và cả gió cũng mát nữa. Có hai con gà đứng sưởi nắng ở cạnh gốc đậu ván, lấm tấm hoa tím. Cả những cảnh nhỏ nhặt ấy chàng cũng để ý đến và thấy đẹp như trong một thế giới bồng lai nào.
Chàng cất tiếng gọi:
"Bác Hiên ơi!"
Có tiếng kẹt cửa rồi bác Hiên gái bước ra, mỉm cười nói:
"Bẩm cậu đến."
Bác ra chống cửa tre, đợi Hải đi qua, lại hạ xuống ngay, cài chốt rồi đi vào nhà và cũng đóng ngay cửa nhà lại. Hải nhìn thấy cái giường không, thất vọng:
"Bác giai đi vắng?"
"Vâng thưa cậu, thầy cháu có việc phải sang Yên Ninh."
"Thế độ bao giờ thì về."
"Bẩm cậu không biết có lẽ tối xẩm mới về."
"Phiền nhỉ, bây giờ mới độ ba giờ chiều mà đợi đến tối thì tôi không thể đợi được."
Nói thế nhưng chàng cũng cứ bỏ mũ, đặt súng, lại giường ngồi, nói với bác Hiên gái:
"Làm thế nào bây giờ?"
Bác Hiên gái không trả lời câu Hải hỏi, nàng nói:
"Để cháu đi đun nước."
Hải móc ở túi ra gói chè đưa cho bác Hiên và hỏi:
"Nhà còn thuốc không?"
Nhà còn thuốc nhưng bác Hiên gái đáp:
"Thưa cậu không, để cháu chạy đi mua, chỉ một lát thôi."
Hải nhìn bác Hiên một lúc rồi ngượng ngập nói:
"Nhưng tôi không biết tiêm."
"Cháu biết tiêm. Nếu cậu không chê là tiêm vụng thì để hôm nay cháu tiêm hầu cậu."
"Thôi cũng được."
Biết là sức mình chỉ hút hết hai hào chàng cũng đưa cả cho bác Hiên ba hào để bác đi mua, ăn bớt thì vừa đúng ngữ say của chàng.
Bác Hiên đi khỏi, Hải kéo gối nằm ngửa trên giường, nhìn trần nhà.

°

Lần đầu tiên chàng đến đây đã trên tám tháng. Hôm ấy chàng bắn chết một con chim gáy và chim lại rơi vào phía sau nhà bác Hiên. Trẻ con không có đứa nào theo nên chàng phải vào nhặt và vì tay rẩy máu chim chàng phải lại cái cóng nước gần chỗ bác Hiên trai nằm hút thuốc để rửa tay. Bác Hiên ngồi dậy rồi chào mời chàng vào uống nước và xơi điếu thuốc cho đỡ mệt. Thế là sự tình cờ đã xui chàng hút điếu thuốc phiện đầu tiên trong đời. Chàng hút luôn hai điếu nữa chỉ cốt hút nhiều một tí để có cớ trả tiền, bác Hiên khỏi từ chối. Lại vì sự tình cờ hút ba điếu là vừa đúng ngữ say (về sau chàng mới biết rõ là đúng ngữ) nên hôm ấy chàng thấy chưa bao giờ trong người sung sướng dễ chịu như thế.
Ở nhà bác Hiên đi ra, chàng đứng lại ở sân nhìn và không bao giờ chàng quên được lúc đó. Gió rét nhưng trong người chàng ấm áp; chàng ngạt mũi thấy nóng và hơi ngứa ở hai lỗ mũi phải thở mạnh luôn nhưng cả đến cái ngạt mũi cũng dễ chịu lắm. Người chàng hơi lảo đảo, lơ mơ nhưng không lúc nào trí chàng sáng suốt đến thế, óc chàng như trong hẳn ra. Cái sung sướng của chàng không phải là cái sung sướng mê man của những người đương yêu hay say rượu; từng thớ thịt, từng thớ xương, khắp người chàng thì sung sướng bàng hoàng nhưng trí chàng thì lại tỉnh táo để nhận thấy rõ hơn cái sung sướng của thân thể.
Gió lạnh rào rào trong luỹ tre, lá tre rung rung, và các đầu ngọn tre ngả nghiêng trước gió, mọi cái chàng nhìn thấy rõ ràng trước mắt nhưng hình như lại ở tận đâu đâu, ở một thế giới nào khác và thế giới ấy là một thế giới sung sướng, vui vẻ.
Tối về nằm, gối đầu vào cánh tay vợ, lúc đó thuốc đã ngấm cái thú của chàng lại hơi khác. Chàng có cái khoan khoái của người đương thiu thiu buồn ngủ sau mấy đêm không được ngủ và cái thú thiu thiu buồn ngủ ấy lại kéo dài đến mấy giờ đồng hồ. Thỉnh thoảng chàng lại cựa quậy mấy cái, sợ mình ngủ thật đi mất; ngay những lúc mà chàng thiêm thiếp tưởng mình ngủ rồi thì lạ lắm, óc ngủ nhưng riêng thân thể chàng vẫn thức để cảm thấy sung sướng; cái sung sướng ấy nó cũng ngủ như thân thể chàng; đến khi chàng cựa tay, lắc đầu cho tỉnh giấc thì cái sung sướng ấy cũng thức dậy.
Thế rồi nửa tháng sau chàng lại đến nhà bác Hiên và cứ đến đều đều như thế trong ba tháng. Rồi cái hạn rút ngắn xuống mười ngày, một tuần lễ; bây giờ thì cứ năm ngày chàng đến một lần và chàng cố giữ như vậy đã được hai tháng rồi. Chàng đã bắt đầu phải để ý đến tiền hút nhưng đối với bác Hiên chàng vẫn chi tiền rộng rãi vì chàng nghĩ một tháng hút sáu bẩy lần không tốn bao nhiêu; hai giờ đồng hồ chàng nằm ở nhà bác là hai giờ sống thần tiên, chàng muốn hai bác Hiên lúc nào cũng vui vẻ tiếp đãi chàng. Tiền Duyên đưa chàng đi Hà Nội và tiền mua đạn chàng đã để dành được một số; đã lâu chàng không đi Hà Nội nữa, đi chơi vơ vẩn ở các làng xa đến giờ xe lửa đêm ở Hà Nội về thì chàng cũng về nhà ga như mình ở xe lửa xuống. Đạn thì mỗi lần chỉ bắn một viên; sợ trẻ con theo đông không tiện và sợ mọi người không nghe thấy tiếng súng nên chàng bỏ bắn cò và vì thế chàng đi bắn vịt trời.

°

Bác Hiên gái đã đi mua thuốc về. Bác đặt lên giường cái khay thuốc và thắp đèn. Bác đi xuống nhà bếp lấy ấm nước sôi pha chè rót vào một cái chén riêng mời Hải uống.
"Xin phép cậu."
Nàng vén áo ngồi lên giường và bắt đầu hơ nướng thuốc. Hải lấy ở túi ra một cái bánh khảo nhân đỗ đen và một quả quýt mới mua ở phố Phủ. Bao giờ chàng cũng phải mua quýt, cam hay bưởi để khi về đến cổng thì cấu một ít vỏ lấy nước thơm xoa lên môi cho vợ khỏi ngửi thấy mùi thuốc phiện. Cứ thế bao lần rồi mà Duyên không để ý.
"Đàn bà tinh ranh lắm nhưng vợ mình thì ngớ ngẩn."
Hải ngồi dậy, cởi giầy rồi kéo cái chăn đắp lên chân. Chàng nằm nhìn bác Hiên gái nướng thuốc. Không biết vì thuốc có pha hay vì vụng tay mà điếu thuốc cứ thỉnh thoảng lại rớt xuống đèn. Mỗi lần có một giọt sắp rớt xuống thì môi bác Hiên lại trễ xuống một cái. Rồi nàng lại mỉm cười nhìn Hải.
Hải vẫn thấy bác Hiên đẹp nhưng lần đầu tiên chàng được nhìn kỹ nét mặt. Nằm đợi bác tiêm, Hải tha hồ ngắm: đôi mắt bác, chàng thấy có vẻ thơ ngây vì có hàng lông mi dài và cong lên; đôi môi bác có duyên ở chỗ hai bên mép lại cong xuống một tí, hai cái lúm đồng tiền thì một cái cao một cái thấp và vì thế miệng lại có vẻ tinh nghịch. Chàng giơ bàn tay như để che ánh đèn chói nhưng thực ra chỉ cốt để che nửa mặt dưới chỉ nhìn hai con mắt, rồi lại che hai con mắt chỉ nhìn nửa mặt dưới. Chàng thấy như là nhìn hai người đàn bà và bất giác bật cười làm bác Hiên lại nhìn chàng nhanh một cái tưởng như Hải chê mình tiêm vụng.
Hải nghĩ nếu lần nào cũng được bác Hiên gái tiêm thì thật an toàn. Căn nhà này ở chỗ cuối làng, đi ra đi vào không ai nhìn thấy; nhà lại chỉ có hai vợ chồng tính nết kín đáo, và không có con, không có khách, chàng nằm hút hàng giờ được yên tâm. Hai vợ chồng vì thỉnh thoảng chàng đến hút kiếm thêm được ít nhiều, nên chiều chuộng chàng hết sức. Mỗi lần chàng đến, chàng có cái ý nghĩ đã làm cho người khác được nhờ mình và cái ý nghĩ làm cho người khác vui vẻ ấy cũng cần cho cái thú hút thuốc phiện của chàng như nước chè ngon và bánh khảo.
Chàng thích nhất - và cái thích ấy hơi khác cái tính thích thông thường của những người hút thuốc - là căn nhà chàng nằm không tối hẳn và cũng không sáng quá. Tiếng gió trong lá tre, hoa nắng và bóng lá tre lấp loáng trong buồng, qua các cửa chắn song hé mở, ánh phản chiếu của nước sông phía sau chạy lăn tăn vàng trên mái nhà, tất cả những cái đó trong khi chàng say thuốc lơ mơ nằm yên, thì hoạt động quanh người chàng, tiếng gió rào rào lúc to lúc bé, ánh nắng vàng lúc sáng lúc nhạt, tất cả những cái rung rinh của thế giới ở ngoài làm tăng thêm rất nhiều cái thú yên tĩnh và thâm trầm ở trong thân thể chàng.
Hải đã hút đến điếu thứ năm và đã bắt đầu say. Trong khi cái hạn đến hút của chàng thu ngắn lại thì số điếu thuốc đúng ngữ say của chàng tăng lên. Bây giờ chàng phải hút tám điếu mới đủ.
Bỗng Hải ngạc nhiên thấy bác Hiên đặt dọc tẩu và tiêm xuống, tay ôm bụng, đôi lông mày cau lại, thở mạnh.
"Bác sao thế?"
"Bẩm cậu cháu đau bụng."
"Bác đau bụng à, hút một điếu thì khỏi ngay."
Hải giơ tay đỡ dọc tẩu để bác Hiên hút; nhìn thấy nàng hút có vẻ thạo, chàng hỏi:
"Bác đã hút bao giờ chưa?"
Bác Hiên nằm ngửa, đưa tay ấn vào bụng; một lúc sau bác nói một mình:
"Kiến hiệu thật, hết hẳn đau."
Rồi nàng nói to với Hải:
"Bẩm cậu, khi nào đau thì phải hút. Lúc thường thầy cháu không cho."
Nàng vẫn nằm yên ngửa mặt, hai hàng lông mi đưa lên đưa xuống, và đôi môi mở rộng để thở. Hải thấy nàng nằm yên lâu lắm; chàng nóng ruột.
"Bác khỏi đau rồi thì lại tiêm đi chứ."
Bác Hiên ngồi thẳng dậy nói:
"Chết chửa."
"Bác cứ nằm tiêm cũng được chứ sao."
"Bẩm cậu, cháu không quen nằm tiêm. Bây giờ hết đau rồi, ngồi cũng không sao."
Hải thấy nét mặt bác Hiên biến đổi hẳn: hai con mắt sáng long lanh, đôi gò má ửng hồng và đôi môi đỏ thắm lại trông như mới nở mọng ra một ít và hơi khô khô; cả mặt như bừng bừng nóng, lông mi và đôi môi rung rung vì sung sướng.
Bác Hiên đưa mắt nhìn Hải và thấy hai con mắt Hải nhìn mình có vẻ khác. Hải nói:
"Cổng trống, bác cài then rồi chứ?"
"Bẩm cậu cài rồi, cả cửa nhà nữa ạ."
Câu hỏi ấy rất thường vì lần nào Hải đến cũng dặn dò đóng cổng ngoài cẩn thận, nhưng hôm nay nàng thấy mang máng câu hỏi ấy có vẻ gì khác lạ. Vừa tiêm xong điếu thuốc, nàng đưa cho Hải. Hải ngồi dậy:
"Bác hút thêm một điếu nữa."
"Thưa cậu cháu khỏi đau rồi."
"Khỏi đau cũng cứ hút cho đủ say."
Hải đặt dọc tẩu vào bàn tay nàng; Hiên đẩy ra, và trong lúc giằng co tay Hải nhiều lần chạm vào tay nàng. Sau cùng Hải nắm hẳn lấy bàn tay Hiên, kéo nàng nằm xuống và bắt hút; Hải cũng giơ tay đỡ dọc tẩu và như vô tình bàn tay chàng đặt lên bàn tay Hiên. Tuy chàng đã hơn ba mươi tuổi nhưng lần này là lần đầu tiên trong đời chàng dám tình tứ cầm lấy tay một người đàn bà không phải vợ mình. Quả tim chàng đập mạnh, mặc dầu lúc đó vì say thuốc chàng đã trở nên bạo dạn gấp mười lúc thường.
Bác Hiên hút xong đặt dọc tẩu xuống, hai mắt nhắm lại và hai môi mở rộng ra thở mạnh.
"Cậu làm cháu say quá!"
Tiếng nàng nói Hải nghe ấm áp và đầy lẳng lơ. Chàng cũng cố lấy giọng âu yếm nói tiếp theo:
"Say thế mới thú chứ!"
Hải nhắm mắt lại: chàng nghĩ nếu được hôn vào đôi môi một người đàn bà đương say thuốc chắc là một cái thú mê hồn nhưng tuy thèm muốn, chàng cũng không dám đi xa hơn nữa. Không phải chàng sợ; bác Hiên trai có đột ngột trở về cũng phải gọi cổng, bác Hiên gái nếu không thuận cũng không dám làm rầm. Chàng chỉ sợ nếu bác Hiên không thuận thì chàng sẽ ngượng lắm, ngượng riêng với bác ta thôi và cái ngượng ấy sẽ làm vẩn đục cả cái vui của chàng mỗi khi đến đây hút thuốc. Thà bỏ qua một cái thú trong chốc lát về nhục dục còn hơn mất một chỗ hút thuận tiện và thú vị lâu bền. Hải cất tiếng nói với bác Hiên, giọng chàng trở lại bình thường:
"Bây giờ lại tiêm cho tôi hút chứ. Tôi thì tôi chưa đủ say như bác."
Hiền cười rồi ngồi dậy. Nàng cũng thấy nóng ran c>
Bác Lê gái thấy ông Năm Bụng rút cả năm chai rượu giắt ở bụng ra đặt xuống phản rồi lừ lừ đi đến phía bà Năm và bà Năm thì cứ lùi lùi dần vào cửa buồng. Ông Năm vẫn không nói gì giơ tay ấn mạnh vào má vợ một cái. Bà Năm khóc oà lên.
"Cứ đánh chết người ta đi, đồ vũ phu."
Ông Năm Bụng vẫn không nói gì, đẩy mạnh vợ vào trong buồng rồi khép cửa buồng lại. Ông thong thả cầm năm chai rượu đút vào trong bụng; mắt ông lúc đó, bác Lê gái thấy đỏ thắm hơn cả chỗ tiết lợn mua hôm qua. Bác Lê vội quay trở ra và hối hận. Bác tưởng ông Năm đánh vợ vì vợ mắng mình là con đĩ dại và bác phục ông Năm là người lớn biết điều.
"Con ông Bố có khác."
Và sự tức mình của bác lại dồn cả vào bà Năm mà bác cho là khinh người và hợm mình.
Lúc bác về tới nhà thì Tý đã tỉnh và sốt nhẹ hẳn người đi. Mùi nói:
"Tại nó nôn ra được."
Bác Lê gái thì cho là vì bác đi lễ và đã lễ đúng vào cái bụi cây hay đống đất mà Tý đã nghịch. Bác bế Tý vào lòng, nói lẩm bẩm một mình:
"Ông Năm Bụng thật là người tốt, biết điều."
Bác Lê trai nhìn vợ một cái. Bác biết là vợ mình vừa rẽ qua nhà ông Năm để mắng ông ta bán rượu cho mình, nhưng còn tại sao lại biết là ông Năm bụng bán rượu cho mình và tại sao khi về lại khen ông Năm là người tốt thì bác không hiểu. Bác thấy ngầm sung sướng vì bác vừa chợt nghĩ ra là lần sau có thèm rượu thì có thể lại đến ông Năm mua được.
Đỗi bước vào nhà bác Lê ngạc nhiên thấy nét mặt mọi người đều vui vẻ; tự nhiên Đỗi cũng vui vẻ đoán Tý đã khỏi và nhất là thấy Bé cũng ngồi đấy đương nhấc một bên khăn trắng lên nhìn mình. Đỗi lại hồi hộp vì lần đầu tiên vào nhà bác Lê mà chàng coi như là nhà vợ mình. Chàng nhìn vào mặt mọi người cất tiếng chào, chỉ trừ riêng Bé là chàng làm như không nhìn thấy.
Đỗi hất hàm hỏi Tý:
"Khỏi rồi à?"
Rồi Đỗi nhe răng cười với Tý. Bác Lê gái nói:
"Sao anh lại không bảo nó về để nó câu cả ngày quên cả ăn cơm?"
"Thì nó bảo tôi là chính bác cho nó đi chơi."
Bác Lê gái lúc đó mới sực nhớ ra:
"Thật là mình lú gan lú ruột, đánh oan con một trận."
Bác mủi lòng ứa nước mắt.
Tý hỏi:
"Chỗ tôm của con hôm qua đâu?"
"Ăn rồi, sáng ngày anh Nhỡ đem rang."
Bác Lê gái nói thế rồi quay nhìn Đỗi hỏi:
"Tự nó câu được nhiều thế hay là anh cho thêm?"
"Một mình nó câu được. Trước cháu chỉ dậy nó cách thức câu có một hai lần, nó tinh ý và học chóng lắm".
Bác Lê gái nghĩ chỗ tôm ấy cũng bán được đến bốn năm xu và định bụng để nó đi câu tôm lại có lợi hơn là ở nhà làm việc khác. Bác cúi xuống bảo Tý:
"Cố chóng khỏi đi, thầy mày vót cho ít cần đi câu tôm cả ngày cũng được."
Tý mỉm cười nhìn lại mẹ.
Mùi đứng lên đi về nhà, nàng mừng rằng Tý đã đỡ, khỏi phải mời làm phiền cha mình ra. Bé cũng đứng lên sang bên cửa hàng. Đỗi cũng muốn đứng lên đi về nhưng không dám vì sợ cùng đi một lúc với Bé; trừ khi mới vào còn thì không một lần nào Đỗi được nhìn mặt Bé cả. Chàng định gợi chuyện nói với hai bác Lê để làm thân nhưng không biết nói về chuyện gì. Chàng nghĩ mãi không ra câu bắt đầu. Thấy tay Đỗi cứ vặt mãi những cái đầu cói làm chỗ rách ở chiếu to dần ra, bác Lê gái nói:
"Rứt mãi làm chiếu rách to ra bây giờ".
Đỗi giật mình ngửng nhìn bác Lê gái và đứng lên:
"Thôi, cháu về đây."
Lúc đi qua cửa hàng bánh cuốn, Đỗi đánh liều nhìn vào và thấy Bé lật khăn lên để hở cả hai mắt cho chàng nhìn và mỉm cười nhìn lại chàng. Lần đầu tiên Đỗi thấy Bé lật khăn cho mình nhìn mà chàng không cần bảo mà lại lật những hai lần và lại mỉm cười cả với chàng nữa. Đỗi sung sướng bàng hoàng và đi chập choạng như người say rượu.
Ngày hôm sau Tý không sốt nữa và cách ba hôm sau Tý khỏi hẳn và khoẻ khoắn như thường. Bác Lê gái mua lòng và dồi về cho Tý ăn và bữa cơm nào cũng có nồi trứng để riêng cho Tý. Buổi sáng nào Mùi cũng gọi Tý sang cho ăn hai chiếc bánh cuốn nóng, nhưng không cho Tý ăn ớt và cà cuống.
Bác Lê trai lại ngồi vót cho Tý đến chục cái cần câu... Tý mới ốm khỏi trong người dễ chịu, khoan khoái lạ thấy cái gì cũng khác hẳn trước, nó như sống một đời đổi mới. Mẹ nó lại không cốc đầu nó nữa và cũng không cốc đầu các em nó.
Hôm đầu tiên đi câu tôm, Tý trở nên nghiêm trang. Nó thấy không phải là đi chơi nữa mà là đi câu để được nhiều tôm đem về bán lấy tiền; nó nghĩ nó cũng sắp được như anh Nhỡ nó, mỗi buổi chiều kéo xe về đưa cho mẹ bao nhiêu là tiền. Nó cũng có thể để dành riêng một ít tiền, thỉnh thoảng ra chợ ăn bánh đúc riêu của bác Mành.
Ăn cơm sáng xong, bác Lê gái đập nhẹ một cái lên vai Tý nói:
"Chiều về cố đem thật nhiều tôm về. Đừng đi chơi lăng quăng và thấy có cái đống hay bụi cây thì đừng có nghịch, đừng có đái vào mà lại sốt như hôm nọ."
Mùi thấy Tý đi qua, vai vác cần câu tay xách giỏ, vội gọi vào và cho ăn hai chiếc bánh.
"Bây giờ khỏi rồi thì mai không có bánh ăn nữa đâu."
Bé hỏi Tý đi câu ở đâu. Tý đáp:
"Em sang bến đò Trò, ở chỗ ấy nhiều tôm lắm."
"Ngày nào mày cũng đi câu ở bến Trò?"
"Vâng ngày nào cũng thế. Chị hỏi làm gì cơ?"
Bé giật mình nhưng cũng tìm ngay được câu ứng phó:
"Như thế tao không phải thỉnh thoảng sang bến Trò mua tôm nữa."
Tý đi khỏi, Bé chạy ngay xuống bếp vò đầu vò tai, miệng lẩm bẩm:
"Đã bảo đừng cho nó câu lại cho nó câu để bây giờ thế này? Còn mình nữa, tự nhiên lại nói câu ấy ra với Tý để bây giờ không còn cớ gì sang bến Trò nữa."
Bé tức Đỗi và tức cả chính mình. Nàng rứt mạnh cái khăn che xuống, ngồi thừ người ra một lúc:
"Thì cần gì sang bến Trò! Đáng ghét cái mặt."
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Talawas
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 26 tháng 6 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 6
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 8
--!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---