Trước khi hồi cuối cùng của tấn bi kịch lịch sử đó mở màn, lúc mà mọi người đều đang run sợ và câm lặng trước mặt vị chúa tể uy quyền tuyệt đối, mà các vua chúa phải cúi rạp đầu xuống đất, phủ phục dưới chân, và ở trên lục địa chỉ có những người nông dân và thợ thủ công rách rưới người Tây Ban Nha là theo đuổi cuộc chiến đấu chống lại, thì trận gió đầu tiên của cơn giông tố sắp tới đã nổi trên đất đai của đế chế: một cuộc khủng hoảng kinh tế đã bùng nổ. Đó là vào năm 1811, và con người, lúc ấy tựa hề như nằm ở trung tâm của các biến cố trên thế giới, đã không đủ sức để nắm được thực chất nội dung của cơn bão táp đó. Cuộc khủng hoảng diễn ra vào giai đoạn thứ hai của cuộc phong tỏa lục địa, một giai đoạn quyết liệt mà ít ra chúng ta cũng cần phải nói đến một vài lời. Vào các năm 1810 - 1811, cuộc phong tỏa không còn như hồi năm 1806, tức là thời kỳ mà bản đạo luật đầu tiên ở Béc-lin đặt ra việc phong toả, và con người sáng lập ra nó cũng không còn hoàn toàn là con người đã ký bản đạo luật ngày 21 tháng 11 năm 1806 ở cung điện Pốt-xđam. Từ nửa cuối năm 1809, sau trận Va-gram và hòa ước Sơn-brun, trong tư tưởng Na-pô-lê-ông lúc nào cũng in sâu hai niềm tin tưởng được phát ra từ trận Au-xtéc-lít và được hình thành rõ nét từ sau trận I-ê-na và sau cuộc hạ thành Béc-lin. Cả hai niềm tin tưởng này đã quyết định mọi đường lối chính sách của Na-pô-lê-ông sau trận Phrít-lan và Tin-dít. Niềm tin thứ nhất là: ông ta chỉ có thể bắt nước Anh quỳ xuống duy nhất bằng cách tàn phá nước Anh bằng cuộc phong tỏa lục địa. Niềm tin tưởng thứ hai được diễn đạt bằng câu: "Tôi có thể làm được tất cả" và như vậy thì cái tư tưởng sau đây sẽ bổ xung một cách lô-gích cho câu ấy: "Vì vậy, tôi cũng có thể thực hiện được cuộc phong tỏa lục địa, dù có phải sáp nhập toàn bộ lục địa vào đế chế Pháp để làm việc đó". Kẻ chiến thắng muốn sao thì làm vậy. ở thế kỷ thứ V, át-ti-la 1 cưỡng bức đưa vào hậu cung của y con gái của bất cứ ai trong vô số các tiểu vương ở các bộ lạc còn nửa dã man của xứ Giéc-manh, và ngày nay Na-pô-lê-ông chỉ mới vừa ngỏ ý ra là người ta gửi đến Pa-ri cô con gái ông hoàng đế nước áo, một nàng công chúa của triều đại kiêu kỳ và cao ngạo nhất trong thời xưa của nó và mọi người đều coi việc đó là một hạnh phúc lớn cho cái nước, được ghép nên bởi những mảnh đất nát vụn mà Na-pô-lê-ông đã làm tiêu giảm uy quyền của dòng họ Háp-xbua.Lục địa đã tỏ ra quy phục một cách hèn hạ như vậy thì hình như hoàn toàn có thể thanh toán nốt kẻ thù duy nhất còn lại: nước Anh. Còn những kẻ thù khác thì ngay cái việc kể đến cũng chẳng cần, "cái đám rách rưới cùng khổ"- như Na-pô-lê-ông thường gọi những người Tây Ban Nha - liệt vào hạng không đáng kể đến và Na-pô-lê-ông không muốn cho họ được cái vinh dự được xếp vào hàng địch thủ. Sau khi lại đánh tan tành người Tây Ban nha vào năm 1809 - 1810, Na-pô-lê-ông không muốn cả tiến hành chiến tranh với họ nữa và chỉ hạ lệnh bắt họ và xử bắn. Tuy nhiên Na-pô-lê-ông không thể tự đắm chìm quá lâu trong ảo tưởng đó được: chiến tranh của những người du kích, du kích chiến tranh vẫn cứ diễn hoài, nhưng cũng lại ở đây, ông hoàng đế đã nhìn thấy nguyên nhân đầu tiên của chuyện chẳng hay vẫn là ở người Anh, bởi vì không những họ chỉ gửi vũ khí giúp cho Tây Ban Nha mà thôi, họ còn đổ bộ lên đất Tây Ban Nha những quân đoàn đầy đủ. Nước Anh, và độc nhất chỉ có nước Anh đương đầu với Na-pô-lê-ông. Cuộc chiến đấu sống mái này giữa Na-pô-lê-ông và nước Anh chỉ có thể kết thúc bằng sự thất bại của một trong hai địch thủ. Trong khi ấy, Na-pô-lê-ông đã uổng công trong việc cố biến cuộc chiến đấu tay đôi thành một cuộc chiến đấu toàn lục địa chống lại nước Anh. Cuộc phong tỏa càng kéo dài bao nhiêu càng làm hại nghiêm trọng bấy nhiêu cho một bên là nước Anh và một bên là lục địa. Na-pô-lê-ông biết thế, điều đó không phải chỉ làm cho ông ta băn khoăn như trước khi ký hòa ước Tin-dít, mà lại làm cho ông ta tức giận đến cùng cực. Suốt trong những năm ấy, cơn thịnh nộ của Na-pô-lê-ông đã chĩa vào những kẻ bí mật vi phạm việc phong tỏa lục địa, mà trên toàn cõi lục địa châu Âu thì còn có sự không tuân lệnh nào công khai và hiển nhiên bằng việc một chính phủ khởi nghĩa đã được thành lập ở phía cực nam bán đảo Tây Ban Nha. Đại khái việc trấn áp: những kẻ buôn bán lậu bị xử bắn, những hàng hóa Anh tịch thu được đều bị thiêu hủy và Na-pô-lê-ông truất khỏi ngai vàng tất cả những nhà vua chúa nào mắc tội thông đồng với bọn buôn lậu. Năm 1806, Na-pô-lê-ông đã phong cho em là Lu-i làm vua ở Hà Lan. Ông vua mới ấy biết rõ rằng việc cắt đứt hoàn toàn quan hệ buôn bán với nước Anh đang dẫn đến sự phá sản hoàn toàn của giai cấp tư sản thương mại, nền nông nghiệp, ngành thương nghiệp hàng hải Hà Lan và thảm họa kinh tế ấy sẽ giáng xuống nước Hà Lan nhanh chóng hơn các nước khác, bởi vì kể từ khi người Anh tước đoạt hết thuộc địa của Hà Lan (ngay sau khi người Pháp đặt ách thống trị trên đất nước Hà Lan) thì nền thương nghiệp của Hà Lan sống nhờ vào việc xuất cảng sang Anh rượu mạnh, pho-mát, vải nõn và vào việc nhập khẩu các sản phẩm của thuộc địa từ nước Anh tới. Những lý do ấy đã buộc Lu-i Bô-na-pác phải nhắm mắt làm ngơ trước việc buôn bán hàng lậu giữa biển Hà Lan với người Anh.Sau vài lần cảnh cáo em, cuối cùng Na-pô-lê-ông đã truất ngôi vua của em, tuyên bố vương quốc Hà Lan không còn tồn tại nữa, và, với một sắc lệnh đặc biệt, đã sáp nhập lãnh thổ Hà Lan vào đế quốc Pháp, đem phân chia thành từng quận do các quận trưởng của ông ta cai trị. Căn cứ vào những báo cáo trình rằng những thành phố đồng minh thương nghiệp ở miền tây-bắc nước Đức như Hăm-bua, Brêm, Luy-bếch đã không trấn áp mạnh mẽ việc buôn lậu và người đại diện của Na-pô-lê-ông ở Hăm-bua là Bu-rien đã để bị mua chuộc, Na-pô-lê-ông liền lập tức cách chức Bu-riên và sáp nhập luôn cả những thành phố ấy vào đế quốc của ông. Na-pô-lê-ông đã truất ngôi cả những vua chúa nhỏ của các quốc gia Đức ở ven biển, không phải vì họ đã phạm phải một lỗi nào đó, mà vì Na-pô-lê-ông chỉ còn tin cậy có bản thân mình. Na-pô-lê-ông đuổi công tước xứ On-đen-bua và tuyên bố hợp nhất công quốc ấy vào đế quốc, mặc dầu hành động đó đã làm cho A-lếch-xan - có họ hàng với công tước On-đen-bua - hết sức bất bình. Cuộc phong tỏa lục địa đã tác hại dữ dội đến đông đảo quần chúng tiêu thụ ở khắp các nước Trung Âu, nó làm cho giai cấp tư sản thương mại và các hãng thuyền vận tải ở các thành phố đồng minh thương nghiệp ở miền tây-bắc cũng như ở miền ven biển nước Đức sẽ hoàn toàn phá sản. Ngay trong báo chí ở các nước bị chinh phục, chết gí dưới chết độ kiểm duyệt gay gắt, đôi khi người ta cũng thấy lộ ra những ý tứ trách móc cuộc phong tỏa lục địa, giấu trong những lời lẽ kín đáo. Những tài liệu chính trị in ở Đức bao giờ cũng buộc chính phủ Pháp phải chú ý tới1, trong một bản báo cáo gửi lên bộ trưởng Bộ Công an vào năm 1810, người ta đã viết đại ý như vậy. Người ta nói thêm rằng người Đức thích tranh luận về chính trị, họ ngốn ngấu đọc rất nhiều báo chí của họ, những tạp chí hàng tháng, những cuốn lịch hàng năm, đó là chưa nói đến các cuốn sách, các vở kịch và các cuốn tiểu thuyết mà trong đó tác giả xảo quyệt đã khéo biết giới thiệu Liên bang sông Ranh như một kẻ tôi đòi, sự hợp tác giữa nước Pháp và nước áo như kết quả của sự làm suy yếu lẫn nhau, nước Anh như một nước vô địch và nước Nga như những kẻ kế thừa chế độ quân chủ hoàn cầu. ở Hà Lan, một nước bị cuộc phong tỏa lục địa tàn phá hoàn toàn, tình hình kiểm duyệt cũng chẳng hơn gì, vì Hà Lan là nước sống chủ yếu bằng sự buôn bán đường biển. Người ta nhận xét thấy ở Hà Lan cũng chung khuyết điểm như ở miền bắc nước Đức: "ở đó có nhiều báo chí quá", đó là những câu mà chúng ta được đọc trong một bản báo cáo khác của công an. Đối với Na-pô-lê-ông, không có gì dễ dàng bằng việc trấn áp báo chí, - Na-pô-lê-ông chẳng bao giờ lúng túng về vấn đề đó cả. Nhưng bảo đảm cho cuộc phong tỏa có đầy đủ hiệu lực là một nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều.Những khó khăn trong sự nghiệp của Na-pô-lê-ông đang bao vây ông ta tứ phía: tìm được hàng vạn lính đoan, sen đầm, cảnh binh và viên chức đủ các loại, các cấp - làm tròn nghĩa vụ một cách lương thiện, với một tinh thần sốt sắng liêm khiết - để bao vây được toàn bộ dải bờ biển mênh mông của châu Âu là một việc khó khăn hơn cả việc trừng phạt các vua chúa thông đồng với bọn buôn lậu, hoặc một viên quan toàn quyền hay xoay xoả, gian manh. Muốn có cà-phê, ca-cao, hồ tiêu, đồ gia vị, quần chúng tiêu thụ ở châu Âu đã phải mua bằng giá đắt gấp năm, tám hay mười hai lần trước khi có cuộc phong toả, mà họ cũng chỉ mua được rất ít. Những nhà sản xuất sợi bông và những người Pháp, người Xắc-xông, người Bỉ, người Tiệp, người Rê-ma-ni dệt vải in hoa kiểu ấn Độ đã phải mua chàm và bông bằng giá đắt hơn trước gấp năm, gấp mười lần, đã như vậy mà họ cũng chỉ mua được một số lượng rất ít so với trước đây, bởi nếu không có những nguyên liệu đó, nhà máy của họ sẽ phải đình chỉ sản xuất. Vậy thì những món lãi kếch xù giả tạo đó chạy đi đâu? Trước hết tiền đó chạy vào túi của bọn chủ thuyền và bọn buôn lậu người Anh, và thứ nữa là chạy vào túi bọn lính đoan và sen đầm Pháp. Khi người ta trả cho bọn lính tuần tiễu hoặc một người thu thuế đoan một số tiền tương đương bằng tiền lương trong năm năm của họ để họ vui lòng ngủ một đêm yên tĩnh, hoặc khi người ta cho một gã sen đầm một tấm len hảo hạng trị giá 500 phrăng vàng và một số đường kính cũng bằng số tiền ấy chỉ với một điều kiện duy nhất là hãy đi chơi ở một chỗ cách xa một địa điểm nào đó trên bờ biển trong ba tiếng đồng hồ thì sức cám dỗ quả là quá mạnh! Na-pô-lê-ông biết điều đó và thấy rằng, trên mặt trận này, sự chiến thắng ắt sẽ khó khăn hơn ở au-xtéc-lít, I-ê-na hoặc Va-gram. Na-pô-lê-ông đã bổ nhiệm và cử các thanh tra viên kiểm soát bình thường hay đặc biệt đến tận nơi, nhưng đều vô ích, vì bọn họ cũng đều bị người ta mua chuộc hết. Na-pô-lê-ông đã cách chức và giao bọn ấy sang tòa án, nhưng những kẻ thay thế họ lại đi theo con đường của những viên chức bị cách chức và bị kết tội, bọn họ chỉ cố gắng sao cho khôn ngoan hơn. Ông hoàng đế liền nghĩ ra một biện pháp khác. Một loạt các cuộc kiểm soát được nhất tề tiến hành, không những trong các thành phố và các làng ven biển, mà còn đi xa nữa, tận trung tâm châu Âu, trong các cửa hàng, các kho hàng, các công sở. Hết thảy hàng hoá"xuất xứ từ nước Anh" đều bị tịch thu, còn việc chứng minh đó có phải hàng hóa của Anh hay không thì là trách nhiệm của những người sở hữu. Bị thiệt hại và hốt hoảng, các nhà có sản phẩm thuộc địa khả nghi nhất trong trường hợp này đều ra sức chứng minh rằng đó là những sản phẩm của Mỹ, chứ không phải của Anh. Và thực tế người Mỹ đã hốt của bằng cách dùng tàu có trương cờ của nước họ và tiêu thụ nhanh chóng hàng hóa của Anh chở đến bằng tàu của họ.Bằng bảng giá qui định Tơ-ri-a-nông ban hành năm 1810, Na-pô-lê-ông đã làm cho việc buôn bán hợp pháp các sản phẩm thuộc địa, bất cứ do nước nào sản xuất, không thể nào tiến hành được. Các lò thiêu hàng bốc cháy trên toàn cõi châu Âu: vì không tin vào bọn công chức nhà đoan, cảnh binh, sen đầm, các nhà chức trách từ cao đến thấp, từ các vì vua chúa và các viên toàn quyền cho chí những người gác đêm và lính kỵ tuần tra, nên Na-pô-lê-ông đã ra lệnh công khai thiêu hủytất cả hàng hóa bị tịch thu. Theo lời của những người đã được chứng kiến thì từng đám đông quần chúng rầu rĩ và trầm lặng đứng nhìn người ta chất đống như núi những hàng vải hoa, vải len hảo hạng, hàng dệt Ca-sơ-mia, những thùng đường, cà-phê, ca-cao, những hòm chè, những kiện bông và sợi, những két chàm, hồ tiêu, quế, rồi người ta tưới lên đó chất cháy và số hàng đã biến thành khói bụi ngay trước mắt họ 1. "anh chàng Xê-da đã mất trí rồi", 1. Sự thật là biện pháp ấy chẳng bao lâu đã phải thu hẹp lại trong phạm vi các sản phẩm công nghiệp mà thôi, còn các sản phẩm thuộc địa thì chỉ bị tịch thu và sung vào quỹ ngân khố. báo chí Anh viết như vậy sau khi đã phải chịu đựng những cảnh tượng đó, hoặc ít ra thì là sau khi đã nghe tin đồn tới. Na-pô-lê-ông đã xác định rằng chỉ có hủy hoại cụ thể tất cả những hàng hóa nhập cảng quý giá đó mới có thể gây thiệt hại thiết thân đến bọn buôn lậu và gieo rắc nguy hiểm không những cho những kẻ lợi dụng đêm hôm tối trời để đổ bộ hàng lậu lên một nơi hẻo lánh ở quãng bờ biển dốc dựng cheo leo, hưu quạnh, mà còn nguy hiểm cả cho những phú thương ở Lai-xích, Hăm-bua, Xtơ-ra-xbua, Pa-ri, Ăng-ve, Am-xtéc-đam, Giên, Mu-ních, Vác-sa-va, Mi-lan, Tơ-ri-ét, Vơ-ni-dơ, v.v. là bọn ngồi tĩnh tọa trong của hàng mua lại số hàng lậu đá qua tay hàng hai, ba chặng. Một vài tầng lớp của giai cấp tư sản, ở trong đế quốc Pháp cũng như trong các nước chư hầu, đã thu được những món lợi kếch xù và ngay cả trong những điều kiện như vậy, họ tiếp tục tán dương cuộc phong tỏa lục địa nói chung và tán thành tất cả những biện pháp của hoàng đế chống lại việc nhập cảng lậu các hàng hóa Anh. Đặc biệt, những nhà luyện kim rất lấy làm mãn nguyện, còn như những nhà sản xuất vải, sợi thì họ vừa tán dương vừa kêu ca phàn nàn. Dẫu sao người ta cũng không thể dệt được vải nếu không có bông, cũng không thể nhuộm được vải nếu không có chàm. Đối với giai cấp tư sản thương mại và thợ thủ công chuyên sản xuất hàng xa xỉ thì sự phản ứng càng kịch liệt hơn: họ đau đớn nhớ lại rằng trong mấy tháng đầu của những năm 1802-1803, ngay sau khi vừa ký xong hòa ước A-miêng, có hàng nghìn những tay triệu phú người Anh nườm nượp đổ sang Pa-ri vơ vét sạch - có thể nói như vậy được - đồ trang sức bày ở thủ đô, tất cả nhung, vải, lụa trong các kho hàng của thành phố Ly-ông. Họ than phiền rằng các cuộc chiến tranh liên miên đã làm cho các khách hàng cũ của họ ở châu Âu bị phá sản. Đông đảo quần chúng tiêu thụ lại càng phẫn nộ hơn vì họ phải mua với giá cắt cổ Cà-phê và đường cũng như các sản phẩm khác không bị hàng của Anh cạnh tranh, nhưng do đó bị đắt lên. Cuộc khủng hoảng thương nghiệp và công nghiệp năm 1811 đã nổ ra trong những điều kiện như vậy.