Suốt trong 15 ngày cuối tháng 11 và những ngày đầu của tháng 12, Pít lo âu chờ đợi tin tức một cuộc tổng công kích. Người đứng đầu chính phủ Anh, người sáng lập và linh hồn của cuộc liên minh chống Na-pô-lê-ông biết rằng từ nay trở đi nước Anh vĩnh viễn tránh được một cuộc xâm lược, vì ngày 21 tháng 10 năm 1805, trong trận Tơ-ra-phan-ga, đô đốc Nen-xơn đã công kích và tiêu diệt được hạm đội phối hợp của Pháp và Tây Ban Nha; bản thân đô đốc Nen-xơn đã hy sinh trong trận chiến đấu. Na-pô-lê-ông không còn hạm đội nữa. Nhưng Uy-liêm-Pít còn có những nỗi lo sợ khác. Cùng với giai cấp tư sản thương mại và kỹ nghệ Anh, Pít biết rằng chưa phải mọi việc đã kết thúc, vì Na-pô-lê-ông đang nhằm loại trừ hoàn toàn các thương gia Anh ra khỏi các thị trường buôn bán của các nước châu Âu mà trước sau tất sẽ rơi vào tay Na-pô-lê-ông một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vả lại, nhờ cậy vào những quốc gia trù phú trên lục địa cùng với những hải cảng và những xưởng đóng tàu của những quốc gia đó, Na-pô-lê-ông hoàn toàn có khả năng xây dựng một hạm đội khác và lập lại trại lính Bu-lô-nhơ. Sự thất bại đau đớn của Mắc ở Un-mơ, việc Na-pô-lê-ông đã tiến vào thành Viên, việc rút lui như cuộc chạy trốn của Cu-tu-dốp bị quân của Na-pô-lê-ông truy kích, tất cả những cái đó đã làm cho Pít lo lắng buồn bã. Tuy vậy, việc gia nhập thực sự vào khối liên minh của nước Phổ đã làm sống lại những hy vọng của Pít. ở vùng On-mút, thuộc xứ Mo-ra-vi xa xăm, câu hỏi lớn sau đây phải được giải quyết: nền chuyên chính của Na-pô-lê-ông trên một nửa châu Âu sẽ bị lật đổ hay là cả nửa lục địa kia sẽ rơi vào quyền lực của Na-pô-lê-ông. Rồi những tờ báo đầu tiên (Hà Lan) bay đến Luân Đôn báo cái tin khủng khiếp: khối liên minh thứ ba đã bị dìm trong biển máu và trong nhục nhã ở chiến trường Au-xtéc-lít. ở nghị trường, người ta lớn tiếng quở trách Pít về những ảo tưởng tai hại của Pít, phe đối lập đòi Pít rút lui, nêu ra sự nhục nhã mà nước Anh cũng sẽ phải chịu, tiền của nước Anh đổ đi hàng triệu đồng để cấu tạo nên một khối liên minh dâng mình cho thất bại vì bọn tướng lĩnh bất lực vô tài. Pít, đầu óc căng thẳng, không chịu được sự thử thách đó, đã lăn ra ốm và ốm liệt giường; vài tuần sau, vào ngày 23 tháng 1 năm 1806, Pít chết. Trận Au-xtéc-lít, như người ta nói lúc bấy giờ, đã giết chết được kẻ thù dai dẳng nhất và giỏi nhất trong số kẻ thù của Na-pô-lê-ông. Chính phủ Anh, do Phốc đứng đầu, quyết định thương lượng hoà bình với Na-pô-lê-ông. Thắng lợi của Na-pô-lê-ông thật không thiếu một thứ gì. Na-pô-lê-ông buộc người ta nhận những điều kiện của mình, và cũng như những kẻ chiến bại, những kẻ còn đứng ngoài vòng chiến cũng cúi mình trước Na-pô-lê-ông. Na-pô-lê-ông đã khuếch trương thắng lợi rực rỡ của mình bằng một sự khôn khéo phi thường. Nhà ngoại giao Phổ Hau-vít, sau một cuộc đi dài đằng đẵng, đến Viên với bức tối hậu thư của Phri-đrích Vin-hem, nhưng điều đầu tiên mà Hau-vít vội quên ngay là sứ mệnh ấy của mình. Đến trước Na-pô-lê-ông, với một nụ cười khôn khéo trên môi, Hau-vít cúi rạp người xuống đất chúc tụng hoàng đế về việc ông ta đã giáng cho cả cái bè lũ ấy một thất bại nhục nhã. Hau-vít sợ đến chết đi được, giống như đức vua của ông ta khi thấy sắp đến lúc phải chịu hậu quả ác nghiệt của lời thề thốt trước mộ Phri-đrích và của những lời chửi bới bậy bạ mới đây. Hau-vít bắt đầu: "Hạ thần xin mừng bệ hạ về thắng lợi của bệ hạ". Na-pô-lê-ông ngắt lời: "Số phận đã làm thay đổi người nhận những lời chúc mừng của ngài".Thoạt tiên, Na-pô-lê-ông thét lên, nói rằng ông ta đã khám phá mọi âm mưu xảo quyệt của nước Phổ, nhưng sẽ bằng lòng quên đi và tha thứ cho, miễn là nước Phổ liên kết với Na-pô-lê-ông, với điều kiện: Phổ sẽ nhường lại hạt An-xpắc cho Ba-vi-e, nước Phổ sẽ nhường lại các nước vương hầu Noi-sa-ten và Cle-vơ cùng với thành phố Vê-den cho nước Pháp; để đền bù lại, Na-pô-lê-ông cho nước Phổ đất Ha-nô-vrơ bị quân Pháp chiếm giữ từ năm 1803 và đang thuộc quyền vua nước Anh; với tư cách một nước liên minh với Pháp, Phổ sẽ tuyên chiến với Anh, Hau-vít chấp nhận tất cả những điều kiện ấy, và nhà vua của ông ta phê chuẩn ngay, và lấy làm sung sướng về nỗi đã giũ được cái nợ ấy bằng giá rẻ đến thế. Xứ Ba-vi-e, đồng minh của Pháp nhận xứ Ti-rôn của nước áo và hạt An-xpắc của nước Phổ nhưng nhường lại cho Na-pô-lê-ông khu vực kỹ nghệ giàu có Béc-gơ. Cuối cùng nước áo còn phải nhượng lại cho Na-pô-lê-ông vua nước ý toàn bộ miền Vê-nê-xi và những đất đai do Vê-nê-xi chiếm ở Phri-on, I-xtơ-ri và Đan-ma-xi. Nước áo bị mất 1/6 dân số (4 triệu dân trong số 24 triệu dân), 1/7 số lợi tức của nhà nước, một vùng đất đai rộng lớn và còn phải nộp 40 triệu phlô-ranh vàng tiền chiến phí cho người thắng trận.Hoà ước được ký kết ngày 26 tháng 12 năm 1805 ở Prét-sbua. Trước đó vài ngày, một cuộc hợp tác chặt chẽ về mặt tiến công và phòng ngự đã được ký kết giữa Na-pô-lê-ông, Ba-vi-e, Vua-tem-be và Bát-đơ. Những đoàn vận chuyển vô tận chuyên chở chiến lợi phẩm lấy được ở áo lên đường về Pháp và sang ý. Đặc biệt là trong số chiến lợi phẩm ấy có 2.000 cỗ đại bác và 100.000 khẩu súng trường lấy được ở trong các kho quân giới hoặc thu được ở chiến trường. Nhưng Na-pô-lê-ông chưa rời khỏi nước áo đã bị quỵ trước khi làm xong một công việc khác. Tháng 10 năm 1805, sau trận Tơ-ra-phan-ga, vua xứ Na-plơ là Phéc-đi-nan và hoàng hậu Ca-rô-lin chìm đắm trong cái ảo tưởng thú vị rằng thế nào rồi Na-pô-lê-ông cũng thua nên đã liên kết với nước Anh và nước Nga. Triều đại Buốc-bông ở Na-plơ đã phải tủi nhục chịu đựng mãi cái ách của Na-pô-lê-ông mà nó căm ghét. Hoàng hậu xứ Na-plơ, Ma-ri Ca-rô-lin, là em gái Ma-ri Ăng-toa-nét, từ lâu đã tỏ ra có thái độ thù ghét nước Pháp cũng như Na-pô-lê-ông, và ngay trước mặt viên đại diện Pháp An-ki-ê, Ca-rô-lin cũng đã nói thẳng ra rằng mụ có ước vọng được thấy vương quốc Na-plơ trở thành que diêm đốt bùng lên đám cháy lớn. Phái viên của Na-pô-lê-ông đã có lần nói cho Ca-rô-lin biết rằng nếu có trường hợp như vậy thì trước hết cái que diêm sẽ bị cháy, dù kết quả đám cháy có đến thế nào đi nữa. Thật ra, sau trận Au-xtéc-lít, que diêm đã bị đốt cháy trong khoảnh khắc: triều đình Na-plơ đã phảipô-lê-ông hạ lệnh chiếm xứ Xắc-xơ, đồng minh của nước Phổ, và đại quân tập trung ở Ba-vi-e từ khi ký hòa ước Prét-bua, lập tức vượt qua biên giới bằng ba mũi. Đi đầu mũi giữa là kỵ binh của Muy-ra, theo sau là Na-pô-lê-ông cùng với quân chủ lực. Quân số của đại quân lúc đó chừng 195.000 người, tức là già nửa tổng số lực lượng vũ trang của Na-pô-lê-ông, vì Na-pô-lê-ông còn phải để lại 70.000 người ở ý và số còn lại gần bằng ngần ấy rải rác khắp trên các nước bị chiếm đóng. Thật ra, số 195.000 người ấy đã phải bổ sung bằng những tân binh được huấn luyện cấp tốc trong các trại ở hậu phương. Nước Phổ chống lại Na-pô-lê-ông bằng những lực lượng ít hơn từ 175.000 đến 180.000 người. Muốn hiểu được tổn thất khủng khiếp cũng như không thể cứu vãn được đã làm nước Phổ tan tành chỉ sau vài ngày ngắn ngủi, đương nhiên không thể chỉ chú ý đến quân số chênh lệch không đáng kể giữa đại quân Pháp với quân đội Phổ, cũng không nên chỉ nhắc đến thiên tài của vị tướng tổng chỉ huy Pháp hoặc tài năng xuất sắc của các danh tướng của Na-pô-lê-ông. Lúc đó, người ta được chứng kiến cuộc xung đột của hai hệ thống xã hội và kinh tế, của hai chế độ chính trị, của hai chiến thuật và tổ chức vũ trang thuộc những điều kiện của xã hội khác nhau. Một chế độ có tính chất phong kiến và chuyên chế điển hình, lạc hậu về mặt công nghiệp và chỉ có một nền kỹ thuật rất thô sơ xung đột với một quốc gia đã căn bản biến đổi sau cuộc các mạng tư sản thủ tiêu chế độ phong kiến và nông nô. Chúng ta đã nói về tổ chức quân đội của Na-pô-lê-ông. Quân đội Phổ phản ánh trung thực tất cả cơ cấu tổ chức của một quốc gia xây dựng trên chế độ nông nô. Binh lính là những người nông nô, đã còng lưng vì roi vọt của chúa đất nay lại chịu đựng ngọn roi và súng gươm của bọn sĩ quan, họ là những người nô lệ của nhà nước, chịu đựng những cái tát và những mũi giày của bất cới Phổ thì Na-pô-lê-ông đã vì thế và khước từ việc nhượng lại Ha-nô-vrơ, và duy trì quân đội ở lại đó. Cùng lúc ấy, Phri-đrích Vin-hem bất ngờ biết nhiệm vụ của "ngài" nghị sĩ Y-ơ-mao ở Pa-ri. Vin-hem còn biết thêm là Na-pô-lê-ông đã thoả thuận với Y-ơ-mao rằng nếu Anh tiến hành hòa bình với điều kiện có lợi cho Na-pô-lê-ông, Ha-nô-vrơ sẽ được hoàn lại cho vua Anh. Triều đình và chính phủ Phổ đã nhìn thấy người ta lừa bịp mình đến thế nào. Lòng công phẫn lên cao nhất và đặc biệt là ở các giới mà suốt trong năm 1805 đã xin Phri-đrích Vin-hem gia nhập liên minh thứ ba nhưng không được chấp thuận. Họ nói chắc rằng nếu gia nhập khối liên minh, thì đã có thể tránh được trận Au-xtéc-lít cứu được nước Phổ thoát ra khỏi cảnh cô lập như hiện nay nó đương đứng trước Na-pô-lê-ông.Vào thời kỳ này, Na-pô-lê-ông quyết định hợp pháp hóa và củng cố quyền hành vô hạn độ của mình trên miền tây và một phần ở miền trung nước Đức, bằng cách thành lập Liên bang sông Ranh. Giữa năm 1806, Liên bang ấy được chính thức thành lập và sắc lệnh thành lập đã được tất cả các quốc gia Đức ký vào ngày 12 tháng 7, do Na-pô-lê-ông hạ lệnh, gồm có: xứ Ba-t là tại sao chúng ta lại có thể hưởng sự an toàn ở ngay giữa đám binh lính của chúng ta".40 năm đã qua, nhưng nước Phổ vẫn là nước Phổ ngày xưa. Chỉ có điểm này thay đổi: Phri-đrích không còn nữa, và thay thế ông ta là công tước Brun-xvích bất lực và bọn tướng lĩnh khác được phong tước nổi tiếng chỉ vì ngu xuẩn.Vậy, khoảng cuối mùa hạ và đầu mùa thu năm 1806, trong giới cầm quyền Phổ cái gì đã xảy đến vào thời kỳ ấy, thời kỳ ứng nghiệm những điều mà định mệnh đã vạch sẵn cho họ? Phri-đrích Vin-hem đệ tam, người mà một năm trước đây đã quá run sợ khi phải tham chiến chống vị hoàng đế đáng sợ, tuy đã liên minh với nước Anh, nước áo và nước Nga, tại sao bây giờ lại dám cả gan làm việc đó? Trước hết, phải cho rằng do tuyệt vọng mà sinh ra dũng cảm, Vin-hem đệ tam tin chắc là dù có đầu hàng cũng không hòng thoát khỏi nạn, vì dẫu sao đi nữa Na-pô-lê-ông cũng sẽ tiến công. Nhưng bọn sĩ quan, bọn tướng lĩnh, tất thảy bọn quý tộc thượng lưu thì mừng quýnh và tự phụ huyênh hoang tướng lên rằng chúng sẽ cho tay phiêu lưu người Coóc kia, kẻ thủ phạm sát hại công tước Ăng-ghiên, tên thủ lĩnh của bọn quần cộc một bài học. Bọn chúng hỏi: "Cho tới nay, Na-pô-lê-ông đã chiến thắng được những ai? Quân áo ư? Chẳng qua đó là một bầy hèn nhát đủ các chủng tộc. Hay bọn mọi rợ dã man như quân Thổ và bọn Ma-mơ-lúc ở Ai Cập? Hay quân ý hèn yếu? Hay quân Nga cũng mọi rợ chẳng kém gì quân Thổ và bọn Ma-mơ-lúc ở Ai Cập? Dễ thường cái vinh quang của Na-pô-lê-ông sẽ không bị tan thành mây khói trong trận chạm trán với quân đội của Phri-đrích đệ nhị hay sao?". Triều đình, tướng tá, bộ chỉ huy tối cao, giới thượng lưu, hoàng hậu Lu-i-dơ với bọn cận thần, thật ra tất cả bọn ấy đều đã bại trận trước khi xuất trận vì sự nông nổi, tính hão huyền, tính hợm hĩnh quái gở của họ. Bọn họ không chịu đếm xỉa đến việc Na-pô-lê-ông tìm nguồn bổ sung không phải chỉ từ nước Pháp, mà còn từ nhiều nước lớn và giàu có khác đã quy phục. Bọn chúng còn tin là rồi đây, ngay sau khi quân đội Phổ đánh bại được Na-pô-lê-ông bằng một đòn táo bạo thì bọn bảo hoàng sẽ nổi dậy ở hậu phương Na-pô-lê-ông và sẽ nhân danh dòng họ Buốc-bông mà lật đổ Na-pô-lê-ông. Công tước Brun-xvích, tổng chỉ huy của họ là viên tướng đã từng chỉ huy cuộc can thiệp vũ trang chống lại nước Pháp vào năm 1792, và trái với chủ tâm của hắn, hắn đã làm cho dòng họ Buốc-bông chóng sụp đổ bằng những lời tuyên bố ngu xuẩn đầy nạt nộ của hắn, hắn có mối căm thù của một tên chúa đất trong chế độ cũ đối với nhân dân Pháp, với những người khởi nghĩa cách mạng gan góc. Nhưng Brun-xvích lại sợ tướng vô địch Bô-na-pácác mạng Pháp. Cuộc cách mạng tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến và chuyên chế, sau biến cố ngày 9 Tháng Nóng đã tự làm mất vũ khí sắc bén nhất của mình là nền chuyên chính Gia-cô-banh, và khi đã nắm được chính quyền, khi đã đi vào con đường phản động, giai cấp tư sản lưỡng lự, đi tìm những phương sách và những hình thức mới thích hợp với sự giữ vững nền thống trị của nó. Suốt mùa đông năm 1794-1795 và mùa xuân năm 1795, sức phản động của giai cấp tư sản đã mạnh mẽ và táo tợn gấp bội hồi cuối mùa hạ cùng năm đó, tức là ngay khi vừa thủ tiêu nền chuyên chính Gia-cô-banh; và đến mùa xuân năm 1795 thì cánh hữu trong Hội nghị Quốc ước lại còn nói năng và hành động tự do, trắng trợn gấp bội hồi mùa thu năm 1794. Đồng thời, trong cái năm đói kém kinh khủng ấy, đã diễn ra hai cảnh hết sức trái ngược: ở các vùng ngoại ô, thợ thuyền chết đói, các bà mẹ phải tự kết liễu cuộc đời mình sau khi đã dìm xuống nước hoặc đâm chết tất cả đàn con của họ, còn ở trong những "khu vực trung tâm" là cảnh sống đầy hoan lạc của giai cấp tư sản: một bầy nhung nhúc những tên tài chủ, những tên đầu cơ, những tên buôn chứng khoán, những tên ăn cắp của công, lớn bé đủ hạng - ngóc đầu vênh vang đắc thắng sau khi Rô-be-xpi-e bị chết - miệt mài trong đời sống xa hoa, dâm dật. Hai cuộc bạo động của thợ thuyền nổ ra từ các vùng ngoại ô và công khai chống lại Hội nghị Quốc ước Tháng Nóng, nhiều cuộc biểu tình vũ trang thị uy, và hai lần chuyển thành tiến công trực tiếp vào Hội nghị Quốc ước ngày 12 Tháng Nảy mầm (1 tháng 4) và ngày 1 Tháng Đồng cỏ (20 tháng 5) đều bị thất bại. Tiếp sau việc tước vũ khí vùng ngoại ô Xanh Ăng-toan là cuộc trấn áp khủng khiếp hồi Tháng Đồng cỏ đã làm cho đông đảo quần chúng lớp dưới ở Pa-ri không thể thống nhất hành động được trong suốt một thời gian dài. Sau hết, việc kích động khủng bố trắng như vậy đã không tránh khỏi làm sống lại trong lòng giai cấp tư sản quân chủ "cũ" và giai cấp quý tộc những niềm hy vọng hình như đã bị tiêu tan: bọn bảo hoàng ngỡ rằng thời cơ của chúng đã đến. Nhưng chúng đã tính lầm. Sau khi dập tắt phong trào của quảng đại quần chúng, giai cấp tư sản đã không tước vũ khí của các khu thợ thuyền ở ngoại ô, vì như vậy sẽ tạo điều kiện thắng lợi cho kẻ đang âm mưu lên ngôi vua nước Pháp, đó là bá tước xứ Prô-văng, em trai vua Lu-i XVI đã chết trên máy chém. Giai cấp hữu sản Pháp có quan tâm gì đến chính thể cộng hoà, nhưng họ lại quan tâm nhiều đến cái mà cuộc cách mạng tư sản đã mang lại cho họ. Bọn bảo hoàng không muốn hiểu và cũng không thể hiểu những việc đã xảy ra vào những năm 1789-1795, không muốn và không thể hiểu được rằng chế độ phong kiến đã sụp đổ và không bao giờ trở lại nữa, rằng kỷ nguyên của chủ nghĩa tư bản đã mở ra, rằng cuộc cách mạng tư sản đã đào khoét một vực sâu không thể vượt qua được giữa thời kỳ cũ và thời kỳ mới của lịch sử nước Pháp, và những tư tưởng phục hưng của bọn chúng là rất xa lạ đối với đại đa số trong giai cấp tư sản thành thị và nông thôn.Những lời đòi trừng phạt nghiêm khắc những người đã tham gia cách mạng không ngớt nổi lên trong những nơi tụ bạ của bọn xuất dương có thế lực ở Luân Đôn, ở Cô-blăng, ở Mi-tô, ở Hăm-bua, ở Rôm. Sau vụ bạo động Tháng Đồng cỏ và những tiếng nổ hung ác của khủng bố trắng, chúng nhắc lại với một niềm hân hoan đầy ác ý rằng "bọn kẻ cướp Pa-ri" đã bắt đầu chém giết lẫn nhau kịch liệt và rồi nhất định phái bảo hoàng sẽ chụp đánh bọn họ để nhanh chóng treo cổ tất cả bọn họ - bọn Tháng Nóng và bọn "Núi" còn sót lại. Cái âm mưu ngu muội toan kéo lùi bước đi của lịch sử đã làm thui chột mọi ước mộng và đã dẫn mưu đồ của bọn bảo hoàng đến thất bại. Công bằng mà nói, người ta có thể kết tội và coi tất cả bọn Gia-liêng, Phrê-rông, Buốc-đông, Boát-xy Đăng-glát, Ba-ra- những kẻ đã lật đổ nền chuyên chính Gia-cô-banh và ngày 9 Tháng Nóng và đã đàn áp cuộc bạo động đáng sợ của "những người không quần chẽn" 1 vào bốn ngày đầu Tháng Đồng cỏ - là những kẻ gian manh, những con thú vật ích kỷ, những tên tàn bạo hung ác, những quân vô sỉ, nhưng đứng trước bọn bảo hoàng họ đã tỏ ra không khiếp nhược. Khi được Uy-liêm Pít tích cực giúp đỡ, bọn bảo hoàng đã vội vã tổ chức cho bọn quý tộc lưu vong đổ bộ vào Quy-brông; không một chút do dự, những người lãnh đạo Hội nghị Quốc ước Tháng Nóng đã lập tức phái tướng Hô-sơ cầm đầu một đội quân đến dẹp, và sau khi các lực lượng đổ bộ đã hoàn toàn tan rã, họ đã ra lệnh bắn ngay tại trận 750 tên bảo hoàng bị bắt làm tù binh. Ngay sau lần thất bại này, bọn bảo hoàng vẫn chưa cho thế là hết hy vọng. Cho nên chưa đầy hai tháng sau, bọn chúng lại nổi dậy và lần này thì ở ngay tại Pa-ri. Lúc đó vào cuối tháng 9, sang đầu tháng 10 năm 1795, theo lịch cách mạng thì vào thượng tuần Tháng Hái nho năm thứ IV. Tình hình như sau: Hội nghị Quốc ước đã thảo xong hiến pháp mới. Theo hiến pháp đó thì năm viên đốc chính sẽ đứng đầu quyền hành chính, còn quyền lập pháp thì tập trung vào hai viện: Hạ nghị viên 1 và thượng nghị viên 2. Hội nghị Quốc ước chuẩn bị cho thi hành bản hiến pháp này và tự giải tán, nhưng nhận thấy rằng ý nguyện quay về chế độ quân chủ ngày càng biểu hiện rõ ở các tầng lớp trên của giai cấp "cựu" tư sản và lo rằng bọn bảo hoàng xảo quyệt sẽ không khéo lợi dụng tình trạng tư tưởng ấy để kéo thêm đông vây cánh của chúng vào Hạ nghị viện để có lợi trong những cuộc bầu cử. Do đó, trong những ngày cuối cùng của Hội nghị Quốc ước, nhóm lãnh đạo những người Tháng Nóng, đứng đầu là Ba-ra, đã đưa ra hai bản sắc lệnh quy định hai phần ba số đại biểu của Hạ nghị viện và của Thượng nghị viện đều bắt buộc phải lấy trong số những đại biểu hiện nay của Hội nghị Quốc ước, còn một phần ba thì tuỳ ý cử tri lựa chọn. Lần này, ở Pa-ri, bọn bảo hoàng không còn đơn độc nữa, chúng cũng không đứng đầu cả trong việc chuẩn bị cũng như trong khi thực hiện âm mưu. Vì vậy, vào Tháng Hái nho, Hội nghị Quốc ước lâm vào tình thế đặc biệt nguy khốn. Một bộ phận khá quan trọng của bọn quý tộc tài chính và giai cấp đại tư sản của các "khu vực giàu có", như người ta gọi, nghĩa là của các khu vực trung tâm của Pa-ri, đã phảnc và không tán thành chút nào cái không khí hội hè và chiến thắng đang trùm lên đình thần tả hữu của hoàng hậu và hoàng tử Lu-i. Trong các nhà thờ ở Béc-lin và ở các tỉnh, các mục sư nhận trách nhiệm cầu xin sự che chở đầy thần uy của "Đấng tối cao" mà xưa kia, xưa lắm, người ta hiểu rằng chính "Người" đã rủ lòng ban ơn cho triều đại Hô-hen-xô-le. Người ta nóng lòng sốt ruột chờ đợi tin tức diễn biến của chiến sự. Không ai bếêt là bên nào sẽ vượt biên giới trước...Ba đạo quân của Na-pô-lê-ông đều tiến về phía sông En-bơ, vượt qua rừng Phran-cô-ni, tràn vào hậu phương quân Phổ để cắt đứt các đường giao thông của Phổ. Trận giao chiến đầu tiên xảy ra ở gần Sơ-lai, vào ngày 9 tháng 10, một ngày sau khi Na-pô-lê-ông đã đột nhập vào xứ Xắc-xơ. Quân tiền vệ Pháp, Muy-ra và Béc-na-đốt gặp một quân đoàn Phổ và được lệnh của Na-pô-lê-ông cho tiến công. Quân Phổ bị đánh tan ngay trong trận giao chiến không quan trọng này, bị thiệt mất 700 người, trong đó 300 người chết. Ngày 10 tháng 10, một trận thứ hai, ác liệt hơn. Hoàng tử Lu-i, thủ lĩnh phái chủ chiến có thế lực trong triều, cùng với một đội quân 9.000 người chiếm lĩnh Dên-phen, bị thống chế Lan-nơ tiến công sau khi đã tiến được vào sát vùng lân cận Dên-phen, và cuối cùng, thắng lợi cũng về phía quân Pháp. Sau một cuộc chống cự kịch liệt, quân Phổ bỏ chạy, để lại trên chiến trường chừng 1.500 người bị giết hoặc bị bắt. Cuối cùng trận đánh, hoàng tử Lu-i bị một nhát lê đâm chết. Tàn binh bỏ Dên-phen chạy về nhập với quân chủ lực quân Phổ đang tập trung ở gần I-ê-na dưới quyền chỉ huy của hoàng tử Hô-hen-lô-he. Một quân đoàn chủ yếu khác của quân Phổ, do đích thân công tước Brun-xvích chỉ huy, rút lên phía bắc, theo hướng Nau-mơ-bua, nhưng rồi cũng không tới được Nau-mơ-bua. Khi liên tiếp nhận được những tin chiến sự ở Sơ-lai, ở Dên-phen và tin cái chết của hoàng tử Lu-i, tất cả mọi người đều hoang mang dao động. Thật cũng đáng lạ rằng kết quả của hai trận chiến đấu khốn khổ và cũng không đáng kể ấy lại có thể làm thay đổi được tình hình chung đến tận gốc như thế. Cái hợm hĩnh hống hách vô độ lúc đầu đã nhanh chóng biến thành rối loạn và sợ hãi. Chỉ có hoàng hậu Lu-i-dơ là chưa thất vọng. Hoàng hậu vừa tán dương với cận thần tinh thần hy sinh anh dũng của hoàng tử Lu-i, vừa quả quyết rằng trận đánh lớn sắp tới sẽ lập tức làm thay đổi tình thế. Na-pô-lê-ông cho rằng chủ lực quân Phổ tập trung ở vùng lân cận Vai-ma để tiếp tục rút về Béc-lin, và dự đoán rằng trận chiến đấu quyết định sẽ diễn ra ở gần Vai-ma vào ngày 15 tháng 10. Na-pô-lê-ông ra lệnh cho Đa-vu tiến theo hướng Nau-mơ-bua và thọc sâu hơn nữa vào hậu phương quân địch. Béc-la-đốt nhận lệnh hợp vây cùng Đa-vu, nhưng không thực hiện được. Na-pô-lê-ông cùng với Sun, Nây và Muy-ra tiến về I-ê-na. Tối 13 tháng 10, Na-pô-lê-ông vào được trong thành phố đó, và khi quan sát những điểm cao bao quanh thành phố, Na-pô-lê-ông thấy có nhiều lực lượng lớn đang rút theo đường Vai-ma. Hoàng tử Hô-hen-lô-he biết quân Pháp đã chiếm được I-ê-na nhưng tuyệt nhiên không ngờ chính cả Na-pô-lê-ông cũng đã có mặt ở I-ê-na cùng với nhiều quân đoàn. Đêm 13 rạng ngày 14, Hô-hen-lô-he đình chỉ việc rút lui và hạ quyết tâm nghênh chiến, điều mà Na-pô-lê-ông không ngờ tới. Trước khi ánh mặt trời buổi sáng toả chiếu, Na-pô-lê-ông cưỡi ngựa đi duyệt đội ngũ, Na-pô-lê-ông đã nói với binh sĩ rằng, trận đánh này sẽ nộp toàn bộ nước Phổ cho quân đội Pháp, rằng hoàng đế tin tưởng vào truyền thống dũng cảm của binh sĩ, và cũng theo như thường lệ, hoàng đế giải thích cho binh sĩ nghe đại cương kế hoạch tác chiến của mình.Ba đạo quân của Na-pô-lê-ông đều tiến về phía sông En-bơ, vượt qua rừng Phran-cô-ni, tràn vào hậu phương quân Phổ để cắt đứt các đường giao thông của Phổ. Trận giao chiến đầu tiên xảy ra ở gần Sơ-lai, vào ngày 9 tháng 10, một ngày sau khi Na-pô-lê-ông đã đột nhập vào xứ Xắc-xơ. Quân tiền vệ Pháp, Muy-ra và Béc-na-đốt gặp một quân đoàn Phổ và được lệnh của Na-pô-lê-ông cho tiến công. Quân Phổ bị đánh tan ngay trong trận giao chiến không quan trọng này, bị thiệt mất 700 người, trong đó 300 người chết. Ngày 10 tháng 10, một trận thứ hai, ác liệt hơn. Hoàng tử Lu-i, thủ lĩnh phái chủ chiến có thế lực trong triều, cùng với một đội quân 9.000 người chiếm lĩnh Dên-phen, bị thống chế Lan-nơ tiến công sau khi đã tiến được vào sát vùng lân cận Dên-phen, và cuối cùng, thắng lợi cũng về phía quân Pháp. Sau một cuộc chống cự kịch liệt, quân Phổ bỏ chạy, để lại trên chiến trường chừng 1.500 người bị giết hoặc bị bắt. Cuối cùng trận đánh, hoàng tử Lu-i bị một nhát lê đâm chết. Tàn binh bỏ Dên-phen chạy về nhập với quân chủ lực quân Phổ đang tập trung ở gần I-ê-na dưới quyền chỉ huy của hoàng tử Hô-hen-lô-he. Một quân đoàn chủ yếu khác của quân Phổ, do đích thân công tước Brun-xvích chỉ huy, rút lên phía bắc, theo hướng Nau-mơ-bua, nhưng rồi cũng không tới được Nau-mơ-bua. Khi liên tiếp nhận được những tin chiến sự ở Sơ-lai, ở Dên-phen và tin cái chết của hoàng tử Lu-i, tất cả mọi người đều hoang mang dao động. Thật cũng đáng lạ rằng kết quả của hai trận chiến đấu khốn khổ và cũng không đáng kể ấy lại có thể làm thay đổi được tình hình chung đến tận gốc như thế. Cái hợm hĩnh hống hách vô độ lúc đầu đã nhanh chóng biến thành rối loạn và sợ hãi. Chỉ có hoàng hậu Lu-i-dơ là chưa thất vọng. Hoàng hậu vừa tán dương với cận thần tinh thần hy sinh anh dũng của hoàng tử Lu-i, vừa quả quyết rằng trận đánh lớn sắp tới sẽ lập tức làm thay đổi tình thế. Na-pô-lê-ông cho rằng chủ lực quân Phổ tập trung ở vùng lân cận Vai-ma để tiếp tục rút về Béc-lin, và dự đoán rằng trận chiến đấu quyết định sẽ diễn ra ở gần Vai-ma vào ngày 15 tháng 10. Na-pô-lê-ông ra lệnh cho Đa-vu tiến theo hướng Nau-mơ-bua và thọc sâu hơn nữa vào hậu phương quân địch. Béc-la-đốt nhận lệnh hợp vây cùng Đa-vu, nhưng không thực hiện được. Na-pô-lê-ông cùng với Sun, Nây và Muy-ra tiến về I-ê-na. Tối 13 tháng 10, Na-pô-lê-ông vào được trong thành phố đó, và khi quan sát những điểm cao bao quanh thành phố, Na-pô-lê-ông thấy có nhiều lực lượn
Chương 2-Phần 4
Chương 3-Phần 1
Chương 3-Phần 2
Chương 3-Phần 3
Chương 4-Phần 1
Chương 4-Phần 2
Chương 4-Phần 3
Chương 5-Phần 1
Chương 5-Phần 2
Chương 5-Phần 3
Chương 5-Phần 4
Chương 6-Phần 1
Chương 6-Phần 2
Chương 6-Phần 3
Chương 6-Phần 4
Chương 6-Phần 5
Chương 6-Phần 6
Chương 6-Phần 7
Chương 7-Phần 1
Chương 7-Phần 2
Chương 7-Phần 3
Chương 8-Phần 1
Chương 8-Phần 2
Chương 8-Phần 3
Chương 8-Phần 4
Chương 9-Phần 1
g lớn đang rút theo đường Vai-ma. Hoàng tử Hô-hen-lô-he biết quân Pháp đã chiếm được I-ê-na nhưng tuyệt nhiên không ngờ chính cả Na-pô-lê-ông cũng đã có mặt ở I-ê-na cùng với nhiều quân đoàn. Đêm 13 rạng ngày 14, Hô-hen-lô-he đình chỉ việc rút lui và hạ quyết tâm nghênh chiến, điều mà Na-pô-lê-ông không ngờ tới. Trước khi ánh mặt trời buổi sáng toả chiếu, Na-pô-lê-ông cưỡi ngựa đi duyệt đội ngũ, Na-pô-lê-ông đã nói với binh sĩ rằng, trận đánh này sẽ nộp toàn bộ nước Phổ cho quân đội Pháp, rằng hoàng đế tin tưởng vào truyền thống dũng cảm của binh sĩ, và cũng theo như thường lệ, hoàng đế giải thích cho binh sĩ nghe đại cương kế hoạch tác chiến của mình.Rồi bình minh của ngày 14 tháng 10 năm 1806 bắt đầu, ngày quyết định số phận nước Phổ. Trận chiến đấu đã xảy ra ngay sau khi mặt trời mọc: trận đánh kéo dài và ác liệt, nhưng ngay từ lúc đầu, quân Pháp đã chiếm được lợi thế, đến nỗi quân Phổ dù có cố gắng đến đâu đi nữa cũng không tránh khỏi thất bại. Lúc đầu quân Phổ và quân Xắc-xông vừa rút lui từ từ vừa ngoan cường chống cự, nhưng vì biết tập hợp và biết chỉ huy khéo léo các quân đoàn tinh nhuệ của Sun, của Lan-nơ, của Ô-giơ-rô, của Nây và kỵ binh của Muy-ra nên hoàng đế đã thực hiện được kế hoạch của mình từng điểm một. Khi quân Phổ quỵ và bắt đầu chạy trốn thì liền bị truy kích ngay và đối với kẻ bị bại trận, cuộc truy kích này còn khủng khiếp hơn cả trận Au-xtéc-lít. Tàn quân vội vã chạy về hướng Vai-ma và bị kỵ binh của Muy-ra bám riết vào tận trong thành phố. Đến đây thì quân Phổ phải chịu những tổn thất nặng nề nhất. Kỵ binh Pháp đang hăng, chém sạch cả những người xin hàng. Quân Phổ hoàn toàn bị đánh bại. Một bộ phận nhỏ chạy thoát còn giữ được cái mã nhà binh, còn bao nhiêu bị đánh tan tành, bị bắt cầm tù hoặc mất tích (phần này chiếm số lớn nhất). Hô-hen-lô-he, lẩn tránh trong đám tàn quân, đã tìm cách chạy về Nau-mơ-bua vì ông ta cho rằng ở đó, binh đoàn chủ lực - lực lượng duy nhất mà từ nay trở đi người ta có thể trông cậy, do công tước Brun-xvích chỉ huy - được an toàn cùng với nhà vua. Nhưng, chợt gần tối, một số binh lính khác hốt hoảng chạy đến trà trộn vào đám bại quân từ I-ê-na trốn về và loan báo rằng có một tai họa mới vừa giáng xuống nước Phổ. Số là, trước khi tới Nau-mơ-bua, công tước Brun-xvích đã dừng lại ở Au-e-xtát, còn cách I-ê-na chưa đầy 25 ki-lô-mét, thì đã chạm ngay phải quân Pháp của Đa-vu, và điều này đã giải thích cho binh lính của hoàng đế hiểu rõ tại sao có tiếng súng đại bác từ phía đó vọng tới tai họ trong suốt trận đánh. Mặc dầu số lượng quân Pháp ít hơn, vì trong tay Đa-vu chỉ có binh đoàn của mình, còn Béc-na-đốt chưa tới chi viện kịp, nhưng đại bộ phận lực lượng của quân Phổ cũng đã bị đánh bại tan tành. Công tước Brun-xvích bị tử thương vào lúc gay go nhất. Thế là quân bại trận ở Au-e-xtát lẫn với bại quân của Hô-hen-lô-he ùn ùn từ I-ê-na và Vai-ma kéo đi như thác. Nhà vua biết rằng, như vậy là trong ngày 14 tháng 10, quân đội Phổ hầu như không còn gì nữa, sau khi đã bị Na-pô-lê-ông và thống chế Đa-vu đánh cho thua luôn hai trận trong cùng một ngày. ở châu Âu, ngay trong số những kẻ địch tồi nhất của nước Phổ, chẳng ai ngờ được rằng sự việc lại kết thúc nhanh chóng đến thế, chỉ sáu ngày sau khi Na-pô-lê-ông bước vào chiến đấu. Khi bên bại trận truyền cho nhau biết cái tin là đã bị mất hết và quân đội không còn thì sự kinh khủng đến cực độ và chưa từng có xâm chiếm lấy họ.