Đêm. Nhiều người mất ngủ. Tiếu Ngư truyền tin khắp chốn và Tổng đội trung quân như gặp phải một cơn địa chấn. Cảm giác chung là không tin vào tai mình, sau đến bàn tán ầm ĩ. Mỗi người một ý là điều tất yếu. Người kể chuyện của Tổng đội một mực phản bác: - Dứt khoát là nhầm lẫn to rồi. Nhân cách thằng bé rất tốt, không thể làm nên chuyện tày trời thế được. Mà vì cớ gì cơ chứ? Trái lại, đội viên người Trường Châu cùng phòng với Dương Vân thì ngâm nga: “Hoạ hổ họa bì nan hoạ cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm” làm Văn Huyên, bạn cùng giường với Dương Vân phẫn nộ. - Trước khi mọi chuyện sáng tỏ, anh không được nói hồ đồ. - Nói gì là quyền của tôi. Việc chả rõ như ban ngày, có chăng là bắt thiếu mấy tên đồng bọn. H ắn khinh khỉnh đáp rồi bỏ ra ngoài. Anh bạn Phong Châu giường bên vội giữ nắm đấm: - Anh chấp làm gì hạng tiểu nhân bỉ ổi đó. Hắn đố kỵ với tất thẩy. Ai trong đội gặp nạn, hắn chẳng mừng ra mặt. Đội trưởng Lê Đăng Khách ngả đầu sát vách, không buồn can thiệp vào câu truyện. Tổng đội nữ binh. Trong phòng của đội Hoa Hồng, Lê Hồng làm chị em bở vía bằng vẻ mặt nửa như cười, nửa như khóc. Cái ranh giới của sự tỉnh táo đã bị xoá nhòa. Còn Thu Thủy bệnh tình tái phát khi hay tin của Bảo Hùng. Số lượng lính gác đêm tăng gấp đôi. Số lượng cận vệ bảo vệ cho doanh trại tướng lĩnh tăng đột biến. Dương Đình Nghệ thắp đèn rất khuya. Con gái ông, Dương Thị Ngọc, thắc thỏm chờ mãi mà không thấy chồng về. Một đội viên Thanh Long, một đội viên Kim Tiễn cùng vắng mặt. Và còn nhiều người nữa. Nhưng trong Nghĩa Đoàn, ít nhất có một người ngủ ngon, dù phải ngủ trong nhà lao. Sáng hôm sau khi mặt trời lên quá ngọn tre già, tiếng cửa mở làm Dương Vân tỉnh giấc. Sự nhàn tảng đến kỳ lạ trong gian phòng cao, thoáng qua nhiều ô cửa áp mái, qua chiếc giường lùn và rộng. Cánh cửa gỗ già làm nhiệm vụ ngăn chặn tù nhân cũng được khoét lỗ. Căn phòng mát, chỉ tội thiếu hơi người. Hai lính gác mang cơm vào. Bữa ăn đầy đủ như chàng vẫn dùng ở Tổng đội. Có phải chàng rơi vào trạng thái bất bình thường không? Sau gần một năm, đêm qua Dương Vân lần đầu tiên được ngủ một mình và chàng lấy đó làm niềm khoan khoái. Sự thể ra thế rồi, bản thân chàng không có khả năng thay đổi.¡ n một mình, ngon lành vì không có buổi tập thể dục. Chàng dành thời gian buổi sáng để trả lời ba câu hỏi. Đầu tiên là tại sao mình phải vào đây? Thứ đến là kẻ nào rắp tâm đẩy mình vào? Cuối cùng là kết cục nào đang chờ đợi mình? Chàng nhớ từng chi tiết câu trả lời đầu tiên và cay đắng đoán trước câu trả lời cuối cùng. Trong khúc mắc thứ hai, Dương Vân đã liệt kê tất tần tật các khuôn mặt thân sơ. Tình cờ hay đã thấy, kẻ thủ ác biết được chàng gặp Địch Quốc và Lê Hồng trong tình huống dễ gây hiểu lầm nhất. Công việc của hắn trở nên vô cùng đơn giản là thủ tiêu hình nộm và không động chạm đến Lê Hồng. Cô gái sẽ là mối trung gian, chuyển hết tội lỗi của hắn sang chàng. Riêng cái chết của đội trưởng Trần Mãnh, có lẽ nằm ngoài tính toán của hung thủ, có lẽ do Trần đội trưởng nắm được bằng chứng để đẩy hắn đến cửa tử. Rất tiếc anh ấy không có đủ thời gian để trăng trối. Lá thư Dương Vân chợt lạnh cả người. Chàng đã nói về nó cho anh cả nghe với tất cả hy vọng. Như thế là đẩy Ngô Quyền vào vòng nguy hiểm. Ngô Quyền sẽ tìm kiếm nó bằng mọi giá, để cứu cậu em út. Tránh sao khỏi đụng độ với hung thủ. Tuy niềm tin đặt vào Ngô Quyền là gần như tuyệt đối nhưng đối thủ lại ẩn mình trong bóng tối và có một khả năng thiết nghĩ không cần nói thêm. Dương Vân chỉ là một binh sĩ bình thường hết nỗi, trong khi Ngô Quyền, chỉ sau có Dương chủ soái, gánh trên vai niềm hy vọng của Việt Nghĩa Đoàn, nói rộng ra là của cả nước Nam trong cuộc chiến giành độc lập. Nếu có gì sơ sảy, làm sao Dương Vân gánh nổi trách nhiệm. Còn Tiểu Nhi và Dương Thạch, lẽ nào họ lại ngồi yên?? Càng nghĩ chàng càng hối hận. - Anh có khoẻ không? - Khoẻ. Anh mừng vì em vẫn vững vàng. - Vâng. Mà có khác được không nếu em có buồn bã hay phẫn nộ? Ngô Quyền gật đầu: - Cả cuộn sợi chỉ đã rối tung. Phải đủ tỉnh táo mới tìm ra đầu chỉ mà không làm đứt nó. Lúc này đây mọi người đang làm lễ khâm liệm cho ba người bọn họ. Ngày mai sẽ đưa. - Mọi người vẫn tin Bảo Hùng còn sống à? - Hy vọng như vậy. Tung tích của Bảo Hùng là điểm mấu chốt của vụ án. Cậu ấy có bị giết hay không? Nếu có thì tại sao hung thủ lại mất công phi tang thân thể? Nếu không thì cậu ấy đang trốn ở đâu mà không để lại dấu vết nào. -Nếu điều tra vài ngày không có kết quả, kiểu gì họ chả tới chỗ em. D ương Vân chua chát nói. - Tạm thời thì chưa. Có một điểm thuận lợi là chủ soái đang tìm kiếm sự nhẫn tâm ghê gớm, trên hẳn đánh giá của mọi người xung quanh về em. Nên ông chưa tiến hành xét xử ngay. Đó chính là cơ hội của chúng ta. - Nằm trong này, em làm gì được?! - Nói ra tất cả sự thật. Anh, Tiểu Nhi và Dương Thạch sẽ đưa sự thật ấy ra ngoài ánh sáng. - Em đã nói hết vào tối qua. - Anh muốn hỏi có ai nhìn thấy lúc em tập kiếm không? Tối hôm kia và các buổi tối trước? - Chắc chắn nếu chỉ đi ngang qua thì sẽ không ai thấy. - Vậy từ đâu có cuộc gặp gỡ với Địch Quốc và Lê Hồng? - Em tập xong tính về. Đến chỗ hai cây hương thì sực nhớ... D ương Vân tự dưng khựng lại. - Cần phải tiêu hủy lá thư? Dương Vân không đáp. Ngô Quyền nhìn em bằng ánh mắt cương trực. - Chúng ta từng vào sinh ra tử có nhau, được nối bằng tình huynh đệ, thân thiết như ruột thịt. Vậy em nên đặt niềm tin vào anh chứ? - Vâng. Nhưng... D ương Vân ngại ngần. Nhưng về vấn đề này, rất khó nói cho anh hiểu. Em sợ.. Ngô Quyền lắc đầu: - Lá thư của ai? - Là của cha em. - Tại sao em phải đốt?? - Em... bởi... là... là... - Bởi cha em là đệ nhất quân sư của Lý Tiến. Đúng không? Một tiếng sấm lớn đánh ù tai Dương Vân. Chàng sửng sốt, mắt mở hết cỡ nhìn người anh kết nghĩa. Ngô Quyền nói tiếp, giọng vẫn chắc chắn và mạch lạc như mọi khi: - Em còn nhớ dấu hiệu Thanh Lạc diệp chứ. Anh chẳng đã nói chỉ vài người thế lực nhất thành Đại La mới có quyền mang nó. Khi một dấu hiệu bị bỏ, mọi thứ có liên quan đều phải chịu tiêu hủy và ai từng biết đều phải quên ngay. Hãy hiểu nếu anh đã vờ tin để dò xét em. Trong địa vị của mình, anh không bao giờ có quyền chủ quan trong việc đánh giá con người, nhất là khi con người ấy nhiều khả năng đến từ nhà họ Dương. Dương Vân hiểu. Chàng nghẹn ngào hỏi: - Có phải mọi người đều căm ghét việc làm của cha em không hả anh? Có phải cha em là kẻ bán nước cầu vinh hay không? Ngô Quyền gật đầu. - Có lẽ nào mọi người đã quá nặng nề không anh? Người bảo em rằng người quên thân theo giặc, chấp nhận bia miệng đàm tiếu, chỉ vì mục đích ngăn bớt bàn tay đẫm máu của giặc Hán cứu dân. - Em có tin không? Ngô Quyền đột ngột hỏi. - Ngày xưa em hoàn toàn tin tưởng, D ương Vân lúng túng, và tự hào về sự hy sinh thầm lặng của cha. Nhưng nay.. - Lời nói giống như con đò mong manh trên dòng nước siết. Nếu không được buộc bằng sợi dây sự thật, nó sẽ trôi nổi với mọi thác ghềnh. Dù nhiều lúc, sợi dây làm con đò đau đớn. Anh nói sự thật cho em vì không muốn căn bệnh ủ mãi trong người, gặm nhấm sinh khí của em đến khi cạn kiệt. Giọng nói sâu thẳm vang bên tai Dương Vân. Số đông đồng bào coi cha em là hạng đốn mạt, đáng phân thây xẻ thịt. Tiêu cực hơn, họ hoàn toàn đổ trách nhiệm khiến họ mất tự do lên đầu ông. Còn đứng trên phương diện của Nghĩa Đoàn, Dương Phong là đối thủ đáng gờm nhất. Tầm nhìn rộng, cơ trí tuyệt luân, bên cạnh việc nắm địa thế nước Nam như lòng bàn tay, am hiểu sâu sắc tính cách, nếp sống. Sự sụp đổ của nghĩa quân Hồng Châu, sự tan vỡ của rất nhiều lực lượng bí mật rải từ Phong Châu đến Trường Châu trong 3,4 năm nay đều có bàn tay của cha em. Cha em là người duy nhất xây dựng được mạng lưới liên lạc và hành động, gồm cả người Việt lẫn Hán. Tình thế bắt buộc chúng ta phải có nghĩ rằng tham vọng của ông ấy không dừng ở bên dưới người Hán. - Như anh nói thì thực sự cha em muốn làm vua hay sao? Kêu lên kinh ngạc, Dương Vân hoàn toàn chẳng tin. - Có phải chính lý do đó làm mọi người hoàn toàn tin rằng em là kẻ sát nhân. - Nào đã có ai biết! Ngô Quyền đáp. Sự tự kỷ sẽ làm hại em. Em xem vì sao chúng ta vẫn nên huynh thành đệ. Bởi vì anh tin em tuyệt đối. - Tại sao cha để em ra đi, dù biết em sẽ theo về Nghĩa Đoàn? - Do mưu đồ của ông ấy sắp tan thành mây khói. Hoặc muốn em được sống cuộc sống như mơ ước, ít nhiều sẽ bù đắp được cái tiếng là con của kẻ phản quốc. Dương Vân đang định cãi tiếp thì Ngô Quyền đã chuyển sang vấn đề khác: - Thời gian không nhiều. Chuyện này chỉ anh em ta biết là đủ. Quay trở lại vấn đề đang bàn. Em đốt lá thư và bị Lê Hồng nhìn thấy. Lúc đó em để hình nộm sau lưng phải không? - Vâng. - Lê Hồng đã hình dung cái hình nộm là xác người. Có thể cô ấy nói với Địch Quốcu mà tình cờ lọt vào tai hung thủ. Trong đầu hắn liền nảy ra ý lấy em làm kẻ thế thân. Hắn ra tay giết Địch Quốc rồi quay lại thủ tiêu hình nộm. Trong một đêm, hắn làm được khá nhiều việc trên phạm vi rộng. Đêm hôm sau hắn lại ra tay giết chết một trong những chiến binh giỏi nhất Nghĩa Đoàn. Nghĩa là con người này thực sự giỏi. Em có rõ lúc hai người đuổi nhau không? - Không. - Sau đó thì sao? - Em quay về. Đi vài bước nghe thấy tiếng kêu như của người bị đâm. - Từ lúc nhìn thấy đến khi nghe được là khoảng bao lâu? - Chừng thời gian uống cạn chén trà. Em cảm thấy rất nhanh, trong lúc chạy đến còn nghe thêm hai ba tiếng kêu của một người duy nhất. Em xông bừa vào và gặp Trần đội trưởng đang hấp hối, mới nói được mấy tiếng t ìm lá thư và hung thủ là liền tắt thở. Sau đó lần lượt Lê Hồng rồi Phan Anh đến. - Một lá thư gây ra cái chết của ba người thì hẳn phải chứa đựng một bí mật kinh khủng. Trần Mãnh đã tìm thấy nó trên vách sát giường của Văn Ân trước hung thủ. Hắn lập tức xuất hiện. Tình huống sảy ra rất nhanh nên Trần đội trưởng chỉ kịp vơ vội thanh kiếm của Đức Hoàng. Có thể khảng định Trần Mãnh có mang lá thư theo, đến lúc chết còn dặn đi tìm nó. Tức là nó chưa lọt vào tay hung thủ cũng không có người Trần Mãnh. Vậy nó đi đâu nhỉ? Dương Vân chợt à lên: - Có thể Trần đội trưởng đã ném đi trước lúc giáp mặt đối thủ. Ngô Quyền đồng tình: - Còn đúng khả năng đó. Nhưng vật chứng quan trọng đó làm bằng giấy, Trần Mãnh không thể tuỳ tiện ném đi mà không có cách tìm lại nó sau khi sự việc trôi qua. Ngoài ra phải đảm bảo không bị hư hại nữa. Như có tia sáng rọi trong đầu, Dương Vân bật nói: - Cái bao kiếm. Đúng rồi. Kiếm cất trên giá nằm dứt khoát phải có bao. Em không nhìn thấy cái bao ở hiện trường. - Anh nghĩ giống hệt như em. - Vậy là anh đã tìm thấy nó. D ương Vân khấp khởi mừng. - Kẻ khác đã lấy trước rồi. - Ôi. D ương Vân hết sức tuyệt vọng. - Đừng lo. Ngô Quyền trấn an. án mạng đêm qua nằm ngoài dự kiến của hung thủ, dứt khoát hành động sẽ có sơ sót. Là người chu đáo, hắn sẽ lập tức sửa sai. Em thử ngẫm xem người nào có mặt trong cả hai vụ án. Dương Vân gãi tai, miệng lẩm nhẩm: - Có em, Lê Hồng, hung thủ, đương nhiên. V à Phan Anh. - Chính là Phan Anh. Trong đêm hôm kia, cậu ta chỉ bị đánh ngất, trói bỏ trong điếm canh. Chiều tối hôm qua, cậu ta bỏ không ăn cơm. Rồi xuất hiện đúng lúc Lê Hồng đang hiểu lầm em. Rất đáng nghi phải không? - Em không biết nữa. Anh ta cũng từng bị tấn công kia mà. Hay là Phan Anh giả vờ bị đánh, nhưng dẫu thế thì cũng phải có người thứ hai. Ngô Quyền nói nhỏ: - Giặc phương bắc phải gài ít nhất hai nội gián vào Nghĩa Đoàn. - Thế phải chăng Phan Anh là nội gián? Ngô Quyền chợt chuyển đề tài: - Hết giờ thăm rồi. Tiểu Nhi và Dương Thạch nhắn em hãy kiên cường lên. Bọn anh sẽ dốc hết sức đưa em ra khỏi chốn này. - Em rất biết ơn nhưng các anh phải hết sức bảo trọng, nếu.. - Yên tâm. Nói như Tiểu Nhi là bọn anh đang chờ hắn. Dương Vân nằm kê tay dưới đầu, mắt nhìn trần nhà. Ngô Quyền đã mang đến cho chàng niềm tin vào bạn hữu nhưng lại khoét vào chân bức tường thành phụ tử. Cha là người như thế nào, chẳng lẽ chàng chưa hiểu. Dù biết chàng là con của Dương quân sư, nhưng Ngô Quyền vẫn rất tin tưởng và quý mến. Khi đánh giá con người phải nhìn nhận một cách toàn diện, đi sâu vào nội tâm. Còn nếu tách riêng từ biểu hiện, hành động hay nguồn gốc mà xét thì đừng nên nói chắc. Đêm ấy, gió bấc thổi mê tơi, lồng lộng Ngày hôm sau, trời thực sự mùa đông. Não nùng, bi thảm Chân trời buồn, kết thúc một dòng sông. Ngoài nghĩa địa, người đứng thành hàng, những đôi mắt long lanh ngấn lệ. Chiến tranh chưa thực sự nổ ra mà những chiến binh trẻ tuổi đã ngã xuống. Những cô gái vẫn vui tươi là thế, thoắt trở nên lặng lẽ. Những gã tiên phong ngông cuồng là thế, chợt hoá thành các bậc chân tu. Các đội thuộc Tổng tiên phong mặc áo đen chiến trận, tay buộc dải vải trắng để tang đồng đội. Họ trang nghiêm đặt từng cỗ quan tài xuống dưới huyệt sâu, rồi lấp đất. Những tiếng khóc xé lòng của mối tình mãnh liệt bị cái chết cắt chia. Sau khi Dương chủ soái nói lời vĩnh biệt với những người nằm xuống, các đội viên còn lại của Nỏ Thần bước ra, thề trước vong linh của đồng đội, nguyện trả thù nước thù nhà. Ai cũng khổ đau ra mặt. Chỉ thiếu mỗi Phan Anh. Gần trưa, hai đầu của lầu Ngoạn Cảnh có hai đôi nam nữ trò chuyện. Phía đông, Ngọc Linh giận dữ gặng hỏi Phan Anh: - Tại sao anh không dự đám tang? - Để làm gì? - Để làm gì ư? Họ là đồng đội của anh, là bạn của anh, ăn cùng mâm, thậm chí ngủ cùng giường. Chả lẽ không có một chút thương cảm nào sao? - Thế theo em đám người đó có bao nhiêu cảm thương thực sự? Hay là chuột chết, mèo khóc đi đưa? - Hàng trăm hàng ngàn người. Tất cả, trừ anh? - Cũng nhiều đấy. Em biết tại sao không? Tại vì khi còn sống người ta đối xử với nhau chẳng ra gì nên đến lúc chết mới thể hiện tình nghĩa hoặc cố tình tỏ ra có tình nghĩa mà thôi. - Anh thật quá đáng. Ngọc Linh đứng phắt dậy. Phan Anh bảo ngồi xuống, nàng lắc đầu. - Em về đây. Mà anh cũng nên về đi. Chưa dứt lời, nàng đã thoăn thoắt đi xuống lầu, bỏ về thẳng. Phan Anh không giữ được người yêu ở lại, nhìn hồ một cách ngao ngán. Ngồi thêm chốc thấy chẳng còn chút hứng thú nên cũng về. Gần đến Tổng đội nữ binh, chỗ hai cây hương, chàng chợt thấy cành lá rung rinh. Nghi có kẻ rình rập làm chuyện mờ ám, Phan Anh rẽ lối đi vào. Vừa vào tới nơi thì chơi kiếm từ đâu bay tới. Đầu tây. Dương Thạch nhẹ nhàng nói với Minh Nguyệt: - Điều anh muốn nói từ lâu em đã hiểu. Anh thương em tự nhiên như dòng suối mát chảy trong tâm hồn. Từ ngày đầu tiên đến bây giờ, đến bao lâu thì anh không biết nữa. Nhưng anh tin, những điều cần nói, em đã nói hết với anh. So với em, anh bỗng thành kẻ vị kỷ, chỉ lo cho hạnh phúc riêng mình. Cảm thấy nhỏ bé trong sự cao đẹp của em, anh quyết làm người bạn tốt, tránh khơi gợi cho em phiền muộn. Và em cũng đã thấy. Anh tự hứa với bản thân chỉ nói chuyện Nghĩa Đoàn, chuyện chiến đấu, chuyện vui chơi với em, nhưng hôm nay anh phải phá lời. Mục đích là muốn em đừng trách Ngọc Linh, sau khi cô ấy nói chuyện với em, và anh, v ì anh là thủ phạm. Cô ấy vẫn làm dù biết anh không thích, có thể là do tình cảm thân thiết, muốn giúp anh giành lấy tình cảm của em. - Em hiểu. M ình Nguyệt đáp. Thật ra từ lúc nói chuyện với Ngọc Linh, em đã cảm thấy thoải mái. Chị ấy nói đúng và em nhận ra chị ấy biết cách sống hơn em rất nhiều. Chỗ thân thiết, nên em không giấu. Em sinh ra đã là cô bé cứng cỏi, lớn lên trong cảnh bạo loạn. Em dồn sự quan tâm vào chiến đấu, vào lý tưởng chính nghĩa. Mẹ em dạy em, khi trưởng thành, con hãy cân nhắc chọn lựa cho mình một đức lang quân tốt, biết thương yêu và chăm sóc. Nhưng khi anh nhắc đến chuyện thương yêu, nhắc đến trái tim đập thổn thức, đến những đêm không ngủ, xin lỗi vì em chưa từng được biết đến cảm giác ấy, em cũng hiểu bằng cách nào mình làm cho người con trai thấy đau khổ tột cùng hay sung sướng vô tận. Nên em coi Trần Kính như bạn, coi Hồ Thế Hải như đồng đội, tấm gương để noi theo và coi Bùi Thiên Đức như anh trai. Riêng anh đặc biệt hơn họ, là người em có thể thổ lộ tâm tình. Nhưng hãy cho em thời gian để để hoàn thành ước nguyện đánh đuổi quân thù. Lúc đó, em sẽ bằng lòng. Quá trưa đến chiều rồi đến tối. Rồi nguyên ngày hôm sau nữa, không có anh em đến thăm, Dương Vân đành dành thời gian cho việc khuấy trộn suy nghĩ, ôn kỷ niệm hay đoán tương lai. Dĩ nhiên thời gian trôi chậm rì rì, chàng phải mượn anh lính gác giấy và bút. Nhưng chả lẽ viết chúc thư cho mình! Chàng vò giấy ném đi. Trong khổ đau anh mới biết thế nào là hạnh phúc Khi xa em anh nhớ rất nhiều những lúc bên em. Khi mặt trời thay thế bởi đêm đen. Tình yêu hằng thôi thúc đôi chân anh bước tiếp. Phía sau chân trời kia là mái nhà tươi đẹp Em chờ đợi anh. Ta chia sẻ cuộc đời. Chàng ngả mình xuống giường, ngủ bất kể giờ giấc. Ngày thứ tư trong lao. Mới bảnh mắt, lính gác đưa cơm sáng, thông báo luôn rằng ngày mai người ta sẽ xét xử chàng. Nhìn vẻ mặt của họ, đoán sẽ chẳng có gì tốt đẹp chờ chàng phía trước. Cái tin mới ấy càng đẩy Dương Vân vào cơn mê ngủ li bì. Tỉnh táo mà sợ hãi chỉ tổ vỡ đầu. ăn sáng xong rồi ngủ. Dậy ăn trưa xong lại ngủ. Đầu giờ mùi, Dương Vân bị phá giấc khi Ngô Quyền vào thăm. Chàng phát hoảng, thấy Ngô Quyền rất mệt mỏi, bàn tay trái quấn băng. Chàng vội hỏi thăm, được biết anh cả bị tấn công đêm qua nhưng sự thể ra sao thì Ngô Quyền không nói. Thậm chí cả buổi đấy, hai anh em chỉ tán chuyện bao đồng ngoài việc Ngô Quyền báo sơ ngày mai sẽ xét xử và khuyên Dương Vân tĩnh dưỡng tinh thần. Dương Vân biết các anh mấy ngày nay đã hao tâm tổn sức rất nhiều, vì chàng mà gánh cả cực nhọc lẫn hiểm nguy. Chàng còn đòi hỏi gì hơn nữa! Con người ai mà chẳng tham sống sợ chết. Nhưng đã được sống với những tình cảm yêu thương thì không nên tiếc nuối nhiều. - Em nhớ giữ gìn. Được mất trông chờ cả vào buổi sáng ngày mai, nên làm sao cho đầu óc thật tỉnh táo mới nên. - Vâng, em nhớ. Ngô Quyền ngó mông lung lên mấy ô cửa sát mái, hỏi bâng quơ: - Nắng có khi nào rọi xuống đến giường của em không? - Không. D ương Vân ngạc nhiên. Thi thoảng lắm mới trông thấy vệt nắng vạch trên tường. Nhưng chính mấy cái ô cửa làm cho phòng thoáng hơn nhiều. - Cũng tốt. Ngô Quyền có vẻ không tập trung lắm. Anh phải về. Chàng gõ tay 3 lần như quy định, người lính gác mở cửa. Anh cả làm sao thế nhỉ? Dương Vân chắp bằng trên giường, ngồi nghĩ. Sau bữa ăn tối, hai lính gác lăn ra ngủ như chết. Vòng gác bên ngoài vẫn sáng đèn, trong khi lính gác vô tư bàn luận về số phận của tù nhân mà họ đang trông coi thì một kẻ lạ mặt mượn bóng tối lẻn vào phòng trực lấy trộm quần áo và chìa khoá rồi. Hắn mở cửa phòng giam mà không ai hay. Dương Vân ngủ không biết trời trăng. Che bớt ngọn đèn, bàn tay trái của kẻ đột nhập luồn vào bọc. Con dao găm sáng loé được rút ra. Nụ cười độc ác được nhen lên… Rồi sau đó, tất cả lại chìm trong bóng tối. .................. Sáng ngày hăm hai tháng mười một năm Canh Dần (930), tại phòng quân cơ của Việt Nghĩa Đoàn diễn ra một sự kiện đặc biệt quan trọng. Đó là vụ xét xử đội viên Dương Vân, đội Bạch Hổ, Tổng đội trung quân về tội danh giết một đội trưởng, hai đội viên, chém đứt tay và làm mất tích một đội viên, đánh bị thương một đội viên, tất cả đều thuộc đội Nỏ Thần, Tổng đội tiên phong. Ngoài ra còn mưu đồ giết một nữ đội viên của đội Hoa Hồng để diệt khẩu. Tội ác chất chồng. Dương Đình Nghệ, thủ lĩnh Nghĩa Đoàn, đã du di cho mấy ngày, nhưng nếu ba người anh kết nghĩa của Dương Vân không kịp tìm ra bằng cớ có tính đột biến thì xem như tính mạng của chàng sẽ đi đứt. Vì vụ việc ít nhiều dính dáng đến cái gọi là nội gián trong Nghĩa Đoàn nên Dương chủ soái quyết định tiến hành xét xử trong phòng quân cơ được bảo vệ nghiêm ngặt. Ngoài những người trực tiếp có liên quan, tất cả sẽ chỉ biết qua lời kể đã thêm mắm dặm muối. Bấy giờ là giờ thìn, phạm nhân được đưa đến giữa vòng vây của bốn cận vệ giỏi nhất. Một đám đông có phân ngôi thứ đang chờ chàng gồm một nhóm nhỏ người ngồi và khá đông người đứng. Dương Đình Nghệ ngồi trên ghế Thống soái mặc áo đen viền cổ trắng. Tiếp đến là Lê Lãm, Võ Thiên Nam. Dương Vân bị hẫng vì ghế của Ngô Quyền bị bỏ trống và chỉ hơi yên tâm khi thấy Tiểu Nhi hua tay chào với vẻ mặt bình thường. Bên cạnh Ngọc Linh không phải Phan Anh mà là Dương Thạch. Hai quản sự là Mai Đức Hoà, Trần Quốc Đồng cùng năm Tổng đội trưởng đã có mặt. Dương Vân cũng được ngồi, tách riêng với hàng tướng lĩnh và gần như đối mặt với đám đông. Chàng thấy đội trưởng Lê Đăng Khánh, hơi căng thẳng nhìn chàng bằng cặp mắt tin tưởng. Khác hẳn với cặp mắt hằn học của hầu hết đội viên Kim Tiễn. Càng khác hẳn với cặp mắt căm thù của Lê Hồng, chỉ chực ăn tươi nuốt sống kẻ nhẫn tâm xé nát hạnh phúc của cô. ấy thế mà trong chàng lại trào dâng một niềm thương cảm kỳ lạ. Cô ấy căm thù mình đến thế nhưng nếu mình chết đi, kể cả nếu hung thủ thật chết đi thì cũng làm sao đổi được cho Địch Quốc sống lại. Rồi cô ấy sẽ sống ra sao khi niềm hy vọng bị dập tắt. Tấm chân tình của người con gái là quá đỗi thiêng liêng, nó sẽ ám ảnh cô suốt đời, có thể gieo bao bất hạnh cho người đàn ông đến sau. Chiến tranh thật tàn nhẫn, nó hủy diệt con người lúc nó đến và tận ngàn năm sau khi nó đi. Tất cả những con người đang tập trung tại phòng quân cơ này, có người muốn kết tội mình, có người muốn tha bổng mình, có người cố dấn tới chỉ muốn tìm ra sự thật, dù sự thật đó đẹp hay xấu. Liệu họ có nghĩ rằng sẽ có ngày họ phải đứng vào vị trí mà mình đang đứng, chịu đựng bao ánh mắt mà mình đang chịu và cảm nhận được nỗi đau đớn mà mình sắp sửa đón nhận hay không? Thật thú vị khi làm kẻ ngoài cuộc, điều khiển một cuộc chơi không hề mất mát, liệu họ có tưởng tượng được rằng có ngày, chính họ chứ chẳng ai khác, rơi vào vòng xoáy của trò chơi, rồi chết chìm nếu không cưỡng lại được nó hoặc tự giải thoát mãi mãi nếu dũng cảm vượt qua. Ôi, con người thật buồn cười. Họ sẽ không sống nổi nếu không có cạnh tranh, thù hằn, đố kỵ, nếu không đặt được cái xấu xa vào giữa lòng lương thiện dù họ có thể bị diệt vong chỉ bởi thỏa mãn phần nhỏ nhất giữa bao la của hạnh phúc khôn cùng. Giống như hai người song hành trên con đường hẹp đầy cạm bẫy. Chắc chắn sẽ sống nếu người này đảm bảo sự an toàn cho người kia bằng trọn tấm lòng nhưng họ thường lựa chọn tự cứu mình trước và cả hai cùng chết vì con người ta không có bốn mắt trước sau để nhìn, bốn tay vòng quanh để đón đỡ. Một người không thể thành công nhưng tại sao ba người hợp lại còn yếu hơn một người. Nhìn không xa sẽ gặp họa gần. Tham cái nhỏ sẽ không với được đích lớn. Và còn hai cặp mắt căm thù nữa, mà chàng đoán là của vợ chồng Văn Lượng. Giống như người ta vẫn nói về người sắp chết, Dương Vân bình thản đến lạ lùng. Chàng không nghe thấy chủ soái nói gì, phó soái buộc tội ra sao, rồi bao người làm chứng và bao người quá khích. Chàng đứng dậy, giải trình rành mạch những việc chàng làm, những điều chàng suy đoán. Chàng xin lỗi nếu trót làm ai đau khổ và cám ơn những người ủng hộ mình tới cùng. Sau rốt chàng nói chàng hoàn toàn tuân theo lời phán quyết của Dương chủ soái và các bậc tướng lĩnh anh minh. Tiểu Nhi hoàn toàn không nghe em nói, chốc chốc nhìn ra cửa. Ngô Quyền vẫn biệt tăm. Trên kia quan toà cùng các trợ thủ đang nghị án. Thời gian chầm chậm trôi tới thời khắc chủ soái Dương Đình Nghệ tuyên án: - Thưa tất cả mọi người! Chúng tôi, những người mang trách nhiệm giữ gìn kỷ cương và sự công bằng trong Nghĩa Đoàn đã đi đến phán quyết cuối cùng về việc đội viên Dương Vân, đội Bạch Hổ, Tổng đội trung quân có liên quan mật thiết đến cái chết của đội trưởng và hai đội viên đội Nỏ Thần, Tổng đội tiên phong cùng sự mất tích của một đội viên khác. Sau khi suy xét ngọn ngành vụ việc, chúng tôi thống nhất công nhận Dương Vân chính là hung thủ giết người. Xét thấy, sau những hành động tội lỗi mất hết nhân tính ấy, anh ta không những không ăn năn mà còn nhẫn tâm ra tay với Lê Hồng, đội viên đội Hoa Hồng, Tổng đội nữ binh để diệt khẩu. Rất may chuyện không thành, Lê đội viên dũng cảm đứng lên vạch mặt kẻ sát nhân giúp chúng ta nhìn thấu được sự thật. Gây nên tội ác ắt sẽ phải đem thân đền bồi chính tội ác. Phải nghiêm trị cho xứng người xứng tội, còn nhằm làm gương cho mọi người. Nghĩa Đoàn quyết định trừng phạt Dương Vân bằng hình phạt nặng nhất. Đó là.. - Khoan đã. Tiếng hét và bóng người, như cơn gió lốc ùa vào án trường. Các cận vệ rút kiếm loang loáng. Dương Đình Nghệ đưa tay cản lại, rồi nghiêm khắc nói: - Ngô phó soái. Không được vô phép! Phó soái đã đến muộn còn định làm loạn lên sao? - Không phải. Các cận vệ nhận ra người đó là Ngô Quyền lập tức đút kiếm vào bao. Đâu đó thốt lên vài tiếng ngạc nhiên vì Ngô Quyền mang dáng vẻ của mấy đêm mất ngủ. - Tôi đánh liều cắt ngang lời phán quyết của chủ soái, nguyên do muốn mọi người tránh khỏi sự dằn vặt suốt đời chỉ vì một quyết định vội vàng. - Hàm hồ. L ê Lãm giận dữ quát. Anh đã vượt quá quyền hạn của mình. Coi thường chủ soái và các tướng, biết đã mắc tội gì không? - Lê phó soái. Tôi biết lý do ông giận dữ. Chúng ta đã quá đau đớn sau khi mất liền ba người đồng đội. Nhưng lại cố giết một chàng trai trẻ vô tội chỉ để xoa dịu sự vị kỷ là hành động nhẫn tâm nhất. - Ngô phó soái! D ương Đình Nghệ quát. Anh sẽ phải trả giá cho những lời mạt sát vừa rồi. - Tôi dùng danh dự và tính mạng của mình để đảm bảo rằng Dương Vân bị hàm oan. Nếu sai, tôi sẵn sàng chịu sự trừng phạt. - Anh cả.. D ương Vân nghẹn ngào. - Ta chấp thuận. D ương chủ soái nói. Anh có quyền biện hộ. Nhưng nếu không chứng minh được là Dương Vân vô tội, anh sẽ bị trừng phạt theo đúng quân pháp. Toàn án trường câm lặng. Chủ soái Dương Đình Nghệ luôn thưởng phạt phân minh, không phân biệt thân sơ. Một lời nói như dao chém đá. Nhiều người bắt đầu lo sợ thay cho Ngô Quyền. Nghe anh nói, Dương Vân nhắm mắt lại. - Thưa chủ soái và các anh em. Đầu tiên tôi muốn hỏi đội viên Lê Hồng về cảnh tượng cô nhìn thấy khi Trần đội trưởng bị giết. - Tôi đã nói hết. Tôi không muốn nhắc lại nữa. L ê Hồng từ chối vì không muốn Dương Vân có thêm một chút hy vọng nào. - Xin cô hãy nhẫn nại nhằm có thể làm rõ trắng đen. Ngô Quyền từ tốn nói. Tôi sẽ hỏi từng câu một và cô chỉ phải trả lời có hoặc không thôi. Lê Hồng ngần ngừ, rồi chấp thuận: - Được. Phó soái cứ hỏi. Nhưng tôi nói trước đây là lần cuối. - Tôi hiểu. Cô đã nói thấy người đuổi nhau nên chạy theo, có không? - Có. - Cô có nghe thấy tiếng hét của Trần đội trưởng không? - Có. - Từ đấy đến lúc cô nhìn thấy Dương Vân rút kiếm khỏi người Trần Mãnh, mất quá ba khắc đúng không? - Không. Chỉ hơn hai khắc. - Khi cô kêu lên lập tức bị Dương Vân tấn công cô và chỉ nhờ Phan Anh, cô mới thoát chết, có hay không? - Có. - Cám ơn! Tôi đã hỏi đủ. - Ngô phó soái. Anh có bùa phép gì hãy giở ngay ra đi, đừng làm mất thì giờ nữa. - Được rồi, Lê phó soái! Chủ soái nhắc nhở. - Thưa mọi người. Ngô Quyền sang sảng. Hầu hết trong chúng ta đã tận mắt nhìn thấy xác của Trần đội trưởng, biết được Trần đội trưởng chết bởi nhát kiếm đâm vào bụng. Nhưng có lẽ chỉ có chủ soái và các tướng cùng một số ít biết được việc Trần đội trưởng còn có bị thêm một vết đâm vào vai. Sẽ không có gì đấng nói nếu vết đâm đấy không phải là từ một con dao. Bên dưới rộn lên tiếng xì xào, không hiểu tại sao Ngô Quyền đưa ra chi tiết ấy. - Ta công nhận. D ương Đình Nghệ nói. Có điều, dao và kiếm thì khác nhau ở chỗ nào? - Đội viên Lê Hồng mới khẳng định khoảng thời gian từ lúc Trần Mãnh bị hại đến lúc cô ấy tới hiện trường là chưa đấy ba khắc. Sau đó Dương Vân bị bắt ngay. Mà trên hiện trường còn có thêm một vết dao cắm xuống đất nhưng lạ là không tìm thấy được đến cái chuôi dao trên người Dương Vân, cũng như xung quanh đôi ba tầm ném. Cậu ta không đủ thời gian phi tang. Vậy xin hỏi, con dao giờ ở chỗ nào? - Ngô phó soái. Anh vội khẳng định Dương Vân vô tội chỉ bởi thiếu khả năng phi tang hung khí, ta nghe không ổn. Tại sao anh không tính đến việc cậu ta có đồng bọn? - Tất nhiên có, thưa Nguyên Soái. Trên hiện trường có dấu chân của người thứ ba. Nên đặt giả thiết, hắn ta cùng Dương Vân bàn nhau dụ Trần Mãnh đến rồi ra tay hạ sát. Sau đó, hắn bỏ đi luôn, có mang theo con dao. Dương Vân thì ở lại, loay hoay rút thanh kiếm, không phải của mình, dẫu biết màn rượt đuổi và tiếng la hét sẽ kéo tất thảy mọi người, đang tập trung gần đó, đến. Một kẻ đủ tỉnh táo để lập mưu giết người, có bao giờ ngu dại như thế không? Hoặc giả cứ cho là Dương Vân là con cờ thí, còn có kẻ khác đứng sau giật dây, thì đứng trước cái chết, tại sao Dương Vân vẫn lì lợm không khai? Và tại sao chúng ta có thể hài lòng để một kẻ máu lạnh nhởn nhơ thoát khỏi sự trừng phạt? Những lời bàn tán lại rộ lên cùng những cái nhìn nghi ngại. - Ngô phó soái không được làm mọi người hoang mang. L ê Lãm nói giọng bán tín bán nghi. Vấn đề đó sẽ được tính đến, nhưng việc rõ ràng trước mắt là Dương Vân ngoan cố không khai ra kẻ có liên quan, nghĩa là tự nhận hết tội giết đội viên Địch Quốc, L ê Hồng nấc lên, và Văn Ân. - Chuyện của Văn Ân ít có kiểm chứng, nhưng riêng trong chuyện của Địch Quốc, Ngô Quyền nhìn thẳng vào mắt Lê Hồng. Lê đội viên, tôi không nên khơi mãi nỗi đau của cô, nhưng cô thử nghĩ nếu cứ nhập nhèm thế này, liệu Địch Quốc có thể mỉm cười nơi chín suối hay không? Lê Hồng đáp trả Ngô Quyền bằng cái nhìn nảy lửa: - Phó soái cần gì thì nói ngay đi. Khỏi cần rào trước đón sau như thế. - Cô chia tay Địch Quốc trước cửa Tổng đội, sau đó về luôn phòng. Nhưng trước khi vào phòng, cô gặp một người. Nếu tôi gọi người đó đến đây, liệu cô có thể nhận ra không? - Có. L ê Hồng đột nhiên hơi run giọng. Bất ngờ trước đề xuất của Ngô Quyền, Dương chủ soái yêu cầu chàng đưa người làm chứng ra. Cánh cửa phòng quân cơ được mở và Trần Kính bước vào. Trừ Dương Vân, Tiểu Nhi, Dương Thạch là người mới đến, số còn lại đều nhìn nhân chứng đó bằng ánh mắt ý nhị. Mấy ai quên được cách đây bốn năm, Trần Kính chính là người con trai đầu tiên bước vào cuộc đời Lê Hồng. Một mối tình nồng nhiệt như lửa bén rơm kết thúc bằng việc Trần Kính chạy theo người con gái khác và Lê Hồng tự tử bất thành. Cô co mình tránh tiếp xúc, sống với trái tim lạnh lẽo, căm thù đàn ông cho đến khi Địch Quốc, chàng trai đến từ miền biên giới Lục Châu xa thẳm, gia nhập Nghĩa Đoàn. Không biết chuyện, chàng để ý đến cô gái có mái tóc cắt ngắn đặc biệt sống trong u sầu này. Không quan tâm đến lời bóng gió của bè bạn, chàng vượt nốt cái rào cản gai góc cô vây quanh mình. Cô ngạc nhiên rồi sợ hãi, cô mặc cảm rồi tự nhiên thấy thèm được vỗ về. Cô không dám nói cho chàng biết chuyện quá khứ, nhưng trong cơn say, một gã nào đó đã ném thẳng cái sự thật đau lòng đó vào mặt chàng với những lời lẽ cay độc. Hai người đánh nhau và cùng bị kỷ luật. Nhưng Địch Quốc càng thêm thương Lê Hồng. Chàng càng quyết tâm bao bọc cho cô. Họ thương yêu nhau, tự hào và sâu sắc. Họ bịt chặt cái nhìn soi mói và quẳng đi lời đàm tiếu xấu xa. Ngay đến người như Trần Kính cũng mừng rỡ bởi lương tâm của anh ta bớt bị dày vò. Vì thế, thật khó hiểu khi Ngô Quyền đưa anh ta ra làm nhân chứng. - Đội viên Trần Kính. Ngô Quyền nói. Buổi tối ngày mười sáu, anh có tới Tổng đội nữ binh chơi. Lúc ra về, anh có gặp đội viên Lê Hồng đúng không? - Đúng. Trần Kính đáp. Chúng tôi gặp nhau ngay trước cửa phòng của cô ấy và có nói vài câu thăm hỏi thông thường. - Còn đội viên Lê Hồng? - Tôi thừa nhận có cuộc gặp gỡ ấy thì đã sao? - Câu chuyện sẽ tiếp tục. Trần Kính, khi rời khỏi Tổng đội nữ binh, anh không về nhà mà đến Tổng đội trung quân, có hay không? - Có. Cậu em họ Trần Tài nhắn tôi sang có việc. - Trên đường đi anh có gặp ai không? - Có. Tôi gặp đội viên Dương Vân ngay bên ngoài Tổng đội nữ binh. Thấy cậu ta đi trước một quãng, tôi gọi chờ cùng đi cho vui? - Có đúng thế không đội viên Dương Vân? Dương Vân thừa nhận. Chàng đã suýt quên cuộc gặp gỡ này. - Vâng, thưa mọi người! Hai đội viên này đã đi cùng nhau về tận phòng của đội Bạch Hổ. Lúc họ gặp nhau trên đường, đoan chắc Địch Quốc còn sống. Những vết máu cho chúng ta biết anh ấy bị sát hại cách Tổng đội nữ binh một dặm. Lại thêm lần nữa, Dương Vân không đủ thời gian để ra tay vì cậu ta ngủ mạch đến sáng. - Tôi có thể đảm bảo. Đội trưởng Lê Đăng Khánh mừng rỡ reo lên. Dương Đình Nghệ ngẫm thấy các bằng chứng được Ngô Quyền đưa ra đủ khẳng định rằng Dương Vân vô can. Ông nói: - Ngô phó soái, anh đã bắt đầu thuyết phục được mọi người. Nhưng nếu Dương Vân không phải thủ phạm, thì là ai?. - Dương Vân chắc chắn không phải. Xem xét các vết tử thương, tôi nhận ra hung thủ chỉ là một, v à hắn dùng kiếm bằng tay trái. Đêm đó, tất cả các hành động giết người và xoá dấu vết, hung thủ có thực hiện nhanh đến đâu cũng phải hết canh hai. Đêm mười sáu, cánh quân bảo vệ bên ngoài Dương Xá theo lệnh của phó soái Đinh Công Trứ hành quân đến bến đò Rẽ. Tôi đã kiểm tra chắc chắn không có người vắng mặt sau nửa đêm, trừ mười đội dạ thuỷ luyện ở bên kia hồ và đội trưởng Hồ Thế Hải cùng ba đội viên đội Cuồng Phong đi làm nhiệm vụ, s áng sau đã có mặt tại trấn Mãn Phong. - Đủ rồi đấy Ngô phó soái. Một giọng cắt ngang. Thưa chủ soái. Tôi không chất nhận cách đưa đẩy của Ngô phó soái. Nói thế khác nào đổ hết tội lỗi lên đầu chúng tôi. - Kiều đội trưởng hãy bình tĩnh. D ương Đình Nghệ lên tiếng. Ta yêu cầu Ngô phó soái diễn đạt rõ ý, vào thẳng vấn đề nhằm tránh gây hiểu lầm. - Vâng thưa chủ soái. Tôi xin phép hỏi Kiều đội trưởng đôi câu. - Phó soái cứ hỏi. Kiều Đại Thụ tách đám đông đi lên, đối mặt với Ngô Quyền. Như hai đối thủ, họ nhìn nhau với vẻ sẵn sàng nghênh chiến. - Chúng ta hãy nói về cái đêm Kim Tiễn đổi phiên gác với Cuồng Phong. Khi nhân lệnh, hẳn Kiều đội trưởng đã lập thệ, song đã để phát sinh những án mạng nghiêm trọng gây rối loạn nội tình Nghĩa Đoàn. Đội trưởng vẫn cảm thấy mình có thể đứng ngoài sao? - Tôi tự biết phải làm gì! Không cần phó soái phải nhắc. Tai hoạ ập xuống đầu người anh em kết nghĩa Nỏ Thần, ai cảm thấy đau đớn bằng chúng tôi! Tôi đã thưa lên Tổng đội và chủ soái, xin bãi chức đội trưởng và chịu phạt theo quân pháp. Từng đó đủ làm hài lòng phó soái chưa nhỉ? - Tôi đã biết. Nhưng phải cáo lỗi rằng tôi chưa thỏa mãn. Chỉ đến lúc tên sát nhân phải đền tội, tôi mới dừng lại. Tôi muốn ông giúp tôi thực hiện điều đó. - Phó soái cứ việc yêu cầu, tôi nguyện đem hết sức mọn phù tá. Đại Thụ độc địa mỉa mai. - Khoảng sau bữa tối hôm sảy ra án mạng, đội trưởng đã gặp Vân Ân ở ngoài Uyên ương cư xá, có hay không? - E là phó soái đã kỳ công dọ hỏi anh em Nỏ Thần. - Thế đội trưởng giải thích thế nào khi có người tố cáo đã nhìn thấy đội trưởng lén lút đi theo Vân Ân? - Kẻ nào dám?? Phó soái có giỏi đem hắn ra đây đối chất với tôi. - Tiếc là anh ta không dám ra làm chứng, vì sợ nếu việc không thành, đội trưởng sẽ giết anh ta như đã từng làm với Văn Ân. Mỗi chữ Ngô Quyền nói ra là mỗi lần đám đông bên dưới nhốn nháo. Ngay các tướng lĩnh cũng khó tự chủ khi chàng thẳng thừng buộc tội sát nhân cho Kiều Đại Thụ. Song Dương chủ soái vẫn giữ im lặng, mặc cho sự việc diễn tiến. Kiều Đại Thụ bỗng dưng cười lớn: - Ha.. ha. Không ngờ đường đường là một phó soái của Nghĩa Đoàn lại thốt ra vô căn cứ, thiếu suy nghĩ đến mức này. Thành công quá sớm đã làm ngài mờ mắt hả ngài phó soái trẻ tuổi? Ngài tưởng những lời nói của ngài luôn là chân lý hay sao? - Cười to hơn nữa đi Kiều đội trưởng. Ông quá mừng đến mất khôn rồi chăng? Tôi mới không đưa nổi người đã nhìn thấy cảnh ông đâm thấu tim cậu Văn Ân tội nghiệp mà đã làm ông đắc ý đến thế ư? Thật buồn. Ông không gặp may rồi. bởi tôi vẫn còn một nhân chứng khác. - Ha...ha... thế còn chần chờ gì nữa mà ngài không đưa ra luôn. - Xin phép chủ soái. - Cho gọi nhân chứng vào. Một người mặc áo xám, nặng nhọc bước vào với tay áo phất phơ.