Lão Trưng ngồi dựa lưng vào tường, hai chân duỗi thẳng, cái túi quần áo của lão để ngang bên cạnh sườn, tài sản duy nhất của lão bây giờ. Phải giữ thật cẩn thận! mất nó là phiền cho lão lắm, toàn những thứ cần dùng cho cuộc sống hằng ngày: Một cái áo mưa của lính chế độ cũ làm bằng thứ ny lông dày và bền, đêm dùng để làm chiếu làm chăn, lão còn một cái mùng nữa, mặc dầu đã cũ vẫn còn có thể dùng được trong những đêm nhiều muỗị Ngoài ra còn bộ quần áo và bát đũạ Kể ra cuộc sống đầu đường xó chợ có được những thứ đó cũng là quý lắm. Vì thế, đi đâu lão cũng kè kè mang theo người, lão sợ nhất là lũ tiểu quỷ thường đi theo chọc ghẹo lãọ Nếu lão sơ ý là chúng cuỗm ngay cái túi hành trang của lãọ Biết vậy nên mỗi lần muốn nằm nghỉ một lúc, lão lấy cái túi gối lên đầu, cẩn thận hơn, lão quàng một sợi dây quanh cổ. Có điều phiền là nếu dùng làm gối cái túi hành trang lại quá cao khiến cho nhiều khi ngồi dậy lão thấy nhức đầu, cổ và bả vai mỏi nhừ, nhưng biết làm sao được, muốn cẩn thận thì phải chịu như vậy! Ngồi một lúc lão cảm thấy buồn ngủ, nhưng cứ ngủ hoài thì không được, rồi lấy gì mà ăn! nên lão phải dậy, đến mấy quán ăn đứng chầu rìa, khi thấy có khách sang lão chìa tay xin tiền, hoặc xin ăn những đồ thừa trên đĩa, trên tô... Lúc đầu khi mới bước vào nghề hành khất lão thấy ngượng ngùng, hổ thẹn. Nhiều khi lão nhịn đói cả ngày, nhưng rồi sức chịu đựng của lão cũng chỉ có giới hạn, đói quá lão phải chìa tay ra xin, lâu dần cũng quen đi, lão chỉ còn cảm thấy tủi thân mỗi khi bị xua đuổi, hất hủi. Lão không bao giờ ngờ cuộc đời của lão lại xuống dốc thê thảm như vậỵ Trước đây lão cũng có nhà cửa vợ con, lão không giàu nhưng lão cũng chẳng nghèọ Cuộc chiến tranh vừa rồi làm lão mất hết, nhà cửa của lão khi trở về không còn tìm được cái nền nhà nữa, nói chi đến đồ đạc! Cả thành phố Quảng Trị, quê lão, thành ra bình địa, vợ con lão chết sạch trên đường chạy về Huế, nơi mà người ta gọi là Đại Lộ Kinh Hoàng. Lão lang bạt từ Quảng Trị về đến Sài Gòn, nơi lão không có người thân thuộc, nên lão đành phải sống trên vỉa hè, lão cũng muốn làm một cái gì đó để nuôi lấy tấm thân, nhưng rồi mỗi tuổi mỗi già nên đành sống nhờ vào lòng từ thiện của những người khác. Những lúc trời mưa gió, lão ngồi sớ rớ ở một góc hiên, nghĩ đến vợ con, lão không cầm được nước mắt. Vợ lão trước đây cũng có nhan sắc, lão quen vợ lão từ khi còn nhỏ, cả hai cùng ở một khu phố, lão còn nhớ hình ảnh của vợ lão khi còn con gái, mụ thường mặc quần lĩnh đen, áo trắng, có khi mặc áo màu xanh hay hồng. Sau này ăn ở với mụ mấy chục năm, mụ đẻ cho lão năm đứa con, đứa nào cũng kháu khỉnh. Lão nhớ nhất là con Hường, đứa con gái thứ hai của lão, có lẽ nó là đứa con thương lão nhất, sáng nào nó cũng dậy đun cho lão một ấm nước trà, lão ngồi nhâm nhi một mình, chỉ thỉnh thoảng mụ vợ mới dậy sớm ngồi uống với lão, lão nhớ câu mà mụ hay nói khi uống được tách trà ngon: -Trà chi mà ngon rứa! Tội nghiệp mụ, mỗi khi có chút đỉnh tiền là thế nào cũng kiếm cho được trà ngon để mua cho lão! Lão nhớ lại, lần đầu lão gặp mụ, năm đó mụ khỏang mười tám tuổi, tóc mụ để dài gần đến thắt lưng và đen mướt, càng làm tăng nước da trắng ngần. Thấy mụ xinh đẹp lại chăm chỉ làm ăn nên lão để ý, lão đón mụ ở khúc quẹo của con hẻm khi mụ đi qua: -O, đứng lại cho tôi nói một chút. Đang gánh, mụ đứng khựng lại, đôi thúng chao chao, lão nói thêm: -Tôi có câu chuyện muốn nói với em, tối nay em ra cổng chùa cho tôi gặp một chút được không? Nghe lão nói, má mụ ửng hồng, ấp úng: -Lỡ có ai thấy thì chết! Nói vậy rồi mụ đi, gọi gì cũng không đứng lại nữa làm lão băn khoăn cả ngày, không biết mụ có nhận lời hay từ chốị Tuy vậy, trời bắt đầu sụp tối là lão ra trước cổng chùa đứng đợị Lão phải chờ đến lúc trời tối mịt mụ mới ra, mới nói được dăm ba câu là mụ đòi về, năn nỉ sao cũng không chịu ở lại, khi lão giơ tay nắm tay mụ, lão thấy mụ run lên, chắc là đôi má của mụ lúc đó phải đỏ lắm nhưng vì trời tối nên lão không thấy gì. Đêm đó, khi trở về lão trằn trọc mãi, lúc nào lão cũng như nhìn thấy mụ đang cười với lãọ Sau này khi đã lấy nhau, thỉnh thoảng lão vẫn nhắc lại lần gặp đầu tiên ấy: -Mụ là ác lắm, làm tôi chờ chết luôn, tôi giả vờ đứng câu nhưng cứ ngong ngóng nhìn ra ngã ba, thấy bóng người nào đi tới cũng chạy ra coi, có lần hỏi lộn một bà già Bắc Kỳ: "O Liên đấy hả?" Bà cụ nói: "Không có o iệc gì cả, chỗ tôn nghiêm mà các anh chị hẹn hò nhau, việc này tôi phải nói cho hoà thượng biết mới được". Lão ở với mụ cả mấy chục năm, có biết bao nhiêu là kỷ niệm, ấy vậy mà bây giờ mỗi khi nhớ đến, hình ảnh cuộc gặp gỡ lần đầu lại hiện ra, rõ rệt như câu chuyện mới xẩy ra ngày hôm quạ Lão có cảm tưởng mình còn rất trẻ, nhưng khi nhìn thấy tấm thân tàn ma dại của mình, lão mới nhận ra cái thực tại đau xót mà lão đang phải chịu. Bây giờ lão chỉ còn sống với dĩ vãng thôi, nên ngồi đâu lão cũng nhắm mắt lại để nghĩ đến cuộc đời cũ, khi không nhìn thấy cảnh vật ở chung quanh, nhất là không nhìn thấy chính mình, lão tưởng tượng dễ dàng hơn. Thấy lão ngồi đâu cũng nhắm mắt, mấy mụ bán hàng nói với nhau: -Ông già này ngồi đâu ngủ đấy. Mấy mụ nói gì lão cũng nghe hết, nhưng thôi, thây kệ! miễn là thỉnh thoảng mấy mụ cho lão một cái bánh là được, nhất là những lúc mấy mụ ế hàng. Thành thử, lão thường mong mấy mụ bán ế. Tội nghiệp! Người ta tốt với mình mà mình phải mong điều xấu xẩy ra cho họ, nhiều khi lão hổ thẹn với chính mình. Chiều nào cũng vậy, khi thành phố bắt đầu lên đèn, lão mới đi kiếm ăn bữa tối trước khi đi ngủ. Thật ra một ngày lão ăn không biết bao nhiêu lần, khi nào có thì ăn. Nhưng dù ăn đã bao nhiêu lần trong ngày, trước khi đi ngủ lão cũng phải kiếm thứ gì cho vào bụng, nếu không có cái lần ăn ấy lão trằn trọc mãi không sao ngủ được.. Nơi lão thường kiếm ăn là những quán nhậu, ở những nơi này người ta ăn uống thừa mứa lại toàn thứ ngon. Hơn nữa, dân nhậu là những tay hào sảng, đôi khi còn cho lão ly bia hay rượu đế. Lão không phải là người nghiện rượu, nhưng kể từ ngày lão phải đi ăn xin, lão thấy bia uống vừa ngon lại đỡ khát nước. Và lão thích hơn hết là khi uống say dễ quên những thứ làm lão bứt rứt trong lòng cùng những tiếc nuối khó nguôi ngoai. Nhưng kiếm ăn ở những quán nhậu cũng không phải dễ dàng gì, thường chủ nhân của những quán ấy ngăn cản không cho hành khất vào quán sợ phiền đến khách hàng. Lão phải đứng ở bên ngoài chờ dịp thuận tiện là nhào vào kiếm ăn, và khi đã kiếm được chút đỉnh lão ra ngay, tiếp tục đứng ở cửa nhìn vào chờ dịp thuận tiện khác. Nhiều thằng chủ ác ôn còn đuổi hành khất không cho đứng ở cửa, những trường hợp ấy thì chỉ có nước đi tìm một chỗ khác với nỗi tấm tức, bực dọc trong lòng. Thành phố Sài Gòn tuy lớn, nhưng chỗ kiếm ăn được không có là bao nhiêu, lại mật ít ruồi nhiều, nên lão phải lang thang từ khu này sang khu khác, có khi phải sang tận Chợ Lớn nữa! -- đấy tiệm ăn cũng nhiều, nhưng khi ăn xong muốn kiếm một vỉa hè có mái hiên rộng để ngủ khó khăn hơn ở Sài Gòn nhưng lại ít khi bị hốt hơn, lão đã bị hốt lên kinh tế mới một lần nên lão sợ. Đêm hôm đó, lão đang ngủ ngon thì bọn công an đến, chúng tống lão lên chiếc xe vận tải cỡ lớn rồi chạy lên tận Tây Ninh. Lúc đầu lão không hiểu tại sao lão bị bắt sau mới vỡ lẽ. Chẳng là tụi nó muốn làm đẹp thành phố để chuẩn bị đón phái đoàn các nước anh em đến tham quan, nên phải hốt hết những người sống đầu đường xó chợ. Để tránh tình trạng họ sẽ trở về sống bên lề đường chúng đưa tuốt lên vùng kinh tế mớị Lúc đầu mới nghe lão mừng thầm, lên khu kinh tế mới lão sẽ cố gắng làm, tay làm hàm nhai, dù sao cũng hơn cái nghề khốn nạn mà lão đang đeo đuổi, nhưng khi đến nơi thì hỗi ơi, kinh tế mới chỉ là mấy cái chòi lụp sụp, rách nát mà những người đến trước họ đã bỏ về. Nhìn chung quanh, ngút ngàn toàn là cỏ tranh cao quá đầu người, lại chỉ trồng được mấy thứ vớ vẩn như khoai sắn, mà lại chỉ trồng được một mùa, hết mùa mưa là hết, đến nước uống cũng hiếm hoi. Mới nhìn quang cảnh lão hết hồn, lão không thể nào sống được ở đây. Không phải lão lười cuốc đất, nhưng làm thế nào mà sống được nếu quanh năm chỉ có mấy củ khoai, củ sắn! Ấy vậy là lão lại lững thững cuốc bộ về Tây Ninh, vì lão nghĩ ở đâu có người là lão có thể sống được, lúc đầu lão đóng "đô" ở chợ Tây Ninh, gần cây cầu sắt và toà tỉnh trưởng cũ, nhưng rồi lão khám phá ra cái kỳ cục của tỉnh lỵ nàỵ Chỗ mà ngày xưa là tỉnh lỵ chỉ có một hai dãy phố đìu hiu, hàng quán thưa thớt, muốn kiếm chỗ ngủ ban đêm cũng còn khó khăn huống hồ là kiếm ăn cho đầy cái bụng lãọ Lão phải đi bộ xuống Long Hoa, cách đó mấy cây số mới có chợ, bến xe và nhiều quán nhậụ Mặc dầu nơi này sầm uất hơn, nhưng không phải là đất hứa của lãọ Lão bắt đầu dành dụm tiền nong, khi nào đủ tiền mua một cái vé xe là lão về Sài Gòn. Chỉ cần tiền mua một cái vé xe thôi mà lão phải xin cả tháng mới đủ, ấy là lão cũng đã năn nỉ anh lơ xe bớt cho chút đỉnh. Khi về đến Sài Gòn rồi, một thời gian khá lâu lão chỉ dám hành nghề quanh quất ở những quận xa trung tâm thành phố. Mãi sau này sau khi đã học được kinh nghiệm "chống càn" lão mới dám về lại trung tâm thành phố. Kinh nghiệm của lão là mỗi khi nghe đồn có phái đoàn này, phái đoàn nọ đến thăm thành phố là lão phải rút đi cho lẹ, khi nào phái đoàn tham quan đi khỏi, lão lại nhởn nhơ trở về. Lúc ấy lão nằm ngủ ở đâu cũng không ai thèm hỏi han tới nữa, hành khất chứ có phải phản động đâu mà bắt. Hơn nữa bắt hành khất chẳng những không được sơ múi gì, còn phiền hà đủ thứ. Bây giờ lão kinh nghiệm đầy mình, công an rục rịch làm gì lão cũng biết. Cuộc sống lề đường giúp lão sáng mắt, lão nhìn thấy cả những hẻm hóc sâu kín nhất của xã hội nàỵ Lão ngạc nhiên, bao nhiêu năm lão đã sống một đời sống bình thường lão hầu như học được rất ít, nhưng từ khi cùng đường, khốn quẫn, phải ăn xin, lão lại học được rất nhiềụ Bây giờ lão mới thấy các cụ ngày xưa nói "đi một ngày đàng học một sàng khôn" là đúng, vì chẳng có nghề nào đi nhiều bằng nghề nàỵ Nhưng cái biết của lão là cái biết để chơi cho riêng lão, lão không thể nói cho ai biết được và cũng không dùng được vào việc kiếm ăn! Càng tỏ ra tài giỏi bao nhiêu càng dễ bị ghét mặt, ấy thế là đói! Làm hành khất mà đói là thất bại lớn nhất rồi! Lão Trưng đi lang thang trên đường Cách Mạng Tháng 8, hôm nay lão phải về khu vực này để chống càn, vì lão nghe nói có phái đoàn nước ngoài đến tham quan thành phố vào ngày mai. Hơn nữa, đây cũng là khu vực lão có thể làm ăn được. Dọc đường từ ngã ba Ông Tạ đến bà Quẹo có bao nhiêu quán nhậu lão biết hết, đã điều nghiên kỹ trước khi trở về rồi mà! Lão đặt cái túi xuống nền xi-măng, trước căn nhà lầu ba tầng, cử đóng im lìm. Hai đêm nay lão ngủ trước căn nhà này mà chưa bao giờ thấy chủ nhân ra mở cửa, dù chỉ là mở hé. Lão nghe nói, chủ nhân là một đôi vợ chồng già, có bốn đứa con, cho ba đứa đi vượt biên một lần, chết sạch! Từ đó ông bà cụ không còn dám nghĩ đến việc cho đứa con thứ tư đi, đêm ngày đau khổ vì thương nhớ con nhưng không dám hé môi than thở, cả ngày ông bà cụ sống quanh quẩn với đứa con út ở trong nhà, đó là biểu tượng bi thảm nhất của khu vực này về vượt biên. Nếu ông bà cụ chủ nhà biết được, ngoài hiên này, hằng đêm, có lão hành khất ngủ nhờ dưới mái hiên nhà cụ đang ôm một mối bi thảm lớn lao, lớn hơn nhiều so với nỗi buồn của cụ, chắc cụ cũng được an ủi phần nào. Vì chủ nhân căn nhà không bao giờ mở cửa, nên lão được tự do chiếm ngụ cả ngày lẫn đêm, khi nào đói bụng, lão tìm đến mấy quán nhậu quanh đấy kiếm ăn xong lại về ngồi nhìn thiên hạ qua lại trên đường. Nhưng rồi, đất lành chim đậu, mái hiên mọi khi lão chiếm ngụ chỉ có một mình, hôm nay lại có thêm một mụ hành khất nữa cũng đến tá túc ở đây. Từ khi mụ đến, mụ nằm liệt một chỗ không thèm xin xỏ, ăn uống chi cả! Chắc là mụ đau ốm gì đây, thỉnh thoảng lão vẫn liếc sang chỗ mụ nằm, nhưng rồi thấy mụ nằm lâu qúa không ngóc đầu lên, làm lão sợ mụ có thể chết, lão lò dò bước lại, tay cầm củ khoai lang lão mới xin được: -Có ăn khoai lang không? Bộ bệnh hả? Mụ hé mắt ra nhìn rồi khép lại ngay: -Khát nước quá, có nước uống cho xin một hớp! Lão lần trong túi, lấy ra cái bi đông bằng nhựa, rót cho mụ một chút vào nắp bi đông, mụ run tay đón lấy, nhưng mới đưa được lên gần miệng bao nhiêu nước đã đổ ra hết, nên lão đành phải cầm nắp bi đông ghé vào miệng mụ, giúp mụ uống. Đến khi đó lão mới nhìn rõ khuôn mặt mụ. Mụ cũng không phải là xấu, lão thấy răng mụ đều đặn khi mụ hé miệng, làn da lại mịn màng, mặc dầu hơi đen đủi vì sương gió. Sống lang thang đầu đường xó chợ mà còn được như mụ chắc khi trước mụ phải đẹp, bất giác lão nghĩ đến vợ lão, lão như nghe được tiếng cười của mụ vợ còn văng vẳng bên tai, và hình dung được đôi mắt, đôi mắt lúc nào hình như cũng ánh lên niềm vui khi nhìn lãọ Ấy vậy mà mụ đã chết mười mấy năm rồi, chết mất xác, không để lại gì cho lão, kể cả một nấm đất để lão đến viếng mỗi khi lão nhớ. Bên cạnh lão, mụ hành khất như tỉnh hơn, hé mắt nhìn lão, lão quay lại: -Có cần gì không? -Có thuốc gì uống không? Lão lắc đầu, ăn còn không có làm gì có thuốc vào lúc này! Cũng may là lão ít khi nào đau ốm, thỉnh thoảng cảm xoàng, lão lại lấy nhánh tỏi cho vào miệng nhai, ấy vậy mà cũng qua được. Lão lục lọi trong túi tìm nhánh tỏi lão còn để dành, chìa ra cho mụ: -Ráng nhai cho kỹ, rồi nuốt, may ra... Mụ run run đưa tay đón lấy, cho vào miệng, suýt nữa nhánh tỏi rớt ra ngoài. Khi mụ đã ngủ yên, lão Trưng xách túi ra đi, lão tìm đến mấy quán cháo lòng, cố vét một ít trên mấy cái tô người ta bỏ sót lại, đổ vào lon "Gugior" lão mang theo, định tâm sẽ mang về cho mụ hành khất bạn lão, thôi thì lá rách đùm lá rách vậy, biết làm thế nào bây giờ... Khi trời tối lão mới trở về, mụ vẫn nằm đấy, mắt nhắm nghiền, lão đến bên mà mụ cũng chẳng biết. Lão hỏi trỗng: -Ngủ hay thức đấy? Mụ hé đôi mắt yếu đuối: -Mệt quá! Lão mở cái lon cháo trước mặt mụ: -Có cháo, ráng ăn một chút cho khoẻ. Mụ cố gượng cười, nhưng nụ cười héo ngay khi mụ định ngồi dậy mà không nổị Lão Trưng hơi lưỡng lự, cuối cùng lão đỡ lưng mụ, để mụ ngồi dựa lưng vào tường: -Phải ăn mới sống được, bệnh mà đói nữa là chết, không có gì cứu nổi! Mụ cầm lấy cái lon úp lên miệng, lão nghe được cả tiếng mụ nuốt cháọ Thấy mụ nuốt được lão cũng mừng: -Thôi nằm nghỉ đi, sáng mai sẽ khoẻ. Từ ngày gặp mụ hành khất ốm đau lão đâm vất vả hơn, ngoài việc xin ăn cho mình, lão còn phải để dành một ít cho mụ mà không phải là thứ bậy bạ được. Thỉnh thoảng lão lại trở về coi chừng mụ, lão mừng mỗi khi thấy mụ ngày một khá hơn. Đêm nay, khi lão về thì đã thấy mụ đang ngồi ở một góc hiên, mắt nhìn ra ngoài đường, lão đi gần đến nơi mụ mới nhận ra, nụ cười nở trên môi mụ tươi hơn mọi ngày. -Khỏi chưa? - Đỡ rồi, ngày mai có thể đi quanh quanh đây kiếm ăn được. Cảm ơn ông đã giúp tôi những lúc bệnh hoạn. Lão cũng cười, nụ cười rộng miệng của lão còn tươi hơn của mụ: -Ơn nghĩa gì, mình phải giúp đỡ nhau những khi bệnh hoạn. Tôi xin được ít cháo và có cả củ khoai lang nữa, ráng ăn, thứ này tốt chứ không độc như khoai mì. Mụ hành khất đưa tay đón lấy, mụ nói giọng cảm động: -Ơn này tôi biết lấy gì đền đáp... Đêm đã về khuya, khu phố tấp nập đã hoàn toàn yên tĩnh, mấy ngọn đèn tỏa thứ ánh sáng đỏ quạch xuống mặt đường nhựạ Thỉnh thoảng lại có những chuyến xe bò, xe ngựa chở đầy hàng hoá đi về hướng Sài Gòn. Tiếng lọc cọc của xe, lão nghe được từ đằng xa, càng ngày càng rõ, và sau đó, mỗi lúc một yếu dần, rồi mất hẳn. Cái tiếng động quen thuộc ấy kéo dài từ nửa đêm cho đến sáng. Lão Trưng và mụ nằm gối đầu lên trên cái bậc xi măng trước cửa, hai người nằm song song nhưng cách nhau một khoảng, lão nghe được tiếng mụ thở đều và tiếng trở mình của mụ. Từ ngày gặp mụ, lão chưa hỏi mụ về gia cảnh vì chẳng có thì giờ nào, nhưng lão đoán cũng vì chiến tranh vậy thôi, vì cứ trông người mụ, lão cũng biết mụ sinh ra không phải để làm nghề này. Lan man nghĩ đến người bạn đồng cảnh ngộ nằm bên, lão trằn trọc mãi không ngủ được. Nhìn mụ nằm không chăn mùng, lão hơi ân hận. Đáng lẽ lão phải nhường cho mụ cái mùng của lão nhưng lão đã không làm thế, lão đã nghĩ đến điều ấy rồi, nhưng lại cho rằng làm như vậy là lụy vì "gái", nên lão lại thôi. Bây giờ nhìn mụ nằm lăn lóc trên nền xi măng giữa lúc đau ốm, lão mới nhận ra sự tàn nhẫn của mình. Mới hừng sáng lão đã trở dậy, con đường trước mặt lão càng ngày càng sáng rõ. Phương đông bầu trời mỗi lúc một hồng hơn, và ánh sáng yếu ớt đã trải những tia nắng đầu tiên xuống mặt đường nhựạ Đường phố bắt đầu có người qua lại, nhưng toàn những người buôn gánh bán bưng, hay đi nhặt những mảnh giấy vụn và túi ny lông rách nát. Lão liếc nhìn sang góc bên kia, mụ hành khất đã trở dậy, ngồi dựa lưng vào tường, nhìn ra đường như lãọ Lão mon men lại gần: - Đỡ rồi phải không? Mụ gật đầu, cố nở một nụ cười nhưng không nói. Lão vẫn hỏi trỗng: -Tên gì nhỉ? Mụ hơi lững lự, nhưng rồi trả lời gọn lỏn: -Bích. Mụ lưỡng lự vì lúc đầu mụ không biết phải trả lời như thế nàọ Trong đời mụ, mụ đã mang quá nhiều tên, tên mụ, tên chồng mụ, tên chức vụ mà khi trước chồng mụ làm việc, và cả tên đứa con đầu lòng của mụ nữạ Tất cả những tên của chồng và con đến bây giờ mụ không còn dùng được nữa vì đã không còn, không còn gì cả, và mụ phải dùng lại cái tên trong thời kỳ con gái của mụ. Mụ cảm thấy tủi thân khi phải dùng tên tục của mình, nên sau khi trả lời xong mụ nín thinh nhìn ra ngoài đường, hai hàng nước mắt ứa ra, lúc đầu mụ còn cố giấu, nhưng rồi không còn kiềm chế được nữa mụ đành để cho nước mắt chảy dài trên má. Lão ngạc nhiên: -Tại sao lại khóc? -Tôi không ngờ đời tôi lại có ngày như thế này! Lão an ủi: -Nào tôi có khác chi, trước đây tôi cũng có nhà cửa vợ con mà nay cũng chẳng có gì, hơi đâu mà nghĩ ngợi vớ vẩn, đau ốm là chỉ thiệt thân mình, nhất là những lúc như lúc nàỵ Trời sinh voi trời sinh cỏ, đừng lo! Lão biết mụ đang nghĩ đến chồng con mụ, cũng như lão đã từng khóc mỗi khi nhớ đến vợ con mình, nên lão không dám hỏi nữa, cả hai đều ngồi yên nhìn ra ngoài đường. Lão rất muốn xách túi đi kiếm ăn sớm hơn mọi ngày, để tránh khỏi nhìn những giọt nước mắt của mụ, vì đó cũng chính là những giọt nước mắt của lão! Nhưng nghề ăn mày không thể kiếm ăn vào lúc sáng sớm được, phải để mọi người kiếm ăn được đã, hay ít nhất cũng no bụng đã, mới đến phiên những người xấu số như lão, hưởng những cái dư thừa của họ. Lão quay sang mụ Bích, bây giờ đã hết khóc, đang vuốt lại mái tóc rối bằng cái lược chỉ còn một nửa, lão nói hơi ngập ngừng: -Nếu còn yếu thì cứ nằm nghỉ, tôi sẽ đi xin giùm, trưa và tối tôi sẽ về đây đưa cho... mụ ăn. Từ hôm gặp mụ Bích, lão chỉ nói trỗng nên hôm nay lão lúng túng không biết phải xưng hô thế nàọ Lão hay dùng tiếng "mụ" như khi còn ở quê lão, cái lối xưng hô rất đặc biệt mà ở đây người ta không dùng, đôi khi lão còn bị cự vì cách xưng hô này, nhưng lão đã quen miệng mất rồi. Mụ Bích chỉ khẽ gật đầu khi đáp lại câu nói của lão, hình như mụ muốn nói với lão điều gì nhưng rồi vì mệt mỏi nên mụ không nói được, nhìn ánh mắt tha thiết của mụ, lão biết mụ đang cảm động. Riêng lão, lão cũng muốn nói với mụ những rung động trong tâm hồn lãọ Kể từ ngày vợ lão qua đời, cuộc sống vất vả nay đây mai đó, đầu đường xó chợ, đã làm cho lão chỉ còn thì giờ nghĩ đến miếng ăn hằng ngày, thỉnh thoảng lão mới thấy lòng mình rung động khi nhìn thấy đàn bà, con gáị Nhưng nhìn lại thân phận mình, lão hiểu đã có những ý nghĩ rồ dại, điên cuồng, và rồi muốn hay không, lão vẫn phải quên đi để tiếp tục sống những ngày còn lại tối tăm và đau khổ. Nhưng từ khi gặp mụ Bích, lão thấy mình trẻ lại, yêu đời hơn. Lão còn nhớ khi lão đỡ mụ ngồi dựa vào tường hôm nọ, khi tay lão chạm vào thân thể mụ, lão cũng có cảm giác ngây ngất, làm lão nhớ đến lần lão cầm tay mụ vợ trong đêm gặp gỡ đầu tiên. Lão Trưng liếc nhìn sang góc hiên, lão bắt gặp mụ Bích đang nhìn mình, hai người cùng cười, có lẽ chỉ lão và mụ mới hiểu được nụ cười của nhau mà thôi. Vừa lúc đó, một bà gánh cái nồi ghi ngút khói đi lại, lão đoán là hàng cháo lòng, nên lần trong túi móc ra mấy đồng bạc lão xin được ngày hôm quạ Lão lấy vội cái lon Gugior, đứng lên, đi về phía bà bán hàng: -Bán cho 5 đồng cháo trắng. Bà bán hàng nhìn lão nghi ngại, nhưng cuối cùng cũng đặt gánh hàng xuống. Đã nhiều năm đi ăn mày, lão biết bà bán hàng nghi ngờ lão không có tiền, tìm cách lừa bà để lấy cháo, nên lão cầm tiền đưa ra trước mặt: -Tiền đây. Bà bán hàng sau khi cầm tiền mới múc cho lão gần một lon cháo: -Tôi bán rẻ cho ông đấy. Lão đón lấy lon cháo, rồi đi trở về phía mụ Bích: -Ráng ăn lon cháo này, tôi đi tới tối sẽ về, tôi sẽ lo ăn cho mụ, mụ còn yếu đừng đi đâu. Mụ Bích nói giọng cảm động: -Tôi biết lấy gì đền đáp tấm lòng của ông đây... Cả ngày hôm đó lão đi lang thang hết khu vực này sang khu vực khác, xin được thứ gì lão cũng để dành cho mụ một nửa, nhất là những thứ ngon. Lão vẽ vời tương lai của lão, mặc dầu không tươi sáng, nhưng cũng là một niềm an ủi, hai người sẽ đỡ đần chăm sóc nhau những khi trái gió trở trời, và sưởi ấm lòng nhau những lúc cô đơn buồn tủi. Khi lão thấy đã đủ đồ ăn cho lão và mụ, lão đi trở về mái hiên nơi có mụ Bích đang chờ đợi. Lão có cảm tưởng con đường Cách Mạng Tháng 8 dài hun hút mà lão lại phải lần từng bước một, nhất là đoạn trước trại nhảy dù Nguyễn Trung Hiếu ngày xưa, đọan đường không có vỉa hè, lại gập gềnh vì những mô đất, bụi cỏ mọc nhô ra gần đường nhựa. Lão đứng dựa lưng vào một gốc cây bên đường nhìn xuống khu Ông Tạ, khu phố tấp nập với những hàng quán và ánh đèn, nơi ấy cũng có ngôi nhà đóng kín cửa và mụ Bích đang ngồi đấy, đang mong chờ lão trở về. Lão liên tưởng đến một mái ấm gia đình xa xưa, mỗi khi lão đi đâu về trễ, mụ vợ lão ngồi tựa cửa nhìn ra ngoài, khi thấy lão xuất hiện ở đầu ngõ, mụ nói như reo: -Ba mi đã về, dọn cơm cho ông ăn, Hường ơi! Nghĩ đến nỗi vui của vợ lão khi xưa và của mụ Bích bây giờ, lão cố gắng bước đi để chóng nhìn thấy nét mặt rực rỡ và nụ cười của mụ Bích khi nhìn thấy lão. Nhưng khi về đến mái hiên quen thuộc lão không thấy mụ Bích đâu cả, lão nhìn quanh quất để tìm, nhưng rồi thất vọng nhìn xuống cái bậc xi măng nơi mụ Bích đã ngồi và nằm mấy ngày hôm nay. Chờ đợi mãi sốt ruột, lão đi loanh quanh để dò hỏi thì ai cũng trả lời: "Không biết!". Cuối cùng, có một bà bán bánh mì ở bên kia đường nói với lão: -Khoảng 4 giờ chiều, bà ấy đang đi, tay cầm lon nước, bỗng ngã xuống lề đường bất tỉnh, lon nước trên tay đổ tung toé. Mọi người chung quanh biết là bà trúng gió, nên có người lấy dầu đánh gió cho bà, nhưng có lẽ bà đã quá yếu nên vẫn không tỉnh lạị Một số người động lòng trắc ẩn đã đưa bà đi nhà thương, nhưng không biết nhà thương nào, và sống chết ra sao. Lão Trưng bỗng thấy xây xẩm mặt mày, lão ngồi thụp xuống vỉa hè ôm mặt. Lão khóc!
Hết
( Trích trong tập truyện ngắn " Nắng muộn thu vàng " của tác giả Cao Xuân Lý)