-Dạo nầy cô Hoàn mới mười lăm tuổi, cái tuổi dậy thì của con gái, mười lăm trăng tròn, mười sáu tròn trăng, con người cô rất dẹp gái, hình dáng vừa vặn, da thịt trăng nõn, mặt trái soan, mủi dọc dừa, thật dễ nhìn, một học sinh và hoa-khôi của làng Phú-Mỹ. Năm nay cô Hoàn vẫn còn di học, cô có bạn trai cùng chung lớp chung trường, tên anh ấy là Nguyễn-anh-Dũng rất đẹp trai con nhà giàu học giỏi, trai tài, gái sắc thật xứng đôi vừa lứa, mối tình đầu của cô Hoàn và Dũng thật là thơ mộng. -Cuộc biến cố đệ II Thế Chiến xảy ra Nhật, Pháp bị Quân-Đội Đồng-Minh tước doạt vũ-khí, đuổi về nước. tháng 8-1945, Bác Hồ về nước kêu gọi toàn dân làm cuộc cách-mạng, lật đổ chế độ bù nhìn Bảo-Dại, Thành lập nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà, do Bác lãnh-đạo, đọc tuyên-ngôn độc-lập tại quảng-trường Ba-Đình Hà-Nội. -Bác-Hồ cũng kêu gọi toàn dân đoàn kết. - Bác-Hồ nói: Hôm qua họ là kẻ thù của chúng ta, nhưng hôm nay họ biết ăn-năn hối cải, chúng ta cũng coi họ như là bạn bè, để cùng nhau góp công góp của xây dựng lại đất nước được giàu mạnh tốt đẹp hơn. -Ông Hai Hành mới ngày hôm qua là Xã-Trưởng nắm bắt thời cơ ông tự nhiên cải lại chức-vụ là Chủ-Tịch làng Phú-Mỹ lúc giao thời. Tôi nghe ba tôi nói chuyện với mẹ tôi, những người có học thức giàu có thời nào nó cũng làm cha thiên hạ. Vì giòng họ Trịnh của ông có quyền thế từ xưa cho đến nay. Nên dân làng chẳng ai dám đớ đụng đến, thời thế cũng phải đổi thay. Mùa Xuân năm 1946 Quân Pháp sang tái chiếm Việt-Nam. Ông sợ quân Pháp bắt giết đêm ngày phãi lẩn trốn. Vì trước kia làm Xã-Trưởng hà hiếp dân làng, mặc dàu hôm nay ông là Chủ-Tịch của Việt-Minh, dân làng họ vẫn còn thù hận riêng về cá nhân ông hành-động hồi còn làm Xã-Trưởng của chế độ cũ, bị Việt gian điềm chỉ Pháp bắt ông ra nhốt tại lao Thừa-Phủ, lúc này bố mẹ ông cũng già yếu kinh-tế của gia-đình suy-sụp, không kiếm đủ tiền chuộc về, nên bị Pháp thủ-tiêu bỏ mất xác. Cô Đệ con gái thứ, dạo này tuổi đã ngoài tứ tuần, mình mẩy mập mạp, mặt mày xấu-xí, mà ỷ thế con nhà danh giá kén lựa, nên không ai thèm rước, vẫn ở với cha mẹ. Ông Loàng lúc này cũng sợ liên can, nên cũng bỏ nhà bỏ cha mẹ gìa trốn theo Việt-Minh. Cô út Hoàn được bố mẹ nuông chiều, dạo này tuổi của cô cũng vừa đôi chín vẫn còn đi học, cô Hoàn căm thù giặc Pháp tái chiếm đất nước còn bắt giết anh hai của cô, nên cô rủ anh Dũng người tình nghỉ học, cùng thoát ly theo Việt-Minh để đánh Pháp, Cô Hoàn làm cán bộ Phụ-Nữ Xã. Anh Dũng đi làm Sĩ-Quan Bộ-Đội Cụ-Hồ. Tạm đình chỉ việc hôn nhân, để cùng nhau chống Pháp. Trong tình huống dầu sôi lửa bỏng của đất nước hiện nay, nhiệm vụ của Thanh-Niên hiện tại, coi nợ nước trước tình nhà. Anh Dũng là Bộ-Đội Chính-Quy Vệ-Quốc-Đoàn thời ấy, anh là một Cán-Bộ Sĩ-Quan ưu-tú, cầm quân đánh đâu thắng đó, rất xứng đáng với cái tên mà bố mẹ đặt cho anh hồi anh còn bé, cô Hoàn cũng lấy làm hãnh-diện cho người yêu lý tưởng của mình. -Sau này anh cũng cầm quân tham dự trận đánh lớn tại Thanh-Hương, Lam-Bồ, trận nầy quân Pháp mở cuộc hành quân càn quét cấp Sư-Đoàn Bộ-Binh đầy đủ các Binh- Chủng, có Tàu-Bò Tàu-Thủy Pháo-Binh, Máy-Bay yểm trợ. Trận này giặc Pháp cũng bị quân ta giáng một đòn chí tử, bỏ xác tại trận hàng trăm tên. Quân ta cũng có anh dũng hy-sinh một số ít, Trong đó có Đồng-Chí Sĩ-Quan Nguyễn-anh-Dũng là người chồng chưa cưới của cô Hoàn. Được bạn bè cho hay tin là Dũng đã hy-sinh trong trận đánh vừa qua, cô vô cùng cảm xúc buồn rầu thất vọng mấy tháng trời, cô căm thù giặc Pháp giết anh mình rồi nay lại giết người yêu, nhờ có anh Nguyễn-Văn-Thanh là bạn đồng-chí. Làm việc cùng một tổ, vỗ về an ủi cô mới khuây-khoả tiếp tục công tác. Tình cảm của cô Hoàn và anh Thanh mới chớm nở từ đó. Ban đêm cô cũng có lén về thăm cha mẹ cô và cũng báo tin cho cha mẹ Dũng biết là Dũng đã hy-sinh. -Từ ngày anh Dũng hy sinh, thời gian trôi qua gần một năm Thanh mới dám ngỏ lời cầu hôn với Hoàn, Hoàn nhận thấy Thanh cũng là người thông-minh, trí thức không thua gì Dũng, Cũng điển trai con nhà danh giá trung lưu ở làng Phú-Bình, miền duyên-hải gần với mật-khu của cô hoạt-đông. Cô xin để suy nghĩ ít hôm mới trả lời: Hò lơ… Hó lơ Lắng tai nghe, tiếng ai hò lơ … hò lờ …… Thế là hoàn thành thủ tục kết hôn của đôi trai tài gái sắc thời kháng chiến chống Pháp. Từ nay hai người được phép ăn ở chung sống với nhau. Cha mẹ cô Hoàn lúc này già yếu bệnh hoạn, con thứ hai bị Pháp giết, con trai thứ tư, con gái út bỏ đi kháng-chiến, ông bà ở với cô gái thứ ba, tánh nết hay cáu-gắt, không coi cha mẹ già ra gì, hai ông bà cô-đơn buồn rầu rồi cũng qua đời hết. Gia-đình còn lại một mình cô Ba Đệ lỡ thời tuổi gần ngũ tuần, có người mai mối cho một ông già đau bao tử chi có ăn cơm nếp, ở trong Đà-Nẵng ra rước đi. Đến 1953 chiến tranh gần kết thúc càng ác liệt cái nhà xây tường gạch lợp ngói Tây của bố cô Hoàn cũng bị Pháp đập tan nát, thế là gia đình V M bị tán gia bại sản từ đây. Cô Hoàn và Thanh chung sống hoạt động cho Việt-Minh trong mật khu cũng sinh được hai Công-Chúa kháu-khỉnh rất giống bố mẹ. Sau khi quân Pháp bị thất thủ trận Điện-Biên-Phủ. Buộc phải ký Hiệp-Định Giơ-ne-vơ tại Thuỵ-Sĩ ngày 07-5-1954. Được đình-chiến tại Đông-Dương. Sau ngày đình-chiến 1954 theo hiệp định, lệnh phải tập kết, cán bộ và Quân-Đội Việt-Minh từ miền Nam ra tới vĩ-tuyến 17 phải rút hết ra Bắc, toàn miền Bắc vào đến vĩ-tuyến 17 cầu Hiền-Lương, Quân-Đội viễn-chinh Pháp phải rút hết vào Nam, giao lại miền Bắc cho Việt-Minh, Bác-Hồ lãnh đạo. Anh Thanh phãi từ giã cha mẹ, vợ con, anh em lên đường tập kết ra Bắc, trước giờ phút chia tay tạm biệt, hai vợ chồng Thanh và Hoàn thề Non hẹn Biển những lời sắt-son vàng đá với nhau. “Cùng nhau thề thốt nặng lời Dẩu mòn bia đá chớ phơi tấc lòng”. Nguyễn-Du Nếu sau này có chuyện bất trắc, không xum họp cũng vẫn ở chờ đợi cho đến chết thì thôi, không ai được tự tiện phụ nhau đi theo người khác, là mang tội bội phản với Trời, Phật và thất tín với nhau. Thanh và Hoàn cả hai đều có ăn học, gia đình có văn-hoá truyền thống, họ tin nhau, nên khi xa nhau họ dám thề thốt nặng lời như vậy.