Tôi nhớ mãi những câu chửi tục tĩu giữa ông chú và thằng cháu phụ việc:
-Mày đưa chiều cật lên trên, nặng thì nó đè xuống rồi cây tự thẳng tức là mái tự thẳng.
Thực tế là hai chú cháu làm căn nhà lá và đòn tay, rui, mè hoàn toàn bằng những cây cau rừng theo miệt miền nam. Tuy nhiên chú cháu lại là người Bắc rặt chính gốc.
Từ đó tôi mới hiểu ra rằng cật như thế nào và là cái gì.
Sau đó những hôm, cứ mỗi lần ông nhậu thường mua cật heo, thì ra mới biết cật là như thế nào. Từ đó cho trí nhớ non nớt của tôi hiểu sâu đậm về những việc cỏn con là như thế đó. Nhưng thực tế mới biết các cụ ngày xưa chửi tục còn hơn cả thời đại mới.
Cho nên có câu:
“No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi”.
Vào những tháng giữa năm khởi đầu thập niên hai ngàn. Miệt chúng tôi ở, một số con đường trong thôn đã xây dựng. Miền Nam vào những ngày này hay mưa cũng bớt lầy lội. Tuy nhiên còn nhiều đường chưa làm cũng đến khốn khổ. Hình như chưa thể làm thêm là vì trong câu “nhà nước và nhân dân cùng làm”  dân chúng chưa bỏ tiền, hay nói đúng ra chưa có kẻ đứng đầu tổ chức, cũng còn nhiều thôn xóm đường đi vào mỗi nhà trong xóm, chưa sạch đẹp.
Phía trước mặt nhà tôi là lộ một (QL1) nên cũng rộng rãi thênh thang hơn nhưng chưa đủ rộng để xe đi. Vì thời này sự bành trướng công nghiệp xe của Trung quốc đã thao túng toàn thế giới.
Nhất là vào những ngày cuối tuần, nhất vào những ngày chủ nhật, phần đông anh, chị chuẩn bị mang một số tiền về cho gia đình thường tụ tập trước cửa để đưa, đón xe, đi về, thật là nhộn nhịp nhưng phức tạp vô cùng.
Thường vào dịp lễ hoặc Tết, còn ngày thường vào qua ngày 10 tức ngày công nhân được trả tiền lương phần đông gọi là lãnh lương, thường, dân chúng hay nói như thế.
Khu chúng tôi ở là khu công nghiệp. Rất đông công ty vào đầu tư như thuộc khu Long bình hoặc khu Sóng thần (căn cứ thủy quân lục chiến xưa) đông bạt ngàn và từ đó các phiền toái, phức tạp tràn đến, sau cả những khu công nghiệp Bàu xéo, Sông mây, Khu công nghiệp Hố nai 3, kéo dài từ Khu công nghiệp Biên hòa một, Biên hòa hai, qua AMATA, khu Ba Ty.v..v… Nhất chỗ ăn ở, thuê nhà và thường kèm theo những phức tạp khác.
Từ đó cũng có những đứa con vô thừa nhận ra đời. Hoặc vì người không chọn, hoặc chưa thể lọt vào ý hướng phục vụ cho chúng tốt hơn miễn sao phải có lợi, thì mới có sự chấp nhận của chủ nhân dù đó cũng chỉ là những đứa sai vặt.
Tôi buồn vì không vừa ý mình, vô tình bị trẻ con lợi dụng mà không hay biết, cứ sống tự nhiên. Đến nỗi đến nhà thăm bạn quý hiếm mà mặc nguyên bộ đồ ngủ (pyjama) làm buồn lòng nhiều người không ít khi đầu tiên tiếp giao. Tuy nhiên trong lòng thường nghĩ:
-Nếu hiểu nhau thì không sao cả.
Có chấp nhận thì chơi thì buông. Nói đến đây mới nghĩ đến “cho buông, buôn so”. Có thể không nên so sánh như thế cũng đáng tội, vì chưa phải là món hàng chi. Có điều vạn sự khởi đầu nan. Nó thế đó. Cũng chẳng sao.
Tôi chấp nhận với một lý do dễ thương hơn nhiều:
-Mỗi ngày thêm được người bạn thì tránh xa hàng trăm ưu phiền. Tuy nhiên thường họ chưa nói ngược lại là có thể là gây thêm ưu phiền khác chứ chưa hẳn được đủ như vậy. Theo ý các cụ thì:
-Sinh sự, thì sự sinh, bớt việc, thì việc bớt.
Thôi thì có khi ngược lại mới hay, vui và nhìn thấy được đời đáng quan tâm như thế nào. Vì thường ný nuận:
-Đời bao gồn những hợp lý và bất hợp lý.
Nhưng thoáng, không lẽ mình chi li như vậy. Khó chịu thì không lẽ mình thô lỗ. Tôi nhớ lời chú em, người học nghề điện tử bất đắc dĩ của tôi nay đã thành công. Chú  nói:
-Anh à, mình cho đi không nhận lại tức là mình đã nhận được đủ thứ rồi đó. Tuy nhiên chưa phải là ngày hôm nay mà mai sau. Họ sẽ nợ mình suốt kiếp. Việc gì anh lo lắng, bằng chứng họ còn bao nhiêu nỗi ưu phiền phải mang lo gì. Theo em, nếu nợ rồi không trả thì nợ chồng chất. Anh nhìn thấy trước mắt mà. Cái người bạn trên cao nguyên cũng đã cho đi nhưng không thể nhận lại đó. Tôi gật đầu và trả lời:
-Lúc đó tao đang yếu mệt khi đến gặp thăm hắn, chỉ cần tìm chỗ nằm hơi sức đâu nghe chuyện người, với lại chuyện sờm bơm mà, chấp chi. Ngẫm nghĩ một vài giây nhìn miệng chú nói nghe như giảng giải:
-Nhiều người chỉ nghĩ đến tiền trong túi của người cứ như là trong túi của mình. Chú em ngồi đối diện cạnh tôi không hề thấm thía gì chuyện nghe được. Chú nói thêm, vừa vẫy tay như cùng giải thích:
-Anh T sẽ khổ vì bán cái xe máy tập là chuyện dở, rồi sẽ hối hận cho mà coi, vì sức khỏe hơn vàng cơ mà.
Tuy thế mặt chỉ Chú T chỉ ngẩn ra vài giây rồi qua đi như nước đổ lá môn thôi chẳng ích chi. Chú muốn nói sức khỏe so sánh với vàng. Chợt chú em T ruột ngồi bên cạnh lên tiếng, cũng nói:
-Hai cái khớp gối tôi muốn đau hơn mọi khi.
-Thế cái xe tập thể dục tại chỗ đâu?
-Bán rồi.
-Sao lại bán đi, nó là lẽ sống của mình đó, anh sẽ hối tiếc cho mà coi. Vì sức khỏe lúc này qúy hơn vàng.
-Anh phải mua ngay xe khác, loại tốt đừng mua loại mấy trăm, nó sét đó.
Những lời khuyên của chú em kết nghĩa chỉ để ngoài tai, vì người chỉ lấy tiền làm vui thì sao nỡ bán lại mua, vì đã lỡ bán rồi, chỉ có nước chờ con về, ỉ ôi sẽ mua lại cho bố cái khác à.
Câu chuyện đến chỗ không muốn xẩy ra nữa, vì như thế sẽ tránh sự thật mà tìm ý hướng riêng tư, sẽ không đụng chạm những điều bức bối đó nữa, anh em lại xa nhau mất thôi.
-Lúc nào anh cảm thấy buồn phiền cứ đến với em, chúng ta uống càfê rồi karaoke, em có máy năm số mà, chất lượng tốt, hoặc uống vài chai bia.
Bất chợt tôi nói như đóng đinh vào đầu:
-Nó tính toán kỹ lắm kể cả trước khi đi, khi đến.
Bước vào trong nhà chú mang đến mấy ổ bánh mì có nhân. Ý là đôi ba việc trước làm cảnh, sau làm mồi thay cơm ăn no mà không tiếng đến khi về không đói, vì bà xã đã mất, mà không muốn phiền mấy con.
Dù cho cái đó là không phải cũng chấp nhận chuyện chơi như thế.
Sau khi sắp bầy những gì có của gia đình, nào nem, gỏi tai heo, lá sách, tổ ong bò, thêm mấy chú em bạn cũng bắt đầu vào tiệc ra rít. Với tôi, thì rượu là món thuốc độc, nó đã từng hại bao người, và kể cả tôi nữa nhưng không mấy người nhận nghĩ ra và chính nó đã đưa tôi qua cửa địa ngục một lần. Nó làm cho phần não bộ quên dần và đến chỗ mất nhiều suy nghĩ, vì theo nhiều bài viết về sự mất neuron tức tế bào não thì không tái tạo. Tuy nhiên con người vẫn thường đi vào vết xe đổ này.  Theo như kiểu câu của Khổng:
-Phi tửu bất thành lễ.
Đúng như thế. Chính anh bạn mà tôi đến thăm tại chân cầu Sài gòn, nay cũng thành người thiên cổ. Thường thì nhắc đến chuyện, phần đông thì buồn. Nhưng đừng có nghĩ mãi như vậy đâu nhe. Lại có người vui thì đã sao nào, vì không hề bị mắc mứu nữa, vì sai một lời hứa nào chưa tròn với bạn, vì sai lời khi đã qua sông cần chi nhớ đò hoặc, sóng.
Thời đại này điện thoại đã hiện đại lắm rồi. Chợt nhớ. Tôi hỏi thăm chị vợ của anh M bằng điện thoại và chị trả lời:
-Làm gì có nước mắt cá sấu hả anh? Chần chừ một chút chị nói tiếp:
-Thôi bèn phải cho qua anh à. Tôi cũng làm ra vẻ quân tử chút trả lời:
-Thì cho đi làm phiền người chi nữa hả chị. Bất chợt tôi biến thành đàn bà rồi.
(M suốt ngày vẫn rượu lu bù…………………….)
Mở trang web bạn bè đọc lời gần như cuối cùng của đời M. mới cảm nhận bất chợt một điều gì mà chưa rõ giữa bạn bè. Tuy nhiên chẳng phải chuyện của mình, nên tôi cho qua. Về đêm tôi nghĩ mình mất tự trọng nên cũng cảm thấy tự xấu hổ.
Từ đó tôi chằng tiếp xúc với bạn hắn nữa dù gì cũng đã đến thăm tôi lúc đầu. Và nghĩ đơn giản đi càng tốt.
Từ đó tuy cũng có đôi chút ân hận, buồn phiền nhưng rồi cũng qua đi. Cái chính đối với người viết là chỉ đơn giản ước mơ in sách của mình thành quyển tặng, bạn bè hoặc có thể được bán đôi quyển.
Còn ngoài ra tha thiết gì hơn.
Cái khổ là thời này in sách theo kiểu riêng tư phải có nhiều tiền. Trước là đút lót cho nơi cấp giấy, sau đỡ bớt bị cắt xén, gạch bỏ bài theo ý hướng chính trị, thế thôi. Nói cho cùng có in được thì một số tặng cho bạn bè nhiều hơn bán.
Chính những việc cỏn con như thế nhưng thường suốt cuộc thường quan trọng hóa vấn đề, và cho là sự tự hãnh diện với mình như thành quả của đời mình cho con cháu, và chính nó làm phiền luôn canh cánh bên lòng, tuy chưa là nhà văn chuyên nghiệp, mà chỉ thỏa mãn nên có câu:
-Trước là thỏa mãn sau bán để sống giống như một con điếm.
-Nhưng cái chính là hữu ý anh đã bị thằng điếm lợi dụng chị biết không vậy?
-Biết chứ anh, nhưng thôi dù gì mấy tờ chữ nghĩa cũng chẳng nuôi sống hay cứu giúp gì gia đình thời này hoặc bất kỳ như xưa, cũng vậy thôi anh à em đàn bà nhưng cũng bó qua.
-Thôi đừng đá động đến chuyện đó chi.
Chú em vẫn nhắc đến chuyện nằng nặc nói:
-Anh hãy xởi nởi chuyện tiền nong tức khắc sẽ tự ôn hòa ngay à.
-Tôi bây giờ thì dễ rồi còn chuyện người thì khác chứ chú.
-Khác gì anh em cả mà, giữ trịch làm gì, anh khéo lo, cả chuyện trong túi mình quá làm mệt chứ chi.
Buổi chiều nhớ nhau đi tìm đến vài người ngày xưa còn uống rượu rủ nhau vào hàng quán cóc ngồi vui vẻ cho qua ngày như xưa mình còn sức khỏe, uống vài chai bia cho qua ngày đoạn tháng.
 
Vô tình lê thê tới chiều.
Cái ác là chiều đó thằng bạn đi lễ gục ngay trên nhà thờ bèn cấp cứu. Tai biến mạch máu não (cao huyết áp). Những quán cóc mọc lên nhan nhản theo đà tiến hóa của kinh tế thị trường. Tôi ngồi bên cạnh anh PV kể lể dăm câu chuyện trời ơi đất hỡi rồi bắt đầu ăn uống cho đến khi ngồi mỏi lưng cùng nhau hè nhau đi về một nửa, dành lại cho hai tay uống rượu hàn huyên.
Đường thôn đã lác đác người về lễ. Chúng tôi thoả thuận ai khỏe cứ ngồi về sau, thành ra bạn bè chia hai nhóm.
Thời tiết thường cũng thay đổi luôn chi canh, hết mưa, bão, lại đến hạn hán. Đôi khi ngồi với nhau luôn nhớ về N M một bạn văn, thơ, uống rượu…
Chúng tôi thường nhớ đến bài cuối cùng của một người bạn viết cho được đăng trang trên do chính thủ bút Bùi Giáng cho vào ngày cuối như sau:
Nguyễn Mai từ bấy tới nay
Vẫn lu bù rượu tối ngày say sưa
Bất ngờ tái ngộ một (muôn) mùa
Chào nhau như mộng mỵ thừa thãi dâng
bùi giáng xuân 94
Cái tật xấu của tôi  thường hay chê, trách, chửi kiểu hàng cá như trong truyện (bữa cơm trưa của cha chánh xứ v.v…)
Trong truyện này tôi không moi móc chuyện người nhưng với tôi, người lợi dụng danh nghĩa anh em chúng tôi, tôi nhắc:
-Dù cơm no cật ấm cũng còn chăng chút tình nghĩa. Người đã làm cho bản thân đã no ấm, nên nhớ đến giỗ, kỵ người bạn thân yêu của mình đã hy sinh, cứu vớt, đa mang cho có sự sinh tồn thân yêu ngày hôm nay.
 
Giỏi thật.
 
thái san

Xem Tiếp: ----