- Cô dâu chú rể trình diện kìa, đẹp đôi quá, vỗ tay đi, vỗ tay mạnh lên đi, cả phòng tiệc vui vẻ chào mừng. Ðám cưới thật rình rang sang trọng, khách khứa ăn mặc đẹp, điểm trang lộng lẫỵ Trong đời người, thường chỉ có một lần đám cưới thôi nên ai cũng cố chuẩn bị chu đáọ Mỗi thời mỗi khác, việc tổ chức cũng tiến theo mức kinh tế gia đình địa phuơng.- Hai cô cậu nầy học giỏi mà còn nhà nề nếp lắm. Nói tiếng Việt rất sỏi, thành thạo không ngọng nghịu, có dấu đàng hoàng, bà Ba nói vói các quan khách được mời cùng bàn tiệc.- Ðều là người Việt hết, tất nhiên thôi, đâu có gì là lạ đâu. Bà Tín trả lờị- Có chứ, bà không nhớ sao, chúng mình cũng đã đi dự đám cưới nhà bà trung tá Tri rồi đó. Con cái xứng đôi vừa lứa thật nhưng cả hai đều không còn nói được tiếng Việt nào hết, chỉ dùng tiếng ngoại rất lưu loát trôi chảy trơn tru như người bản xứ. Nếu nhắm mắt lại không nhìn thấy vóc dáng tóc tai, mình khó phân biệt ai là ai.- Chuyện đó bây giờ là thường bà chị ơi, một ông khách vui vẻ góp ý, tuổi trẻ ngày nay phải hội nhập mới sống được chứ. Không rành tiếng người, nhất là đã mang quốc tịch rồi, đâu có thể để bạn bè chê cười, mắc cở chết luôn.- Thật ra tôi cũng đang lo đâỵ Mấy cháu nhà tôi dần dần quên tiếng Việt hết. Tôi có nghe nói, Tú tài ở Pháp còn có môn ngoại ngữ nhiệm ý là Việt ngữ nữa, thích chưa. Ở Mỹ Úc,… phong trào học tiếng Việt càng ngày càng phát triển mạnh. Rất tiếc là ở các nước ít người Việt tị nạn sống rải rác khắp nơi, vốn liếng tiếng Việt chắc dần dần rơi rụng héo hon.- Các con tôi sang đây khá lớn hết rồi nên tôi ít để ý đến chuyện đó. Vả lại cha mẹ lo kiếm sống hụt hơi nên xao lảng theo dõi việc học các con rất nhiều, kể như giao phó cho nhà trường. Nhiều bà con mình ở Việt nam tưởng sang bên đây là có tiền để ngân hàng, nhà lầu xế xịn, con cái sẽ làm kỷ sư bác sĩ dễ dàng. Không ai nghĩ đến con đường đầy chông gai người tị nạn phải trải qua khó khăn biết dường nào.- Tuổi trẻ cũng thế, con em chúng ta cũng có những ưu tư lo lắng riêng. Nhưng nói chung, thế hệ thời đại nầy, bản xứ hay không cũng cảm thấy bất an, đôi khi bị đe doạ nữa là khác. Có lần đọc báo thấy bên Bĩ, một thanh niên 24 tuổi đã tự đi mua một khẩu súng đi săn rồi nhả đạn vào một cô Thổ nhỉ kỳ và một cô giữ trẻ da màu đi trên đường. Bị bắt, cậu ta còn tuyên bố dự định giết càng nhiều cáng tốt tất cả người ngoại quốc đến đâỵ Biết thế thôi chứ không thể kết luận là có sự tuột giốc đạo đức tâm linh hoàn toàn được, ông Tín nói.- Như gia đình bà bạn tôi chẳng hạn ở Âu châu, vì lúc mới sang không chịu nổi khí hậu xứ nầy ngã bệnh rồi sau đó bị chứng trầm cảm nặng không nuôi con được. May nhờ một gia đình người địa phương lo giúp. Lúc đầu chỉ đưa đón nhưng sau đó đem về nhà giữ dùm luôn chờ đến khi nào bạn tôi hết bệnh. Nhưng quái ác làm sao, cơn bệnh của bà ấy kéo dài trên hai năm. Sau đó thấy bạn tôi còn yếu ớt quá lại chưa tìm được vịệc làm, kinh tế gia đình còn èo uột vì một người làm mà sáu miệng ăn nên mấy đứa nhỏ vẫn còn được nuôi hộ.- Vậy là gia đình anh chị ấy có phúc mấy đời mới gặp được gia đình phúc hậụ Các cháu sẽ có dịp tiến nhanh, đở lọ- Phải thành thật cảm ơn lòng tốt những người giúp mình. Nhưng lắm lúc là con dao hai lưỡi đó.- Thế là làm sao? Trong hoàn cảnh bất khả kháng như vậy có quới nhơn phò trợ mà còn đắn đo suy nghĩ gì nữa?- Bao nguyên nhân vô hình thấm vào đầu óc trẻ lúc nào không ngờ được, cha mẹ cũng không để ý, choáng váng bởi lòng tốt của ân nhân, có thái độ dễ dãi tin cậy hoàn toàn không ngại giao phó con mình cho người tốt bụng mà quên mất điều căn bản, họ là người khác giống. Có thể vô tình vì ích kỷ cá nhân, hoàn cảnh thật sự khó khăn của gia đình, vì sĩ diện hão, tự ái mặc cảm, lần lựa việc rảnh tay phó mặc đó trở thành thông lệ không cần lưu tâm để ý. Rồi dần dần có thể biến thành một thứ bệnh ghiền đó chị? - Tại sao vậy?- Bệnh ỷ lại đó. Vả lại các cháu tiếp xúc với lối sống mới rồi, quen nước quen cái với nếp sang trọng “văn minh” ngôn ngữ khác biệt, chỉ mấy nguyên nhân đó thôi cũng đủ làm cho chúng tách rời âm thầm và khó trở về với nguồn cội tổ tiên. Chị cũng thừa hiểu là phong tục tập quán lễ giáo của chúng ta cũng phức tạp cầu kỳ. Hơn thế nữa tiếng Việt ta không dễ sử dụng đâu. Nhiều phụ huynh chẳng hạn cũng đã có thiện chí dạy con bằng karaoke nhưng cách phát âm đúng và hiểu rõ nghĩa đòi hỏi thời gian và công phụ Bao phiền toái đó cũng làm nản chí phần nào giới trẻ ngày naỵ- Phần đông ở các xứ nhỏ ít người Việt thì phương tiện duy trì tiếng mẹ cho thế hệ sau bị hạn chế rất nhiềụ Lại còn phải cố học để theo kịp chúng bạn nữa, tiếng mẹ đẻ đã là khó học rồi, tiếng nước ngoài dâu dễ nuốt trôi. - Hơn thế nữa, cha mẹ cũng phải vừa hội nhập vừa cố gắng lo cho gia đình và giúp đở cho thân nhân ở quê nhà nên không từ bỏ việc nhận thêm giờ phụ trội hay công việc khác. Còn điều quan trọng nầy nữa, người Việt ta vốn hiếu học nên chịu tảo tần cực khổ chẳng những nuôi con mà còn khuyến khích con ăn học cho đến nơi đến chốn. Do đó việc học ngoại ngữ cho thấu đáo cũng là một bước tiến nhanh vào việc hội nhập thích nghi và leo dần dần vào tầng lớp xã hội cao hơn mà cha mẹ không có cơ hội thực hiện được.- Trường hợp đổi đời nầy nhiều lắm, nhất là các nước tự do như là Mỹ, Úc, Canada giàu có rộng lớn nhiều tài nguyên, hệ thống giáo dục tân tiến. Không phải chỉ có con những nhà trí thức, giàu có mới có con khoa bảng mà thôị Sang bên đây rồi, "có chí thì nên" thôi. Ở vùng tôi cư ngụ đó, nhiều cha mẹ vượt biên chui sang đây phải lo kiếm sống, vốn liếng chữ đâu bao nhiêu thế mà con cái ngày nay cũng ông nầy bà nọ, kỷ sư tiến sĩ,… đâu thua sút một ai. Ngược lại, không phải không thiếu gì nhiều cậu công tử bên nhà sang đây lăn xả vào vòng hưởng thụ ăn chơi xả láng bất cần đời.- Hết thời"Con vua thì lại làm vua,Con sãi giữ chùa lại quét lá đa" (Ca dao)Chị nhìn thử lại thành phần xã hội quanh mình đi. Ðừng tưởng bà con ở tỉnh lẻ là quê mùa, khó bỏ cái vỏ chất phác của mình để khoác lên bộ áo thời đại ngang hàng với người dân ở thành, lầm to đấỵ Ngay cả con cái họ cũng dễ dàng hội nhập và đủ tinh thần tự lập ý chí để vươn lên. - Còn cha mẹ nữa chị ơi! Sang bên nầy rồi, lắm người cũng đua đòi "được voi đòi tiên". Sung sướng quá rồi mà cũng không vừa lòng, khá giả rồi mà vẫn muốn giàu mạnh giàu mau. - Ngày nay bao khoái lạc lại được nâng hạng lên, kỹ lục càng ngày càng caọTứ đổ tường tiến nhanh vùn vụt theo đà tiến triển của văn minh khoa học kỷ thuật, có khi còn quá khích hơn thành club, hội, đảng, băng…- Thời nào theo thời nấy chứ, những thói tục quan niệm lạc hậu thì gìn giữ để làm gì cho tốn công phí sức, một ông khách khác cùng bàn vui vẻ góp chuyện. Mà ở đâu cũng thế, việc gì cũng vừa vừa phải phải thôi, lạm phát có ngày ngồi tù. - Ông thấy không, cờ bạc chẳng hạn từ lâu đã được cổ vũ phát triển mạnh rồi như trước kia thời Bảy Viễn ta có Ðại thế giới ở Chợ lớn bày những cuộc đỏ đen công khaị “ Tài xỉu” chẳng hạn làm cháy túi bao con bạc, có người đã nhảy lầu tự tử vì nợ nần không trả được. Ngày nay văn minh hơn thì có casino, nổi tiếng nhất là ở Monaco hay Las Vegas ở Mỹ. Những chốn ăn chơi như vậy luôn được quảng cáo rầm rộ, dùng mọi mánh khoé phương tiện lôi cuốn “dụ khị” du khách khắp nơi.- “ Vô tửu bất thành lễ”, “Nam vô tửu như kỳ vô phong” cũng thường là câu nói gối đầu giường của mọi thành phần các ông từ sang trọng đến những tên ghiền bợm rượụ Phong cách thưởng thức, kỷ thuật chế tạo cao đưa rượu lên hàng đầu trong ẩm thực giao tiếp ngày naỵ Biết uống rượu cũng là một cách biết sống.“Ăn uống miễn theo nơi phép tắc,Tới lui cho biết lẽ kinh quyền »( Nguyễn bĩnh Khiêm)- Còn việc hút xách nữa? Hút thuốc, thuốc rê, thuốc lào, thuốc vấn,… không phải là điều cấm kỵ. Có thời kỳ phong trào hút thuốc được xem như dành riêng cho giới phong lưu lịch sự, sành điệu. Hút á phiện mới đáng sợ hơn, ngồi bên bàn đèn bên ả Phù dung, “nàng tiên nâu” riết rồi thành thân tàn ma dại, bao người ghiền tán gia bại sản thân bại danh liệt mà ghiền rồi đâu dễ chửa dễ chừạ Hậu quả của hút thuốc cũng đang được thế giới nghiên cứu cấm đoán, tùy tình hình mỗi nước có biện pháp mạnh gắt gao đối với giới tiêu thụ. Cay thuốc cũng đã là khó rồi, bây giờ cay nghiện còn khó bội phần.- Thật đáng thương cho giới trẻ ghiền ma túy ngày naỵ Ảnh hưởng tệ hại của xã hội biến chúng trở thành du đảng lưu manh cướp bóc, không phải tệ nạn nầy chỉ xảy ra ở những nước nghèo đói kém văn minh mà ngược lại đầy dẫy trong các nước giàu có mở mang. Bằng chứng ngay cả cầu thủ bóng tròn, cua rơ xe đạp ở Tour de France, lực sĩ điền kinh,… có người đã chết vì quá liều thuốc kích thích tăng cường sinh thể lực hoặc bị mất huy chương vàng hoàn trả chiếc cúp vô địch. - Văn minh càng cao, cường độ giải trí hưởng thụ cũng leo thang theo, thường là nhanh gấp bộị Khách hàng là vua, ngành quảng cáo đặc biệt sử dụng mọi tuyệt chiêu để phục vụ. Sự cạnh tranh một mất một còn trên thị trường thế giới ngày nay làm nghiêng lệch cán cân quân bình của nền kinh tế hoàn vũ và độ đo đạo đức. Vậy chẳng những “cái học ngày xưa đã hỏng rồi “ mà cái học ngày nay cũng lung lay luôn. Còn con em chúng ta thì sao? Làm thế nào để ngăn chận ba cái lăng nhăng đó?- Thật ra thế hệ trước đã có một dĩ vãng văn minh văn hóa Việt còn con cháu ta đâu có được tắm trong nền giáo dục quê hương. Ngay cả tiếng mẹ cũng chưa thông, bập bẹ nhát gừng nói ngang ngang không bỏ dấụ Nền tự do ở các nước mở mang đâu cho cha mẹ toàn quyền đối với con cái, vả lại chúng ta cũng không còn đủ khả năng kiến thức tâm tình để bắt con làm theo ý muốn mình được nữa. Hy vọng là thế hệ sau nầy vẫn còn giữ được giống dòng tên tuổi Việt nam, ý thức dần dần cội nguồn lưu truyền tiếng mẹ.- Khó thật chứ không phải chơi đâu. Mà bây giờ chơi cũng không dễ huống hồ là học. Người lớn già như chúng ta đây mà lắm lúc chẳng đặng đừng còn bị lôi cuốn nầy nọ. Bao gia đình tan nát vì casino, “khúc ruột ngàn dậm” bị sạch túi đứt ruột vì mê thưởng thức “ chùm khế ngọt”,…Con người mà, vận may cũng thường làm người ta quên đi những điều đáng phải nhớ dù biết rằng “ phước bất trùng lai, họa vô đơn chí ”. Còn bà, bà nghĩ gì mà ngồi cười cười xem bộ đắc chí vậy?- Mình tức cười là chúng mình hay lo” chuyện con bò trắng răng” quá. Có rối cũng chẳng đổi được gì thế mà ngồi đứng không yên thấp thỏm cằn nhằn. Sấp nhỏ đi học từ sáng đến chiều, ăn cơm trưa tại trường, về nhà là tắm rửa ăn uống, học bài xem tivi nghe nhạc giải trí. Quá đầy đủ, no cái bụng rồi thì coi chừng bung cái nọ thôi. Nhưng mà đâu rồi cũng quen đó. Chúng tôi thì chỉ biết cố gắng lo nuôi, nhắc chừng các con khi thấy thái độ có gì bất thường. Nhiều khi nghe chúng trả lời bằng tiếng Việt pha thêm bao tiếng ngoại, mình lại thấy thương các con và thấy mình có lỗi làm sao.- Trước kia tôi thích thấy con mình hội nhập nhanh, nói tiếng người rôm rốp, hả lòng hả dạ biết bao. Dần dà mới thấy đó là cái đà phóng nhanh vào nền văn hóa mới để vĩnh viễn xa rời tiếng mẹ. Các con sẽ ngượng ngùng sau nầy khi phát âm tiếng Việt, vấn đề cũng gay go nan giải. Ở các nước ít cộng đồng Việt, việc quên tiếng mẹ xảy ra dễ dàng hơn.- Có người lý luận rằng lớn lên học lại mấy hồi. Không đúng đâu, mỗi ngôn ngữ đều có đặc tính riêng, không phải tự nhiên không học và hành mà thông suốt được. Ngay cả chữ Nho, Nôm nước ta từ trước đến nay vẫn được sử dụng nhuần nhuyễn hằng ngày mà lắm khi cũng bức óc nhức tai hiểu không hết. Truyện Kiều của Nguyễn Du là bằng chứng rõ rệt. Ngâm, ru, bình, bói Kiều đã ăn sâu vào đầu óc dân ta như là một quyển sách “gối đầu giường” cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là miền Bắc. Ðối với thế hệ trẻ, thật không dễ gì nuốt trôi, “thẩm thấu” nhanh điển tích xưạ Chẳng hạn để nói về sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân:“Ðầu lòng hai ả Tố nga,Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần,… »- Tiếng Việt ta lại thâm thúy, văn chương có khi bác học quá, tưởng dễ học mà không dễ đọc đối với người nước ngoài, tưởng dễ hiểu mà phải để ý từng chữ từng câu, nói chung không thua tiếng nào trên thế giới hết. Hơn thế nữa còn cầu kỳ hoa mỹ hơn qua phép xưng hô quá tế nhị chi ly độc nhất vô nhị nầy thước đo trình độ văn hóa văn minh trong cuộc giao tiếp hằng ngàỵ - Ðó cũng là một vấn đề khó áp dụng cho giới trẻ ở ngoài nước và cũng để tiện dụng họ thường thay thế » cách xưng hô lòng vòng rắc rối trong tiếng mẹ bằng «I, me,you», « moi toi vous lui elle ».Và để diễn tả nhanh gọn thường nghĩ bằng tiếng ngoại rồi dịch sang tiếng Việt, những từ nào không dịch được thì thay vào tiếng mình đang sử dụng, do đó câu văn « nửa nạc nửa mỡ » rất phổ biến thông dụng cho thế hệ xa quê.- Nguyên nhân, lý do, tại sao hầu như mọi gia đình Việt tha hương đều thấm hiểu ít nhiều và phương cách giải quyết cũng không thiếu nhưng việc áp dụng đòi hỏi bao công sức kiên trì tri thức thông cảm khoan dung. Ðiều kiện về kiến thức, thì giờ, sức khoẻ, sinh hoạt, gia đình cần tiên quyết trong việc đầu tư quan trọng nầy. Vì thế, vai trò phụ huynh vẫn là chỉ đạo, chủ động không thể xao lãng xem thường. Cha mẹ một phần vì mảnh áo miếng cơm lúc đầu, phần khác tùy hoàn cảnh hiện tại nên thường phó mặc cho xã hội mà họ cho rằng văn minh tiến bộ tự động là môi trường đào tạo hữu hiệu con em ta tiến nhanh thành đạt.- Sang bên đây rồi, bỏ lại sau lưng tất cả, chúng ta như cây to bị bứng gốc tùy vận rủi may đem đi trồng xứ khác, cây nhiệt đới sang vùng ôn đới với bốn mùa rõ rệt xuân hạ thu đông. Dân ta da mỏng mịn màng nâu vàng như bánh mì dòn khuớu nướng đúng độ không bị cháy xém hay khét đen thủi đen thui như giống da màu hay trắng bệch như bánh mì nướng tạm lần đầu đến khi ăn phải cần nướng lại mới ngon như người da trắng. Dân chưa bao giờ nhìn thấy tuyết băng nên cảm nhận ngay cái lạnh buốt như đồng đâm da xẻ thịt của mùa Ðông như lòng vô nhân của những kẻ máu lươn máu lạnh không có tình người. Còn đối với con em, chúng ta phải có trách nhiệm về chúng, vì chúng cũng đang bị sức ép nặng nề của cuộc đổi đời.- Bên nhà ai cũng chỉ nhìn thấy cái chớp nhoáng bên ngoài mà khó hình dung được thực tế của người trong cuộc. Thật ra mọi việc trên đời đều có hai mặt giữ thế quân bình như cán cân Tạo hóa.May mắn cho chúng ta được tiếp cận ngay với nếp sống văn minh tiến bộ nơi các nước định cư làm nền bàn đạp giàn phóng cho chúng ta tìm chỗ tựa nương vươn lên. Hãy nghĩ đến bao thảm cảnh xảy ra quanh ta, những người còn lại nghèo khó ở quê nhà mà sống tương thân tương trợ, đoàn kết đấu tranh vì tự do, công bằng, lòng nhân. Ðã từng đối diện với bao hiểm nguy, thử thách, tủi hờn, có khi vờn cả với cái chết, vậy thì hãy cố gắng làm gì xứng đáng cho đoạn đời sau bằng khả năng tâm huyết của mình, tìm thế đứng cho mình và thế hệ tương lai.- Kinh nghiệm đã qua là những bài học thực tế giúp ta có tầm nhìn phóng khoáng sâu rộng chín chắn hơn, với lòng kiên trì quyết tâm điều nghiên, ít nhất cũng là điều kiện tốt cho việc phát triển bản thân và gia đình thế hệ trẻ sau nầỵ- Ðối với con cái không thể nhất tề đặt nặng tập tục « cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy » lệ tam tòng ngày xưa, nên dung hoà cái cũ mới để hội nhập dễ dàng hơn. Nói thế không phải khoán trắng cho con em ta làm gì mặc chúng, cái khó là phụ huynh nên quên bớt « cái ta » to lớn, chịu khó kềm hãm lòng tự ái ích kỷ, đau buồn hầu tìm hiểu hướng dẫn đôn đốc khuyên bảo khuyến khích con em.Ðừng làm « lính kín » thám tử điệp viên theo dõi con sát nút, càng không nên đóng vai trò công an thổi còi lợi dụng « tu huýt » thị oai phạt con. Cố đặt mình vào tư thế của trẻ và luôn tâm niệm rằng thế hệ đi trước phải là chiếc đèn lồng rọi bước trong đêm cho thế hệ mai saụ Hành động của cha ông là phân bón cho viễn ảnh tương lai con cháu.Vẫn biết trên đời nầy, sống là tranh đấu luôn, vậy thì có gì phải bận tâm suy nghĩ thắc mắc lo âu những chuyện mù tịt mình không biết nổi, cứ theo gương ông bà ta xưa truyền lại, bỏ cái lạc hậu, điều không thích hợp, khiêm tốn quyết tâm kiên trì học, hành, sửa sai, siêng năng trung thực biết người biết ta hầu tìm được một thế đứng đúng vị trí góp phần vào việc tạo xã hội tốt đẹp hơn, thế giới bình đẳng hợp lý có tình người. Hy vọng!