Ngày xưa, quan tổng đốc Lâm Phụng huyện Châu Thai nổi tiếng hìên đức bao nhiêu thì phu nhân Lý Phi Nương mang tiếng độc ác bấy nhiêu.
Khi quan tổng đốc qua đời, phu nhân cưới nàng Xuân Nương cho con trai là Lâm Sanh. Nhưng phu nhân không cho Lâm Sanh và Xuân Nương chung chăn gối bởi lẽ bà xem Xuân Nương như kẻ tôi đòi. Thương vợ, Lâm Sanh lén mẹ đi gặp Xuân Nương ở nhà sau để an ủi, thở than.
Xuân Nương về làm dâu ở nhà họ Lâm đã ba năm mà chẳng có tin về, làm cho vợ chồng Tiều lão thêm lo lắng. Hai ông bà lặn lội xuống Châu Thai thăm con. Thấy vợ chồng Tiều lão nghèo, phu nhân ra chiều khinh rẻ, tiếp đón lạnh nhạt. Lúc lâu phu nhân mới cho Lâm Sanh dẫn Xuân Nương ra chào cha mẹ. Ông bà Tiều lão sững sờ, chết lặng khi thấy Xuân Nương tìêu tuỵ, quần áo tả tơi. Tiều lão đòi bắt con về, nhưng phu nhân nào có chịu…
Không thể nào bắt Xuân Nương về được, vợ chồng Tiều lão lủi thủi ra về mà lòng già tan nát. Phu nhân tức giận quát hỏi:
- Xuân Nương, mày đã nói hành nói tỏi gì với cha mẹ mày mà ổng bả làm dữ đòi dẫn mày về?
- Xin mẹ tha thứ cho con, con đâu có dám.
- Con kia, chớ có qua mặt bà, gia nhân đánh nó cho ta.
Gia nhân nào dám cãi, đánh cho đến khi phu nhân hả giận thì Xuân Nương thịt nát xương tan. Trở về nhà, vợ chồng Tiều lão buồn bã, thương thân con trẻ gặp bà mẹ chồng độc ác. Bỗng một đêm đang ngủ, vợ chồng Tiều lão thấy Xuân Nương hiện về báo mộng: "Cha mẹ ơi! Mẹ chồng con cho gia nhân đánh con tới chết rồi vùi xác con ngoài bờ ruộng. Con chỉ về thăm cha mẹ trong đêm dài giá lạnh mà thôi!".
Ông bà Tiều lão chỉ kịp kêu lên: "Xuân Nương con!..." rồi ngồi bật dậy, ông bà nhìn nhau khóc ròng.
Thương con bao nhiêu, càng giận phu nhân bấy nhiêu, con người sao quá hiểm sâu, độc ác. Vợ chồng Tiều lão làm cáo trạng lên huyện đường. Quan huyện đã nhận hối lộ của phu nhân nên xử ép vợ chồng Tiều lão:
- Con gái ông bà lâm bệnh bất kỳ tử mà chết, chứ phu nhân họ Lâm thương con dâu không hết, giết chóc làm chi, ông bà nên bỏ qua đi.
Không kêu oan đựơc ở cửa huyện đường, ông bà Tiều lão cương quyết đòi cáo trạng lên tiếp cửa trên…
Lòng thương con thúc đẩy ông bà Tiều lão vựơt qua vạn dặm đầy nguy hỉêm, thẳng tới Trường An dâng cáo trạng lên vua. Xem xong, đức vua truyền cho toà tam pháp công đồng xét xử. Đức vua truyền gọi Lâm Sanh, buộc chàng khai sự thật. Phu nhân tội ác rõ ràng, đức vua quyền đem ra xử trảm để răn kẻ ác tâm.
Động lòng hiếu tử, Lâm Sanh liều chết xông vào pháp trường cõng mẹ chạy thoát thân. Kiệt sức, Lâm Sanh té quỵ. Đốc tướng đem binh đuổi theo bắt đựơc, giải về trìêu.
Đức vua nổi trận lôi đình, truyền đem phu nhân chém ngay, còn Lâm Sanh giam vào ngục tối chờ ngày xét xử. Vào một đêm trăng sáng, công chúa nhàn rỗi ra dạo vừơn hoa, bỗng thấy hào quang sáng rực từ ngục tối. Công chúa bàng hoàng kinh ngạc, cùng thế nữ đến tận nơi dò xét, thấy một trang thư sinh khôi ngô tuấn tú… Vào triều, công chúa tâu lại với phụ vương những điều kỳ lạ mới thấy. Nhà vua truyền quân hầu vào ngục đem Lâm Sanh tới hầu. Muốn thử tài thơ văn của Lâm Sanh, đức vua liền ra đề. Lâm Sanh nhận lấy tờ hoa tiên, đặt bút thảo thành chương đem dâng lên. Xem xong đức vua khen ngợi vô cùng.
Đức vua ra lệnh ân xá và cho Lâm Sanh đựơc ứng thí. Lâm Sanh đỗ trạng nguyên đựơc gả công chúa. Được hiển đạt, Lâm Sanh về Châu Thai thăm nhà. Chàng thăm cố hương chưa đựơc bao lâu thì có Khâm sai đến triệu về kinh. Lúc qua trứơc mộ Xuân Nương, Lâm Sanh liền cúng hoa quả và khấn vái. Khâm sai lại giục giã lên đường, chàng đành gạt lệ ra đi.
Lòng chung thuỷ của Lâm Sanh động đến trời cao. Xuân Nương nhập về với xác ở miễu đường chờ đợi sẽ được đoàn tụ với mẹ cha.
Một hôm vợ chồng Tiều lão định xuống Trường An thăm Lâm Sanh. Đi một đoạn bỗng gặp một cô gái:
- Lạ quá, tôi thấy con nhỏ này sao giống tạc con Xuân Nương đó ông?
Ông cũng không tin, cho người giống con chớ con chết rồi làm sao sống lại đựơc. Nhưng Xuân Nương nhận ra cha mẹ, ôm lấy hai người mừng mừng tủi tủi.
Vợ chồng Tiều lão xuống tới Trường An, liền đưa Xuân Nương vào dinh. Tiều lão thử Lâm Sanh:
- Liễu Hoa em ruột Xuân Nương, nay chị đã qua đời xin thế cô em.
Lâm Sanh nói:
- Thưa nhạc phụ, một lời đã hẹn với Xuân Nương thì không khi nào con dám lỗi hẹn, để tủi lòng người đã khuất. Đây chính là vợ con.
Tiều lão khen thầm Lâm Sanh quả là kẻ trượng phu son sắt một lòng. Xuân Nương cảm động kể hết sự tình. Hôm sau, Lâm Sanh đưa Xuân Nương vào bệ kiến đức vua tâu hết sự tình. Vua khuyên Lâm Sanh xử sao cho vẹn mối tình với Xuân Nương và công chúa. Nghĩ mình già yếu, đức vua chọn lấy ngày lành, truyền ngôi cho quốc trạng Lâm Sanh.
Lâm Sanh phong cho Xuân Nương và công chúa là hoàng hậu ngang nhau.

Xem Tiếp: ----