Bữa nay mẹ chỉ cho cậu thấy cảnh đời thực tế, nó cam go nhiều nỗi, dầu mang thiện chí đầy mình đi nữa, với hai tay không, thì không đễ gì lướt qua được đâu. À! Tiền bạc! Tiền bạc! Mi đáng ghét, vì mi hay cám dỗ lôi cuốn con người vào đường bất nhân, bất nghĩa. Mà mi cũng đáng yêu, vì có khi mi giúp cho con người thoát hèn hạ mà lên thanh cao, mi đưa đẩy người thành tâm, thiện chí có thể lập thân đặng đền ơn đáp nghĩa. Người quân tử thường khinh rẻ mi. Nay thấy rõ nếu không có mi thì dầu quân tử cũng nằm co, không làm sao mà cựa quậy được. Vĩnh Xuân suy nghĩ tới đó thì trong lòng lạnh ngắt tay chưn bủn rủn, dường như thấy tương lai đã bít chịt, không còn ngả nào mà đi tới nữa. Cậu tức vợ chồng Ba Cao bài bạc làm chi mà phải mang nghèo. Chớ khi còn khá như mấy năm trước thì cậu năn nỉ bao cho cậu ăn học đủ bốn năm, rồi chừng cậu xuất thân làm việc cậu sẽ trả lại. Bà con không có ai hết, biết cậy nhờ ai. Ông Giáo Huân chắc có tiền, ông lại thương mình, ngặt mình không bà con với ông, nên không biết ông dám bao hay không mà nói. Bậy giờ chỉ còn trông cậy vợ chồng ông Giáo mà thôi. Mình xin ông cho mượn mỗi năm 10 đồng bạc, không cần nhiều hơn. Ông bao bốn năm cộng 40 đồng. Ví như ông buộc chừng mình học xong, ra làm việc, mình phải trả góp lại cho ông 80 hoặc 100, mình cũng chịu. Cuối tháng giêng mới đi học, nên không gấp gì. Để ăn Tết rồi mình sẽ yêu cầu ông. Mà ví như ông Giáo chịu bao, mình đi học được rồi, mẹ mình ở nhà mua bán, số lời có thể đủ sống trong bốn năm mà chờ mình nên danh hay không? Còn thêm cái vấn đề rắc rối đó. Mình muốn đi học đặng sau làm ông nầy ông kia, mà bây giờ mình bỏ mẹ ở nhà, áo quần rách rưới, bữa đói bữa no, vậy thì học làm chi? Nhớ tới nỗi mẹ, Vĩnh Xuân đau đớn, rồi chán nản cực điềm, chán nản đến nỗi tưởng mạng số của mình phải chức giáo làng hoặc giáo tổng là cùng. Vĩnh Xuân buồn rầu hết muốn đi chơi, cứ nằn dàu dàu như chim bị nhốt trong lồng, cá bị sa vào rọ. Bà Hương văn mắc lo làm bánh bán, bà không để ý đến sự khủng hoảng tinh thần của con. Hồi hôm bà than thở với con, ý bà muốn tỏ gia đạo khó khăn cho con biết vậy thôi, chớ không phải bà tính ép con làm giáo tổng đặng có lương mà nuôi bà. Bà quen cái cảnh nghèo đã mấy mươi năm rồi. Tuy bà đã gần năm mươi tuổi, nhưng bà chưa mệt mỏi mà cần phải cậy con giúp đỡ. Chiều bữa sau, mẹ con đương ngồi ăn cơm, thình lình Vĩnh Xuân hỏi mẹ: - Ví như con đi học thêm nữa, mà con làm sao được mặc con, má khỏi tốn tiền cho con, vậy mà má ở nhà má mua bán má kiếm lời đủ cho má sống hay không má? - Má lo là lo cho con, chớ phận má dễ dàng, má có lo gì đâu. Má không cần làm đăng đê làm chi cho mệt, mỗi bữa má gói vài chục cái bánh ếch, hoặc má xôi một chõ xôi mà bán, cũng có lời mua gạo ăn không hết. Con khỏi lo cho má. - Con sợ con đi học nữa, mà học tới bốn năm, má ở nhà mua bán không đủ ăn, rồi phải chịu đói rách chớ. - Không, không. Một mình má thì má sống dễ dàng. Dầu con ở nhà đây cho má nuôi cơm nữa má cũng không sợ. Ngặt con đi học nữa, mà lại đi xa, phải tốn tiền nhiều, nên má mới sợ má lo không nổi. - Con tính con cậy người ta bao cho con đi học đặng má khỏi lo. - Con cậy ai? Cậu Ba con nghèo rồi, nó bao làm sao cho nổi. - Con tính con cậy thầy con. Con xin thầy giúp cho con mỗi năm 10 đồng đặng con ăn học. Chừng con làm việc có lương, mỗi tháng con sẽ góp mà trả lại. - Được lắm. Nếu ông Giáo Huân chịu cho con mượn tiền mà ăn học thì má hết lo. Thím Hằng thiếu gì tiền. Thím bao dễ như chơi. - Bà Giáo cũng thương con lắm. Hôm thi đậu mới về, con có lên thăm thầy con. Thầy con mừng dữ. Thầy con khuyên con phải rán học thêm bốn năm nữa đặng lập thân danh. Sẵn trớn cứ đi luôn đừng bỏ nửa chừng uổng lắm. Vậy để qua Tết rồi con sẽ năn nỉ với thầy con. - Thiệt cái nghèo nó dở quá. Con muốn đi học, mà nhà lại không có tiền. Nếu má dư dã như người ta thì con muốn học chừng nào má cũng chịu. Vĩnh Xuân đã an lòng về phận ở nhà rồi. Nhưng còn việc cậy ông Giáo Huân, chưa biết ông sẵn lòng giúp hay không? Đó là một mối lo nó vấn vít trong trí cậu luôn luôn, bởi vậy cậu không vui mà đi chơi, mặc dầu gần tới Tết, ngoài chợ họ chưng đồ mà bán đủ thứ, sớm mơi cũng như buổi chiều, thiên hạ đi chợ Tết rần rần. Bắt đầu 27 tháng chạp thì có chợ đêm. Các tiệm đều mở cửa bán sáng đêm. Còn trong nhà lồng cũng như các nẻo đường chung quanh, thì bạn hàng dọn đồ mà bán đủ thứ. Hai bên lề đường người ta có cấm cây làm rạp đặng ban ngày ngồi bán cho khỏi nắng. Đi ngõ nào cũng thấy dưa hấu, cải cây, củ cải, chuối, bưởi, quít, cam với hột dưa khô. Trong tiệm cũng như mấy gian hàng trong nhà lồng thì người ta bày cam Tàu, chà là, hồng khô, trái vải với đường phổi. Tượng liễn treo bán cũng nhiều, lại còn treo khăn lụa với dây lưng xanh, đỏ, vàng, hường, đủ màu làm cho chợ có vẻ tươi cười đặc biệt mới ra chợ Tết. Hồi chiều bà Hương văn Thanh bưng thúng đi chợ đặng mua đồ chút đỉnh mà ăn Tết với người ta. Đến tối bà mới về, mua được hai nải chuối hườm hườm, một trái bưởi với một cặp dưa hấu nhỏ. Bà khoe chợ Tết đông đảo vui lắm. Dọn cơm ăn với Vĩnh Xuân rồi bà cứ thôi thúc con ra chợ mà xem thiên hạ mua bán. Một năm mới có một lần vui như vây, không nên bỏ qua. Vĩnh Xuân không dám trái ý mẹ, nên cậu thay đồ sạch sẽ rồi đi chơi. Cậu đi mà trong trí lơ lửng, không quyết định đi hướng nào, mua vật gì. Ra tới chợ, cậu thấy trong nhà lồng người ta đi chật nứt, mà mấy đường chung quanh người ta cũng đông dầy dầy. Cậu đứng ngó thiên hạ lại qua một i hỏi như vậy họ cười chết. Mắc cỡ quá ai hỏi cho được. Em muốn anh cắt nghĩa cho em biết mà thôi, chớ em không đám hỏi người khác. Ví như một cặp trai với gái được gần nhau, rồi yêu mến nhau, như vậy không phải là duyên nợ hay sao? - Qua sợ không phải đâu em. Qua có nghe má qua nói ở xóm qua hồi năm ngoái có anh Tồn ảnh thương chị Lợi, mà chị Lợi cũng thương ảnh nữa, té ra tía chị Lợi gả chị cho anh nào ở Bình Phú Tây. Anh Tồn buồn, ảnh bán nhà vô chợ Sáu Thoàn mà ở, rồi ảnh có vợ trong đó. Ấy vậy thương yêu nhau đó không phải là duyên nợ đâu. - Em muốn làm sao mà biết ai là duyên nợ, ai không phải. - Chỉ có ông Tơ, bà Nguyệt, mới biết được, chớ người phàm làm sao mà biết. - Ai biết ông Tơ, bà Nguyệt, ở đâu mà hỏi. - Em muốn hỏi để qua chỉ cách cho mà hỏi. Ban đêm canh vắng, em cứ vái ông Tơ, bà Nguyệt, làm ơn mách bảo lương duyên của em là ai. Em thành tâm khấn vái như vậy hoài, mỗi đêm mỗi vái, có lẽ Nguyệt Lão động lòng sẽ chỉ giùm em. - Cám ơn anh. Bắt đầu tối nay em se vái. Y Vĩnh Xuân muốn giễu chơi, mà thấy Cúc Hương hăng hái tin chắc như vậy thì cậu tức cười nên nói: "Em vái mà có ông Tơ, bà Nguyệt về nói với em làm sao, em nhớ thuật lại cho qua nghe với. Đừng có quên nghe hôn. Mấy bữa sau, lúc nghỉ trưa, Cúc Hương không nói tới việc vợ chồng nữa; nhưng đối với Vĩnh Xuân càng bữa cô càng thêm dan díu, càng thêm khẳn khít, tỏ ý mến yêu, nói chuyện thân mật, khi cô ngồi đụng vai Xuân, khi cô nắm tay Xuân, mà cô không ái ngại chút nào hết. Còn cậu Vĩnh Xuân, cậu quen biết Cúc Hương nhiều rồi, cậu thấy Cúc Hương vui vẻ lại thành thiệt, cậu cũng bắt đầu có cảm tình, bởi vậy cậu hài lòng mà để cho Cúc Hương chiều chuộng, ân cần, cậu không thèm dè đặt, mà cũng không tính ngăn cản. Nhưng có đêm cậu nằm nhớ tới Cúc Hương, nhớ cách cô dan díu thân yêu, nhớ bộ cô khắn khít vô ngại, thì cậu giựt mình. Nam nữ gần nhau cũng như lửa gần rơm. Mình có đủ nghị lực và kiên nhẫn mà giữ gìn, cấm cản cho lửa khỏi táp rơn mà phát hỏa hay không? Vậy phải dè đặt, phải đề phòng cho nàng khỏi mang tiếng gái hư, mà mình cũng khỏi ôm lòng hối hận.