1.
Công việc nghiên cứu điền dã đã đưa tôi đến làng Quế, một miền quê xa lạ dường như nằm ngoài thế kỷ này.
Tôi tạm trú trong một cái quán giữa đồng để có dịp gặp gỡ nhiều người.
Gần quán có một khúc sông nhỏ hẹp gọi là Rù Rì. Đó là vì trên các bãi cồn giữa sông mọc đầy những bụi cây rù rì, người ta bảo vậy. Nhưng đêm đêm, chính là tiếng sông ru tôi ngủ rù rì rù rì.
Có lẽ rù rì cũng là tính cách của người dân nơi đây. Hoang hoải, lừ khừ, ít nói và cổ lỗ một cách kỳ lạ.
Ngoài ra, người dân ở đây khác biệt mọi quê xứ khác còn do ngoại hình rất xấu, thường có dáng dấp thô kệch và nước da không sáng.
Họ biết rất ít về thế giới bên ngoài và giữ gìn nề nếp cũ kỹ của làng mình rất chặt chẽ. Họ luôn luôn nhìn ngó nhau, không ai muốn bước ra khỏi lối mòn.
Chưa đầy một tuần, tôi đã biết khá nhiều về đời sống thô sơ của họ. Tôi không thấy một quyển sách nào trong làng. Cũng không ti vi, không vi tính, không điện thoại…
Hay là tôi đã lạc vào Đào Nguyên? Cơ mà Đào Nguyên là gì, họ hỏi. Và tôi thấy mình lúng túng đáp rằng có lẽ nó hao hao giống như sông Rù Rì. Ờ hiểu rồi, họ nói.
Đáng ngạc nhiên là cái ngây thơ lạ lùng của họ. Nhiều lần, họ kể cho tôi nghe về hòn đá Ma trong rừng.
Hòn đá Ma, đó là gì vậy?
Không biết ai đầu tiên nhìn thấy nó. Nó ở dưới thác Ly Ly, chỉ nhìn thấy được khi nào thác cạn. Thường thì thác che giấu nó như ta lấy tấm màn căng trước một vật gì chưa tiện bày ra trước mắt mọi người. Dẫu vậy, vẫn có đường đi đến tận chỗ nó đứng. Nhưng ít ai dám đến gần.
Sao vậy?
Bởi không ai biết nó là cái gì? Ai đã dựng ra nó? Hình vẽ trên chóp đá là gì? Mọi người đều cho rằng đó là việc làm của yêu ma. Ai nhìn thấy nó thì rồi thế nào cũng cảm thấy tâm tư nặng trĩu như là toàn thể hòn đá Ma ấy đang đè nghiến lên mình và nghe một thứ tiếng rù rì ong ong trong đầu.
Hình như thác Ly Ly còn có một cái tên khác là thác Rù Rì?
Đúng vậy.
Thế thì tôi rất muốn được nghe tiếng thác.
Nhưng cái đang nói là tiếng rù rì của đá, của hòn đá Ma. Đó là một giọng điệu thật đáng sợ, ám linh hồn. Chỉ có thấy pháp Ba ở cuối làng mới biết cách chữa trị.
Thầy pháp Ba à? Có thể giới thiệu tôi với ông ấy không?
Dễ thôi mà.
2.
Và một sớm mai, tôi một mình vào rừng, đi tìm hòn đá Ma theo lời chỉ dẫn của ông chủ quán.
Tôi còn nhớ rất rõ buổi gặp mặt thầy pháp Ba hôm trước. Đó là một người to béo, lưng gù, râu tóc xám xịt. Ngay cả ở làng Quế, ông cũng đã nổi bật với hình thù đó.
Ông ta nói, hòn đá Ma ta biết nó là gì nhưng ta đã không nói và cũng sẽ không nói. Nếu ta nói ra, dân làng Quế sẽ ra sao?
Sao vậy? Tôi không phải là dân làng, ông có thể cho tôi biết được chứ?
Không được! Ai hiểu được lòng người? Nếu bí ẩn bị lộ thì những gì tốt đẹp nhất của làng này hàng trăm năm qua sẽ biến mất. Cả làng hẳn sẽ rồ lên y như là con tiểu yêu Se Sẻ!
Se Sẻ là ai vậy?
Một con bé mất dạy, bị hòn đá Ma ám ảnh mà vẫn không bao giờ chịu để ta làm phép trừ tà! Thật là ngoan cố!
Ông không thể nói với tôi một chút gì về hòn đá Ma sao?
Không, không thể được!
Trước thái độ khư khư tuyệt mật của thầy pháp Ba, tôi càng quyết tâm tìm cho ra hòn đá Ma quái lạ ấy.
Và tôi tìm ra nó dễ dàng chóng vánh hơn là tôi tưởng nhiều. Đi từ sáng sớm, tôi đến tận nơi khi vẫn còn chưa tới ngọ.
Thác Ly Ly hiện ra trước mắt tôi khi tôi vừa đi qua tán lá hình ô rực rỡ màu hoa thắm hồng của cây gõ mật.
Từ trên cao, thác đổ xuống thành năm dòng như một mái tóc được tách ra bằng chiếc lược đá.
Thấp thoáng sau làn nước trắng xoá ở chân thác dường như là hòn đá Ma mà tôi đang tìm.
Cũng không khó khăn gì lắm, tôi lần ra đường đi dẫn vào đằng sau tấm màn nước của thác.
Đó là một con đường nối nhau bằng những tảng đá được sắp xếp theo một cách vừa thiên nhiên vừa nhân tạo đưa tới một cái hang nhỏ có hòn đá lạ đứng canh.
Trước mắt tôi bây giờ là nó đấy, hòn đá Ma. Thật buồn cười! Chẳng có gì đáng sợ như người ta tưởng.
Đó là tượng Linga mà tôi thường thấy ở những nơi có dấu tích của văn hoá Hindu.
Linga đứng trước một cái hang nhỏ. Đáng ngạc nhiên là hang rất sạch như vừa mới được quét dọn cách đây không lâu. Chắc chắn đây chẳng phải là nơi hoang vắng không ai dám đặt chân tới như người làng Quế đã nói.
Linga tạo tác bằng sa thạch theo một phong cách rất giản dị, thoạt trông chẳng khác nào một trụ đá bình thường.
Chẳng có gì ngoài một hình trụ tròn duyên dáng mà trên đỉnh đặt úp một bán cầu hơi thuôn. Toàn thể linga được tạc thuôn dần từ đáy trở lên.
Không cầu kỳ chạm khắc như các linga ở nhiều nơi khác.
Không chia làm ba phần đều nhau biểu hiện tam vị Brahma, Vishnu và Rudra với các hình trụ vuông, bát giác và tròn kể từ đáy lên.
Linga trước mắt tôi không có bệ đài mà phần đáy của nó cắm mình trong nước. Vậy nước trong chiếc hồ nhỏ dưới dòng thác này chính là bệ thờ Yoni vậy.
Đó cũng là dòng nước u tối của vũ trụ mà linga mọc lên như một cọng sen, như một tâm thức sáng tạo.
Tượng có một vẻ đẹp trừu tượng và thanh nhã vô song. Làn da bằng sa thạch của nó nhẵn mịn, cơ hồ mềm mại, nhờ hơi nước từ thác và hồ bay lên tắm gội, nhờ thời gian đi lướt qua đây như một điệu múa lãng đãng huyền linh.
Chỉ bằng mắt nhìn, tôi không thể đoán biết tượng linga cao bằng mười ngón tay trỏ này được tạc từ bao giờ. Nhưng dường như không phải là quá cổ xưa. Dường như chỉ hơn một thế kỷ thôi.
Điều lạ lùng là làng Quế chắc chắn đã tồn tại lâu hơn thế nhưng lại không biết gì về trụ đá này. Không dính dáng gì đến nền văn hoá có biểu tượng linga, họ không thể là chủ nhân hay tác giả của linh vật ấy.
Vậy tác giả là ai?
Nhìn kỹ phần bán cầu trên đầu trụ, tôi thấy có một hình khắc đã mờ, vẽ một con mắt đứng thẳng trên đuôi mắt, hẳn là con mắt thứ ba trên trán Shiva.
Theo Tantra, khi con mắt thứ ba mở, không chỉ nhìn thấy vạn lý xa thẳm, mà còn thấy cả phía bên kia của thế giới. Không những thế mà còn vượt qua cả bản thân thế giới.
Một tượng linga lạ như thế chắc không thuộc về nền văn hoá ở gần đâu đây.
Có lẽ tác giả là một nghệ sĩ lưu lạc, đã từng đi qua nhiều xứ sở, đi qua nhiều tôn giáo khác nhau, chí ít là Hindu và Tantra… Có lẽ người ấy dừng chân ở gần đây, hơn trăm năm trước, và bí mật tạc ra biểu tượng này, không phải cho cộng đồng nào hết mà cho chính bản thân mình. Hy vọng một suy luận như thế không phải là đi quá xa.
Hơn nữa, cách vẽ con mắt thứ ba trên phần bán cầu đầu trụ dường như là sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ này, khó mà thấy ở đâu khác. Đấy là dị nhân phương nào vậy?
Ngồi dựa cửa hang đối diện với linga, tôi lấy rượu bàu đá mang sẵn bên mình ra uống, sau khi đã thực hiện một nghi lễ trước tượng thần: tưới rượu lên linga, thay vì tưới sữa.
Tôi nhớ văn bia ở Đồng Dương có nói: “Rằng linga đứng đầu trong vũ trụ, là quả phúc cho mọi người sáng ngời ba thế giới.”
Tôi nhớ trong trường ca Ramayana, trước khi đi đánh xứ Lanka, hoàng tử Rama đã làm lễ trước tượng linga của thần Shiva. Đọc lên lời thỉnh cầu trước tượng, mong sẽ thành công trong công việc mình sắp thực hiện.
Trước tượng linga dưới thác Ly Ly, tôi cũng đọc một lời thỉnh cầu riêng tư.
3.
Ta là Linga. Ta nói với mi bằng tiếng nói huyền bí của đá.
Ta biết mi nóng lòng muốn biết ai đã tạc ra hình tượng này. Nhưng đó chính là bí mật mà ta không thể nào tiết lộ.
Ta muốn kể cho mi nghe một câu chuyện khác có liên quan đến làng Quế, hay chính xác hơn, đến một cô gái mười sáu tuổi ở đấy.
Cô bé ấy tự xưng mình là Se Sẻ mỗi lần đến đây thầm thì tâm sự với ta.
Kể từ khi tình cờ tìm thấy ta cách đây hơn một năm thì nàng thường đến thăm ta vài ngày một lần bằng con đường tắt mà nàng cho biết chỉ mất độ hai tiếng từ làng Quế đến đây.
Se Sẻ buồn lắm, nàng thủ thỉ với ta mỗi lần mở đầu lời tâm sự. Mẹ mất từ hồi nàng còn nhỏ. Cô bé luôn luôn bị bà mẹ ghẻ hành hạ. Đúng là một môtíp cổ tích, phải không nào?
Se Sẻ, cũng như tất cả người dân làng Quế, trừ lão pháp sư Ba nham hiểm, không biết ta là cái gì. Nàng vẫn gọi ta là Ma!
Người làng Quế không bao giờ nghe nói đến thần Shiva, do đó biểu tượng về ta tất nhiên lại càng xa lạ. Trước mắt họ, ta chỉ là hòn đá Ma đáng sợ. Tội thật!
Nhưng Se Sẻ thì không sợ ta. Dù không biết ta là gì, nàng xem ta như là một người bạn.
Và nàng vẫn hay tắm trong cái hồ nước nhỏ quanh ta. Dẫu trên cánh tay thanh mảnh và bờ vai mềm mại nơi nàng đôi khi lằn nhiều vết bầm tím do bị đánh đập, ta vẫn thấy rõ thân hình trinh nữ của nàng tuyệt đẹp.
Ta có cảm tưởng chỉ khi tắm trong hồ nước của ta, nàng mới thật sự là nàng, ngây thơ yêu đời, không phải đối phó với bất kỳ cái gì tàn bạo của thế gian.
 
Nàng rất thích hỏi ta xem nàng có đẹp không.
Hãy nhìn em đi, Ma ơi, em thế nào nhỉ? Dì nói rằng em xấu xí ghê tởm, có thật vậy không? Không, không đâu! Em đẹp mà, phải không? Dì nói rằng, đáng lẽ em phải che kín cả gương mặt tệ hại thảm sầu này. Em không hiểu tại sao? Có vô số điều em không hiểu về dì, về pháp sư Ba và vài người khác nữa, là những kẻ luôn luôn ác cảm với em, mặc dù em chẳng động chạm gì đến họ!
Ta thì, nhờ con mắt thứ ba, ta hiểu. Cái tội của cô bé là đẹp. Ở làng Quế, không ai đẹp như nàng. Da dẻ nàng mịn sáng đến nỗi khi bước đi, nàng như toả ra một hơi sương hồng.
Dân làng không chịu nổi điều ấy và bắt nàng phải ăn mặc thế nào để đừng lộ ra làn da nâu sáng thoáng hồng lạ thường của nàng, hoặc là càng ít lộ càng tốt! Chỉ cần hở chút bờ vai, hở chút ánh lửa nâu hồng ấy, thì sẽ bị mắng là đồi truỵ ngay.
Ở nhà, nàng bị cấm soi gương. Chưa kể vô số điều cấm kỵ khác! Vì thế, nàng thích đến đây, nhìn ngắm bóng mình trong hồ nước.
Ta hoàn toàn không hiểu vì sao làng Quế lại cho rằng thân thể là tội lỗi. Người phụ nữ trong làng, ngay cả khi tắm gội một mình, cũng không bao giờ dám khoả thân hoàn toàn. Họ sợ nhìn thấy cả thân thể của chính mình.
Các pháp sư của họ dạy rằng chỉ có linh hồn là thanh sạch, rằng không ai được bàn tán về thân xác. Và có những phần trên cơ thể không được nhắc tới, vì đó là “điều rất nguy hiểm”, là “vấn đề nhạy cảm”!
Ôi con người! Có loài nào ngộ nghĩnh, ngớ ngẩn như họ không?
Se Sẻ có một thân hình nhỏ nhắn nhưng rất gợi cảm. Đôi vú đã nẩy nở, căng mịn với hai cái nuốm nhỏ hơi lõm, chưa chịu nhô lên. Ta biết, đôi nuốm ẩn giấu đó chờ đợi những nụ hôn đủ mạnh.
Có lần, Se Sẻ bơi ngửa và ta nhìn thấy cái yoni xinh xắn như một cánh hoa thắm hồng mát rượi của nàng giữa đám nhuỵ lông đen ánh rập rờn trong nước trong.
Trong đạo Tantra của một vài xứ sở mà người nghệ sĩ của ta đã đi qua, có một lễ hội gọi là Yoni Puja, lễ tôn thờ Yoni diễn ra vào nửa đêm trong suốt tuần lễ linh thánh nhất của năm.
Mi hãy tưởng tượng một cảnh quan phi thường như thế này: Các thiếu nữ trần truồng với thân thể thơm lừng quế hương ngồi vây quanh một trinh nữ tuyệt sắc mười sáu tuổi.
Những nam tín đồ tôn thờ nàng trinh nữ ấy như là biểu tượng của Yoni.
Đạo sư thượng tế sẽ bước vào giữa vòng, cúi rạp xuống mà hôn vào yoni của nàng trong khi mọi người chung quanh cất tiếng hát lên những tụng khúc mantra dưới hàng trăm ánh nến soi sáng đêm thiêng.
Rồi mọi người nhảy múa theo một vũ đạo hoan lạc, vừa nhảy vừa làm những động tác mơn trớn, ôm hôn…
Còn bây giờ, dưới ánh nắng ban mai, ta muốn được như người đạo sư trong lễ hộ Yoni Puja kia, cúi rạp xuống hôn vào cái yoni thấm ướt, tươi hồng của Se Sẻ.
Kinh Brihadaranyaka Upanishad có lời này: “Đàn bà là lửa, sinh thực khí là nhiên liệu, làn lông là khói, hoan lạc là tia sáng. Trong lửa ấy, thần linh đã hiến tinh, và chính từ cuộc hiến tinh này mà con người sinh ra.”
Ta biết, người làng Quế vẫn xem đàn bà là một cái gì vô cùng ô uế, và nhìn sự trần truồng là nhơ nhuốc tục tằn. Chính vì đối lập thể xác với linh hồn, họ đã vấy hôi bôi lọ những thứ thuần khiết đẹp đẽ như thân hình cô gái mười sáu tuổi này.
Đó là một thân hình đang cần một người xứng đáng ôm hôn. Cần phải nhớ rằng Shiva và người tình là Parvati chết đi trong cuộc ôm hôn tối linh để lập tức tái sinh như là linga và yoni.
Tình thì giống như dòng suối đang trôi rù rì dưới chân ta, dưới bóng những cây trầm, cây quế và cây gõ mật của rừng này.
Ta muốn nhìn thấy dòng nước của người nam và người nữ quyện vào nhau trôi đi dưới bóng những tư tưởng linh thiêng, xanh rờn, bát ngát, vượt qua những rào chắn điên rồ ngớ ngẩn hiện nay.
Se Sẻ sắp đến rồi, mi biết không? Sáng qua, nàng có đến đây tắm trong Hồ. Và hồi hôm, Hồ đã hiện ra trong mộng của nàng, nói với nàng rằng, Nếu em trở lại lần nữa sẽ gặp người đàn ông của đời em. Và Hồ còn nói, Em sẽ được giải thoát.
Se Sẻ sắp đến rồi, ngươi hãy dậy đi thôi, hãy dọn mình chờ đợi một cái gì kỳ diệu sắp xảy ra. Hãy tỉnh thức!
4.
Tôi mở mắt ra mà tiếng rù rì của đá như vẫn còn dư âm. Kỳ lạ thay, tôi nhớ tiếng rù rì đêm đêm của khúc sông gần nơi tôi trọ cũng có gì đó muốn nói với tôi mà bao nhiêu ngày qua tôi đã không hiểu chút gì. Tiếng nói của thiên nhiên. Một tiếng nói huyền bí và mãnh liệt, có gì khác đâu.
Tôi nhìn tượng linga. Có phải thần vừa kể cho tôi nghe về nàng Se Sẻ nào đó?
Và nàng đang bước đến. Nửa mơ nửa tỉnh, tôi nhìn thấy cái đẹp đang bước đến.
Cô gái. Nàng có phải là người phàm không vậy? Ngay cả trong lớp áo đơn sơ nhất, nàng vẫn là hiện thân của một vẻ đẹp u ẩn, hoang liêu.
Với làn da nâu gây gây mùi hương rừng trong xuân sắc đang bừng dậy, và gây gây mùi nhựa kim giao.
Với gương mặt thấp thoáng ánh hồng của men rượu buồn, của nỗi đau mà nàng phải hứng chịu trong đời.
Với mái tóc dài cỏ hoang ôm giữ bóng tối, bóng tối của một tuổi trẻ bị dày đạp, đoạ đày, cướp bóc.
Với đôi mắt không to nhưng lại huyền hoặc mênh mông một ước vọng những gì thuộc về ngày khác, nắng gió khác.
Với thân hình hươu xạ say nắng, óng ánh nâu hồng, mịn như phấn hoa, và tôi hiểu vì thế mà linga nói, rằng khi bước đi nàng như toả ra một hơi sương hồng.
Nàng như không từ làng Quế đi đến, mà bước lên từ hồ nước yoni trước mặt tôi.
Nhìn thấy tôi, tuy không có vẻ ngạc nhiên, đôi mắt nàng sáng lên, long lanh như nước hồ.
Có phải ông là người mà Hồ đã dặn dò em phải đến gặp không?
 
°
Có phải là tôi không, hỡi Shiva?
 

Xem Tiếp: ----