Quản lý Thương mại Ngành thương mại nhất là thương mại công nghiệp có khá nhiều phức tạp và phương pháp thực hành thiền trong vài năm vừa qua đã trở nên rất phổ biến. Tuy vậy, kỹ thuật thực hành thiền chủ yếu chỉ được sử dụng để giảm bớt căng thẳng cho ban quản trị, khi họ phải đối mặt với những áp lực để đạt chỉ tiêu. Việc quản lý một thương mại công nghiệp trong mực thước tỷ lệ trung bình, cần đến sự ngăn nắp, kiểm tra phẩm chất, sản xuất, mua bán, thị trường, thu nhập ngân quỹ, sổ sách hành chính, v..v.. Mỗi một quá trình hoạt động của các phạm vi nầy đòi hỏi sự suy nghĩ sáng suốt, hoạch định, phối hợp, chấp hành, ngân quỹ chi tiêu, và đề án lợi nhuận. Hiện nay, đã có vô số trường đại học chuyên dạy về cách thức quản lý. Có những kỹ thuật đặc biệt được sử dụng trong cách quản lý những hội đoàn lớn với số doanh thu khoảng một trăm triệu Mỹ kim, hoặc hơn. Phương thức nghiên cứu và khuếch trương cũng có hiệu lực nâng cấp kỹ thuật của ngành thương mại. Cần thực tập thiền Nơi nào chính xác nhất trong ngành thương mại để thiền có thể hiện diện ? Để có câu trả lời, chúng ta phải nhắm vào những đất nước công nghiệp hoá như Mỹ và Đức. Bản chất xã hội được hình thành do sự công nghiệp hoá tiên tiến, được mô tả đặc điểm bởi sự tiêu thụ mạnh của rượu, thuốc lá, và ma tuý ; những gia đình tan rã và dịch ly hôn ; kinh tế suy thoái và việc làm bấp bênh ; & cảm giác mạnh mẽ về cạnh tranh, và thất vọng dẫn đến các cơn đau tim, tự tử, v…v… Xã hội rời rạc Những người trở thành giám đốc thương mại, là những người sống ở xã hội rời rạc nầy. Trường thương mại dạy sinh viên làm việc để có nhiều lợi nhuận, và lương cao, và sự căng thẳng đưa đến việc lạm dụng rượu và ma tuý. Những vấn đề sức khoẻ khác nhau cũng hiện diện như chứng tăng huyết áp. Mức độ của sự thanh thản trong những xã hội như thế nầy bị suy giảm. Chủ nhân công nghịêp, các giám đốc và quản trị viên bộc lộ cảm giác kiêu hãnh, thành kiến, ganh tỵ và ngạo mạn, và đồng thời chịu đựng thêm : thất vọng, lo âu, căng thẳng và những ảnh hưởng có hại. Sự biến đổi tích cực Kỹ thuật thiền Vipassana cải thiện cuộc sống của các vị giám đốc và ban quan lý, bằng cách biến đổi thái độ của họ. Thành kiến được thay thế bằng lòng từ bi ; ganh tỵ thay đổi ra niềm vui đối với sự thành công của người khác ; tham lam và ngạo mạn được thay thế bằng sự rộng lượng và khiêm cung, v…v… Sự thay đổi thái độ nầy sẽ mang lại kết quả như : giảm mức căng thẳng, và có được sự thăng bằng, thanh thản về mặt tinh thần. Nó là sức mạnh sáng tạo có thể đem lại sự năng động trong việc làm nơi các nhân viên cấp dưới. Sự thay đổi tích cực nầy được mang lại bởi sự thay đổi về quan điểm và thái độ của giám đốc, như lịch sự và thái độ trắc ẩn, lời nói dịu dàng, một tâm thức đầy ắp tình thương và thân thiện. Thay đổi tích cực nầy trong ý thức là mục đích chân chánh của việc thực tập thiền, và nó tạo nên một căn bản mới, tiến bộ cho việc quản lý công nghiệp và thương mại. Quang cảnh hiện tại Sự quản lý thương mại được đánh giá bằng khả năng «làm ra tiền », hoặc lợi tức. Các giám đốc được đánh giá bởi khả năng làm nhiều tiền bằng cách tăng gia số doanh thu sản xuất, mở mang những kỹ thuật tân tiến với tỷ lệ trả lương tốt nhất, hoặc giảm thiểu chi phí xuyên qua các phát minh mới lại. Đáp lại họ muốn lương cao nhất và điều kiện tốt nhất. Mặc dù không có gì là sai khi cải thiện lợi tức và gia tăng lương bổng, mục đích chân thật của việc đầu cơ kinh tế là tạo nên sự giàu có, phối hợp tiền với sức khoẻ và hạnh phúc. Thiền Vipassana góp phần quan trọng trong việc cải thiện sức khoẻ tinh thần và sự vui vẻ của con người – những thành phần quan trọng của sự giàu có. Sự phát triển tài nguyên con người Vô số hãng xưởng hiện nay có bộ chuyên môn về phát triển tài nguyên con người (Human Resource Development), được biết đến một cách phổ biến là HRD. HR13 là một khái niệm mới đang được hoan nghinh, bởi vì con người làm việc trong ngành thương mại hoặc công nghiệp cần được đánh giá đúng mức. Con người cần được phát triển. Một trong những thông số trong việc tiến hành là sự phát triển về việc kính trọng lẫn nhau, dĩ nhiên điều nầy giúp cải thiện các mối liên hệ giữa cá nhân với nhau. Thiền cũng giúp cho việc nầy có kết quả tốt, giúp chúng ta khắc phục được sự thù địch đối với đồng loại – bạn đồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên, công chức nhà nước và những người khác. Sự thù nghịch thường hay được biểu lộ qua sự giận dữ, ngạo mạn, ganh tỵ, trả thù, ích kỷ, tham lam, thành kiến và ác ý. Các bài dĩên thuyết, hội nghị chuyên đề, sách, thảo luận, v…v… cho chúng ta sự hiểu biết về những điều nầy. Tuy vậy, hơn 95% vật chất tiêu cực của tâm thức con người vẫn không bị ảnh hưởng, cho dù có sự hiểu biết tri thức về giá trị khắc phục sự thù nghịch, tiêu cực và ích kỷ. Câu nầy bắt nguồn từ kinh nghiệm của riêng tôi, cũng như những bài phỏng vấn với trên một trăm giám đốc trong vòng mười năm qua. Chánh Mạng Thực tập Chánh Mạng là một khía cạnh quan trọng trong thiền Vipassana. Nó có thể trở thành nền tảng cho việc thực tập cách quản lý thương mại. Nền tảng nầy kỹ thuật quản lý truyền thống được dựa vào cách sử dụng tài liệu thống kê như kế hoạch chi tiêu ngân quỹ, lợi nhuận, tổng số tiêu thụ (GNP), doanh thu lợi tức, v..v.. Những thông số nầy rất tiện lợi nếu chúng được dựa trên khái niệm Chánh Mạng. Tóm lại, việc áp dụng khái niệm nầy có nghĩa là tiền thu nhập, của hãng xưởng thương mại hoặc một cá nhân, thu nhập nầy cần phải đúng tiêu chuẩn đạo đức, nhưng ý thức của mỗi cá nhân cần phải trong sáng trong công việc làm ra tiền, như đã nói ở trên. Xu hướng tinh thần không vướng mắc những thứ tiêu cực, tự động trở nên thanh tịnh và biểu lộ những cá tính về tình thương chân thật, sự kính trọng, sự hợp tác, lòng từ bi và sự thanh thản. Sự giàu có được thể hiện bởi ý thức trong sáng, thanh thản của một nhóm, không những chỉ giúp họ làm ra tiền, mà còn mang lại sức khoẻ tinh thần, và hạnh phúc. Tiềm Thức Không bàn đến những chi tiết của thiền Vipassana, tôi chỉ nói đến khía cạnh quan trong trong việc hoán chuyển ý thức : tiềm thức. Chúng ta không biết gì nhiều về tâm thức đầy dẫy những điều tiêu cực, chúng có thể làm trở ngại toàn bộ việc sản xuất, và lợi nhuận. Chúng ta có thể nhận biết và kinh nghiệm qua những điểm tiêu cực nầy, nhưng không thể loại chúng ra khỏi tâm thức, nếu như không có một phương thức kỹ thuật thích hợp. Đa số những phương thức kỹ thuật về thiền không có khả năng với tới tiềm thức, những phương thức nầy không màu mè và như vậy có thể « làm bẩn » tâm thức, làm cho hiện trạng phức tạp thêm. Vipassana đặt cơ sở trên mỗi bước thực tập về « thực tại là thế đó. » Vipassana cho phép thiền sinh kinh nghiệm những phút giây « không chất dinh dưỡng cho tâm thức. Bắt đầu quá trình ‘giải độc’, loại bỏ những nhiễm ô nơi tâm thức. Bệnh Công Nghiệp Một tâm thức không thiền định, phát triển sự nhiễm ô, tạo nên những hậu quả trầm trọng. Khi tâm thức của các chủ nhân công nghiệp ô uế, thì cách chi nhánh lan toả và trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng nầy được minh hoạ bằng thí dụ cổ điển, về cách quản lý thất bại tại Nhà máy dệt ở Bombay. Hai mươi năm trước, nhà máy tồn tại với lợi nhuận ; tuy nhiên, sự tham lam muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng đã tạo nên bi kịch tài chính. Lợi tức có được đáng lý ra phải dùng cho việc tân trang lại máy móc, cơ sở, hoặc trưng vào quỹ tiền vốn, nhưng lại bị các giám đốc lấy bỏ túi riêng. Như vậy, bọn người nầy không sống với « chánh mạng ». Ô nhiễm của lòng tham đã giết chết quyền lợi tốt nhất của các giám đốc, và làm thiệt hại đến hệ thống kinh tế và việc làm của cả một khu vực lớn ở Bombay. Thiền Vipassana là một cuộc giải phẩu tâm thức. Nếu thực tập đứng đắn, nhịp độ của sự thanh tịnh hoá có thể gia tăng một cách đáng kể. Phương pháp nầy giải thoát tâm thức khỏi sự tham lam. Một tâm thức mạnh khoẻ là một tâm thức tỉnh táo, có khả năng giải quyết những yêu cầu trong tình huống. Sự tham lam thường xuất hiện từ những đam mê, thói hư, tật xấu. Kết quả của việc thực tập thiền Vipassana là sự giảm thiểu của ham muốn. Một công xưởng được điều khiển bằng tâm thức sáng suốt, sẽ làm phồn thịnh thêm công nghiệp dệt vải, hơn là làm cho nó bệnh hoạn. Một bài phân tách về sự bệnh hoạn, thất bại của công nghiệp, đã phát hiện ra một mô hình. Trong đa số trường hợp, lo lắng quá đáng về xuất cảng hoặc ham bành trướng thế lực, làm cho nguồn vốn bị chệch vào thế bất động sản. Kết quả là sự thiếu hụt sâu sắc về tiền vốn, và sự vay mượn quá đà – con đường nguy hiểm cho hãng xưởng. Với một tâm thức trưởng thành qua thiền định, những hành động vì lòng tham sẽ được kiểm soát chặt chẽ, bởi sự thanh thản, từ tốn, trầm tĩnh, làm giảm đi những thiếu sót, lầm lỗi. Tâm thức sáng suốt : Nền tảng của việc quản lý Phương pháp Vipassana không tự nó tạo nên một kỹ thuật quản lý mới. Vipassana chỉ cống hiến sự cải thiện trong việc quản lý, bằng cách sửa chữa gốc rễ của vấn đề, ấy là tâm thức nhiễm ô, để cho việc thương mại được tiếp tục nuôi dưỡng bằng thức ăn thanh tịnh của chánh tư duy và chánh mạng. Ham muốn và tham lam quá độ làm nhiễm độc tâm thức của các giám đốc ; thiền định là cách sửa chữa duy nhất cho sự nhiễm ô nầy. Thái Độ đối với Sự Cạnh Tranh Vipassana cũng thay đổi thái độ của một người đối với đối thủ. Khi một hãng xưởng dẹp bỏ được một đối thủ, thì một loạt phản công sẽ xuất hiện : một vòng tròn quái ác bắt đầu. Đa số hãng xưởng bị tiêu tan bởi thái độ nầy. Vipassana giúp thanh tịnh hoá tâm thức và khi trí tuệ xuất hiện, sẽ giúp cho thiền sinh hiểu rằng, sự chung sống là điều có thể được. Sự thanh tịnh hoá là kết quả của thiền Vipassana, nơi đó, các hạt giống của những hãng xưởng lành mạnh được nuôi dưỡng trên mảnh đất mầu mỡ. Đất đai của những tâm thức lành mạnh sinh ra phương cách quản lý, mà mục tiêu chánh là tạo nên an lành, hạnh phúc cho xã hội, với mục tiêu kế tiếp là sử dụng tiền bạc như là một công cụ để mua hàng hoá và sự phục vụ, để đạt đến sự giải phóng kinh tế và một cuộc sống có phẩm chất cao hơn. Trường hợp Kỹ sư hãng Ananda Hãng của tôi, Kỹ Sư Ananda (Ananda Engineers Pvt. Ltd. (Bombay) có lợi tức khoảng trên một triệu đô-la Mỹ. Tất cả các giám đốc, ban quản lý và đa số thư ký, công nhân đều theo học một khoá thiền. Trước hết, vị giám đốc học khoá thiền đầu tiên, sau đó đến ban quản lý noi gương vị giám đốc. Những người khác nhận thấy sự đổi khác nơi thượng cấp, và như vậy họ muốn thử. Kinh nghiệm của chúng tôi là khi nhóm người nầy làm việc đạt được hiệu quả cao, cùng với lợi tức gia tăng, đồng thời tinh thần khoẻ khoắn và sự liên hệ giữa các cá nhân trở nên tốt đẹp hơn. Có những hãng xửơng rất lớn với lợi tức to tát, nhưng tôi nhận thấy hạnh phúc của nhân viên và công nhân không phải chỉ từ nơi tiền bạc, mà là từ cách đối xử thân thiện, lòng bi mẫn của ban quản lý đối với nhân viên. Sự đối xử chân thành không thể có trừ khi thực tập Vipassana. (Tôi nói như vậy, vì đó là do kinh nghiệm của tôi. Theo yêu cầu, tôi đã có sẵn một bài báo cáo kế hoạch với đầy đủ chi tiết.) Những điểm quan trọng như sau : Sáu mươi phần trăm nhân viên đã theo học khoá thiền. Khoảng phân nửa số nầy đã học thiền hơn một khoá. Những kết quả trong hội đoàn là một thay đổi khả quan, từ những quyết định có tính cách quyền thế, trở nên những quyết định chung từ cấp bực thấp hơn, từ ý một người xếp cho đến ý chung đoàn thể, từ lưỡng lự và thiếu tự tin cho đến sự hăng say cá nhân trong tập thể. Số sản xuất đã tăng lên hai mươi phần trăm. Kết Luận Sau các khoá thiền Vipassana, tôi đã bàn thảo đầy đủ chi tiết cùng với hơn chục người giám đốc của các hãng xưởng tư nhân. Những cuộc bàn luận nầy khẳng định rằng, sau một khoá thực tập Vipassana, họ có khả năng làm việc hai mươi phần trăm nhanh hơn lúc trước, và việc làm của họ đạt phẩm chất cao, giá trị cũng tăng theo vì công việc được hoàn thành bởi một tâm thức tinh tế. Họ báo cáo rằng những tính chất như tham lam, giận hờn, kiêu căng, và thành kiến đã giảm bớt, và sự mích lòng cũng ít đi trong khi họ giao tiếp với nhân viên. Liên hệ thân thiện giữa các cá nhân trở nên lành mạnh, và sự thịnh vượng gia tăng đều đặn và đó là kết quả của những thay đổi tích cực. Chân thành cảm ơn Phramaha Witton Thacha đã ghi lại bài giảng nầy.