Hồi 12
Núi Cửa Diệu, giả long quy thuận,
Phủ thừa tướng, Ngô Anh từ hôn

Sáng ngày sau, Tôn Tẩn hạ lệnh cho Mã Thăng, Ngô Giải đem binh
lên núi Cửa Diệu khiêu chiến, và lại dặn phải trá bại mà chạy về. Ngô,
Mã hai tướng kéo binh đi rồi, Tôn Tẩn lại dạy anh em họ Tu cầm cờ tụ
thần đứng trước cửa dinh xem trận như trước.
Viên Đạt ở trên núi thấy binh Tề tới bèn đem lâu la xuống xáp trận
với Mã Thăng, Ngô Giải. Đánh nhau được hơn mười hiệp, Ngô, Mã hai
tướng bèn trá bại chạy về dinh, Viên Đạt quất ngựa rượt theo. Anh em họ
Tu thấy Viên Đạt chạy gần tới bèn phất cờ tụ thần. Tôn Tẩn ở trong dinh
thấy cờ phất bèn niệm chú làm phép. Trong nháy mắt cảnh trời tối đen,
sa mù mờ đất. Viên Đạt sợ bị phép tà nên liền quất ngựa chạy. Chạy
chẳng xa, thấy trước mặt có đường lên núi, Viên Đạt liền thúc ngựa sải
lên. Lên một đỗi dòm lại không có đường trở xuống thì Viên Đạt sợ hãi
vô cùng.
Đương lúc bối rối, bỗng nghe có tiếng đốn cây. Viên Đạt dòm lên
thấy có một chú tiểu ở mé trên đương đứng đốn củi, bèn kêu rằng:
- Chú ơi, làm phước đưa tui ra khỏi núi này!
tiều phu ngưng búa dòm xuống hỏi:
- Ngươi là ai, đi dâu mà mượn đưa rước đó?
Viên Đạt đáp:
- Tôi là Giả Long tự Viên Đạt ở động Thích Lịch núi Cửu Diệu kia.
Tiều phu nói:
- Tưởng là ai chớ mi là con cọp dữ, đã hại nhiều mạng rồi, nay tới chỗ
này chết là đáng số!
Viên Đạt nghe mắng nghĩ thầm rằng:
"Không cứu ta thôi sao lại mắng ta? Nhưng không sao. Ta năn nỉ nó
cứu ta xong rồi sẽ xử trí với nó"!
Nghĩ đoạn năn nỉ với tiều phu rằng:
- Tội nghiệp tôi, chú ráng cứu giúp mạng tôi, tôi sẽ đền ơn trọng hậu
cho!
Tiều phu nói:
- Cứu mi thì được, nhưng chỗ ta đứng với chỗ mi đứng cách nhau một
cái hố làm sao đưa mi qua đây mà dẫn đường được?
Viên Đạt nói:
- Thì chú chịu khó kiếm ngõ đi vòng xuống đây rước tôi.
Tiều phu nói:
- Bên kia cọp beo nhiều lắm, đi vòng qua sợ bị chúng ăn thịt! Thôi,
saÜn có cái thúng đây, ta buộc dây vào ba nhánh cây, thòng xuống dưới,
mi cởi khỏi giáp bỏ vào cho ta kéo lên!
Viên Đạt nói:
- Nếu chú định cứu thì kéo một lượt cũng được mà!
Tiều phu nói:
- Ừ, cũng được.
Dứt lời, bứt dây buộc thúng thòng xuống chỗ Viên Đạt ngồi. Viên
Đạt lập tức leo vào trong. Tiều phu bảo nhắm mắt lại rồi kéo lên nửa
chừng bèn ngừng tay nói rằng:
- Mi nặng qúa, kéo mệt lắm, để ta buộc lại ở đây về ăn cơm đã!
Viên Đạt nghe nói thất kinh, năn nỉ liền miệng. Nhưng năn nỉ thế nào
người tiều phu cũng không nghe. Viên Đạt tức giận mở mắt ra xem,
không thấy tiều phu đâu, chỉ thấy mình bị treo trên ngọn cây, còn dưới
đất có Tôn Tẩn đứng ngó lên mà cười rằng:
- Viên Đạt ơi! Nay ngươi bị ta treo nửa chừng như vầy đã sợ mà chịu
quy thuận chưa?
Viên Đạt đáp:
- Thầy là bực thần thông quảng đại, tôi xin chịu thua và quy thuận.
Tôn Tẩn cười rồi bảo Viên Đạt nhắm mắt lại, độc chú giải phép.
Viên Đạt mở mắt ra thấy mình ngồi trên đất bằng, bèn cúi đầu lạy tạ Tôn
Tẩn, Tôn Tẩn đỡ Viên Đạt dậy đưa vào trung quân cho yết kiến Lổ
vương. Tôn tẩn tâu với Lỗ vương rằng:
- Viên Đạt là anh hùng cái thế, bảy nước nghe tên đều sợ, nay hắn
quy thuận nước Tề, ắt không nước nào dám chống. Vậy xin điện hạ rộng
lòng thâu nạp để sử dụng nó về sau.
Lỗ vương khen phải bèn nhận lời.
Độc Cô Trần và Lý Mục nghe Viên Đạt bị bắt liền dắt hết lâu la
trong trại đâu được vài ngàn kéo xuống núi định giải cứu chủ tướng. Tôn
Tẩn được tin ấy bèn sai Ngô Giải, Mã Thăng đi gia chiến và dụ về trước
dinh. Ngô Giải, Mã Thăng vâng lịnh ra đánh với Độc Cô Trần và Lý Mục
đâu được mưới hiệp bèn quày ngựa chạy. Hai tướng rượt theo vừa tới
dinh Tề bỗng thấy trời đất tối tăm, rồi xét nổ hai tiếng. Dứt hai tiếng nổ,
Độc Cô Trần và Lý Mục té luôn người và ngựa xuống hầm sâu, bên trên
có tiếng Tôn Tẩn đốc sức ba quân lấp đất xuống. Độc Cô Trần và Lý
Mục thấy vậy cả kinh kêu to rằng:
- Xin tôn sư phụ tha mạng cho chúng tôi. Chúng tôi thiệt lòng quy
thuận!
Tôn Tẩn nghe kêu hạ lệnh ba quân lui ra, rồi biểu Lý Độc hai người
nhắm mắt lại, Tôn Tẩn bèn đọc chú giải phép. Hai tướng mở mắt ra thấy
mình ngồi ở giữa trận thì bèn cúi lạy Tôn Tẩn. Tôn Tẩn cười, đỡ hai
tướng dậy rồi đưa vào trung quân bái kiến Lỗ Vương. Lỗ Vương cả mừng
hạ lịnh thâu góp lương thảo và chiêu dụ lâu la trên động Thích Lịch về
dinh Tề, rồi kéo binh ban sư, hồi trào.
Binh đi không bao lâu đã về tới thành Lâm Tri, Lỗ Vươngvà Tôn Tẩn
đem các tướng vừa cũ vừa mới vào triều bái kiến Tề vương và tâu rõ
việc chinh chiến. Tề vương nghe tâu cả mừng liền hạ chỉ phong chức cho
Tôn Tẩn làm Đô Đốc quân sư Đại nguyên soái Nam Bình quận vương,
xây cho phủ Nam Bình, lại ban cho một lưỡi gươm báu, tự ý điều dụng và
ngàn nén vàng, trăm cây lụa. Còn Viên Đạt thì phong Trấn quốc tướng
quân, Độc Cô Trần và Lý Mục thì được giữ chức Tử hữu giám quân. Ngô
Giải, Mã Thăng cũng dược giữ chức tiên phong. Đến như Lỗ vương và Tu
Văn Long, Tu Văn Hổ đều dược ban thưởng vàng bảc lụa là. Phong
thưởng xong, Tề vương lại dạy Lỗ vương đem Tôn Tẩn dạo chơi trong
thành ba ngày.
Sau cuộc dạo chơi ít hôm, nhơn lúc rảnh việc, Lỗ Vương cùng đi với
Tôn Tẩn tới phủ quan hữu Thứa tướng là Tô Đại. Gặp lúc Tô Đại đi
vắng, lão phu nhân là mẹ Tô Đại ra tiếp hai vị khách quý vào thính
đường khoản đãi. Khi uống trà, lão phu nhân bèn hỏi Lỗ vương rằng:
- Phiền điện hạ cho tôi được biết vị này là ai?
Lỗ vương đáp:
- Ông này là học trò của Quỷ Cốc Tử ở nuý Vân Mộng, nay vừa dẹp
được giặc ở núi Cửu Diệu nên thánh thượng phong chức Nguyên Soái,
tước Nam Bình quận vương. Nhơn rảnh việc tới viếng lão phu nhân và
thừa tướng vậy!
Lão phu nhân nói:
- Té ra là Tôn tiên sinh đây. Bấy lâu con tôi hằng tỏ ý hâm mộ, nay
tới chơi lại không có nó ở nhà thật rủi quá!
Lỗ vương nói:
- Tới thăm cũng có mà vì việc khác cũng có. Vả chăng tôi có nghe
lịnh ái tiểu thơ chưa nơi cặp kê, nên tôi tới xin đứng làm mai dong.
Lão phu nhơn nói:
- Điện hạ định làm mai cho ai?
Lỗ vương đáp:
- Không ai xa lạ! Nam Bình quận vương đây chưa có người nội trợ,
nên tôi muốn đứng giữa tác hợp cho Tôn tiên sinh nên nghĩa sắt cầm!
Lão phu nhân nói:
- Con tôi xấu xa hèn dở, biết Quận Vương có chịu hay chăng?
Lỗ Vương nói:
- Lão phu nhân chớ quá khiêm nhượng!
Lão phu nhân cười.
Câu chuyện lơ là một hồi rồi dứt, Lỗ vương và Tôn Tẩn kiếu từ lui
về. Hôm sau Lỗ vương sai người đem sính lễ qua Tô phủ. Lỗ phu nhân và
Tô Đại vui lòn thâu nhận.
Nói về Thái sư Trâu Kỵ, có người con thứ là Trâu Giãn chưa vợ, nghe
nói Tô Đại còn một cô em hiền thục lắm, nên liền kêu thái uý Ngô Anh
tới tỏ ý mình rồi cậy Ngô Anh đem sính lễ qua Tô phủ làm mai giùm.
Ngô Anh vâng lời, thẳng qua Tô phủ nói chuyện đó cho Lão phu nhân và
Tô Đại nghe. Lão phu nhân bèn đem việc Lỗ vương làm mai Nam Bình
quận vương mà đưa sính lễ rồi, và mình đã hứa nhận. Ngô Anh nghe nói
như vậy không biết nghĩ sao bèn năn nỉ Tô Đại xin Để sính lễ lại đó,
đuổi gia bộc nhà họ Trâu về, rồi sang Nam Bình phủ ra mắt Tôn Tẩn mà
thuật chuyện đó và xin một chước để đối phó với Trâu Kỵ cho khỏi mích
lòng.
Lúc này có Lỗ vương Điền Kỵ ở tại phủ Nam Bình, khi nghe Trâu Kỵ
cầu hôn vô lý như vậy cười rằng:
- Lão phu nhân đã hứa gả tiểu thơ cho Nam Bình quận vương rồi,
Trâu Kỵ cũng hay biết, thế mà sao lại sai người sang nói nữa. Ấy thật là
chướng!
Tôn Tẩn nói:
- Người ta muốn quá như vậy, thôi thì mình hãy nhường lại cho người
ta!
Lỗ vương nói:
- Trâu Kỵ bất qúa là một chức thái sư sao lại dám khinh mạng quân
vương như vậy? Ông nên nghĩ cách chọc dạy nó bài học, chứ mình chịu
sút chi cho nó lừng thế!
Tôn Tẩn cười rồi kê miệng vào tai Ngô Anh nói nhỏ ít câu. Ngô Anh
gật đầu, đứng dậy từ tạ trở qua Tô phủ. Tới Tô phủ, Ngô Anh đem kế của
Tôn Tẩn mà dặn Lão phu nhân và Tô Đại rồi lập tức trở về báo tin cho
Trâu Kỵ hay rằng mình đã làm mai xong rồi. Trâu Kỵ cả mừng làm tiệc
đãi Ngô Anh và thưởng thêm một trăm lạng bạc.
Hai tháng sau, Ngô Anh tới ra mắt Trâu Kỵ rồi bẩm:
- Tô lão nhơn sai tôi tới đây thưa cùng thái sư rằng: Chẳng rõ Tô tiểu
thư vô duyên xấu phước làm sao mà chưa kịp về làm dâu Trâu phủ, thì
đã mang bệnh trầm trọng hơn tháng nay, thuốc men săn sóc rất kỹ mà
vẫn không thuyên giảm. Nay bịnh tình rất nguy không biết có sống được
hay không? Lão phu nhân nghĩ rằng: Trước sau cũng là dâu Trâu phủ,
vậy thế nào cũng nhờ ơn thái sư, nên sai tôi qua đây cho thái sư hay trước
đặng lão phu nhân đưa tiểu thư qua đây thành thân với nhị quốc cựu. Như
về bên này may mà tiểu thư sống thì làm dâu nhà họ Trâu, rủi tiểu thơ
chết thì cũng là người nhà nhà họ Trâu. Ấy vậy xin thái sư định đoạt.
Trâu Kỵ nghe nói suy nghĩ giây lâu rồi đáp:
- Hồi tiểu thơ đau ít sao lão phu nhân không cho tôi hay, tìm thầy
chạy thuốc cho, đợi đến khi đau thập tử nhất sinh rồi đòi đưa về cho tôi
à? Ai đời người đau sắp chết mà thành thân nỗi gì?
Trâu Giãn ngồi cạnh nói:
- Sính lễ nhiều quá ai lại dại gì đem bỏ mà cưới người bịnh gần chết
như vậy! Ối, sống thì cưới, chết thì thôi, tội gì mà lại đem về mà nuôi!
Ngô Anh nói:
- Lão phu nhân tánh nóng như lửa, nếu Thái sư không chịu cho đưa
tiểu thơ qua, ắt phu nhân giận mà từ hôn liền!
Trâu Giãn nói:
- Từ thì từ chớ!
Trâu Kỵ nói:
- Nếu Lão phu nhân giận mà từ thì mình mất sính lễ. Thôi, Thái uý vì
tôi qua xin Lão phu nhân từ trước thử coi lão phu nhân có chịu hồi lại
sính lễ hay không?
Ngô Anh nói:
- Lão phu nhân là người liêm khiết, lẽ nào thôi hôn mà chẳng thôi lễ?
Song nói tới cũng là tôi, bây giờ nói lui cũng là tôi thì thật tôi không
miệng nào nói được!
Trần Kỵ nói:
- Phiền thái uý nói giùm cho xong chuyện này nữa thôi.
Ngô Anh gật đầu từ tạ ra đi,và xin Trâu Kỵ cho theo ít tên gia đồng
sang tô phủ đem sính lễ về.
Ngô Anh dắt bọn gia đồng tới Tô phủ vào ra mắt lão phu nhân vàTô
Đại.
Lão phu nhân vừa thấy mặt liền hỏi:
- thế nào, Thái sư có chịu cho tôi đưa con nhỏ qua không?
Ngô Anh đáp:
- Chẳng những ngài đã không chịu mà lại cậy sang từ hôn nữa! Lão
phu nhân làm mặt giận hét rằng:
- Con gái người ta có phải là vật mua bán đâu mà muốn nói thì nói
muớn thôi thì thôi. Ta không cần nữa! Thôi, của sính lễ ta trả lại cho!
Nói dứt, sai người đem sính lễ của Ngô Anh đem tới khi trước, vụt đổ
thác ra cả. Ngô Anh giả dạng hổ thẹn sai bọn gia đồng của Trâu Kỵ lượm
góp bưng theo mình trở về, Trâu Kỵ thấy Ngô Anh đòi được sính lễ cả
mừng, sai người bày tiệc khoản đãi.
Sau khi Trâu Kỵ từ hôn hai tháng, Tôn Tẩn lựa được ngày lành bèn
định hôn lễ, chờ trời tối rước dâu. Buổi chiều ngày ấy Lỗ vương vào
triều, tâu lên cho Tề vương, Tề Vương cả mừng ban cho Tô Tẩn những
cẩm bào kim hoa và ngự tửu. Trâu Kỵ hay tin trở về bàn luận với con là
Trâu Cang và Trâu Giãn. Cha con suy nghĩ luận bàn với nhau giây lâu
liền biết là mình mắc mưu Tôn Tẩn nên căm tức lắm, định cách báo thù.
Cha con bèn nghĩ tới tối hôm ấy Trâu Cang và Trâu Giãn đem gia tướng
núp đón ở ngã ba đường, chờ khi đám cưới đi ngang sẽ nhảy đánh giựt
kiệu cô dâu mà khiêng luôn về phủ.