Dịch giả: Nguyễn Hữu Lương
Hồi 164
TÊN LÃNG TỬ TỐT SỐ

 Quản Cẩu An đã hát tại rạp này hơn một tháng rồi. Một hôm, viên nội giám tên gọi là Lý Lục Lục vừa uống trà vừa nghe An hát, bỗng ngạc nhiên khen lấy khen để.
Chờ cho vở tuồng vãn, Lục bèn kêu An tới gần, hỏi họ tên, quê quán, rồi thưởng cho An ba lạng bạc.
Lục đi rồi, bọn người trong rạp xô lại mách bảo An:
- Người vừa rồi thính là Lý lục gia đó! Lục gia đã để ý tới ngươi, thì đó là một cơ hội tốt đấy! Nếu ngươi kết giao được với Lão nhân gia thì lo gì không có cơm ăn?
Quản Cẩu An vốn thuộc loại khôn ranh nhạy cảm, tai lắng nghe, đầu gật mấy cái, cố nhớ kỹ trong lòng:
Qua ngày hôm sau, vào buổi chiều, Lý Lục Lục đang uống trà, An vội chạy ra chắp tay xá thỉnh an. Thôi thì Lục gia gia dài, Lục gia gia ngắn. An khéo tâng bốc, nịnh nọt đến nỗi chỉ trong chốc lát, Lý Lục Lục đã sướng tít thò lò, phổng cả đến mười cái lỗ mũi lên. Chưa hết, An lại nhân đà, lấy giọng tình lên một điệu ca, xin Lý Lục Lục chọn cho một bài thích nhất. Lý Lục Lục tuỳ hứng chọn luôn bản "Tảo tuyết" (quét tuyết)
Có bản ca rồi, An bèn đem hết tuyệt kỹ của mình ra. Quả nhiên An ca hay tuyệt. Bản ca không một chỗ nào phải chê. Tiếng ca của An chẳng khác gì tiếng ngọc chuốt, tiếng chuông ngân.
Lý Lục gia nghe sướng như điên, khen lấy khen để:
- Thằng oắt con này ca quả hay tuyệt! Lão Phật gia của bọn ta khoái được nghe ca lắm, để ta chỉ cho mi một con đường mới được.
Quản Cẩu An nghe câu nói, chẳng dám chậm trễ, vội chạy tới cạnh thỉnh giáo. Lục gia bảo An:
- Lão Phật gia của bọn ta hiện đã thiết lập xong Như Ý quán, nên đang cần vài đứa ca hay lại giỏi hoạ nữa để hầu hạ tại nơi đây. Chỉ tiếc rằng mi chỉ biết ca chứ không biết hoạ! Giá thử mi biết hoạ thì có phải bớt được biết bao nhiêu thủ tục mà vẫn được tuyển. Nhưng không sao! Để ta tìm cách giúp mi.
An nghe xong vội hồi đáp:
- Chẳng giấu gì Lục gia! Cái nghề nào không rõ, chứ cái nghề hoạ, thì xin thưa với Lục gia, tiểu nhân, chỉ cần chấm phá vài nét là bất luận sơn thuỷ hoa hỉ đều tuyệt cả. Nếu Lục gia không tin xin cho tiểu nhân vẽ thử.
Lý Lục Lục nghe An nói, vỗ tay đôm đốp, to vẻ khoái chí lắm, bảo An:
- Thế là tuyệt, còn gì bằng! Ấy vậy thì để sáng mai, ta đưa mi vào ngay quán Chiêu khảo.
Thế là hai người hẹn giờ ra đi, xong đâu đấy Lý Lục Lục mới trở về nội phủ, Quản Cẩu An thì lo thu xếp đồ đạc quần áo suốt đêm hôm đó để chuẩn bị dự thi.
Trời mới tờ mờ sáng, Quản Cẩu An đã vội chồm dậy ngồi đợi. Mãi tới gần trưa, An chỉ thấy một tên tiểu thái giám mang theo một gói đến quán trà hỏi viên thủ quỹ:
- Ở đây có một người họ Quản không?
An nghe hỏi vội nhảy tới đáp ngay:
- Chính tại hạ đây!
Tên tiểu thái giám nhìn An một chập từ đầu đến chân, hình như để đặt lòng tin tưởng rồi mới đưa cái gói và bảo:
- Thay đi, rồi đợi một lát sẽ cùng vào ứng khảo.
An vốn người điển trai, nay lại có quần áo mới diện vào, cạo cái mặt, sửa cái râu, thử hỏi làm sao chả khả quan.
Chỉ một lát, Lục gia đã tới. Để mắt nhìn kỹ An, Lục gia nhử thấy một người khác, một người bảnh trai, dáng mặt chàng Tống Ngọc, Phan An thuở nọ. Lý Lục gia khoái quá, cười lên hềnh hệch, bảo An:
- Mi đẹp như thế này, đến ta cũng phải yêu nữa là! Chuyến này vào ứng thí, ta cam đoan thế nào mi cũng trúng tuyển rồi!
An được tán dương nhưng không dám nhận, khom mình:
- Xin hoàn toàn nhờ vào hồng phúc của Lục gia đã có ý chu toàn mà thôi!
Lý Lục Lục mỉm cười khoan khoái, rồi đem An đi theo mình vào quán Chiêu Lưu. Vừa bước chân vào quán, An đã thấy thí sinh ngồi đầy cả, cười nói um sùm, không khí thật vô cùng náo nhiệt.
Một tên nội giám bước tới trước mặt Lý Lục Lục nói lớn:
- Lục gia cũng đưa người vào dự thi đó chăng?
Lý Lục Lục cười lên hềnh hệch đáp:
- Đúng vậy đấy! Thằng bé này được lắm! Xin nhờ liệt vị nương tay cho một chút nhé!
Cả bọn nội giám lúc này này đã xáp lại, vội đồng thanh đáp:
- Việc của ai chứ việc của Lục gia thì khỏi nói! Đương nhiên là phải đặc biệt lưu ý rồi! Xin Lục gia cứ yên lòng.
Nói đoạn, cả bọn cất tiếng đáp chia tay với Lý Lục Lục và đưa Quản Cẩu An sang phòng đợi tuyển.
Cứ mỗi lần tuyển lựa là mỗi lần An được chọn, và không ngờ được rằng Cẩu An ngày một cao giá hẳn lên: đúng là An đã gặp được vận rồi.
Số là từ khi được vào Như Ý quán, An được Tây thái hậu triệu kiến sai hắn vẽ hoa hỉ (vẽ các bức hoạ về hoa cỏ cây cối) dâng lên; và được bà tán thưởng hết mức. Thế là An được làm ngay cái chức chủ nhiệm quán Như Ý.
Một hôm trời đã tối, Cẩu An đang ngồi ca hát với mấy tên tiểu thái giám trong quán, bỗng một cung nữ bưng tới cho một mâm cơm, miệng cười hí hí bước vào. Vừa đến trước mặt Cẩu An, cô cung nữ liền bảo:
- Ngươi thật sướng nhé! Thái hậu đang giận ngươi đó!
Quản Cẩu An nghe đoạn, mặt thộn ra như đất, một tiếng cũng không nói lên được. Cô cung nữ nhí nhảnh, vừa cười vừa mở cái lồng bàn đậy mâm cơm ra, đưa cho Cẩu An và nói:
- Lão Phật gia sai đem cho ngươi đó. Hắn lát nữa, có lệnh tới tuyên triệu đó. ộc quyền điều động của Đoan vương, là người coi Tây dương như kẻ thù bất cộng đái thiên.
Vương tính tìm cơ hội báo thù cho vơi bớt nỗi oán hận chất chứa lâu nay, bèn cho huấn luyện binh sĩ ngày đêm cho thật thuần thục để chờ lúc dùng tới. Khéo thay, sự đời có chỗ gặp gỡ tài tình; số là Cương Nghị nhân có dịp tuần du xuống miền Nam trở về, qua Thiên Tân. Gặp được Nghị, Du Lộc bèn đem chuyện Nghĩa hoà quyền ra nói, có mấy lời đặc biệt này:
- Nghĩa hoà quyền có chủ trương phò Thanh diệt Dương, đó là hồng phúc cho Thanh triều ta thoát được sự thôn tính của bọn mọi bên ngoài. Nếu ta đem việc này tâu về triều, được thái hậu ban khen thì đại sự ắt thành công. Nhà Thanh ta ngày mai trùng hưng lên được, đó chẳng phải là một công lớn sao?
Cương Nghị với Du Lộc vốn là con cô con cậu. Bởi thế, khi nghe lời khích của Lộc, Nghị tin ngay, không nghi ngờ gì cả, lại còn cho hợp ý mình là khác, bèn tỏ ý tích cực ủng hộ Nghĩa hoà quyền, một khi về tới triều…
Khi Cương Nghị về tới kinh, Đoan vương đem việc tập luyện Thần hổ doanh ra bàn với Nghị và có ý định muốn đem đổi ra làm hai trấn. Nghị nhân dịp nói vào:
- Quân mã của Thần hổ doanh vốn còn theo cựu chế của Tăng Tả trước đây (Tăng Quốc Phiên), lúc đó đem dùng đánh bọn tóc dài còn được, chứ bây giờ đem ra để chọi với bọn Tây dương thì hỏng bét. Vương không nhớ tới trận đánh năm Giáp Ngọ sao? Trời! Súng đại bác của bọn quỷ trắng quả lợi hại thật đó.
Đoan vương nghe xong, cười nhạt rồi nói:
- Nếu vậy thì bọn ta đành phải chịu để bọn Tây dương lăng nhục suốt đời, làm sao thấy cái ngày báo phục được nữa?
Nói xong, Đoan vương thở dài đánh thượt, vẻ mặt vô cùng thất vọng, Cương Nghị thấy thế vội nói:
- Nói thế thì ra dân mình hèn quá chăng? Thoạt đầu lúc bọn "tóc dài" khởi sự, chúng ghê gớm biết chừng nào, ấy thế mà cuối cùng cũng tan nhừ xác pháo. Đã có người này ắt có người kia. Đã có cái mạnh này ắt có cái mạnh khác. Đó phải chăng do hồng phúc của bản triều ta?
Đoan vương thấy Cương Nghị nói có lý lắm, bèn thành tâm với Nghị:
- Lão già này vốn nằm mọp nơi kinh thành, chẳng hiểu tí gì nơi biên cảnh. Ngươi tử các tỉnh xa trở về, nếu được biết có kẻ nào sẵn tài phá tan được súng đạn thì hãy tiến cử cho ta xem. Ta sẽ lập tức tâu lên Thái hậu mời ngay người đó vào kinh trọng dụng.
Cương Nghị nói:
- Vương gia đã có ý chân thành như vậy thì hay lắm. Hiện nay, có cánh quân của Nghĩa hoà quyền uy danh dậy khắp bốn phương, vương hãy vời bọn đó lại mà dùng, coi có được việc không?
Đến đây, Nghị bèn đem chuyện Du Lộc chiêu nạp bọn Nghĩa hoà quyền, rồi tán dương nào là bọn chúng lợi hại ra sao, là Du Lộc đã thí nghiệm như thế nào, súng đạn quyết không thể nào đả thương chúng được, nên đem cải tên thành Nghĩa hoà đoàn…
Nghị thao thao bất tuyệt nói toàn những chuyện lạ lùng, thần thánh khiến Đoan vương vui sướng quá, vỗ vai Cương Nghị bảo:
- Trong thiên hạ này mà còn có cái loại thần binh đó thì thực là trận giúp nhà Đại Thanh ta rồi!
Nói đoạn, vương lập tức sai Cương Nghị truyền báo Du Lộc cho Nghĩa hoà quyền tức tốc ngày đêm tiến kinh để đợi lệnh điều động.
Cương Nghị nghe nói, chính đúng ngay tim mình, tức thì chạy đi thông báo cho Dụ Lộc biết và bảo tuỳ nghi hành sự.
Đoan vương sau đó cũng vào triều, đem việc Nghĩa hoà đoàn thần thông quảng đại chủ trương bảo Thanh diệt Dương, tâu lên Tây thái hậu. Ai ngờ bị bà lập tức bác bỏ. Đoan vương thấy thế bèn ra thương nghị cùng Cương Nghị một mặt chiêu tiếp bọn Nghĩa hoà đoàn, một mặt nhờ Lý Liên Anh nói hùn vào trước mặt Tây thái hậu.
Quả nhiên kế sách này có giá trị. Tây thái hậu tuy lúc đầu không tin nhưng về sau thấy bọn thần tử của mình chúng khẩu đồng từ xem ra tán dương rõ rệt, bà cũng đành nghe theo.
Bọn Nghĩa hoà đoàn ở Thiên Tân bèn nườm nượp kéo nhau vào Bắc Kinh. Bất cứ tới đâu họ cũng lập đền để truyền đạo Bạch Liên giáo, mặt khác, đất phá nhà thờ đạo Công giáo, bắt được người công giáo nào cũng gán cho cái tội gián điệp thông đồng với bọn quỷ trắng Tây phương, bán nước cầu vinh, giết liền.
Bọn công sứ của các nước Tây phương thấy thế đứng lên can thiệp, nhưng Tổng đốc Trực Lệ Du Lộ vốn đã được bọn Đoan vương chỉ bảo, cứ lờ đi, chẳng phân xử gì cả. Bọn công sứ Tây chẳng còn cách nào hơn là điều binh khiển tướng bảo vệ lấy mình.
Tin tức đến tai Nghĩa hoà đoàn. Bọn họ yêu cầu Đoan vương cho kéo tới vây quán công sứ. Đoan vương nhất thời không dám tác chủ, còn đang do dự. Nhưng bọn Nghĩa hoà vây phía ngoài quán càng ngày càng đông, đánh trống đánh mõ, hò hét om xòm, chỉ chực nhảy bổ vào phía trong để nuốt chửng lấy bọn ngoại quốc.
Giữa lúc gay cấn đó, viên thư ký sứ quán Nhật Bản tên là Sam Sơn Bân Mộc và viên công sứ Đức quốc tên là Khắc Lâm Đức cưỡi xe cũng vừa đi tới. Bọn Nghĩa hoà đoàn chợt trông thấy viên thư ký Nhật nọ, liền đồng thanh hô lớn: "Giết thằng Nhật Bản, báo thù cuộc chiến bại Giáp Ngọ".
Người thì đông, tiếng hô thì to, thế là chẳng còn ai nghe ai, máu bốc lên, họ xông vào kẻ đấm người đạp, kẻ đâm người chém. Tên Nhật bị vằm ra như cám ngay trên chiếc xe của y. Viên công sứ Đức thấy thế nguy, biết không thể nói năng, giải thích gì được, liền quay đầu ù té chạy. Người Nghĩa hoà đoàn thấy y chạy, vội hô lớn: "Giết thằng Tây phương! Giết thằng Tây phương!" Cả đám đông lại nhảy ào tới, vây viên công sứ Đức vào giữa, rồi cũng giết béng luôn. Chưa hết, đám đông Nghĩa hoà đoàn còn diễu võ dương oai một hồi lâu rồi mới dần giải tán.
Đoan vương thấy chuyện đã tùm lum lên rồi, sợ Tây thái hậu bắt tội, vội vàng gọi bọn Cương Nghị, Từ Đồng, Triệu Thư Kiêu lại mật nghị. Bàn tính mãi, cả bọn mới quyết định nguỵ tạo một bức thư cảnh cáo của công sứ đoàn buộc Thái hậu quay về nắm chính quyền, phế bỏ Đại A Kha, lập tức mời Quang Tự hoàng đế lâm triều ngay hôm đó. Bàn xong, cả bọn kéo nhau tới yết kiến Tây thái hậu.
Lúc đó, Vinh Lộc đã được tin bọn Nghĩa hoà đoàn giết viên công sứ Đức và viên thư ký Nhật Bản, vội chạy vào báo cho Tây thái hậu hay. Lộc tâu với bà:
- Đoan vương dung túng cho bọn tà giáo giết chết viên công sứ, sau này thế nào cũng gây thành hoạ lớn chứ chẳng phải chơi.
Tây thái hậu nghe tâu, thầm trách Đoan vương làm bậy. Bà vừa định cho lệnh gọi thì đã thấy Đoan vương hối hả chạy vào, trình bức thư cảnh cáo giả mạo kia lên.
Tây thái hậu đọc xong bức thư, chính vì bức thư này chọc tức và nhè đúng chỗ kiêng kỵ nhất, bất giác bà cả giận đùng đùng. Bà quát lên rầm rầm, bọt mép như muốn tung lên đến tận đám mây xanh.
- À, thì ra mấy thằng quỷ trắng này dám can thiệp vào nội chính của ta. Rút lui khỏi chính quyền hay không cái đó tuỳ ta, chúng can dự gì mà dám can thiệp. Hà! Chúng bay đã dám lếu láo, xấc xược như vậy, ta sẽ đuổi hết chúng bay cho mà coi!
Thấy Tây thái hậu nổi xung, Đoan vương vội tâu:
- Nô tài đã đánh điện điều động quân cảm dũng của Đổng Phúc Tường về kinh; chỉ tối nay hoặc sáng mai là tới. Khi quân đến đông đủ, thì chỉ hô lên một tiếng là vây hết lại, tóm cổ từng thằng một mà đuổi cho bằng hết ra khỏi kinh, thế là rảnh mắt.
Tây thái hậu nghe tâu, gật gật cái đầu. Vinh Lộc đứng hầu bên cạnh, biết Tây thái hậu đang cơn thịnh nộ, không dám cản ngăn. Nhưng cả triều văn võ, ai cũng biết rằng vây công sứ quán, đuổi hết ngoại nhân là một việc chẳng lành.
Do đó, bọn đại thần người Hán là Từ Dung Nghi, Hứa Cảnh Trừng, và cả bọn đại thần người Mãn như Liên Nguyên, Lập Sơn nhất tề rủ nhau vào can gián.
Tây thái hậu cơn tức chưa nguôi, cất tiếng nói lớn:
- Bọn các ngươi chỉ biết bảo vệ, che chở cho lũ mọi ngoại quốc Tây phương, chứ không biết bọn chúng khinh khi bản triều quá sức à?
Bọn Từ Dung Nghi còn muốn tâu bày này nọ thêm nhưng Tây thái hậu đã lớn tiếng quát bảo thị vệ bắt giải hết cả bọn giao cho Hình bộ nghị tội.
Đoan vương thấy cơ hội vô cùng thuận lợi cho mình, bèn thừa dịp tâu lên:
- Bọn Từ, Hứa đã từng tư thông với ngoại quốc, chứng cớ đã rành rành. Nếu không trừng phạt để răn đe họ, e rằng về sau còn biết bao kẻ noi theo làm hại. Bọn Hán gian này quyết không thể dung tha, xin thái hậu xử trị.
Tây thái hậu gật đầu tức thì giao việc giám trảm này cho Đoan vương đem tất cả bọn Từ, Hứa trói giật lại rồi điệu ra chợ cửa đông để chém.
Khắp triều văn võ bá quan, anh nào anh nấy mặt tái xanh đi, hai hàm răng run lên lập cập, im phăng phắc. Nhiều người ứa thầm nước mắt vì thương cho hạnh tủi cho mình.
Sau khi bọn Từ, Hứa bị chém rồi, những kẻ nào bị nghi là Hán gian lập tức đem chém ngay. Hán gian ở đây chỉ những ai tư thông với bọn da trắng Tây dương. Ngoài ra những kẻ nào không tin tà giáo cũng bị đem ra xử tội nữa. Tà giáo đây tức là thứ tín ngưỡng của Nghĩa hoà đoàn.
Đảng cũ của Nghĩa hoà đoàn ở Bắc Kinh, xây một cái đài thật cao, tuyên truyền rằng đây là nơi triệu thần mời thánh.
Văn võ bá quan trong triều mỗi ngày đều phải tới đàn này để xì xụp lạy. Ví thử có kẻ nhất định không lễ lạy, thì bất luận là Mãn hay là Hán, thảy đều bị kết án là tư thông với ngoại quốc.
Ấy chỉ có mỗi một chuyện đó thôi mà quan người Hán, kẻ bị giết, kẻ bị tội, con số lên tới quá nửa, ở lại chỉ còn lèo tèo có ít người. Cựu thần như Vương Văn Thiều cũng suýt không thoát. Giữa lúc Tải Lan dâng sớ xin chém hết những tên Hán gian, thì trong bản phụ có nói đến cả Vương Văn Thiều, nhổ cỏ phải nhổ cả rê. Hổi đó, Vương Văn Thiều cùng làm việc với Vinh Lộc tại quân cơ xứ. Theo luật lệ của triều trước, đại thần quân cơ Mãn cũng đều là đại học sĩ. Các tờ sớ tâu lên của các triều thần, phải được đưa cho viên quan Mãn coi trước, sau đó mới đưa cho quan người Hán.
Hôm đó, Vinh Lộc ngồi xem tờ sớ của Tải Lan, đến tờ phụ bản thấy có tên Vương Văn Thiều liền giấu ngay đi, coi như không có, rồi xem tiếp qua các tờ sớ khác. Vương Văn Thiều tiếp sau đó cũng xem tờ sớ của Tải Lan, quay đầu lại hỏi Vinh Lộc:
- Lan công cũng còn có một phụ bản nữa, ngài để đâu rồi?
Vinh Lộc trả lời lại một cách hàm hồ:
- E rằng bị thất lạc rồi chăng?
Vương Văn Thiều nghe vậy cũng chỉ còn biết gật đầu. Hai người xem xong tấu chương, rồi lên yết kiến Tây thái hậu trình tâu hết mọi tờ sớ. Xong đâu đấy, Vinh Lộc mới rút ở trong ống tay áo ra tờ phụ bản trình lên cho Tây thái hậu xem và nói:
- Thái hậu nghĩ xem có phải Tải Lan nói tầm bậy không?
Tây thái hậu tiếp lấy tờ phụ bản, xem xong, bỗng biến sắc nói:
- Ngươi có thể đảm bảo việc này cho hắn được à?
Vinh Lộc dập đầu tâu:
- Nô tài nguyện đem cả trăm mạng để xin đảm bảo.
Tây thái hậu lớn tiếng nói:
- Vậy thì ta giao hắn cho ngươi. Nếu có gì biến sau này ta cứ ngươi chịu tội nghe chưa?
Vinh Lộc vội dập đầu tạ ơn rồi lui ra:
Vương Văn Thiều lúc đó cũng quỳ ở bên cạnh, nhưng bị nặng tai, nên không nghe thấy gì.
Lại nói tới bọn Nghĩa hoà đoàn đập phá các sứ quán ngoại quốc, đáp lại, các nước chỉ còn cách điều động quân hạm đổ bộ thẳng vào Thiên Tân.

Truyện Thanh Cung Mười Ba Triều Tập 1 - Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 onym title="TÌNH TRONG KHÓI LỬA" href="index.php?tuaid=9552&chuongid=3">Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 & 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Tập II - Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 HClick="noidung1('tuaid=9552&chuongid=76">Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Tập II - Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 170 Hồi 171 Hồi 172