Bích Ðàm tháng tám, người đông như kiến cỏ khắp mọi nơi: trên cầu treo, trên mặt hồ, trên thuyền, trong quán trà, đâu đâu cũng thấy người. Còn những dòng người mới lại ùa đến như nước.Tôi ngồi bên hồ nhét hết tóc vào trong mũ bơi. Mặt trời buổi chiều khiến đầu óc tôi choáng váng. Mặt nước hồ xanh thẳm đang vỗ đập như mời chào tôi. Duy Khiết cứ dậm chân ngay bên cạnh tôi, cổ vươn dài ngó nghiêng chung quanh, mỗm làu bàu oán thán không ngớt.- Anh trai chết tiệt này, hẹn rồi mà không đúng giờ, chẳng thể tin tưởng chút nào, để xem sau này em còn giúp đỡ anh nữa không?Tôi nhìn Duy Khiết. Mỗi cô ấy bĩu rõ to, bím tóc tết đằng sau cứ lắc qua lắc lại, nghe những lời trách móc của cô khiến tôi vừa buồn cười vừa bực mình. Chẳng trách nào chiều nay cô ấy lao vào nhà tôi như một trận cuồng phong, cứ nằng nặc đòi tôi đến Bích Ðàm bơi, hoá ra là anh trai cô ấy đang làm trò! Nhưng đã đến đây rồi thì đành vậy, tôi cũng phải vui chơi cho thoả thích!Hè này đây là lần đầu tiên tôi đi bơi.- Này, cậu đi mà đợi anh trai cậu, mình đi bơi đây! – Tôi nói rồi đứng dậy đi về phía hồ nước.- Ấy, đừng có vội thế, anh ấy đã đến rồi. Mình đã thấy rồi! Này này, gà gô, đừng có chạy đấy!Thật đáng chết! Cô ấy lại gọi tên huý của mình trước bàn dân thiên hạ như thế này. Chuyện là vì lúc còn nhỏ tôi thích bắt chước tiếng cục cục, cho nên cha tôi gọi đùa tôi là gà gô. Tên của tôi rất hay thế mà chẳng ai thèm gọi. Cho đến lúc lớn mới đổi cách gọi. Nhưng đến bây giờ cha vẫn thường gọi tôi vài tiếng gà gô. Chẳng biết tại sao Duy Khiết nghe thấy bèn gọi gà gô loạn cả lên. Tôi trợn mắt lên, hất tay nói:- Anh ấy đến thì mặc kệ anh ấy, có liên quan gì tới mình đâu? – Tôi nói xong rồi ngụp xuống nước. Nước hồ mát lạnh khiến tôi thấy sảng khoái. Tôi ngụp cả đầu xuống nước và bơi ra chỗ sâu. Tôi đổi kiểu bơi ngửa, nằm trên mặt nước. Ánh nắng chiếu vào mắt tôi, nhưng rất ấm áp và dễ chịu. Tôi nhắm mắt lại, cố tận hưởng ánh mặt trời huy hoàng, làn nước hồ mát mẻ và thế giới tươi đẹp.“Tõm” một tiếng, có cái gì rơi ngay bên cạnh tôi làm nước bắn hết lên mặt. Tôi lật người nhìn. Ðó là miếng vỏ bưởi. Tôi ngẩng đầu lên nhìn thì thấy Duy Khiết đang vẫy tay với tôi. Và vẫn tiếp tục ném vỏ bưởi. Tôi bơi tới, lặn về phía bờ, sau đó bỗng ngoi lên. Duy Khiết vẫn đang tìm tung tích của tôi trên mặt nước, tay cầm một miếng vỏ bưởi không biết phải ném về hướng nào, mồm chửi bới lung tung:- Cái con nha đầu đáng chết! Cái con nha đầu đáng ghét, đáng xuống địa ngục này!Tôi leo lên bờ. Duy Khiết giật thót mình và tôi không nhịn được cười. Duy Khiết cũng sững người trong tích tắc và cùng cười theo. Bên cạnh Duy, tôi thấy có hai thanh niên, một người là anh trai của Duy Khiết – Duy Ðức, một người còn lại tôi không quen. Cười xong Duy Ðức đi tới, gật đầu với tôi rất lịch sự, cứ như thể một nhà giáo cấp một vậy. Tôi cũng buồn cười nhưng kìm nén lại được. Anh chỉ người con trai bên cạnh và nói với tôi:- Ðây là bạn học của anh, Nhậm Trác Văn, vừa mới gặp trên cầu - Rồi anh quay sang Trác Văn nói – Ðây là bạn học của em gái mình tên là Giang Tú Di! – Tôi nhìn Nhậm Trác Văn. Anh ấy với dáng người cao, vai rộng, đôi mắt sáng như đang vẻ đăm chiêu suy nghĩ cứ như là một triết gia vậy. Chỉ nhìn thoáng qua, khuôn mắt này với tôi hình như đã quen ở đâu rồi. Tôi không khỏi nhìn kỹ anh, cho đến khi phát hiện anh nhìn tôi không chớp mắt tôi mới vội vàng quay đi, trong lòng chửi thầm một câu – “xúi quẩy!”. Hơn nữa bộ dạng ướt lướt thướt trong bộ đồi bơi của tôi như thế này mà gặp người lạ tôi cảm thấy không được tự nhiên. Tôi quấn chặt chiếc khăn bông vào người hỏi:- Hai anh cũng đến đây bơi sao?- À. - Duy Ðức lắp bắp. – Anh nghĩ mời em Giang và xá muội của anh đến quán trà uống nước mát!… “Em Giang và xá muội” ăn nói mới hay làm sao cứ như đang trên sân khấu vậy. Ðồng thời khuôn mặt đỏ bừng lên của anh ta khiến tôi không hứng thú. Tôi lấy làm lạ tại sao người thoải mái như Duy Khiết lại có một ông anh trai gò bó đến như vậy. Tôi lắc đầu nói:- Em không khát, em thà đi bơi còn hơn! – Tôi quay đầu nói với Nhậm Trác Văn:- Anh có đi bơi không?- Không! – Anh lắc đầu và cười. – Anh không biết bơi.Không biết bơi thật kếm cỏi! Ðặt biệt lại là một anh chàng có vóc dáng như vậy! Tôi dướn mày định quay ra hồ nhưng Duy Khiết đã chặn tôi lại:- Ðừng có bỏ chạy, gà gồ! Mình đề nghị mọi người đi bơi thuyền!Tôi trợn mắt lên với Duy Khiết, trong lòng nghĩ: Cũng được. “Gà gồ”, cái tên này cũng không đến nỗi tầm thường lắm, nếu không cứ để mặc cho cô ấy gọi lung tung như vậy thì còn ra cái gì. Trác Văn đang ngây người nhìn mấy đứa trẻ nghịch nước. Nghe thấy giọng của Duy Khiết thì đột ngột quay lại, nhìn tôi chằm chằm, sau đó lại nhìn Duy Khiết, cười ngượng ngùng:- Bơi thuyền anh cũng không biết!- Chỉ cần thuyền không lật là được mà! – Duy Khiết không nhẫn nại. - Thế naỳ nhé, chúng ta thuê hai thuyền, anh hai và Tú Di một chiết, em và vị này một chiết. Nếu anh thực sự không biết bơi thuyền thì để em chèo cho, đảm bảo anh không phải uống nước đâu!- Anh thấy, anh thấy. – Duy Ðức nhăn nhó. – Anh thấy chúng ta thuê chiếc lơn đi.Duy Khiết lườm anh trai một cái, tự lẩm bẩm:- Ðồ vô dụng, thảm hại quá đi thôi! Ðược rồi, thuyền to thì thuyền to.Tôi nhìn Trác Văn, không nén nổi sự tò mò:- Vì sao anh không họ chèo thuyền rồi bơi lội? Ði bơi đi, chúng em sẽ dạy anh.- Không. – Anh cười không được tự nhiên. – Anh cũng đồng ý chèo thuyền to!Thật đen đủi, gặp phải hai anh chàng không xương này, chỉ bằng từ bơi một mình còn hơn! Tôi thấy không vui trong loòng. Nếu người con trai cao lớn này là anh em của tôi thì tôi nhất định sẽ lôi xuống nước và cho uống no nước. Thuyền đến, Duy Khiết leo lên đầu tiên, suýt nữa vướng vào dây thừng và lộn nhào. Tôi và Duy Ðức tiếp tục lên thuyền. Nhậm Trác Văn cũng nhẩy lên thuyền nhẹ nhàng. Thuyền hơi chòng chành, Trác Văn túm lấy cánh buồm để giữ thăng bằng. Ðột nhiên tôi phát hiện cánh tay trái của anh chừa hề sử dụng mà duỗi đời bên cạnh mình. Tôi buột mồm hỏi:- Tay trái của anh sao vậy?Anh nhìn tôi một cái, thần sắc tỏ ra kỳ quặc, sau đó dùng tôi phải vỗ vào tay trái nói:- Nó là đồ bỏ đi!Tôi chợt hiểu, hoá ra tay trái của anh ấy đã bị tàn phế, chẳng trách nào anh không chịu đi bơi và chèo thuyền! Vẻ khinh thường biến đi mất và thay vào đó là sự thông cảm. Tôi gật gật đầu nói:- Có phải bị bại liệt không?- Không. – Anh nhìn tôi. – Là vì một chiếc diều gió.- Diều gió? – Tôi hỏi, đầu hơi hoảng loạn.- Ðúng, một chiếc diều gió, một chiếc diều gió đầu hổ.- Ôi! – Tôi thở mạnh, nhìn chằm chằm vào anh. Chẳng trách nào trông anh quen như thế. Thế giới này thật nhỏ làm sao! Ố! Tôi nước nước bọt, nói một cách khó khăn: - Anh là Phúc!- Ðúng! – Anh cười rất thoải mái: - Em không thay đổi nhiều lắm, gà gô, ngoài việc từ một cô nhóc trở thành một thiếu nữ. Anh thấy em từ dưới nước lên bờ là cảm thấynghi ngờ rồi nhưng anh không dám nhận. Chuyện đã lâu rồi mà! Nếu không phải là cô Hứa gọi một tiếng gà gô thì anh thực sự không dám tin.- Anh, bàn tay của anh vẫn không khỏi sao? – Tôi hỏi một cách khó khăn, quả thực không cười nổi.- Mẹ anh đã hại anh, nhưng nó cũng không ảnh hưởng đến anh lắm. – Anh nói nhẹ nhõm và vẫn cười, sau đó nói: - Tính khí của em vẫn thế, cứ thẳng thắn bộc trực như xưa.Ồ. – Tôi dựa vào thành thuyền, tay nắm chặt lấy lan can. Hai anh em Duy Khiết kinh ngạc nhìn tôi và Nhậm Trác Văn. Tôi xưa nay hay dài dòng vậy mà bây giờ chẳng nói gì. Tôi lấy làm lạ là sao Nhậm Trác Văn lại có thể cười được, lại còn hứng thú nói đến tính khí của tôi? Tôi nhìn trân trân vào cánh tay tàn phế của anh, trong lòng thấy đau xót, cả buổi chiều vui vẻ đi mất tiêu.Sáu tuổi đối với mọi người là cái tuổi chẳng hiểu biết gì. Nhưng cha thường nói người xưa tám tuổi làm quan, mười tuổi được bái làm tướng vậy thì tôi cũng chẳng kém tuổi làm quan là bao nhiêu. Vậy mà tôi chỉ biết trèo cây bắt chim. Lội bùn bắt lươn, cùng lũ trẻ con xung quanh trèo núi chạy chơi khắp cánh đồng. Tôi sẽ nói cho mọi người ổ chuột đồng ở đâu, tôi sẽ cầm đuôi rắn doạ lũ trẻ con. Tôi biết ở đâu có thể tìm me dại. Tôi có thể phân biệt đâu là nấm độc đâu là nấm không độc. Nhưng nếu có người hỏi tôi một cộng một bằng mấy thì tôi không cần suy nghĩ trả lời ngay bằng một vạn.Lúc đó cha tôi dạy trung học ở nông thôn. Chúng tôi đều sống ở ký túc xá của trường học. Xung quanh toàn là gia đình của các đồng nghiệp của cha. Tôi nhớ lũ trẻ con hơn năm mươi mấy đứa, trong đó bọn con trai chiếm đa số. Tuy mẹ tôi dùng hết cách để dạy dỗ tôi thành một đại gia khuê tú nho nhã vậy mà tôi ngày càng nghịch ngợm hơn. Tôi thích tụ tập với bọn con trai, suốt cả ngày đùa nghịch bẩn thỉu. Mẹ tôi tức lên dùng thước đánh cho tôi một trận, những đòn roi không đau không ngứa. Ðó chẳng có tác dụng gì với tôi. Duy có hai lần mẹ tôi đánh thực sự. Một lần là vì tôi tè lên thảm len phơi ngoài sân của dì Trường, một lần khác là vì anh Phúc.Anh Phúc chính là con trai của bác Nhậm, bác Nhậm là người lao công của trường. Tuy anh ấy xuất thân thấp hèn nhưng lại là đầu lĩnh của bọn trẻ con trong trường. Một là vì anh ấy lớn tuổi nhất, hai là anh ấy đã học tiểu học rồi. Thứ ba là anh có tác phong của anh hùng. Thứ tư anh ấy có bà mẹ không bao giờ hiểu đạolý và dữ dằn. Nếu ai trêu anh Phúc là bà không hề do dự chạy ra tóm lấy đứa bé đó dúi xuống vũng bùn. Vì mấy nguyên nhân này mà anh Phúc trở thành thủ lĩnh của chúng tôi. Nhưng ấy ấy không thích chơi với tôi vì tôi là con gái mà lại nhỏ hơn.Hôm đó, bẩy tám đứa trẻ chúng tôi đang thả diều trong vườn trường. Tôi có một chiếc diều đầu hổ lớn nhất và rất đắc ý dương lên khoe mọi người. Nhưng khi những chiếc diều linh tinh kia bay lên cao chỉ còn là một chấm đen thì chiếc diều đầu hổ xinh đẹp của tôi vẫn kéo lên trên mặt đất. Tôi, đầu tóc mướt mát mồ hôi muốn thả nó lên nhưng dù tôi chạy như thế nào đi nữa thì chiếc diều vẫn không chịu bay lên khỏi đầu tôi. Những đứa bé khác bắt đầu cười nhạo tôi. Tôi càng nóng ruột thì càng chẳng làm được việc gì với chiếc diều. Lúc này anh Phúc đến. Từ nãy đến giờ anh xem chúng tôi thả diều vì anh ấy không có chiếc diều nào để thả.- Ðể anh giúp em thả nhé, gà gô! – anh nói.Tôi do dự một lát rồi đưa ống dây cho anh. Anh hướng gió và cất diều lên chẳng cần chạy mà diều vẫn bay lên. Tôi bắt đầu vỗ tay hoan hô. Anh vừa tháo dây vừa đi vòng quanh sân trường. Tôi chạy theo sau anh ấy và gọi. - Trả lại em, em muốn tự thả. Nhưng hứng thú của anh ấy nổi lên càng đi nhanh và không chịu đưa cho tôi. Tôi bắt đầu chửi anh ấy, những đứa bé khác lại bắt đầu cười tôi. Chính vào lúc này dây chỉ mắc vào cành cây. Cái cây đó mọc cạnh bờ tường rào. Tôi dậm chân hét lên:- Anh làm hỏng diều của em rồi! Bắt đền em đi!- Ðừng lo. – Phúc thong thả nói: - Anh leo lên tường gỡ ra cho em!Bức tường không hề cao. Chúng tôi thường leo lên tường để ngắm trăng. Ý của anh Phúc là leo lên tường rồi trèo lên cây. Khi anh leo lên đến tường, tôi cũng leo lên theo. Nhưng chưa đợi được anh Phúc leo lên cây thì dây diều đứt. Chiếc diều đầu hổ xinh đẹp kia theo gió bay đi mất. Tôi ngửa đầu nhìn cho đến khi bóng diều mất hút, rồi oà khóc, dậm chân ăn vạ:- Anh đền em chiếc diều đi, chiếc diều đầu hổ của em. Anh trả lại cho em! Trả lại cho em đi!- Anh làm một cái khác cho em nhé! – Anh Phúc nói với vẻ khổ sở và khiêm nhường.- Em không cần, em không cần! Em cần chiếc diều đầu hổ của em cơ!- Bay mất rồi thì làm sao! – Anh Phúc nói. Lũ trẻ dưới bức tường vỗ tay sung sướng. Tôi tức đến nỗi lú lẫn, Không hề suy nghĩ gì dơ tay đẩy anh phúc một cái. Anh ấy đang chuẩn bị tụt khỏi tường thì cái đẩy của tôi khiến anh ấy mất thăng bằng, ngã xuống đất. bỗng dưng tôi cũng thấy sợ. Nhưng nghĩ đến anh ấy cũng không thèm để ý đến cú ngã này nên tôi tụt xuống. Ðang còn định tiếp tục khóc lóc ăn vạ, thì dáng vẻ của anh Phúc khiến tôi sững sờ. Anh lồm cồm bò dậy, mặt tái xám, đau đến nỗi lè cả lưỡi, không nói câu nào mà chỉ lảo đảo đi về nhà. Chỉ một lúc sau, mẹ anh ấy bèn xộc tới. Lũ trẻ nhìn thấy bà mẹ yêu quái bèn lủi đi hết và còn nói:- Gà gô đẩy đấy ạ!Mẹ anh Phúc véo tai tôi, khóc lóc:- Ðồ nhãi con, trả lại thằng Phúc cho tao! Tao sẽ liều với mày!Vụ cãi cọ giằng co này kéo dài nửa tiếng đồng hồ cho đến khi mẹ tôi biết chuyện và đến. Trước tiên cứu tôi ra khỏi bàn tay của người phụ nữ hung dữ đó, sau đó nói ngọt để an ủi bà ta và đòi đi xem vết thương của anh Phúc. Tôi thừa cơ lui về nhà. Cha đang ngồi chấm bài, nhìn thấy tôi gật đầu hỏi:- Lại gây tai hoạ rồi phải không?Tôi im lặng, trong lòng không còn suy nghĩ gì về chiếc diều kia nữa mà canh cánh chuyện của anh Phúc. Không lâu sau, mẹ vội vàng bước vào, nói với cha:- Cổ tay của thằng bé bị gãy rồi, có lẽ là trật khớp. Em nói với họ là bằng lòng bỏ tiền thuê kiệu đưa thằng bé đến bệnh viện trong thành phố nhưng họ không chịu mà cứ đòi giết gà sống tế thần, mời đạo sĩ đến tụng kinh và còn làm mấy mâm cơm nữa. Em không nhỏ nhen bỏ món tiền làm những việc này, chỉ có điều cái tay cũa thằng bé không xong rồi, anh xem làm thế nào đây?Cha bỏ cây bút xuống, đẩy gọng kính lên cao:- Người nhà quê chẳng hiểu biết gì cả, để anh đi nói với họ.Cha mẹ thương lượng mấy lần, cuối cùng hoàn toàn thất bại. Họ chỉ tin vào thần linh và đạo sĩ chứ không tin bác sĩ. Kết quả mẹ tôi bỏ một khoản tiền lớn để bồi thường, cho họ đi mời đạo sĩ làm phép. Sau đó mẹ quay về nhà, trói tôi vào chân giường bằng sợi dây thưòong to và giận dữ đánh tôi một trận bằng dây cao su. Tiếng khóc của tôi và tiếng khấn bái của đạo sĩ hoà lẫn vào nhau. Chưa bao giờ mẹ tôi lại nóng giận như vậy. Tôi bị đánh đến nỗi toàn thân tím bầm, khóc khản cả tiếng mẹ mới dừng tay. Cha giải thoát cho tôi, bế tôi lên giường, thở dài nói:- Con còn nhỏ, đánh thế cũng nặng rồi.- Anh không biết, thằng Phúc là đứa trẻ thông minh. Bây giờ số phận tàn tật suốt đời rồi, em cũng dằn vặt cả đời ấy chứ! Mẹ nói và đến giưòong đắp chăn cho tôi, xoa nhẹ lên vết roi hằn trên tay tôi. Thấy mắt mẹ khóc, tôi cảm thấy đau lòng vô cùng. Ðêm đó tôi thút thít suốt cả đêm. Còn ở ngoài sân, tiếng giết gà, tiếng tụng kinh cũng ồn ã suốt cả đêm. Trời sáng, mẹ anh Phúc sang, nhẹ nhàng khúm núm đến không ngờ:- Thằng Phúc cứ đòi tôi sang nói lại hai bác đừng có đánh gà gô, không phải con bé nó đẩy đâu mà cháu nó tự ngã.Mẹ tôi nhìn tôi một cái, có lẽ trách tôi sao không nói sớm. Còn cha xoa đầu tôi, nói với mẹ anh Phúc:- Ðánh cũng đã đánh rồi, thôi cho qua đi! Nhưng thằng Phúc thế nào rồi?- Không còn đau nữa, tối nay giết thêm một con gà nữ là xong! - Người đàn bà đó cười hì hì.Nhưng tay anh Phúc không hề khỏi. Lúc anh ấy treo tay tìm tôi thì tôi lại trốn đi. Tôi thấy xấu hổ khi gặp anh ấy chỉ vì cú đẩy chết tiệt đó. Mẹ nói rằng tôi trở nên ngoan ngoãn và lặng lẽ. Trên thức tế đó là lần đầu tiên tôi tự vấn lưong tâm. Ngược lại, anh Phúc thường đến tìm tôi đi chơi. Lần nào anh ấy cũng cười hì hì nói:- Em đừng giận anh nữa, lúc mẹ đánh em anh cũng không hề biết mà!Vì chẳng để ý đến anh ấy cho nên anh ấy cứ tưởng tôi vẫn còn không vui vì mất chiếc diều kia. Một hôm anh nói với tôi:- Ðợi anh khỏi tay rồi anh nhất định làm chiếc diều cho em, đền em một cái, cũng là đầu hỏ, được không?Hơn một tháng sau, chúng tôi dọn nhà vào thành phố, đến nay cũng mười bốn năm rồi. Tôi không ngờ rằng bây giờ lại gặp anh trên hòn đảo nhỏ, bên cạnh bờ Bích Ðàm này.- Ðang nghỉ gì thế hả? - Nhậm Trác Văn hỏi tôi.- Làm sao anh lại đến Ðài Loan? – Tôi hỏi.- Hoàn toàn là ngẩu nhiên. Anh theo chú ra đây. Chú anh đến đây buôn bán. À, quên mất không nói với em, sau này anh vào thành phố học tập, ở nhờ nhà chú. Chú là nhà buôn. Cha mẹ anh không còn nữa rồi.- Bàn tay này, anh chưa đi khám sao?- Sau khi vào thành phố, có đến bác sĩ khám nhưng không còn hy vọng gì nửa?- Này! – Duy Khiết đột nhiên không chịu được nữa kêu lên. – Hai ngưòi làm sao thế? Trước đây quen nhau à? Ðừng quên có hai người này nữa đấy.- Mười mấy năm trước chúng tôi ngày nào cũng chơi với nhau. - Nhậm Trác Văn cười và nói. - Thật không ngờ hôm nay lại được gặp nhau!- Những chuyện như thế này thì nhiều lắm. – Duy Khiết nói một câu đầy vẻ triết lý. - Ðời người do bao nhiêu cái ngẫu nhiên tích tụ lại mà thành.- Sau khi em đi, anh thực sự làm một chiếc diều gió đầu hổ. Tất nhiên là bằng một tay, cứ chờ em về rồi cho em, những em đã không quay trở lại.Tôi muốn cười những không cười nổi. Mãi lúc lâu sau mới nói:- Chiếc diều gió đầu hổ đáng chết, em mong mình không có chiếc diều đáng ghét đó nữa. Nhưng tay anh…- Thôi, đừng nhắc đến cánh tay này nữa, anh chẳng để ý đến đâu! – Anh ngắt lời tôi và cười. Anh cười thật thoải mái.- Em rất muốn nghe, diều gió và cánh tay này liên quan đến nhau như thế nào! – Duy Khiết nói và chau mày với anh trai. Anh chàng gò bó cứ như một quả hồ lô không mồm, cứ ngây người ngồi đó hết nhìn tôi lại nhìn Nhậm Trác Văn. Tôi kể chuyện chiếc diều gió. Duy Khiết gật đầu đi lên phía mui thuyền quẳng chiếc khăn tắm vào khoang, đột nhiên nói với Nhậm Trác Văn:- Tái ông thất mã, ai biết đâu không phải là phúc? – Sau đó Duy Khiết nhảy tùm xuống nước, nhô cái đầu lên gọi với lên thuyền:- Anh ơi, anh còn không xuống bơi à, còn ngồi đần ra đó làm gì?Duy Ðức quay ra tròn mắt nhìn em gái. Còn tôi lại đỏ mặt lên một cách vô cớ.Một năm sau, vẫn vào tháng tám.Tôi đang ngồi hành lang đọc sách. Tiếng bước chân nhè nhẹ đi tới. Tôi vờ như không biết và tôi nghe thấy một giọng nói sau lưng:- Anh tặng em một thứ, em thử đoán xem là cái gì?Tôi ngoảnh đầu lại. Nhậm Trác Văn đang ôm một thứ rất to.- A ha! Diều gió! – Tôi kêu lên và bật dậy như trẻ con. - Diều gió đầu hổ! Anh mua ở đâu thế?- Tự làm lấy đấy, bằng chiếc tay này! – Anh cười sau đó nói rất hàm súc - Chiếc giều gió bay mất mười lăm năm trước đây đấy, em có cần không?- Tôi giật lấy chiếc diều gió, kêu toáng lên:- Ðương nhiên là cần, anh vốn nợ em cơ mà!- Lẽ nào em không nợ anh cái gì?Tôi đỏ mặt lên, giơ tay ra cho anh.- Cho anh đấy, anh chặt đi!Anh cười. – Anh sẽ gìn giữ cánh tay này và cả chủ nhân của nó.Tôi cầm diều lên, chạy ra ngoài. Bên ngoài kia, làn gió vi vu chào đón tôi. Ðúng là một ngày đẹp trời để thả diều.