(Gina Berriault sống tại Thung lũng Mill, bang California, Mỹ. Bà làm việc với tư cách một phóng viên nhật báo, một thủ thư tại thư viện, và trong một thời gian là nhân viên kinh doanh của một tiệm sách. Truyện ngắn “Quanh tàn tích thân yêu” được đồng giải thưởng của tạp chí Paris, giải Aga Khan năm 1956 và cũng được tuyển chọn trong Tuyển tập các Truyện ngắn hay nhất nước Mỹ năm 1957. Truyện ngắn “Cậu Bé Đá” của bà được tuyển chọn cho các truyện ngắn tham dự giải O.Henry).
 
Chị tôi lấy Leo Brady  bởi vì anh là một thủy thủ tàu buôn và kiếm được lương bổng hậu hĩnh, và bởi vì anh bỏ đi hầu hết thời gian. Chị và đứa bé trai năm tuổi của chị sống bằng tiền chạm khắc các toa xe kéo mà khách du lịch từ San Francisco thu lượm được ở các galery nhỏ và các tiệm sách, và thỉnh thoảng vào tiền thu được từ tranh sơn dầu của chị. Họ cưới nhau được một vài ngày sau khi anh từ biển trở về và một tuần sau tàu của anh lại lên đường đi phương Đông. Trong  vòng sáu tuần  lễ anh đi biệt. Theo yêu cầu của anh, công ty tàu thủy gởi cho chị tất cả tiền lương của anh. Nhưng cái ngày anh quay về, Leo không được tưởng thưởng.
Clara có xưởng vẽ của chị trong một  toà nhà cổ ở phố Columbus. Tầng thứ nhất được Câu lạc bộ Gari baldi chiếm ngụ, các thành viên của nó tập trung vào các buổi tối để đánh bài, ở tầng thượng phía trên chị, hai người trẻ tuổi sống ở đó, một viên thư ký ngân hàng và một người thợ trang hoàng  cửa sổ. Nhưng chị biết tiếng những bước chân của Leo ở tầng trệt và, nhấc đầu khỏi gối, chị nói: “Sao con tàu của anh ta lại không thể gãy ra làm đôi nhỉ?”.
Tôi đang quỳ  gối để giúp Mark, con chị, cởi đồ đi ngủ, và dừa tay lại ở thắt lưng nó, tôi ngẩng đầu nghe chị nói át cả tiếng bập bẹ của nó, “Chị có muốn gì không?”. Chị nằm suốt ngày vì một cơn sốt.
“Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe”, chị quở tôi.
Tôi lắng nghe và nghe thấy những bước chân.
§u đưa nhẹ nhàng đứa bé dậy, tôi đặt nó xuống giường ngủ của nó. Ngày hôm đó tôi đã hớt cua cho nó, và cái sọ ngắn của nó ánh lên cặp mắt xanh nhỏ xíu giống như cặp mắt của tôi, của Clara, và cho nó một cái vẻ xấc xược vào cái áo T,shirt sọc đỏ của tôi mà tôi bận dưới cái áo khoác và tròng lên nó cho nó ngủ, nhưng không phải vào lúc đó, sau những lời buộc tội muộn màng của Clara về người chồng sắp đi đến, để ẵm đứa bé đến cho chị nhìn ngắm. Cuộn tròn nó lại trong một tấm chăn nhà binh và một cái áo choàng Mexico, tôi bước ra từ phía sau tấm bình phong đúng lúc Leo đặt vali của anh ngoài cửa ra vào. “Bảo anh ấy là chị bị ngộ độc giò lợn”, chị la lên bằng một giọng thầm thì đầy tuyệt vọng”, người ta gọi là  trúng độc thịt muối. Bảo anh là chị đang hấp hối, Eddie à, “chị nài nỉ” chị sẽ trùm chăn kín đầu và anh ấy sẽ bỏ đi”.
Leo nhút nhát gõ cửa khi anh mở nó ra. Khi anh đi vào nhà sự to lớn và chiếc vali của anh tạo cho anh một nét thích đáng mà anh không muốn. Đưa tay lên để lột cái mũ phớt đen cũ kỹ và tươi cười, ngoan ngoãn để lộ cái đầu hói của anh ra. “Clara bệnh”, tôi bảo anh khi chúng tôi bắt tay.
Cặp mắt màu nâu của Leo đảo lên một cách sắc bén và tay anh lập tức lơi lỏng, không điều khiển được, bằng cách khéo léo mà anh cảm thấy cần thiết, cái tình cảm mà họ giữ cho nhau. Với sự bất kính mà Clara đã cấy vào trong tôi, tôinghĩ, tại sao anh ấy lại tự đưa mình vào trong cuộc hôn nhân của họ? Nếu anh thực sự yêu Clara thì anh phải hy sinh gởi tiền lương của anh cho chị và không bao giờ xuất hiện mới phải.
“Cô ấy nhiễm cái gì vậy?” anh hỏi, giọng anh thấp và kéo dài.
“Bệnh cúm, tôi đoán thế, chị gọi tôi ra khỏi trường hồi sáng”.
“Cậu đã gọi đến một bác sĩ nào chưa?”
“Chị ấy không muốn một bác sĩ nào cả”.
Như thể đi trên đôi giày vải hư, anh nhón gót và đi về phía chị, cổ họng và đôi mắt anh đầy ắp tình yêu và nỗi vui sướng miễn cưỡng ở ý nghĩ rằng chị bơ vơ và anh có thể giúp chị. Chị đang nằm xoay mặt vào vách tường và không quay lại hay nhúc nhích gì, mái tóc thô, không bóng, màu trơ của hạt dẻ, xoã trên mặt gối, và anh cúi xuống hôn hai lần trên đầu những sợi tóc.
“Chị đang ngủ”, tôi nói, lấy cái áo khoác của tôi trên ghế.
“Mark đã vào giường rồi”.
Nhưng anh không thể nói, anh đầy ắp sự hiện diện của chị, và lại cúi  xuống hôn lên tóc chị lần thứ ba.
“Hãy coi chừng cơn sốt”, tôi nhắc anh ở bậc cửa.
“Eddie!” chị gọi. Sự im lặng của chị hẳn để kềm chế tôi lại.
“Đi à?” chị nói với bức tường, “Ôkê,và luôn luôn nhớ nói nghịch  lại các giáo sư của em đấy, điều đó sẽ tạo ra một tiểu sử tốt”. Bất chấp  sự phô bày của chị trước sự trở về  của anh, và bất kể tình trạng đau yếu của chị, giọng nói của chị một lần nữa lại choán chiếm lấy Leo mối đe doạ của ma lực quyến rũ, như một thói quen tồi tệ đã mất từ lâu.
Leo đang lắng nghe bên cái giường, cơ thể anh trong cái áo jacket bằng da và quần nhung đen thật nghiêm trang đang ao ước cái thời điểm khi chị sẽ nhận ra anh, lúc này chị đã thức dậy, rằng anh  đã về nhà.
Tôi bị sốc khi tôi chạy xuống hai dãy bậc cấp là cái hồi ức về tất cả những gì mà Clara thanh tú đã phục vụ  trong vài tuần lễ vừa qua, những tối Chủ nhật tôi đến ăn tối - những thứ mang về từ đồng tiền của Leo, như món thịt băm ý, tôm hùm và cua, kem cacao. Sự khó chịu tôi đã cảm thấy khi dự phần vào những món ăn đó lúc này tác động đến tôi trên cầu thang tăm tối như một Leo kẻ đồng loã để lại trên ấy. Nhưng tôi tìm ra sự bào chữa cho việc chị lạm dụng anh bằng cách nhắc nhớ lại rằng tất cả những năm tháng bọn tôi dựa dẫm vào nhau và sự khởi đầu của bọn tôi thật ngếch như một cái rễ cần tây. Vào tuổi mười sáu, Clara đi đến các vùng duyên hải San Francisco và làm người mẫu ở các trường hội hoạ để trả học phí. Một thiếu nữ trung thực, thấp người, lưng dài, chân to, ngược lại chị có cái vẻ tự khêu gợi bản chất bên tron của chị, quấn một cái áo kimono Nhật Bản bằng vải và đeo hoa tai bằng đồng như một cặp não bạt, chị đi lên cái bục và việc buông rơi áo kimono luôn hấp dẫn và quả quyết, với xúc cảm mãnh liệt này, chị có sự khéo léo và đã biến đổi một cách nghiêm trọng tính chân thực của mình thành ra một dòng máu trung lập chứa đựng thuốc trường sinh của cuộc sống. Hai năm trước, khi tôi tốt nghiệp trung học và đi theo chị, tôi đến nơi  đúng lúc được làm quen với cha của Mark, vời mà chị đã chung sống trong sáu năm và biến mất chỉ một vài tuần sau khi tôi gặp anh. Cặp mắt nhỏ, tối thẳm của anh nhắc tôi nhớ đến một con ngựa tơ vùng Shetland - bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể là chính anh. Tất cả những gì anh để lại đàng sau là một công việc đóng gói hàng hoá tại một  cửa tiệm đồ gốm  và, như một người khách bỏ đi, một tập sách văn học nghệ thuật xuất bản ba tháng một kỳ trong đó có hai trang thơ của anh. Leo Brady, một thủy thủ với sự trung thành chỉ với các nghệ sĩ và một nỗi khao khát đối với các phụ nữ có tài năng, đi ra sân khấu một năm trước và chờ đợi thời cơ cho đến khi một công việc khác trong số các công  việc của chị bị căng thẳng và rối loạn, cuộc hôn nhân,  về phần chị, là một hành động hoảng hốt. Tuần lễ trước khi anh lên tàu, chị uống rượu cả ngày lẫn đêm, bán khoả thân, đầu tóc bù xù, gục đầu xuống vì say rượu, mà anh tưởng lầm là sự tán dương chúc tụng cho hôn nhân. Việc nhớ lại tất cả những việc này của tôi và tình cảm đối với chị đã khiến tôi hồi tưởng lại chúng, tha thứ cho tôi cái tội đã đồng loã và găm sự bực bội của tôi lại, để tôi được tự do trút thoát gánh nặng vào trong buổi tối mát mẻ và thậm chí quên cả chị và cơn sốt của chị.
Vào buổi tối khi gõ vào cánh cửa màu da cam thì trong xưởng vẽ đè nặng một bầu không khí căng thẳng một cách  buồn ngủ. Leo gọi tôi vào. anh đang ngồi bên cửa sổ, hai chân anh khép lại một cách mệt mỏi,  và ánh sáng ban trưa làm nổi bật tình trạng nghèo túng dồn ứ lại  kể từ lúc anh trở về. Hy vọng đã suy giảm trong đôi mắt anh, theo cái cáchmà một phép màu bỏ mặc lại cho không gian trống trải, chiếc áo sơ mi sọc nhét một phần vào quần jean và mở phanh trước ngực, và đôi ủng đen mà anh đi bộ lòng vòng đã kéo xuống mắt cá chân và đế giày đầy bụi bặm. Anh đưa ngón tay lên môi.
“Ai đó?” Clara hỏi.
“Anh nghĩ rằng em đang ngủ mà”, anh nói.
“Không ngủ cho đến khi nào tôi chết”, chị đáp, giọng chị như một cái kèn đồng màu xanh lục. Chị quay lưng lại, dặt hai tay lên đầu anh, nhưng không nói gì thêm nữa. Khuôn mặt chị trắng đục, nhăn nhó vì đau đớn, và tim tôi xao dộng.
“Anh đã gọi bác sĩ chưa?” tôi hỏi, đứng gần bên anh.
“Cô ấy không cho tôi gọi”.
“Chị ngủ à?”
“Vối đôi mắt mở”.
Tôi nhún vai, “Có lẽ chị biết có cái  gì đó không ổn và chị có phương pháp chữa trị riêng của chị”, và để an ủi anh, “khi chị cảm thấy tốt hơn, chị sẽ nhận ra anh đã ề nhà”. “Cô ấy biết điều đó”, anh nói lớn, một cách công kích, ngược lại ý mình.
“Ôi chúa ơi, tôi biết điều đó à?” luôn luôn có một sự không ổn định ở chị và khi chị chống khuỷu tay ngồi dậy, chị cho tôi một cú sốc tương tự như cảnh tượng của một mỹ nhân ngư trồi từ  nước lên ở một bãi tắm công cộng”. Chị biết điều đó như một tảng đá đeo quanh cổ chị. Sẽ không tồi tệ lắm nếu như chị có thể quên ngay anh ấy khi anh ấy bỏ đi, nhưng điều ấy không xảy ra, “chị dựa cằm vào ngực mình, “Eddie”, chị quất roi, chị cảm thấy khủng khiếp. Hãy gọi bác sĩ Lawson và bảo ông ấy chị đang hấp hối. Bảo ông ấy đến cứu chị”.
Nhưng khi tôi đứng lên thì chị trừng tôi với một cái cau mày khó  chịu, đôi mắt chị sâu trong đầu chị như hai hòn sỏi nhỏ màu xám. “Em đi đâu?”, chị hỏi, “Em chỉ ở đây thôi. Có vấn đề  quái  quỷ gì với em thế! Em chẳng phải làm gì cả. “Sự kỳ quặc của chị đâm một ngón tay nhọn lêu vào ngực tôi, và trong một thoáng tuân phục, tôi lại ngồi xuống.
“Chị bảo em đi gọi bác sĩ”.
“Em trực tiếp nhận mọi câu hỏi từ anh ấy”, chị phàn nàn, “và anh ấy không biết một thứ trời đánh nào cả. Anh ấy biết nhiều như một tảng đá biết vậy”. Chị lại nằm xuống, nhinf trừng trừng lên trần nhà. “Những gì anh ấy muốn thì đơn giản làm sao. Tất cả những khao khát của anh là tự nhận dạng mình qua các nghệ sĩ. Anh cưới Clara Ru chenski là bởi vì cô ta có một cuộc triển lãm ở một galểy nhỏ, ẩm thấp và bán được một năm một bức tranh. Anh ấy hạnh phúc làm sao trong đêm tân hôn của bọn chị. Chị nghĩ rằng con người ta không thể nào nhận được niềm hạnh phúc ấy nữa. Không, kể từ trận Đại Hồng Thủy khi mà mọi người đều là cầm thú với một khuôn mặt to lớn, luôn mỉm cười. Nhưng không, chị đã sai lầm! “Chị quật roi, lăn người từ bên này qua bên kia, “chị nhận chịu lại tất cả những điều đó. Chị không nghĩ như thế về Leo. Chị không phải là một kẻ trưởng giả thông thái dỏm. Xin vui lòng, Eddie à!” chị năn nỉ, “Em biết là chị không phải thế mà. Em hiểu chị, có phải vậy không, Eddie?”.
Leo và tôi đứng lên.
“Chị không ghét anh ấy, Eddie à. ý chị muốn nói là chị sẽ không ghét anh ấy nếu như chị không kết hôn với anh ấy. Anh ấy là một chàng trai to lớn, dịu dàng với một sự kính trọng đối với các nghệ sĩ. Đó là cái cách mà chị quen nghĩ, và chị cũng ngủ với anh ấy một  vài lần nữa”.
“Hãy yên tĩnh, hãy yên tĩnh”, tôi nói.
“Em câm đi!” chị la lên, một lần nữa chống khuỷu tay ngồi dậy.
“Em rất tốt, phải thế không? Chị ghét đem em theo dự một bữa tiệc, em luôn dán mình  trong một  góc như một tấm ảnh chụp lấy liền của một nghệ sĩ lớn trong tuổi trẻ và sự tối tăm của em. Nếu có một điều gì đó làm chị ghét thì đó là kẻ bám víu”.
Chị hất mái tóc ra sau đoạn nghĩ cho đến khi nó lại đổ ra phía trước và với một bàn tay vô ý, mò mẫm lấy nó che trước ngực. Leo đang mang giày và bận áo khoác, các cử động của anh kêu sột soạt, những âm thanh bận rộn của một người bị tổn thương sắp chia biệt. Chị gào tên anh lên như một  tiếng kêu nhận định tất cả những gì của nhân cách anh. “Nằm xuống, Clara”,  tôi nói khi Leo đã đóng cửa lại phía sau anh, và tóc chị ẩm ướt một cách lem luốc trong lòng bàn tay tôi. “Eddie, Eddie!” chị khóc một cách khô khốc, nằm xuống và kẹp lấy cổ tay tôi trong hai bàn tay chị, và hàm răng phơi ra của chị bộc lộ nỗi đau đớn mà chị đã giấu giếm bọn tôi.
Khi tôi đi xuống bậc cấp, anh đang đứng thọc hai tay vào túi áo, nheo mắt nhìn mặt trời, khuôn mặt nhỏ, tẻ nhạt của anh bị rỗ vì nắng và gió biển, xám đi bởi nỗi đau khắc nghiệt trong trái tim anh. “Đã đến giờ cho trẻ về nhà”, anh hỏi, “Tôi có thể cho nó một bữa ăn tại một nhà hàng để nó sẽ không đi lên trên đó được không?”.
Chúng tôi cùng đi qua vài căn nhà đến tiệm bán bánh, và anh ngó một cách buồn rầu vào những cái bánh pa tê ý trong khi tôi gọi bác sĩ cho chị ở một máy điện thoại công cộng. Sau đó khoảngvài phút, tôi và anh đợi bên lề đường chờ người phụ nữ đưa Mark vào xe hơi của cô đến nhà trẻ cùng với con trai cô, và đón nó về nhà trở lại.
Tôi không thể nói cho ai biết những gì tôi đã phát hiện, rằng chị lấy anh ở thời điểm tồi tệ nhất của đời chị. Chị đã hai mươi sáu tuổi và không có một giấc mộng nào trở thành hiện thực. So với tôi, Leo một thủy thủ lấy biển làm nhà, một chàng trai trẻ có đức tốt như người mẹ, không biết rằng anh đã bị thổi phồng lên thành một hình tượng lố bịch, vượt trên sự nhận biết của bất cứ ai, bởi sự lo sợ kinh khủng của chị về sự vô danh và không được ca tụng.
Leo ngồi trên bậc cấp ngay trước lối vào nhà, và tôi đi lên nhà một lần nữa. Cánh cửa mở và bên trong xưởng vẽ Mark, đã quay về nhà khi bọn tôi đi đến tiệm bánh, đang dựa người vào tường khóc lóc. Thoạt đầu tôi nghĩ Clara đang an ủi nó từ một chỗ xa, yêu cầu nó đến với chị. Nhưng chị đang phàn nàn về những cậu bé Trung Quốc đôi khi ngồi lên một cái chuồng bồ câu xanh trước mặt một tiệm bán cá và gia cầm ở Chinatown và, nhấc một con bồ câu đang đập cánh, cắt cổ nó trong khi đôi cánh nó đập phần phật trên cánh tay mình. Chị đang nài nỉ cậu bé ngưng khóc, giọng chị nhỏ nhẹ, mê hoặc, như một con bồ câu chuyển sang giọng người trong giây khắc cuối cùng của đời nó. Mark đang khóc bởi vì chị không nhận ra nó. Lưng nó quay về phía chị và trong hai tay nó, nó đang khi khư bảo vệ khỏi chị cái xắc tay bằng vải dầu mà trong đó nó luôn mang về nhà cho chị xem những bức tranh bằng phấn màu.
Leo đáp một chuyến xe buýt băng qua cầu Kim Môn đến Rừng Muir, theo bình di cốt trong một cái túi giấy. Dưới những cây căm xe cao lớn, anh rải tro của chị lên địa điểm nơi anh lần đầu tiên hôn chị, cái ngày một họ đã đi picnic ở đây và chị đã vẽ một bức tranh màu nước. Sau đó trên đường quay về thành phố hôm ấy, anh giao cái bình cho một người buôn bán đồ cũ ở đường Mc Allister và chẳng còn cái gì để lưu ý đến nữa. Mark được đưa đến Santa Rosa bởi ông bà nội nó, chủ một trại gà, những người có trách nhiệm mà, bất cứ khi nào họ chạy xe năm mươi dặm đến San Francisco, đều luôn luôn đem tiền cho Clara, và trứng tươi và gia cầm. Leo mệt mỏi đi bộ xuống gian phòng cho thuê, ngồi ở đó một ngày rưỡi, và ký một hợp đồng cho một chuyến tàu Pacific Viễn Đông tới Manila, Yokohama và Hồng Kông. Đêm trước anh tự gõ cửa phòng tôi, và tôi phục vụ cho anh nước sêri và bánh ngọt. Anh hớp và nhai một cách vụng về xấu hổ trước sự có mặt của tôi, không thể trình bày ra được một lý do tại sao chị lại quá cuồng nhiệt muốn tự cất gánh nặng của mình khỏi đứa con đến nỗi chị đã phải chịu đựng sự khám chữa bệnh của một người mà không ai biết cả, kẻ, một người đàn ông hay là một người đàn bà nào đó, trong một căn bếp tối tăm mà cửa sổ của nó bọn tôi có thể không bao giờ nhận ra trong hàng trăm dãy thẳng đứng của các khuôn cửa sổ bị đóng cáu kia.
Với một miếng bánh ngọt được giữ thăng bằng trên cái nĩa trong mấy ngón tay anh, sau cùng anh nói: “Chúng tôi có thể nuôi một đứa trẻ. Chúng tôi có thể nuôi được tới chín đứa. Cô ấy không cần phải lo lắng”. Khuôn mặt anh biểu lộ sự đau khổ, như đi vào trong tâm gió. “Tôi có ba người em trai và bốn người em gái. Bọn tôi không sống dư dật nhưng bọn tôi thương yêu lẫn nhau. Cha tôi là một thợ đẽo đá tài giỏi, xây những bậc cấp ở một số toà nhà tại trung tâm thành phố Los Angeles”.
Một miếng nho khô từ miếng bánh anh giữ rơi xuống sàn nhà và anh nặng nề nhỏm dậy, một cách xin lỗi, nhặt nó lên và khéo léo đặt nó lên mép bàn.
Từ Yokohama, anh viết cho tôi một lá thư ngắn, yêu cầu tôi chăm sóc tốt cho bộ sưu tập đĩa nhạc và các con rối mà anh đã mua từ ý sau chiến tranh, những hiệp sĩ giáp sắt cao nửa thước treo trên các bức tường của xưởng vẽ. Lá thư của anh như một ghi chú của sự chào hỏi và cách thức nhắc nhở mà một kẻ sành điệu, đang du hành, có thể gởi tới cho người trông coi các báu vật trong căn hộ của anh ta. Vào cái đêm cuối cùng ấy, anh đã khuyên tôi dời khỏi căn hộ một phòng của tôi chuyển đến xưởng vẽ của Clara. “Nếu cậu không quan tâm. Leo nói “Tôi sẽ để đồ đạc của tôi ở lại đó và khi tôi đi vào giữa những tàn tích có lẽ cậu có thể cho tôi ở trọ vài đêm”.
Nhưng khi tàu của anh lại cập bến ở San Francisco, anh không gọi điện cho tôi.
Một lần nữa, Clara còn sống và tôi có một buổi tối rảnh rỗi khỏi công việc gác dan vốn trả cho tôi tiền học phí của trường hội hoạ và tiền những cái áo thụng để vẽ cho một người bán đồ cũ, công việc lao động mà tôi sống dựa vào đó, tôi hay đi xuống quán Vesuvio và làm một ly rượu với Clara và bạn bè của chị. Nhưng sau cái chết của Clara, tôi không bao giờ đến đó nữa, vì chịu tang, và vì sự thương cảm xâm chiếm tôi bất cứ khi nào tôi nhớ chị điên dại nằm đó và hấp hối, và tôi hay nhớ, tôi đã mờ mịt trong nỗi sợ hãi về bản thân tôi và sự kết thúc của tôi. Vì tôi đã lánh xa các bạn bè của chị, tôi chẳng nghe được chuyện gì kể tiếp về Leo. Vào tháng Giêng, tám tháng kể từ buổi tối anh nói lời tạm biệt, tôi nhận một lá thư thứ hai, từ Kobe, hỏi han về Mark và về việc học tập của tôi. Nhưng anh không cho địa chỉ nơi tôi có thể tìm gặp anh, do đó tôi suy ra rằng anh không cần đến thư trả lời. Rồi thì một đêm khuya tháng Ba, tôi gặp anh trên đường phố gần quán Vesuvio, với một phụ nữ đi cùng anh.
Leo trông thấy tôi đi tới và chờ đợi, chớp chớp mắt cam chịu.
“à, Leo”, tôi nói vừa bắt tay anh, “Sao anh không để cho bất cứ ai biết khi anh đi vào thành phố?” Bấy giờ cặp kính gọng thép làm mắt anh rõ ràng hờn, và anh bận một bộ đồ hải quân xanh, cài nút đôi trên thân hình cao lớn của anh.
Leo giới thiệu người phụ nữ là Evelyn, và cô nhanh nhẹn mỉm cười với tôi, hàm răng đầy đặn của cô lộ ra từ môi dưới. Cô là một phụ nữ tóc đỏ quyến rũ, bộ ngực căng tròn bó lại khít khao trong cái váy tơ màu xanh lục. Leo mời tôi đi với họ tới quán Vesuvio, và người phụ nữ đi phía trước bọn tôi, một dáng đi chắc chắn, nhanh nhẹn, kiểu ballet trên đôi giày thấp, chiếc áo khoác dài của cô đung đưa một cách thanh nhã. Một hay hai ngày sau đó, tôi nghe một người nào đó ở trường học nói rằng cô là vợ ly thân của nhà tâm thần học Irving Eidel và rằng cô đang tiến hành một dịch vụ, bắt chước theo chồng cô.
Sau khi rót tuần rượu đầu tiên, Leo vỗ vào vai tôi: “Đã trông thấy một bức tranh của cậu ở viện bảo tàng”, anh nói “Cậu làm rất tốt đấy, cậu trai… Và cậu ta chỉ mới hai mươi mốt tuổi”, anh nói với Evelyn, mối lo về việc bị giễu cợt thoáng qua trên mặt anh “Cậu đưa sự thực hiện hữu của con người vào trong những bức tranh của cậu. Những bức tranh của cô ấy thì trông như những tấm kính vỡ. Tôi luôn cảm thấy tôi đi bộ chân trần trên mảnh kính vỡ”.
“Nếu anh mang giày thì anh sẽ không bị đau”, người phụ nữ nói.
“Tôi không nói về hội hoạ”, anh đáp, đỏ mặt “Tôi đang nói về Clara. Tôi đã kết hôn với cô ấy”.
“Đó là điều tôi đã nghe trước đây”, cô nói, giọng lanh lảnh.
“Đó là lời phát biểu duy nhất của anh về sự khác biệt à? Thậm chí có bao giờ anh có được một cơ hội chiến đấu để mà nói về việc ấy?”
Đằng sau cặp kính, cặp mắt anh thu nhỏ lại trong việc bị lăng nhục. Tôi đặt hai tay anh vào cái bản để dời nó khỏi sự tức giận đang chèn nhét anh giữa cái bàn và bức tường. Nhưng người phụ nữ đã vòng hai tay quanh cổ anh, hôn anh vào cổ giữa cổ áo sơ mi và quai hàm anh. “Điều khó khăn với anh, bé Leo à” cô nói một cách dí dỏm “là anh không yêu bản thân anh”.
“Đừng cho tôi bất cứ lời tầm phào nào như thế”, anh nói, thẳng người dậy khỏi cô “Cô muốn tôi tự hôn mình trong gương mỗi đêm hả?”
Cô bắt đầu cười, hai hàm răng cô nhô tới trước một cách hào phóng, đôi vai xuôi của cô rung lên, sau một lúc, giọng cười của cô  mất đi sự sống sượng và chỉ còn sự vui vẻ. Với thân hình rung động của cô dựa vào ngực anh, anh rút một cánh tay ra khỏi hai vòng tay ôm của cô, quay mặt lên và châm một điếu thuốc. Sau đó anh lách ra và tự anh cười, một giọng cười đối âm, cao trong mũi, sâu trong ngực. Trong khi việc đó xảy ra, bốn người bạn của bọn họ xếp hàng đi vào qua cánh cửa xoay và kéo ghế ngồi quanh bàn. Không có cặp nào tôi từng gặp trước đây.
“Cậu ấy là em trai của Clara Ruchenski”, Leo nói, giới thiệu tôi với một cặp, “Họ đến từ New York”, anh giải thích với tôi, “họ chưa  bao giờ gặp cô ấy” và với họ anh hỏi  “Các bạn rời khỏi vùng duyên hải khi nào?”.
“Tháng Tám trước”.
“Cô ấy chết vào tháng Năm năm ngoái”.
Evelyn đang trò chuyện với một cặp khác và không nghe thấy. Sau vài phút tôi rời khỏi, vì tôi phải có mặt ở trường sớm để phụ giúp mở các cánh cửa, tôi nói. Nhưng sự nôn nóng của tôi với Leo càng lúc càng không thể chịu đựng được nữa và dường như đối với tôi, tôi đã ép hai khuỷu tay vào hông sườn để tạo không tạo ra chỗ cho những người khác giữ cho tôi khỏi xô mọi người ra khỏi tôi.
Tháng sau,  một sáng Chủ nhật, tôi thức giấc vào lúc sáu giờ bởi tiếng gõ cửa của Leo. Một cách phòng thủ, anh mang cái vẻ săn đuổi của một thám tử trong tiểu thuyết, kẻ có thể xâm nhập vào bất cứ ai ở bất cứ giờ nào. Ngồi trên cái bàn vẽ của tôi, anh nhận xét về những thay đổi trong phòng vẽ. Sự bừa bãi của tôi xảy ra nhiều hơn, tấm vải nhung căng ra mà Clara đã ngồi trên chiếc trường kỷ rộng lớn được dùng như một cái giường ngủ đã bị lấm tấm vài chỗ màu xám, và chỉ có một bức tranh duy nhất còn lưu lại của Clara, một bức tranh trừu tượng nhỏ màu đỏ và xám mà tôi chọn để lưu trữ - những bức khác, lớn và nhỏ, đã được bán cho một phòng triển lãm tác phẩm của cô ở Viện Bảo tàng Đương Đại. Nhưng bốn hiệp sĩ ý trong bộ giáp sắt treo trên tường vẫn còn, và bộ sưu tập đĩa hát của anh được sắp xếp ngăn nắp từng phần trong tủ tài liệu của anh. Anh không nhận xét gì về các vật sở hữu của anh. “Cậu đã nghe nói tôi và Evelyn chia tay rồi chứ?” anh hỏi khi bọn tôi ngồi xuống ăn điểm tâm, “Không, cậu không thể nghe được quá sớm như vậy. Nó chỉ vừa xảy ra đêm qua. Tôi đoán dĩ nhiên không ai nghe nói về việc đó. “Anh cầm nĩa lên” tôi dã đi lòng vòng suốt đêm”.
ồ, tôi hiểu, anh muốn cuộc chia tay phá vỡ dịp Lễ Sabbath, tôi lặng lẽ buộc tội anh. Anh khó có thể chờ đợi cho đến khi tiếng đồn loan truyền quanh các người bạn nghệ sĩ của anh và anh là chủ đề cho cuộc trò chuyện sôi nổi.
lần đầu tiên”. Anh ho một tiếng ngắn và lớn để thông buồng ngực, “Nhưng cô ta chỉ muốn kiếm một anh chàng nào đó ngồi dưới chân cô ta. Không trí thức. Cô ta đang phác hoạ việc ấy”. Anh tháo kiếng và lớp thịt quanh đôi mắt anh nhăn lại để nhận chịu một nỗi xúc động.
Tôi nói ra vẻ thông thái: “Lẽ ra anh nên học được một điều gì đó từ Clara. Tôi chỉ là một nhân chứng, nhưng tôi hiểu rằng anh đã quỳ gối quá nhiều”.
Một cách sành sỏi, đôi mắt anh xoáy vào tôi, “Hãy là một nhân chứng cho việc này nữa, Eddie”, anh lạnh lùng nói, “Cậu sẽ là nhân chứng cho một số sự việc trước khi cậu đi tới cái tuổi của tôi”. Một lần nữa anh đeo kính lên, bàn tay cẩn thận, run run của anh tiên đoán anh sẽ như thế nào trong tuổi già của anh, và đưa tay vào túi áo khoác, anh lấy ra một cái hộp nhỏ, tô men, loại  hộp đựng thuốc men. Những bông hồng xanh được vẽ trên hộp.
“Không bao giờ đưa cái này cho ai xem ngoại trừ cậu”, anh nói, “Đừng sợ, nhưng trong cái hộp này là tất cả những còn lại của Clara Urchenski. Phần còn lại của tro đã là một phần của lá mục và người ta đang đi picnic trên cô ấy.Nhưng ở đây là một chút xíu tro, hãy giữ nó cho tôi khi tôi đã tung vãi hết phần còn lại. Muốn nhìn không?”.
Với sự điềm tĩnh giả tạo, anh nhồi nhồi cái hộp trong  bàn tay với một cố gắng nhằm ngăn chặn sự suy sụp của mình, vì giọng nói của anh đang vỡ ra và rơi xuống ngực anh như biển trong một cái hang lớn. Ngay lập tức tôi vòng hai tay quanh ngực để ngừa một tiếng kêu khóc cho buổi học việc cuối cùng của tôi với Clara, cho tính dễ xúc cảm mà, trong một khoảnh khắc, cảm thấy ghê tởm đối với Leo, đối với tôi có vẻ như tôi đã đánh mất trong năm qua.
“Cô ấy ®ang ở trong lòng bàn tay tôi”, anh nói, “Đó là lý do tại sao tôi giữ lại cái này. Cô ấy vô hại và cô ấy  tùng phục. Cô ấy không là gì cả. Nếu tôi thả mớ tro giữa mấy ngón tay tôi, nó sẽ tán lạc trong không khí. Nhưng tôi còn sống, Chúa nguyền rủa việc ấy, và có nghĩa là có một điều gì đó. Bàn tay này, nó còn sống. Dây cáp trục đen đúa trượt qua nó, và nó vuốt ve những cái mông đẹp của một số đàn bà kể từ khi Clara chết đi. Cô ấy chỉ là một nhúm bột trong lòng bàn tay tôi. Đó là những gì mà họ tỉnh ngộ ra”, anh nói, run rẩy quá đến nỗi anh phải đứng dậy, và một cách chính xác, anh đặt cái hộp xuống gần những ọ muối và lọ tiêu, bất thình lình, như thể nó đang đốt cháy tay anh. “Đây là những gì mà họ tỉnh ngộ ra với những cuộc tự vẫn và những trí thức của họ. Họ là những kẻ ngu xuẩn. Họ biến thành rồ dại. Họ biến thành rồ dại và ăn những thứ rác rưởi”.
Đẩy cái ghế ra xa với một động tác tỉ mỉ, anh ngồi xuống một lần nữa, dựa trán vào cạnh bàn. Sau một lúc anh nói với sàn nhà: “Nó ở trên tôi như một tấn nước, những điều mà tôi không biết. Đôi khi tôi cảm thấy như một con cua lờ đờ, như một con giun biển”. Khi anh ngẩng đầu lên, để nhìn vào mặt tôi, có một dấu đỏ từ cạnh bàn chạy ngang qua lông mày anh.
Vĩnh Hiền (dịch)
 

Xem Tiếp: ----