Cả nhà thức dậy sớm hơn mọi ngày: hôm nay Minh rời quê lên tỉnh nhập trường. Hai tháng nghỉ hè qua mau. Chơi chưa mãn các trò vui đã hết ngày. Chiếc trấp gỗ có khoá của Minh đã nhét đầy ắp những quần áo sách vở. Cơm nước xong thì cũng vừa nghe tiếng tù và rúc vang trên sông.Làng Hương Mỹ của Minh có hai đường giao thông chính: rạch Tân Hương và con lộ chạy song song suốt hai làng (Hương Mỹ và Minh Đức). Vì giáp ranh, nên hai làng cũng quan hệ với nhau về mặt xã hội. Trai làng Hương Mỹ cưới con gái làng Minh Đức hoặc ngược lại. Từ đó bà con càng đôn và từ đó dây mơ rễ má càng nhiều, cho nên Hương Mỹ và Minh Đức chẳng khác hai gian của một ngôi nhà, bên Nội bên Ngoại. Thằng Bảo phụ với anh khiêng cái trấp lên mé sông chờ đò. Đò đi tỉnh cứ ba ngày một chuyến. Nó vừa rời bến chợ là túc tù và để khác hai bên mé sông chuẩn bị. Dọc theo sông không có bến. Chỗ nào khách đợi thì nó đâm mũi vào rước. Bao nhiêu nó cũng chở hết. Đi trong rạch Tân Hương thì nó còn chèo chống hè hụi. chớ khi ra đến sông Hàm Luông thì nó chạy buồm. Nếu thuận gío thì chỉ vài lèo, ngủ một giấc, mở mắt ra là đã thấy mình ở bến chợ Bến Tre. Đặc biệt lần này, ông Tư dắt thằng Bảo xuống đò với Minh. Minh lấy làm lạ hỏi, thì ông Tư bảo:- Sẵn đò, ba đi ra đám giỗ ngoài ngoại con.Hồi nhỏ năm nào Minh cũng theo ba má ra ngoại vào ngày giỗ lớn nầy, nhưng bây giờ bận học xa, ngày nhập trường lại đúng vào ngày giỗ nên Minh đành vắng mặt.Thằng Bảo lại mách lẻo. Nó lôi Minh ra mũi đò rỉ tai cho Minh biết về mục đích chuyến đi này của ba. Bỗng nó trỏ tay lên bờ:- Tới chợ rồi kìa anh!Minh nhìn theo: Tân Hương! Chợ quê ngoại. Thuở bé học trường làng, mỗi lần nghỉ hè, Minh đều ra nhà ngoại ở chơi thoa? chí đến ngày nhập trường mới về. Bây giờ lớn lên, đi xa quê ngoại, mảnh đất mang những kỷ niệm thân yêu thời thơ ấu.Từ dưới sông nhìn lên, ngôi chợ hiện ra có vẻ như khác khác. Nền chợ đá ong đỏ thẩm, những gốc me còi, ngôi nhà lồng cũ kỹ, vách tường loang lổ, hai dãy phố thấp với người qua lại lao xao...Tất cả như lùi sau mái chèo dài rồi khuất hẵn.Vừa qua khỏi chợ chiếc đò chun qua cây cầu sắt. Minh thấy người ta đi trên đó, kẻ gánh gồng, người tay không.Nắng in bóng cầu trên mặt nước. Những kẽ ván quá nhỏ so với thân người. Vậy mà thuở bé mỗi lần đi trên cầu, Minh sợ lọt kẽ rơi xuống sông. Cậu Tám của minh phải lôi tay Minh chạy, nếu không Minh bước trên từng tấm ván.- Em có đi cầu này không Bảo? - Bỗng Minh buột miệng hỏi.- Có chớ.- Em có sợ không?- Cầu khỉ em còn không sợ nữa là cầu sắt.- Thằng Bảo đáp rất tự hào.Bỗng nhiên Minh nghe koé mắt nóng ran. Giọt lệ ấu thơ năm nào bất ngờ chảy thấm vào quê ngoại. Đến bên nhà ngoại, thằng Bảo kêu đò ghé lại. Ông Tư dặn dò Minh rồi bước lên bờ với Bảo. Con đò quay mũi ra, vô tư. Minh nhìn lên bờ theo cha và em. Minh chợt nhận ra mái tóc người cha nay đã bạc nhiều và lưng hơi còm. Tuổi già đến không ai tránh được.Càng gần vàm thì con rạch càng nở ra và nghe gió bắt đầu thổi mạnh và sóng vỗ mạn đò. Sông cái Hàm Luông hiện ra trước mặt nhu một dãy bạc lấp lánh mênh mông. Chủ đò nói với hành khách:- Mình cặm sào ở đây nghỉ ăn cơm rồi đỏ đèn mới bắt đầu dựng buồm chạy. Ông bà cô bác nào muốn ăn cơm xin cho biết để tổng khậu tôi lo.Đò nằm nép bên mé vàm, phía cạy, dưới một tàng bần um tùm. Nhiều người leo lên mui đò đổi không khí. Vài chàng trai nhảy xuống sông trửng giởn với Hà Bá.Mấy ông khách sồn sồn hợp tác với tài công bày đồ nhậu ra sau lái và bắt đầu "cưa cột dầu vuông" (#1). Ông tài công thò đầu xuống nước hỏi mấy cậu đang lặn hụp:- Mấy cậu có vận choàng tắn không? Coi chừng cá nốc nó tiệnmất cái "củ chùy" đa nghe!Minh nằm bên trong vừa nhớ nhà vừa nhớ trường. Thuở bé học trường quâng, mỗi lần sắp nhập học, Minh cứ bận bịu với những con trâu đất, những cần câu, giàn thun và những trò chơi ngoài đồng: đá dế, hớt lia thiạ..Minh không muốn rời nhà để trở lại trường nữa.Nhưng bây giờ, những trò chơi ấy như xa dần với Minh. Chàng đang đeo đuổi sách vở ở nhà trường. Và những mái tóc, những tà áo cũng đã bắt đầu có sức hấpdẫn đối với chàng.Hình như Minh nhớ trường nhiều hơn nhớ nhà. Minh nôn nao mong gặp lai bạn bè.- Ba không chỉ có đi đám giổ đâu! Ba đi chuyện khác!Thằng Bảo mách lẻo như vậy. Nhưng Minh không để ý cho lắm. Cái "chuyện ấy" nghe còn xa vời đối với Minh.Về chiều càng lúc càng có nhiều ghe tới. Họ từ miệt trên đổ xuống, từ miền dưới lên tỉnh. Trời vừa sụp mặt thì vàm sông như một thành phố nổi, mỗi chiếc ghe một sinh hoạt, thiệt rộn rịp. Ghe này hỏi ghe kia bán món gì. Ghe nọ lại hỏi ghe này đi đâu? Rồi họ trao đổi hàng hoá với nhau: khóm, mít, chuối, dừa dùng tạm cho bữa cơm chiều.Ông tài công đò và khách đã cưa đứt nửa "cây cột dầu vuông". Gió mát làm ông hứng thú, ông đứng lênmui đò hái mấy trái bần dốt đặt lên mâm và tiếp tục "cưa" cho đứt mạch.Bỗng từ sau lái đò có tiếng vọng tới:- Bần chua thì phải có mắm sống mới trúng điệu!Ông chủ đò quay ngoắt lại thấy một người trung niên vận xà rông sặc sỡ đứng ở mũi ghe đậu sau lái đò. Ông chưa kịp đápứng thì một người trong mâm lên tiếng:- Đây là tiệc bất ngờ, đâu có sửa soạn trước mà đem mắm sống theo ta.!- Các huynh không phải lo!Chập sau chiếc đòng dài được bắt từ mũi ghe qua lái đò rồi ông bạn vận xà rông xách gáo mắm qua.Bữa nhậu tao ngộ chiến bần chua mắm sống giữa trời nước bao la càng thêm hào hứng. Khách giang hồ lại là bợm rượu nên thảo ăn. Có món ngon thì đem mời, trong lúc những người không nhậu ăn cơm trên mui ghe với thịt kho tàu và trứng vịt luộc dầm nước mắm.Cơm xong thì mặt trời cũng vừa sụp khỏi rặng cây bên kia bờ sông cái. Chủ đò sửa soạn lèo lái để dựng buồm chạy gió. Ông nói:- Gió rong ngọn, chỉ vài lèo thì tới nơi.