Chương 22

Minh biết việc vắng mặt ở loan phòng đêm qua làm ba má bất bình, nên bữa nay vừa đỏ đèn Minh đã vào. Trước khi vào Minh còn dặn Bảo, cố ý cho ba má nghe:
- Em có tìm anh thì kêu anh ở trong buồng.
Gian buồng ông Tư dành cho vợ chồng Minh thật tươm tất. Nó gồm phân nửa chái nhà, cửa ra vào độc lập. Bên trong lót một chiếc giường đôi, ở góc phòng kê một cái tủ kiếng hai cánh. Đối diện chiếc tủ là cái bàn rửa mặt có chậu thau đựng nước và một chiếc khăn bàn lông. Tuy không sang trọng như ở thành thì nhưng ở thôn quê, như vậy cũng đã trên mức thường.
Minh vào buồng mang theo một chồng sách gồm tiểu thuyết, sách giáo khoa và truyện Tàu. Minh nằm lên giường, vặn chiếc đèn và mở sách ra đọc.
Tuy mắt dán vào trang sách nhưng tai lắng nghe động tịnh bên ngoài. Sương còn lục đục ở bếp. Minh biết mọi việc do Mẫn và Thiệp cáng đáng cho Sương rảnh tay nhưng Sương trì hưỡn. Minh nghe tiếng bà Tư bảo:
- Sương ngủ sớm đi con, kẻo thức mấy bữa rày mệt.
- Dạ được má, để con làm việc này chút.
- Để đó, mai hãy làm con. Còn hai đứa kia cũng dẹp đi! - Bà Tư bảo Mẫn và Thiệp.
Cực chẳng đã Sương phải vào buồng.
Đó cũng thuộc trong những điều bà Hương dạy con và căn dặn kỹ càng trước lúc Sương về nhà chồng. Ngủ sau chồng và thức dậy trước chồng.
Sự cẩn thận về hình thức đó lại có tánh cách tâm lý! Mấy bà già xưa không muốn cho chàng rể nhìn thấy con gái mình nằm chàng hảng chê hẻ, miệng há hốc hoặc nước miếng chảy ròng ròng xuống gối. Trong tình trạng đó tiên sẽ trở thành phàm, còn phàm sẽ trở tnên tục, mất hết mỹ cảm với đàn ông. (Lời khuyên quý giá đó, thời nay có mấy ai để ý?)
Sương không có điều gì hờn dỗi về sự vắng mặt của đức lang quân trong đêm tân hôn động phòng hoa chúc mà người vợ người chồng nào cũng chờ đợi. Nàng có tính trầm tĩnh trước mọi việc như một vị lão Nho có máu lạnh. Việc gì phải đến sẽ đến. Nó còn đó chớ mất đi đâu.
Nàng đẩy cửa nhẹ bước vào buồng rồi mở tủ lấy quần áo đi tắm. Tắm xong trở vào đứng trước gương chải tóc. Nàng chải thật lâu như chưa làm như thế bao giờ, để chờ đợi một tiếng nói của chồng thì ngưng, đặng có lý do mà đến giường chợ Ai lại cứ ngang nhiên lên giường khi chồng chưa bảo, chưa mời hoặc chưa tỏ ý muốn vợ vào chung gối!
Nhưng mãi không thấy Minh bảo gì, chàng vẫn nằm nghiêng đọc sách như không biết có vợ trong phòng, và không nhớ rằng đêm tân hôn chàng đã vắng ở đây, vậy đêm nay mới là đêm Minh - Sương thứ nhất.
Thấy chàng vẫn im lìm, Sương cũng không phật ý. Sương nghĩ rằng chàng còn e ngại việc gối chăn, cũng như nàng. Hãy chờ đợi, và việc ấy tự đến một cách tự nhiên. " Nếu chồng không đòi thì đừng hỏi ".
Đó cũng nằm trong điều dạy con của bà Hương. Sương mở tủ ra soạn lại từng món đồ, hết nữ trang tới quần áo, hết quần áo tới giày dép. Nàng làm mọi việc rất nhẹ nhàng, không tiếng động và với sự kiên nhẫn lạ thường. Nàng chờ đợi một câu nói thỏ thẻ bên tai nàng, một bàn tay nồng ấm nắm vai dìu nàng lên giường, nhưng không, không có một biến động nào xảy đến, cho đến khi nàng đã soạn xong tất cả đồ vật, không còn gì để làm nữa, sắp sửa khép cửa tủ lại thì Minh mới buông sách bảo:
- Để đôi giày cho tôi đi tỉnh ngày mai.
Giọng chàng bình thản, lạnh lùng như không phải nó với người vợ mới cưới.
- Dạ, đôi nào?
Nàng biết là đôi nào, vì trong tủ chỉ có một đôi của chàng thôi, nhưng nàng vẫn hỏi thế để bắt chuyện. Đó là câu nói đầu tiên của chồng nàng thốt ra với nàng trong đêm tân hôn. Chàng nâng sách ngang mắt và đáp cũng với giọng lạnh lùng:
- Đôi giày mới lau đó! - chàng tránh tiếng "em" hoặc "mình" trong câu nói. Tiếng "mình" thì ngượng miệng vì quá mới đối với chàng, còn tiếng "em" thì chàng chỉ dùng với một người, mà người đó không phải là Sương.
Sương xách đôi giày ra, bước lại bên chồng:
- Phải đôi này không... anh? - vừa nói nàng ngồi nép trên giường chỉ chạm khẽ vào chân Minh.
Như máy, Minh nhích vào bên trong để tránh sự đụng chạm, mắt vẫn không rời sách:
- Thôi đi ngủ, mai tôi đi sớm.
Nói xong, Minh đưa tay vặn đèn nhỏ lại, nhỏ hơn đến mức không còn nhỏ được nữa mới thôi.
Người theo Tây có khác gì kẻ Nho học? Đang sáng, chàng làm ra tối có ý là Thiên hôn địa ám, tất hữu lôi vũ, vân vũ... (Trời tối sẩm lại ắt có sấm sét mây mưa)- nàng thầm nhủ.
Hai tiếng mây mưa làm cho Sương e thẹn, nhưng trong ánh sáng mờ yếu của ngọn đèn, cặp mắt lang quân không nhận ra được đôi má tân nhân ửng lên bừng nóng.
Sương lách xuống chân chồng bò vô nằm bên trong song song với chồng. Nàng nghĩ tới câu: Hai hàng chân ngọc duỗi song song " và úp mặt vào gối, lưng quay về phía chồng. Nàng nằm như gỗ, không dám nhúc nhích, cũng không dám thở mạnh.
Thiên đã hôn, địa đã ám. Mây mưa sẽ ập tới.
Gian phòng vắng lặng lạ lùng. Chú thằn lằn nằm ở dạ kèo tưởng được thảnh thơi trên thiên đàng, bỗng nghiêng mắt nhìn xuống rồi chắt lưỡi, như thèm thuồng cái hạnh phúc của đôi uyên ương bên trong chiếc màn lưới trắng như tuyết dưới trần gian.
Nhưng ngoài góc hè, tiếng nói tiếng cười râm ran. Minh biết đó là bữa tiệc của những người lối xóm còn ở nán, đang bày ra bên gốc chuối sau hè. Họ đang cưa những chai đế bằng mấy cặp giò bò đã hầm trong cái trả to với trái đu đủ non cho rục rồi lột thịt ra xắt mỏng, nhai dòn rụm như gân. Giọng của chú Năm khao khao vì rượu làm khô cổ:
- Ăn gân bổ gân, ăn giò bổ giò. Hổng bổ bề ngang cũng bổ bề dọc chớ nó chạy đi đâu!
Bác Ba cười khà khà, Minh tưởng nghe thấy cả mùi rượu.
- Mình đã già rôi, bổ vô đâu nữa!
- Thì cái giò sẽ nở thêm ra chớ!
Mọi người cười hô hố. Chú Chín mở màn tiếu lâm bằng mấy tiếng tằng hắng lấy giọng.
- Để tôi nói chuyện ông chủ điền nhậu giò bò rồi xách ba toong đi coi công cấy cho bà con nghe chơi. Cớ sự xảy ra cũng tại nhậu giò bò.
- Ừ kể đi. Nghe xong tụi tôi thưởng cho chú một khoanh...
- Ông chủ điền ra đến ruộng thì công cấy đã về... hết chỉ sót lại có một mụ đàn bà goá đang lom khom rửa chân ở mép bờ ranh. Ông ta sực nhớ câu ca dao: " chồng bà chết chửa đoạn tang, mà l... nhóp nhép như mang cá mè ". Ông ta bèn mon men tới và thọt cây ba toong nhỏ ông vô mang cá mè của bà - chú Chín nốc rượu liếm mép và ngồi im.
Cả bữa tiệc cười rúc rích. Một người sốt ruộc hỏi:
- Rồi sao nữa chú?
- Bà kia vùng vẫy làm cả hai lún xuống bùn. Mấy người trên bờ thấy vậy tưởng hai người sa lầy nên chạy trở lại định lôi lên. Nhưng người đàn bà xua tay bảo:"Tui..ui lẹ.eo lệ.ên đự.ược hự... hự" - Chú Chín lại ngưng và gắp miếng giò bò chấm mắm nêm nhai ngấu nghiến.
- Rồi sao nữa chú?
- Thì ếch mắc cặp, càng chòi đạp, càng lún xuống sình chớ sao nữa! Nhưng mà người đàn bà nghĩ sao không biết, bữa sau lại đi thưa làng răng bà ta bị đâm trộm hoặc bị kẻ trộm đâm lén. Làng hỏi:" đâm trúng đâu?". Bà ta ấp úng không trả lời được. Làng bảo bà chỉ chỗ bị đâm cho làng coi cái... vết đâm sâu cạn. Bà ta không cho coi được. Làng lại hỏi có biết nó đâm bằng cái gì không? Bà ta lại làm thinh. Làng hỏi mặt mũi thằng đâm lén ra sao? Bà ta thưa rằng bà ta không dám quay lại nhìn. Làng hét tại sao không dám? Bà ta nói sợ quay lại thì nó sút ra làm sao! Làng cười ngất bảo: Sợ nó sút ra uổng quá phải không? Như vậy thì bà muốn bị đâm thêm nữa, còn thưa kiện nỗi gì?
Chú Chín mở màn coi bộ đắt khách. Người nghe đông dần. Có cả giới nữ. Nhưng họ không dám chường mặt ra mà chỉ đứng núp ló sau bụi chuối khúc khích cười hùn.
Bác Ba gật gù và bảo:
- Thưa làng không bằng méc tía. Để tui kể cho nghe chuyện thằng anh rể sợ gả em vợ nghèo ba năm... Hai anh em đang bắt cá dưới đìa, con chị có bầu gần ngày nên anh rể cứ tò vè con em. Sẵn dịp mò cá, anh rể cứ mò con cá rô mề của cô em. Mò trúng nhưng không làm gì được, anh ta bèn bảo:"Anh có tật ghiền thuốc, hễ tới cữ mà không hút thì chết giấc liền tại chỗ!" Cô em ngây thơ bảo:" Để em về nhà lấy!" Thằng anh xua tay:" Anh có thuốc đây, ngặt không có lửa, chỉ còn có một cây diêm thôi, nhưng khổ cái là vỏ bị ướt rồi, kéo không xẹt lửa". Cô em ngẩn ngơ không biết làm sao giúp ông anh rể thân mến qua cơn ghiền. Thì ông anh bảo:"Em cho anh quẹt cây diêm của anh vô cái vỏ của em được không?" Cô em dẫy nẩy:"Em đâu có hút thuốc mà xài hộp quẹt". Thằng anh rể nhăn nhó:"Em có mà em làm hiểm không cho anh quẹt chớ!" Cô em nói:" Nếu em có thì em cho anh quẹt liền!" Thằng em rể bảo cô bé rề vô bờ rồi chỉ cái "vỏ hộp quẹt" của cô em. Cô em mắc cở, chửi "quỷ nè, quỷ nè" om lên. Thằng anh rể bèn ngã lăn ra dưới bùn dãy dụa, đờm trào hai bên mép. Cô bé hoảng hốt vực anh dậy và phụng phịu:" Em chỉ cho anh quẹt nhưng một cái thôi". "Ừ, một cái thôi". "Mà anh phải quẹt thiệt nhẹ kẻo rách của em"."Diêm anh nhạy lắm, quẹt một cái nhẹ là lửa xẹt liền". "Lửa đâu ở chỗ đó mà xẹt?" "Hổng tin em đưa anh làm thử cho coi".
Sau vài câu trả treo, cô bé đồng ý đưa cái "vỏ" ra cho ông anh rể quẹt nhẹ. Thằng anh rể từ từ lôi đầu cây diêm rồi kéo luôn cả cây ra. Cô bé bụm mặt la bai bải:" Diêm quẹt gì bự vậy?" Thằng anh rể bình tĩnh giải thích:"Tại ngâm dưới nước lâu qua nên nó nở ra bự chút thôi, em không thấy cái đầu nó tái ngắt đó sao? Em phải đưa cho anh quẹt mau, kẻo ướt lâu quẹt không cháy. Anh chết lần nữa là khó sống dậy đó". Vừa nói anh ta vừa rề gần lại cô em. Cô em sợ Ông anh trào đờm lần nữa thì khó cứu, nên cực chẳng đã phải đưa cái vỏ ra mà miệng còn dặn:" Quẹt nhẹ thôi à! Làm rách của em về méc tía cho coi!" "Ờ, ờ, anh làm rách, anh bắt đền cho cái mới". Cô em yên tâm quay mặt đi để cho anh rể quẹt. Cô nghe cây diêm quệt qua quệt lại đến cả chục lần, càng ngày càng nhanh mà ông anh rể chưa chịu ngưng, bèn hỏi:" Cháy chưa? Có lửa chưa? Sao lâu vậy?" Thằng anh rể bải:" Diêm ướt phải kéo lâu lâu mới ra lửa!" Cô bé nghe có gì khác khác chớ không phải chỉ "quẹt" bên ngoài nên cự nự. Thằng anh rể giải thích "Cái vỏ của em cũng ướt nên anh phải cho đầu diêm mám vô một chút tỉ tì ti". Cô bé bảo:" Em nghe ê răng quá hà!" "Em mà ê răng là lửa sắp xẹt rồi đó em! Em chịu khó để anh kéo ra kéo vô chút nữa là cháy thôi!" Rồi anh ta kéo lia lịa. Cô em quay lại nhì, không thấy lửa, chỉ thấy toàn là...
Cả bọn cười rào rào ngả nghiêng. Bác Ba nhậu gìo bò chờ cho tràng cười tạm yên rồi tiếp:
- Bữa sau ông già bảo cô bé đi bắt cá với thằng rể, cô bé lắc đầu không đi "Con sợ anh kéo lửa lắm!". Ông già bèn hỏi phăng ra thì mới hay kéo lửa là vậy vậy. Ông bèn gạn hỏi:" Nó cao mày thấp, làm sao nó kéo được?" Cô bé đáp tự nhiên:"Dạ, con nhón lên, một hồi bùn lún, con đeo rễ cây giữ chắc cứng cho ảnh kéo đến chừng con bủn rủn hết tay chân, con buông tay để cho ảnh làm gì thì làm."
Ông già xáng một bạt tai cô bé xiển niểng, ông chỉ kêu trời chớ còn biết nói sao!
Minh nằm trong buồng nghe rõ từng câu và thấy những nét mặt mê tiếu lâm hiện lên trước mắt.
Vừa dứt câu chuyện "kéo lửa" thì có tiếng tiếp liền:
- Bây giờ ở đây có bác Ba thợ mộc. Nội xóm này nhà nào cũng do bác dựng lên. Bác làm thợ đã mấy chục năm, vậy cháu xin hỏi bác một câu, nhưng bác đừng bắt lỗi thì cháu mới dám.
- Hỏi đi. Vô bàn nhậy thì ai nấy đều sàn sàn như nhau, muốn nói gì nói không có ké né mà mất vui. Sách có chữ " tửu nhập thì ngôn xuất" mà. Hổng biết sao?
- Dạ, cháu có nghe người ta hát câu này:
Má ơi, con vịt chết chìm
Con thò tay vớt, cá kìm nó cắn con!
Đó là nghĩ gì?
- Dễ ợt. Còn câu gì khác, hỏi luôn đi! - Bác Ba thợ mộc quát.
- Dạ, còn câu này:
Má ơi! Con muốn lấy anh thợ bào
Khòm lưng ảnh đẩy cái nào cũng sâu
Mọi người cười rần. Có người phun cả rượu, văng cả thịt ra ngoài.
Một người nói:
- Câu đó không haỵ Câu này mới khoái:
Má ơi, con muốn lấy anh thợ cưa
Ảnh xẻ một mạch từ trưa tới chiều
Chú Sáu tiếp luôn:
- Thợ bào thợ cưa không bằng thợ đục:
Má ơi, anh thợ đục mới tài,
Lỗ nhỏ khoét lớn, cạn thời ngoáy sâu
Một người bồi thêm:
- Nhưng thợ bào thợ cưa, thợ đục đều thua thợ khoan:
Má ơi, con muốn anh thợ khoan
Mũi khoan vặn xoáy ruột gan lộn tùng phèo
- Anh thợ khoan cũng thua lão chèo đò! - một người vọt miệng - nghe đây này:
Má ơi, con muốn lấy anh phu chèo
Khi quác, khi cạy (bên phải bên trái) ảnh xeo thiệt bền
Há há há, Hí hí hí. Không cho mấy con nhỏ, mấy bà lớn cười hùn nghe.
Ông Sáu nổi tiếng là con người thuộc văn thơ nhiều nhất xóm nãy giờ ngồi im, phụ hoạ:
- Bữa nay đám cưới cậu Minh là người có ăn có học, cho nên mặc dù mình nhậu với ba ông táo ở ngoài gốc chuối, nhưng tôi cũng xin kể một câu chuyện bằng thợ E hèm!... Hồi nẵm có một đức ông chồng xa vợ lâu ngày mới gặp. Vợ mần gà thết đãi, cho nghỉ dưỡng sức và "tha Tào" đêm đầu. Đêm sau lên giường, bà vợ nằm chờ hoài không thấy ông chồng khai chiến thì cất tiếng than bằng một bài thơ "yết hậu":
Về nhà thăm vợ để mà chi
Tắm mát ăn no lại ngủ khì
Mình ơi thức dậy chìu em tí!
Đi!
Anh chồng vươn vai ngáp dài rồi đáp lại cũng bằng thơ cùng thể đó:
Dãi nắng dầm mưa suốt mấy ngày
Nhức cả xương sường nhức cả vai
Chuyện ấy đêm nay đành gác lại
Mai!
Bà vợ sụt sịt thở dài:
Ngắt nhẹ mấy lần vẫn cứ im
Mình làm như thế khổ thân em
Tối lại hẹn khuya, khuya hẹn sáng
Thèm!
Ông chồng tức khí lồm cồm ngồi dậy:
Ngủ chung lắm lúc bực mình sao!
Mình muốn để êm, nó cứ gào
Muốn chết thì tao cho nó chết
Nà... ào!
Ông Sáu nghiến răng trợn mắt ra bộ dữ dằn và buông ly rượu, bảo "Nà... ào!"
Cả bữa tiệc lại cười ngả nghiêng. Một người hỏi bằng giọng dí dỏm:
- "Nó" là ai? Và "Nà..ào" có nghĩa là gì, bác làm ơn cắt nghĩa cho bà con nghe với.
-"Nó" là nó đó đó! - Chú Năm vọt miệng đáp - Còn "nào" là đưa đây coi nào! Rồi... vậy vậy đó phải không?
Mấy bà mấy cô đang núp sau bụi chuối ù té chạy trốn. Một người nói vói theo:
-"Nào" nghĩa là bà muốn..chết kiểu nào tôi cho bà chết kiểu ấy. Rõ chưa?
Minh nằm bên trong nghe rõ tất cả, không sót một chữ. Đây là lần đầu tiên Minh nghe nhiều chuyện tiếu lâm nhất. Và chuyện nào cũng đầy hình tượng gợi sự ái ân một cách bóng gió hoặc cụ thể vô cùng. Nó nung bầu máu thanh xuân sôi trào. Đến mấy bài thơ thi Minh có cảm tưởng là những người kia biết tình cảnh của vợ chồng Minh. Họ chế giễu Minh và Minh cảm thấy nhột nhạt, bứt rứt, tuy vợ chàng không than thở như người đàn bà kia.
- Thôi, khuya rồi! Mạnh ai nấy về để làm thợ bào, thợ cưa... nào! - Câu nói bên ngoài vọng vào xoáy tận màng tai Minh.
Minh chưa bao giờ nằm gần một người con gái, nên đêm nay tay chân lọng cọng, không biết để đâu cho gọn. Qươ qua quơ lại trong đêm tối, rốt cuộc cũng đụng con người ngọc. Mỗi lần đụng chàng đều rút lại như bị chạm lửa, như thăm dò phản ứng.
- Ngủ chưa? - chàng hỏi khẽ.
Nàng nằm im, không đáp. Biết người ta không ngủ - ai ngủ được trong những phút giây như vậy? - mà còn hỏi. Có lẽ không nghe tiếng đáp, chàng lại nghĩ nàng không còn thức. Chàng tự cho mình một lý do chính đáng để không phá giấc ngủ của "người ta". Rồi chàng nằm im, nhưng chàng lại thở dài, chàng trăn trở, day dứt hơn. Chàng không còn kiên nhẫn hơn nữa.
... Bỗng nàng thức giấc, mắt mở choàng ra vì một cử chỉ của "người ta" hay vì một cảm giác khác thường do một sự đụng chạm tâm linh đánh thức nàng dậy. Nàng thấy thân thể mình như một quả chuối đã bị bóc vỏ hoàn toàn. Hồi nào? Ai? Nàng tự hỏi. Cũng như chàng. Biết rồi mà còn hỏi. Hai tia mắt sáng ngời rọi vào mặt nàng. Một làn hơi ấm rực phả vào cổ nàng. Bất giác nàng co một chân rồi cả hai chân lên. Rồi hai tay nàng che lấy ngực trống trải lành lạnh. Nhưng một bàn tay mạnh bạo kéo chân nàng thẳng xuống rồi lôi hai tay nàng đặt qua bên cạnh như bảo: phải nằm như thế!
Không ai có thể nằm như thế trước mặt người khác, nhưng không hiểu tại sao nàng không dám cãi. Phải chăng đây là bài học "phu xướng phụ tùy" mà nàng đang thực hành trang đâu một cách vừa bỡ ngỡ vừa sung sướng. Nàng nghe rờn rợn khắp da thịt như một đồi cỏ non sắp đón ngọn gió lạ đang tới.
Bỗng chàng ngồi bật dậy, quay ra gỡ cặp móc buông hai lá màn xuống. Ánh đèn yếu trở nên mờ, nhưng nàng vẫn thấy tia mắt chàng chiếu xuống da thịt nàng một cách táo bạo. Nàng tê rần các giác quan như những đồi cát bỏng chờ hứng những hạt mưa rào.
Nhưng bỗng chàng nằm vật xuống lăn ra mép giường, rên rỉ, nói lảm nhảm những tiếng gì nàng không hiểu. Nàng càng không hiểu tại sao chàng đối xử với nàng như vậy. Nàng nói với nàng trong thâm tâm "Sao chàng đày đoa. em bằng những cực hình mãi?" Nhưng có lẽ tiếng nói thầm kín ấy vang động tâm can chàng vì đày đoa. nàng cách đó thì cũng chính là chàng tự đày đọa. Chàng vẫn kéo dài thêm hình phạt thảm khốc đó cho cả hai. Nhưng mặc dù thân thể không bị dày vò, nàng vẫn cảm thấy ê ẩm, não nề. Nên nàng cũng quay lưng lại mà tự đưa mình vào lãng quên bằng giấc ngủ khó khăn nhất đời nàng. Nhưng giấc ngủ chưa kịp đến thì trời đất bỗng tối sầm.
Ngọn đèn dầu bên ngoài bỗng nhiên phụt tắt. Chàng đang cần bóng tối để hành động bạo dạn hơn chăng?
- Em..! Đêm nay chúng ta đã thành vợ chồng.
Nàng chỉ nghe có bấy nhiêu rồi cảm thấy thân hình như sợi dây đàn do một bàn tay vô hình vặn, càng lúc càng căng rướn lên, rồi như có lưỡi dao cắt ngang, vừa nghe đau đớn vừa êm ái. Đúng ra nàng vẫn nghe, nghe rõ hết không sót một chút gì. Và dường như nàng cũng thấy tất cả., cả đôi phương loan đâu mỏ trên tấm lụa cửa buồng. Nàng có cảm giác không rõ rệt.
Nàng đáp ứng vừa phải. Và nghe mắt ướt đẩm khi trận mưa tan, một trận mưa nàng tưởng đếm được từng hạt, hạt rơi ở đâu, hạt rơi ở đâu.